Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

liên môn tích hợp hóa 9 CHỦ đề VAI TRÒ của các hợp CHẤT vô cơ đối với đời SỐNG SINH vật và CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.99 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang

Phụ lục I.
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI.

2

Phụ lục II
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
NHIỀU MÔN HỌC

3

I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC

3

II. MỤC TIÊU DẠY HỌC

3

III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC

4

IV. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC

4



V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

5

VI. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

5

VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

15

VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH

15

Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

1


Phụ lục I.
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI.
- Sở Giáo dục và Đào tạo: Hà Nội.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Đống Đa.
- Trường: THCS Tam Khương
- Địa chỉ: Phường Khương Thượng - Quận Đống Đa.
- Điện thoại: 0438 532 430
- Email:

- Họ và tên giáo viên dự thi: Đỗ Thị Trinh
Điện thoại: 0986 223 224.
Email:

Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

2


Phụ lục II
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
NHIỀU MÔN HỌC
I. Tên hồ sơ dạy học:

CHỦ ĐỀ: VAI TRÒ CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT VÀ CON NGƯỜI

II. Mục tiêu dạy học: Sau khi học xong chủ đề học sinh cần có được:
1. Kiến thức:
- Hiểu về vai trò của các hợp chất vô cơ đối với đời sống sinh vật và con người.
- Hiểu sơ lược về khái niệm mưa axit, nguyên nhân gây mưa axit và hậu quả của
mưa axit.
- Biết nguyên nhân sinh hóa và các nguyên nhân khác gây bệnh đau dạ dày. Biết các
biện pháp phòng và chữa bệnh đau dạ dày.
- Hiểu rõ hơn về vai trò của vôi trong đời sống, biết cách sử dụng vôi một cách hợp
lí tránh gây những tác dụng ngược và hậu quả ảnh hưởng đến môi trường.
- Biết muối ăn được sử dụng vào những lĩnh vực nào trong đời sống, muối ảnh
hưởng như thế nào đến sinh vật và sức khỏe con người.
2. Kĩ năng:
- Kết hợp kiến thức nhiều môn học để giải quyết một tình huống, một vấn đề.

- Rèn kĩ năng sử dụng CNTT trong học tập.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, nói, trình bày vấn đề trước tập thể lớp.
- Rèn kĩ năng kết hợp học đi đôi với hành, tạo không gian học vui mà học, học
mà vui trong tiết học.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng tinh thần hợp tác nhóm và thái độ ham học hỏi, tìm hiểu kiến thức.
- Thông qua giờ học tạo không khí gần gũi, vui vẻ giữa cô và trò, tạo sự hiểu biết và
gắn kết giữa các bạn học sinh trong lớp.
4. Tích hợp với các môn học khác:
- Vận dụng kiến thức Hóa học: Nắm rõ tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.

Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

3


Các ứng dụng của một số chất vô cơ cụ thể và cách điều chế các hợp chất vô cơ đó.
- Vận dụng kiến thức môn Sinh học: tác dụng của các chất vô cơ đối với các sinh
vật và đối với con người.
- Vận dụng kiến thức môn Toán học: tính toán các lượng chất phù hợp.
- Vận dụng kiến thức Lịch sử: loài người biết sử dụng một số chất vô cơ vào đời
sống, phát hiện ra bệnh đau dạ dày,…từ khi nào.
- Vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân:
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng các hóa chất hợp lí.
+ Rèn luyện những việc làm bảo vệ và hòa hợp với môi trường.
- Vận dụng kiến thức về thời sự - xã hội:
+ Tình hình mưa axit trên thế giới.
+ Tình trạng bệnh đau dạ dày trên thế giới và ở nước Việt Nam.
III. Đối tượng dạy học của bài học:
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.

Số lượng: 26 em. Số lớp thực hiện: 1.
Học sinh khối 9: lớp 9A2.
IV. Ý nghĩa của bài học:
Qua thực tế quá trình dạy học tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức liên môn học
vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần
thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy
mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng
dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Là giáo viên nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động này nên
tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm Chủ đề dạy “Vai trò của các hợp chất vô cơ
đối với đời sống sinh vật và con người” thông qua một số bài học chính khóa và các
tiết học ngoài giờ lên lớp.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục
công dân, kiến thức về thời sự - xã hội, giúp cho bài Hóa học bớt khô khan. Từ đó
gợi cho các em liên tưởng đến nhiều kiến thức và ứng dụng trong thực tế, có nhiều ý
Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

4


kiến tham gia thảo luận, tiết học trở nên sôi nổi hơn. Rèn kĩ năng ứng dụng CNTT
vào việc tìm kiến thức bổ ích, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phản biện, kỹ năng
thuyết trình một vấn đề,...có hiệu quả hơn và đặc biệt đã phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo, phát triển tư duy logic, năng lực của học sinh một cách cao
nhất.
Bài học không chỉ có ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học mà còn có ý nghĩa đối với
thực tiễn đời sống - xã hội, giúp học sinh hiểu biết nhiều hơn về vai trò của Hóa học
trong đời sống và biết cách bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:

* Về phía giáo viên:
- Máy chiếu, giáo án điện tử, bài giảng điện tử.
- Ứng dụng CNTT làm các trò chơi cho bài giảng.
- Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm và một số video thí nghiệm.
- Video về ứng dụng của một số hợp chất vô cơ.
- Tranh ảnh có liên quan đến kiến thức của bài học.
- Phiếu bài tập thảo luận nhóm.
* Về phía học sinh:
- Ôn tập kĩ tính chất của các hợp chất vô cơ.
- Sưu tầm các tài liệu liên quan đến kiến thức của bài học.
Tham gia cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế”.
VI . Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
*) Các hoạt động tích hợp trong một số tiết dạy chính khóa:

Tiết 13: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (Tiếp)
B. CANXI HIĐROXIT - THANG pH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được tính chất hóa học của dung dịch Ca(OH) 2, dẫn ra được thí
nghiệm hóa học chứng minh và viết được PTHH cho mỗi tính chất.
- Biết được những ứng dụng quan trọng của Ca(OH)2 trong đời sống và sản xuất.
- Học sinh biết được thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch.
- Học sinh nắm được giá trị pH tương ứng với dung dịch bazơ, axit hoặc trung tính.
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hóa học. Rèn kỹ năng viết PTHH.
Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

5



3. Giáo dục thái độ:
- Rèn ý thức tích cực, chủ động, hăng say học tập.
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, nghiêm túc, kiên trì trong học tập và thực hành hóa
học.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: - Máy tính, máy chiếu.
- Chuẩn bị mẫu tường trình thí nghiệm.
- Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất cho 4 tổ học sinh.
+ Dụng cụ:
+ Hóa chất:
STT
Dụng cụ
Số
STT
Hóa chất
lượng
1
Vôi bột
1
Đèn cồn
1
2
Dd HCl
2
Giá ống nghiệm
1
3
P đỏ, bình khí oxi
3
Ống nghiệm

3
4
Dd H2SO4
4
thìa thủy tinh
1
5
Quì tím, dd phenolphtalein
5
ống hút nhỏ giọt
2
6
Kẹp gỗ
1
7
Bật lửa
1
8
Giấy lọc
1
9
Phễu nhựa
1
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn kỹ kiến thức: tính chất hóa học dung dịch bazơ.
- Nghiên cứu trước cách tiến hành thí nghiệm pha dung dịch Ca(OH)2 và các thí
nghiệm chứng minh tính chất hóa học của dung dịch Ca(OH)2.
C. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức lớp: (1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

Câu hỏi: Nêu tính chất hóa học của dung dịch bazơ?
 Đáp án:
- Làm đổi màu chất chỉ thị.
- Tác dụng với dd axit tạo thành muối và nước.
- Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu vào bài:
- Các em đã được tìm hiểu tính chất hóa học bazơ tiết học trước, hôm nay cô và các
em sẽ tìm hiểu về một bazơ để biết được các ứng dụng thiết thực của nó trong đời
sống.

Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

6


b) Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Đặt vấn đề vào bài (7 phút)
Mục tiêu: - Dự đoán được tính chất vật lí của Ca(OH)2, tính chất hóa học của
dung dịch Ca(OH)2.
- Nêu được phương án để chứng minh các dự đoán trên.
1. Tính huống xuất phát:
- GV: Chiếu hình ảnh vôi tôi.
2. Hình thành câu hỏi của
- HS: điền vào phiếu
HS:
- GV yêu cầu học sinh nêu dự học tập 1

đoán về tính chất vật lí và tính
chất hóa học của canxi
hiđroxit.
3. Xây dựng giả thuyết và
thiết kế phương án để trả lời
- HS đưa ra phương án:
các câu hỏi.
làm các thí nghiệm.
- GV yêu cầu HS đề xuất các
phương án để kiểm chứng các
dự đoán trên.
- GV gọi học sinh nhắc những
điều cần lưu ý khi tiến hành
thí nghiệm và yêu cầu học
sinh kiểm tra dụng cụ, hóa
chất của tổ mình.
Hoạt động 2: Tính chất (15 phút)
Mục tiêu: - Học sinh pha chế được dung dịch Ca(OH)2 để từ đó nêu được tính
chất vật lí của Ca(OH)2.
- Học sinh tiến hành được các thí nghiệm chứng minh tính
chất hóa học của dd Ca(OH)2 và viết được PTHH của các phản ứng xảy
ra.
- GV: Yêu cầu học sinh tiến - HS: tiến hành thí I- Tính chất:
hành tất cả các thí nghiệm và nghiệm
1. Pha chế dung dịch
điền thông tin vào phiếu học
canxi hiđroxit:
tập.
- Ca(OH)2 màu trắng,
- GV chiếu phiếu học tập của - HS quan sát và nhận ít tan trong nước.

học sinh khi hoàn thành.
xét.
- Dung dịch Ca(OH)2
trong suốt, không
màu.
2. Tính chất hóa
- GV gọi học sinh lên bảng
học:
trình bày lại tính chất hóa học - 1 HS lên bảng, HS
Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

7


của dd Ca(OH)2 và viết PTHH dưới lớp hoàn thành vào a) Làm đổi màu chất
của các phản ứng xảy ra.
vở.
chỉ thị: Dd Ca(OH)2
- Đổi màu quì tím
thành xanh.
- Làm dung dịch
phenolphtalein
từ
không màu thành đỏ
(hồng).
b) Tác dụng với axit:
tạo thành muối và
nước
Ca(OH)2 + 2HCl →
CaCl2 + 2H2O

Ca(OH)2 + H2SO4 →
CaSO4 + 2H2O
c) Tác dụng với oxit
axit: tạo thành muối
và nước
Ca(OH)2 + CO2 →
CaCO3 + H2O
3Ca(OH)2 + P2O5 →
Ca3(PO4)2 + 3H2O
Hoạt động 3: Ứng dụng (10 phút)
Mục tiêu: - Học sinh biết được các ứng dụng của Ca(OH)2 trong đời sống và sản
xuât.
- Giải thích được một số việc làm trong thực tế liên quan đến Ca(OH)2.
- Có ý thức trong bảo vệ các di sản thiên nhiên của
đất nước.
- GV: Gọi HS trình bày phần - HS trình bày
3. Ứng dụng: trang
ứng dụng mà GV đã yêu cầu
29 SGK.
chuẩn bị trước.
*) Tích hợp kiến thức lịch - HS quan sát và ghi
sử, sinh học:
nhớ.
- GV: Chiếu 1 đoạn phim nói
về lịch sử việc sử dụng vôi
trong xây dựng và các hình
ảnh liên quan đến ứng dụng
khử chua, khử độc, diệt trùng - HS quan sát và giải
của vôi.
thích.

- GV chốt kiến thức phần ứng
dụng.
- GV chiếu một số hình ảnh
khác và yêu cầu HS giải thích.
- HS trả lời: điều chế từ
*) Tích hợp kiến thức bảo vệ
Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

8


môi trường, di sản thiên đá vôi.
nhiên của đất nước:
? Vôi được lấy từ đâu?
- GV chiếu các di sản thiên
nhiên của VN được tạo bởi
các dãy núi đá vôi.
GV: Chốt lại phần kiến thức
trên để chuyển sang phần
Thang pH.
Hoạt động 4: Thang pH (5 phút)
Mục tiêu: - Học sinh biết được thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của
dung dịch.
- Học sinh nắm được giá trị pH tương ứng với dung dịch bazơ, axit hoặc trung
tính.
- GV giới thiệu thang pH
- HS nghe.
II. THANG pH:
- Dùng để biểu thị độ
axit hoặc bazơ của

dung dịch.
+ Nếu pH=7 thì dung
- GV: đưa ra các câu hỏi mối
dịch là trung tính.
liên hệ giữa giá trị pH với độ
+ Nếu pH < 7 thì
mạnh, yếu của dung dịch
dung dịch có tính
bazơ, axit.
axit.
- GV: giới thiệu một số máy
+ Nếu pH > 7 thì
đo pH trong đời sống.
dung dịch có tính
bazơ.
Hoạt động 5: Củng cố
GV chiếu nội dung các bài tập - HS trả lời
trắc nghiệm.
? Sau bài học, các em cần nhớ - HS trả lời
những kiến thức nào?
GV: chiếu sơ đồ tư duy.
Hoạt động 8: Hướng dẫn về nhà
• Xem lại nội dung bài học và làm các bài tập 1, 3, 4 trang 30 SGK.
• Chuẩn bị kiến thức cho bài tiếp: Tính chất hoá học của muối
- Tìm hiểu tính tan của muối (Tham khảo bảng tính tan trang 130 SGK)
- Nghiên cứu trước các thí nghiệm để thực hiện và nhận xét các PƯHH của
muối,
- Thế nào là phản ứng trao đổi? Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra?

Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội


9


Tiết 15:

MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG (NaCl)

A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được tính chất hóa học của muối ăn.
- HS biết trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối ăn.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét và giải thích hiện tượng.
- Rèn cho HS khả năng liên hệ thực tế.
3. Giáo dục thái độ:
- Ý thức sử dụng các chất trong đời sống một cách hợp lí.
- Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác làm việc và biết nghe những điều dạy bảo
đúng của cha mẹ, thầy cô và người lớn.
B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint.
- Bảng phụ, bút dạ.
- Các hình ảnh về cách khai thác và ứng dụng của muối.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn kỹ kiến thức: Tính chất hóa học muối.
- Đọc và tìm hiểu trước về cách khai thác, ứng dụng và một số tác hại nếu sử dụng
muối và các sản phẩm điều chế từ muối quá nhiều.
C. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ:

a. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số:
- Kiểm tra bài cũ: (7 phút )
Câu 1: Nêu tính chất hóa học của muối? Viết PTHH minh họa.
Câu 2: Thế nào là phản ứng trao đổi? Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi? Viết
phương trình hóa học minh họa?
b. Vào bài: Nếu tất cả các đồ ăn của con người đều đem luộc thì khi ăn ta thấy thế
nào? Dùng chất gì để đồ ăn của chúng ta không bị nhạt nhẽo, thiếu vị?
Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên (3 phút )
Mục tiêu: HS nắm được muối ăn có trong nước biển và mỏ muối dưới lòng đất.
- GV: Tại sao nước biển có vị - HS: trả lời
1. Trạng thái tự nhiên:
mặn? Trong tự nhiên muối
Nước biển có vị mặn là
NaCl có nhiều trong tự
NaCl có ở đây?
do chứa muối.
nhiên, dưới dạng :
- GV: Mỏ muối có nguồn gốc
+ Hòa tan trong nước
từ đâu?
- HS có thể trả lời được,
biển.
- GV: Nêu nguồn gốc tạo mỏ
có thể không
+ Kết tinh trong mỏ

Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

10


muối trong lòng đất.
muối.
- GV: chiếu một số hình ảnh
giới thiệu về trạng thái tự
nhiên của muối NaCl
Hoạt động 2: Cách khai thác (10 phút )
Mục tiêu: HS biết các cách khai thác muối NaCl.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận
2. Cách khai thác:
nhóm 4HS trong 5 phút để trả
- Cho nước mặn bay hơi
lời các câu hỏi
từ từ thu được muối kết
1, Nêu cách khai thác từ
tinh.
nước biển
- HS: Thảo luận nhóm
2, Nêu cách khai thác từ mỏ
- Đào hầm hoặc giếng
muối
sâu qua lớp đất, đa đến
- GV: Gọi 1 nhóm trình bày,
- HS trả lời.
mỏ muối. Muối mỏ được
gọi nhóm khác bổ sung nếu

nghiền nhỏ và tinh chế để
cần.
có muối sạch.
- GV: Chiếu các hình ảnh khai
thác muối và chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Ứng dụng (15 phút )
Mục tiêu: HS biết được các ứng dụng của muối trong thực tế và rộng hơn hậu quả nếu
sử dụng muối và các chất được tạo ra từ muối không hợp lí.
3. Ứng dụng: SGK
- GV: Gọi đại diện 1 tổ lên
- Đại diện 1 tổ lên trình
trình bày kiến thức đã chuẩn bị bày
trước theo yêu cầu của GV từ
tiết học trước.
- GV: Gọi các tổ khác bổ sung.
-GV: Chiếu hình ảnh ứng dụng - Các tổ khác bổ sung.
của muối NaCl và một số hậu
quả.
- HS quan sát.
Hoạt động 4: Củng cố (10 phút )
- GV chiếu một số bài tập
- HS: Có thể biết câu tục
nhanh trong đó có bài giáo dục ngữ, có thể không.
đạo đức:
Bài tập 2: Hãy nêu một câu
tục ngữ có liên quan đến bài
học ngày hôm nay? (Trong câu
có từ “muối”)
Ý nghĩa của câu tục ngữ đó?
(bao gồm cả nghĩa đen và

- HS: dựa vào kiến thức
nghĩa bóng)
Văn học để giải thích ý
- GV: nêu câu tục ngữ nếu HS nghĩa câu tục ngữ.
không biết và yêu cầu HS nêu
ý nghĩa.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

11


* Đối với bài học ở tiết học này:
- Học thuộc bài
- Làm bài tập 2,3,4,5/36 SGK
- Đọc mục “em có biết?”
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài: Phân bón hóa học.
*) Các hoạt động tích hợp trong một số tiết dạy ngoài giờ lên lớp:

MƯA AXIT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được khái niệm mưa axit.
- HS biết nguyên nhân, hậu quả của mưa axit và các biện pháp khắc phục.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát hiện tượng, rút ra nhận xét và giải thích hiện tượng.
- Rèn cho HS khả năng liên hệ thực tế.
3. Giáo dục thái độ:
- Ý thức bảo vệ môi trường.

B. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint.
- Bảng phụ, bút dạ.
- Các hình ảnh về mưa axit.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn kỹ kiến thức: Tính chất hóa học oxit, axit.
C. Nội dung và tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ:
a. Ổn định tổ chức:
b. Vào bài: Tại sao một số công trình kiến trúc trong xã hội bị phá hủy?
Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Khái niệm mưa axit (3 phút )
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm mưa axit.
- GV: Chiếu nội dung liên
- HS: đọc
1. Khái niệm:
quan đến khái niệm, gọi học
- Mưa axít là hiện tượng mưa
sinh đọc kiến thức.
mà nước mưa có độ pH dưới
- GV: Mưa axit là gì?
- HS có thể trả lời
5,6.
được, có thể không
- Mưa axít là sự lắng đọng
thành phần axít trong những

cơn mưa, sương, tuyết, hơi
Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

12


nước,..v.v..
Hoạt động 2: Nguyên nhân gây mưa axit (10 phút )
Mục tiêu: HS biết nguyên nhân gây mưa axit.
- GV: Các hình ảnh sau đây là
2. Nguyên nhâ gây mưa axit:
các hiện tượng gì? Các hiện
- Nguyên nhân khách quan:
tượng đó gây hậu quả gì?
các sự cố tự nhiên như những
- GV: Chiếu các hình ảnh cháy - HS: Xem các hình vụ phun trào của núi lửa, hay
rừng, núi lửa phun, phương
ảnh và thảo luận
các đám cháy rừng v.v.
tiện giao thông xả khói, các
nhóm 4 HS.
- Nguyên nhân chủ quan: con
nhà mày thải khí,…Yêu cầu
người đốt nhiều than đá, dầu
học sinh thảo luận nhóm 4HS
mỏ thông qua các hoạt động
trong 5 phút để trả lời câu hỏi. - HS trả lời.
- GV: Gọi 1 nhóm trình bày
công nghiệp, sinh hoạt, giao
kết quả thảo luận, nhóm khác

- Nhóm khác nhận
thông.
nhận xét, bổ sung.
xét, bổ sung.
Các quá trình trên đều có thể
- GV: chốt kiến thức.
sinh ra các khí lưu huỳnh
đioxit (SO2), Nitơ đioxit
(NO2). Các khí này hoà tan với
hơi nước trong không khí tạo
thành các hạt axit sunfuaric
(H2SO4), axit nitric (HNO3).
Khi trời mưa, các hạt axit này
tan lẫn vào nước mưa, làm độ
pH của nước mưa giảm.
Hoạt động 3: Quá trình tạo thành mưa axit (7 phút )
Mục tiêu: HS biết được quá trình tạo thành mưa axit.
*)Quá trình tạo mưa axit:
- GV: Dựa vào tính chất hóa
- HS: làm việc cá
LƯU HUỲNH
học của oxi và oxit axit, hãy
nhân.
S + O2  SO2
viết các PTHH của quá trình
2SO2 + O2  2SO3
tạo thành mưa axit.
SO3 + H2O  H2SO4
- GV: Gọi 1 HS lên bảng viết.
NITƠ

- GV: Chiếu đáp án chuẩn
- HS nhận xét.
N2 + O2  2NO
2NO + O2  2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3
Hoạt động 4: Hậu quả của mưa axit (10 phút )
Mục tiêu: HS thấy rõ hậu quả của mưa axit đối với đời sống con người và các sinh vật.
- GV: Dựa vào tính chất hóa
- HS: vì khả năng tác 3. Hậu quả của mưa axit:
học của axit, hãy dự đoán các dụng mạnh của axit Ảnh hưởng lên người, lên các
hậu quả của mưa axit?
với các chất khác
ao hồ và hệ thủy sinh vật, lên
Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

13


nên mưa axit sẽ phá
hủy nhiều thứ
- HS: quan sát

thực vật và đất, đến các công
trình kiến trúc, đến các vật liệu
khác,…

- GV: Chiếu các hình ảnh để
giới thiệu hậu quả của mưa
axit.
Hoạt động 5: Giải pháp khắc phục (15 phút )

Mục tiêu: HS nêu được các giải pháp khắc phục hiện tượng mưa axit.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận
- HS: Thảo luận tổ
4. Giải pháp khắc phục:
theo tổ để tìm các giải pháp
trong 5 phút.
- Nghiên cứu làm rõ quy luật
khắc phục hiện tượng mưa axit
và dự báo tốt các quá trình
trong 5 phút.
diễn biến về môi trường.
- GV: Gọi đại diện 1 tổ lên
- HS thuyết trình,
- Kiểm soát và phòng ngừa là
thuyết trình biện pháp của tổ
phản biện, HS dưới
một nhiệm vụ không thể chậm
mình, tổ khác có thể phản biện lớp lắng nghe.
trễ nếu muốn tránh các thảm
và đưa ra các giải pháp khác.
họa sinh thái.
- GV: chốt lại một số giải pháp
- Tuyên truyền và giáo dục ý
thức của mỗi người dân.
- Nhà nước nên quan tâm hơn
về vấn đề môi trường.
- Giảm thiểu sử dụng các loại
phương tiện giao thông gây ô
nhiễm bằng các phương tiện
khác hoặc phương tiện công

cộng.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
- Tìm hiểu thêm về “Mưa axit” và một số hiện tượng khác trong cuộc sống liên quan
đến các hợp chất vô cơ.

Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

14


VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
- Khi chưa đổi mới giờ học mang tính áp đặt nặng về lí thuyết, chất lượng chưa cao.
Sau khi ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng
kiến thức liên môn trong một tiết học một cách khoa học, sáng tạo, tôi thấy chất
lượng tiết dạy được đảm bảo hơn, học sinh tích cực, chủ động hơn, giờ học sôi nổi
hẳn lên, các em học bài nhanh và nắm bắt kiến thức được chắc hơn, nhớ bài lâu hơn,
không chỉ thế các em còn có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
- Học sinh thấy được Hóa học là môn học gắn liền với đời sống, học sinh thấy được
vai trò của các hợp chất vô cơ đối với đời sống sinh vật và con người .
- Học sinh có ý thức hơn trong việc sử dụng các loại thức ăn nhanh, có sẵn; có ý
thức học tập và chơi một cách khoa học hơn để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Học sinh hiểu rõ hơn câu tục ngữ “Cá không cho muối cá ươn, con không nghe mẹ
trăm đường con hư” giáo dục con người điều gì.
Kết quả đánh giá cụ thể bằng phiếu trắc nghiệm sau giờ học ở hai lớp thu được
kết quả như sau:
Kết quả đánh giá:
Chưa đổi
mới
Đã đổi
mới


Tốt
18%

Khá
23%

Trung bình
45,4%

Yếu
13,6%

Kém
0%

31%

39%

30%

0%

0%

VIII. Các sản phẩm của học sinh
- Bài tham dự cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn” dành cho học sinh trung học.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Hiệu trưởng

Đống Đa, ngày 15 tháng 12 năm 2014
Giáo viên thực hiện

Nguyễn Minh Phương

Đỗ Thị Trinh

Trường THCS Tam Khương – Đống Đa - Hà Nội

15



×