Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

QUY CHẾ làm VIỆC cơ QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.82 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT ……
TRƯỜNG TH …….
Số: 01/QĐ-TH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
……, ngày 01 tháng 02 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế làm việc của trường Tiểu học …….
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC …..

Căn cứ Quyết định 2031/QĐ-UBND về việc giao tổng số người làm việc cho
các trường học thuộc UBND huyện và hợp đồng lao động theo Nghị định số
68/2000/NĐ-CP năm học 2015 - 2016;
Căn cứ vào công văn số 32/2014/QĐUBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 về
việc Quyết định ban hành qui định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước;
Căn cứ Điều lệ trường Tiểu học được ban hành kèm theo thông tư số
41/2010/QĐ-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
Căn cứ vào thông tư 28/2009/TT – BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 về
việc qui định chế độ làm việc đối với giáo viên Phổ thông;
Căn cứ theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhà trường,
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Quy chế làm việc của trường Tiểu học
…...
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Cán bộ nhà trường, Tổ trưởng các Tổ và người đứng đầu các tổ chức
Đoàn thể trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.



HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Phòng Nội vụ (b/c);
- Như Điều 3 (thực hiện);
- Lưu VT.

1


PHÒNG GD&ĐT ……
TRƯỜNG TH …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ LÀM VIỆC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-THKL ngày 01/02/2015 của HT trường
TH ……)
CHƯƠNG I.
VỊ TRÍ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Điều 1. Vị trí
Trường Tiểu học ….. được thành lập từ năm 1997 tách từ trường PTCS …..;
là cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trường có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Tổ chức dạy học cho học sinh từ 6 tuổi đến 11 tuổi và các hoạt động giáo
dục khác của Chương trình giáo dục Tiểu học.

2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; đề nghị tuyển dụng và điều động giáo
viên, cán bộ, nhân viên theo quy mô số lớp, số học sinh của trường.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý
học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục Tiểu học.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối
hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động chăm sóc, giáo dục
trẻ.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định
của Nhà nước.
7. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên tham gia hoạt động xã hội.
8. Tổ chức phát động, đánh giá và đề nghị khen thưởng phong trào thi đua
hàng năm của tập thể và cá nhân trong đơn vị.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II.
CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM

Điều 3. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng
2


1. Hiệu trưởng trường tiểu học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lí các
hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng do Trưởng phòng
giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường tiểu học công lập, công nhận đối với
trường tiểu học tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng của
cấp có thẩm quyền.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Hiệu trưởng trường tiểu học
phải đạt chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học.
3. Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm. Sau 5 năm, Hiệu
trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Đối với

trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá
hai nhiệm kì. Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học.
4. Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học
được cán bộ, giáo viên trong trường và cấp có thẩm quyền đánh giá về công tác
quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường theo quy định.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực
hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội
đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong
nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy
định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài
sản của nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường; tiếp
nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật, phê
duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ chức
kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà
trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham
gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các
chính sách ưu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị
- xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng
xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với
cộng đồng.
3



Điều 4. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của phó Hiệu trưởng
1. Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm
trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường
công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công
nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2
Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.
2. Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm Phó Hiệu trưởng trường tiểu
học phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có năng lực đảm
nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham
gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các
chính sách ưu đãi theo quy định.
Điều 5. Phân công nhiệm vụ cụ thể của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng: Nông Thị Hường - Phụ trách chung
- Xây dựng kế hoạch năm học.
- Điều hành các công việc chung của nhà trường.
- Kiểm tra quản lý chung, công tác hành chính.
- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong trường học.
- Tổ chức họp phụ huynh theo định kỳ;
- Tuyển sinh trẻ vào lớp 1và quản lý trẻ trên địa bàn
- Xét duyệt đánh giá kết quả thi đua giáo viên- nhân viên, học sinh;
- Kiểm tra mặt các hoạt động của hiệu phó và cán bộ giáo viên công nhân
viên trong nhà trường để đánh giá xếp loại hàng tháng mỗi tháng 1/3 cán bộ giáo
viên nhân viên.
- Tổ chức đánh giá kiểm định chất lượng.

- Triển khai các văn bản của cấp trên
- Tham mưu cấp uỷ, chính quyền để giải quyết việc khó khăn cho nhà trường
- Thực hiện đầy đủ các báo cáo 2 chiều theo quy định của cấp trên.
- Phục trách công tác phỏ cập
2. Phó hiệu trưởng: Nguyễn Thị Thắm - Phụ trách về chuyên môn
- Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động của giáo viên về công tác dạy
học cũng như giáo dục đạo đức học sinh.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục Tiểu học; Xây dựng kế
hoạch chuyên đề; Xây dựng kế hoạch cho các hội thi, ngày lễ và một số kế hoạch
khác được giao;
- Xây dựng kế hoạch dự giờ đúng lịch;
4


- Dự giờ, thăm lớp, kiểm tra các mặt hoạt động về chuyên môn và các hoạt
động khác của giáo viên, nhân viên 2 lần / kỳ.
- Kiểm tra công tác ăn trưa 2 buổi/tuần ;
- Tham gia đánh giá kiểm định chất lượng.
* Lưu ý: Tăng cường kiểm tra đột xuất hồ sơ, tiết dạy của giáo viên để nâng
cao trách nhiệm có hiệu quả về chuyên môn;
- Mỗi lần kiểm tra phải có sổ ghi chép theo dõi, lập biên bản ký kết.
- Làm một số việc khác do Hiệu trưởng phân công điều động.
Điều 6. Tổ chuyên môn:
Tổ chuyên môn khối 1+2: Nguyễn Thị Thắm
Tổ chuyên môn khối 3+4+5: Đinh Thị Hội
1. Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết
bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ
7 thành viên trở lên thì có một tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học

nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;
b) Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất
lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành
viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
c) Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp
giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
3. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi
có nhu cầu công việc.
Điều 7. Chế độ trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên và nhân viên
1. Về nhiệm vụ:
1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế
hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học
sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động
chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh
dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng
và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của
học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.
4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
5


5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các
quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự
kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và
các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.
2.Về quyền hạn:

1. Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo
dục học sinh.
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được
hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi
học.
3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và
các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Được hưởng mọi quyền lợi về vật
chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy
định đối với nhà giáo.
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
5. Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Phân công nhiệm vụ cụ thể của từng giáo viên, nhân viên:Điều 8. Phân
công nhiệm vụ cụ thể của từng giáo viên, nhân viên:
Stt
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên

Nhiệm vụ được giao
Chủ nhiệm lớp 1A; Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 1+2; kế

hoạch tổ chức các cuộc thi học sinh; kế hoạch hoạt động ngoài
giờ lên lớp; Đánh giá xếp loại tổ viên và một số công tác khác
do Hiệu trưởng phân công;
Chủ nhiệm lớp 1B, Uỷ viên Công đoàn phụ trách công tác nữ
công, kế toán CĐ; và một số công tác khác do Hiệu trưởng và
tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 2; và một số công tác khác do Hiệu trưởng, Tổ
trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 3A; và một số công tác khác do Hiệu trưởng và
tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 3A; Chủ tịch Công đoàn và một số công tác
khác do Hiệu trưởng và tổ trưởng phân công.
GV dạy môn ít giờ; Phụ trách lao động và một số công tác khác
do Hiệu trưởng và tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 4A và một số công tác khác do Hiệu trưởng và
tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 4B và một số công tác khác do Hiệu trưởng và
tổ trưởng phân công.
Chủ nhiệm lớp 5;Tổ trưởng tổ chuyên môn khối 3+ 4 +5; kế
hoạch tổ chức các cuộc thi học sinh theo khối; kế hoạch hoạt
động ngoài giờ lên lớp; Đánh giá xếp loại tổ viên và một số
công tác khác do Hiệu trưởng phân công.
GV dạy môn Âm nhạc; UVBCHCĐ; Phụ trách công tác phổ
6


11
12
13
14

15
16
17

cập GDTH và một số công tác khác do Hiệu trưởng phân công.
GV dạy môn ít giờ; Tổng phụ trách đội và một số công tác khác
do Hiệu trưởng, Tổ trưởng phân công.
GV dạy môn ít giờ; và một số công tác khác do Hiệu trưởng, Tổ
trưởng phân công.
GV dạy môn ít giờ; và một số công tác khác do Hiệu trưởng, Tổ
trưởng phân công.
GV dạy Toán lớp 5, TNXH khối 4; và một số công tác khác do
Hiệu trưởng, Tổ trưởng phân công.
TV- TB; Dự án SEQAP; Phần mềm PMIS, công tác Kiểm định
CLGD, công Tác Phòng cháy chữa cháy và một số công tác
khác do Hiệu trưởng, Tổ trưởng phân công.
Nhân viên y tế; vệ sinh môi trường; văn thư, Thủ quỹ . bảo
hiểm GV và HS; các chế độ học sinh nghèo; HS có HCKK... và
một số công tác khác do Hiệu trưởng, Tổ trưởng phân công.
Nhân viên bảo vệ; phụ trách điện nước và một số công tác khác
do Hiệu trưởng phân công.

1. Tổ văn phòng:
1. Mỗi trường tiểu học có một tổ văn phòng gồm các viên chức làm công tác y tế
trường học, văn thư, kế toán, thủ quỹ và nhân viên khác. Tổ văn phòng có tổ
trưởng, tổ phó.
2. Nhiệm vụ của tổ văn phòng:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm nhằm phục vụ
cho việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà
trường;

b) Giúp hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, tài sản trong nhà trường
và hạch toán kế toán, thống kê theo chế độ quy định;
c) Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công
việc của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
d) Tham gia đánh giá, xếp loại viên chức; giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
e) Lưu trữ hồ sơ của trường.
3. Tổ văn phòng sinh hoạt định kì hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có
nhu cầu công việc.
2. Kế toán
- Xây dựng kế hoạch thu, chi ngân sách.
- Lập dự toán kinh phí.
- Báo cáo thu - chi hàng tháng..
- Kiểm kê tài sản của nhà trường
- Cùng tập thể xây dựng phong trào có hiệu quả
- Sổ sách số liệu không được tẩy xoá.
- Tham mưu công tác tài chính, tài sản cho Hiệu trưởng.
3. Y tế học đường- thủ quỹ:
- Cân đo trẻ và khám sức khỏe định kỳ..
7


- Theo dõi tính khẩu phần ăn của học sinh
- Báo cáo công tác Y tế và công tác tuyên truyền
- Có đầy đủ sổ và chữ ký khi giao nộp tiền.
- Hàng tháng đi lĩnh lương
- Thu nộp các khoản theo quy định của nhà trường
4. Đối với bảo vệ:
- Bảo quản tài sản chung của nhà trường.
- Hàng ngày kiểm tra lại các phòng học, phòng ban để đảm bảo an toàn cho tài sản
của nhà trường.

- Giúp phục vụ ngày hội, ngày lễ, giúp việc chuẩn bị bữa ăn khi có khách, chăm
sóc bảo vệ cây cảnh, vườn hoa trước cổng và trong sân trường, giúp việc tu sửa
nhỏ của nhà trường.
- Phục vụ điện, nước.
* Lưu ý: Các loại tài sản do con người, xúc vật làm hư hại hoặc mất bảo vệ phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Còn nếu do thiên tai, hỏa hoạn thì xử lý theo quy
định của nhà Nước.
- Thời gian có mặt tại trường thường xuyên.
- Khi nhà trường có việc gọi phải có mặt ngay.
- Làm một số việc khác do Hiệu trưởng phân công điều động.
5. Đối với công đoàn:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động công đoàn sát với thực tế của nhà trường.
- Xây dựng quỹ cho phù hợp với điều kiện hiện nay.
- Chủ tịch công đoàn có trách nhiệm chăm lo đời sống chị em.
- Có kế hoạch thăm hỏi cưới xin, ma chay, sinh đẻ…
- Phổ biến đầy đủ chính xác các văn bản, chế độ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Theo dõi chấm công hàng ngày của các thành viên trong nhà trường.
- Kết hợp với BGH chỉ đạo các hoạt động của nhà trường và xây dựng kế hoạch tổ
chức các ngày hội ngày lễ các hội thi về phong trào của nhà trường.
- Vận động chị em trong đơn vị tham gia đóng góp đầy đủ các cuộc vận động ủng
hộ của cấp trên.
- Tổ chức họp ban chấp hành công đoàn định kỳ.
- Theo dõi đề xuất thi đua khen thưởng.
- Thực hiện báo cáo đầy đủ với cấp trên.
6. Ban thi đua:
- Có trách nhiệm theo dõi thi đua của các thành viên.
- Bình xét thi đua dựa vào kết quả học tập, giáo dục học sinh việc tham gia các
hoạt động chung, về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với trường lớp…
- Tổ chức phong trào thi đua. Đề xuất khen thưởng đối với cấp trên.
7. Ban thanh tra nhân dân: Có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở, xử lý các trường

hợp vi phạm nội qui, qui chế từ 2 lần trở lên. Theo dõi sát sao các hoạt động của
8


nhà trường giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại giám sát quá trình làm việc
của ban giám hiệu, giáo viên trong nhà trường.
Điều 9. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục
1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân
viên phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.
2.Trang phục của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên phải gọn
gàng, lịch sự, trang nhã, phù hợp với hoạt động sư phạm và theo quy định của
Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.
Điều 10. Các hành vi Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên không
được làm
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng nghiệp
hoặc người khác.
2. Gian lận trong tuyển sinh; gian lận hoặc thiếu công tâm trong đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
5. Nghiện ma túy hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác.
CHƯƠNG III. CÁC MỐI QUAN HỆ

Điều 11. Quan hệ với cấp ủy Đảng trong nhà trường
Chấp hành sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với công tác chính quyền của nhà
trường theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện; chi bộ Đảng lãnh đạo nhà trường
và các tổ chức Đoàn thể trong trường bằng quan điểm, chủ trương, nghị quyết.
Điều 12. Quan hệ với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường
Quan hệ với các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường là quan hệ phối hợp và liên
tịch.

Phối hợp để tổ chức thực hiện có hiệu quả toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà
trường.
Liên tịch trên cơ sở dự thảo các chương trình, kế hoạch đề ra tiến hành thảo luận,
đóng góp bổ sung hoàn thiện để đi đến thống nhất các nội dung hoạt động của nhà
trường.
Thành phần trong hội nghị liên tịch của trường bao gồm: Bí thư chi bộ Đảng, Hiệu
trưởng, các phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, Tổng phụ trách đội,
Liên tịch mở rộng có thêm Trưởng ban thanh tra nhân dân và các Tổ trưởng.
Điều 13. Quan hệ với lãnh đạo cấp trên, với chính quyền địa phương và với Ban
đại diện cha mẹ học sinh

9


Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng ủy HĐND - UBND xã và của các cơ
quan quản lý cấp trên về tất cả các mặt công tác của nhà trường; chủ động báo cáo
đề xuất để giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến nhà trường.
Chủ động phối hợp với Hội đồng giáo dục các cấp, với Ban đại diện cha mẹ học
sinh để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa gia đình, nhà
trường, xã hội; đồng thời huy động các ngồn lực để hỗ trợ hoạt động giáo dục của
nhà trường.
CHƯƠNG IV
NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP

Điều 14. Nguyên tắc làm việc
Nhà trường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số,
cấp dưới phục tùng cấp trên.
Thực hiện chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành nhà trường. Cấp phó giúp
việc cho cấp trưởng, ký thay cấp trưởng theo lĩnh vực được phân công, không
được phép ký thay mặt (Chỉ được ký khi được ủy quyền).

Người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tại nhà trường gồm: Bí thư chi bộ
Đảng, Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Chủ tịch Công Đoàn; người đứng đầu phải chịu
trách nhiệm liên đới khi cấp dưới của mình có hành vi tiêu cực, tham nhũng.
Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (có quy chế ban hành riêng).
Điều 15. Chế độ hội họp
- Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm 01 lần vào đầu năm học.
- Hội đồng trường 06 tháng họp 01 lần, họp đột xuất khi cần thiết.
- Hội đồng sư phạm họp mỗi tháng 01 lần.
- Tổ chuyên môn 02 tuần họp 01 lần.
- Hội đồng thi đua khen thưởng họp cuối học kỳ I và cuối năm học.
Các cuộc họp để triển khai các văn bản, chỉ thị, nghị quyết hoặc họp để giải quyết
những công việc cấp bách của trường thì Hiệu trưởng thông báo triệu tập và không
nằm trong quy định tại Điều này.
Điều 16. Giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân
1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo:
- Không tiếp nhận hoặc giải quyết đơn thư nạc danh, đơn thư không có địa chỉ rõ
ràng.
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo qua phản ánh công khai trong cuộc họp.
- Trực tiếp gặp người đứng đầu để yêu cầu giải quyết.
- Đề nghị Công đoàn tổ chức đối thoại.
- Gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Ban thanh tra nhân dân của trường.
10


2. Tiếp công dân:
- Địa điểm tiếp công dân tại phòng làm việc của nhà trường.
- Người tiếp công dân là người được Hiệu trưởng phân công và trực theo lịch quy
định của nhà trường.
- Không tự ý giải quyết các trường hợp phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền.
- Ghi đầy đủ thông tin, tình hình, kết quả tiếp công dân vào sổ tiếp công dân theo

quy định.
CHƯƠNG V
TỔ CHÚC THỰC HIỆN

Điều 17. Điều khoản thi hành
Quy chế này được thống nhất thực hiện nghiêm túc trong toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên của trường.
Tổ trưởng các Tổ chịu trách nhiệm triển khai quán triệt và thường xuyên nhắc nhở
từng thành viên của Tổ việc chấp hành, thực hiện quy chế.
Việc chấp hành, thực hiện đúng quy chế là một chỉ tiêu trong nhận xét, đánh giá
phân loại cán bộ, giáo viên, nhân viên và trong thành tích thi đua, khen thưởng
hàng năm. Những trường hợp vi phạm quy chế thì tùy tính chất, mức độ sẽ bị đề
nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy chế đã được thông qua phiên họp hội đồng toàn thể cán bộ, công chức, viên
chức của nhà trường biểu quyết thông qua.
Quy chế này thay cho quy chế Hội nghị cán bộ công chức viên chức đầu năm học
2014- 2015.
Những thay đổi, bổ sung chỉ được điều chỉnh trong Hội nghị cán bộ, công chức,
viên chức lần sau của nhà trường.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Quy chế được thực hiện kể từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định ban hành./.
HIỆU TRƯỞNG

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×