Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của công ty TNHH vàng bạc đá quý bảo tín minh châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.52 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG
TY TNHH VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ BẢO TÍN MINH CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG
TY TNHH VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ BẢO TÍN MINH CHÂU
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN DUY DŨNG

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Hà Nội – 2015

2


TÓM TẮT
Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định vai trò của văn hóa trong các
hoạt động kinh tế - xã hội: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội”. Văn hóa sẽ góp phần vào tăng trưởng nhanh, bền vững, có hiệu quả hoạt
động kinh tế kinh doanh. Và thực tiễn sản xuất, kinh doanh đã chứng minh
rằng một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh theo kiểu kinh doanh có văn
hóa sẽ có điều kiện tồn tại lâu dài và phát triển bền vững khi mà doanh nghiệp
đó coi trọng yếu tố văn hóa.
Văn hóa doanh nghiệp là một bộ phận của văn hóa kinh doanh và như
thế nó là một nội dung không còn mới ở Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp đã
được biết đến khá rõ qua nhiều nghiên cứu, nhưng cho đến năm 2007 khi Việt
Nam ra nhập sân chơi chung của nền kinh tế thế giới thì vấn đề này mới dần
nhận được sự chú ý quan tâm nhiều hơn của Nhà nước, các doanh nghiệp mới
chú trọng. Là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nhạy cảm trên thị
trường lại có tiếng trên địa bàn Hà Nội, được nhiều người tiêu dùng biết đến
nên Bảo Tín Minh Châu rất quan tâm tới xây dựng văn hóa doanh nghiệp

riêng. Đề tài “Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng
bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu” được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng văn
hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp này đúc rút kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển
văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố cho sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp này. Sự bền vững của doanh nghiệp nói chung là góp phần vào tăng
trưởng bền vững kinh tế quốc gia.

3


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các ký hiệu viết tắt....................................................................

i

Danh mục các bảng....................................................................................

ii

Danh mục các hình....................................................................................

iii

Danh mục các biểu.....................................................................................

iv


LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................

1

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận vềvănhóa
doanh nghiệp..............................................................................................

6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.........................................................

6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới..........................................

6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.........................................

7

1.2. Các khái niệm cơ bản..........................................................................

9

1.2.1. Văn hóa....................................................................................

9

1.2.2. Văn hóa doanh nghiệp.............................................................


10

1.2.3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp...........................................

12

1.3. Các biểu trưng của văn hóa doanh nghiệp..........................................

14

1.3.1. Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp - hữu
hình....................................................................................................

14

1.3.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp - vô
hình....................................................................................................

20

1.4. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển của doanh
nghiệp.........................................................................................................

24

1.4.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái của doanh
nghiệp................................................................................................
1.4.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho
4


24


toàn doanh nghiệp..............................................................................

24

1.4.3. Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng
tạo......................................................................................................

25

1.4.4. Tạo môi trường làm việc.........................................................

26

1.4.5. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp....

26

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của các doanh
nghiệp Việt Nam........................................................................................

26

1.5.1. Điều kiện tự nhiên và phương thức sản xuất của quốc gia......

27


1.5.2. Xã hội truyền thống và quá trình giao lưu văn hóa................

28

1.5.3. Môi trường thể chế..................................................................

32

1.5.4. Quá trình toàn cầu hóa.............................................................

34

Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu........................................

37

2.1. Quy trình nghiên cứu..........................................................................

37

2.2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng..............................................

38

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.......................................

40

2.3.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................


40

2.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu...............................................

40

2.4. Các công cụ được sử dụng..................................................................

41

2.5. Mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu...........

41

2.5.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu...........................................................

41

2.5.2. Thiết kế thang đo nghiên cứu..................................................

43

2.5.3. Phương pháp phân tích số liệu.................................................

45

Chương 3. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng
bạcđá quý Bảo Tín Minh Châu.................................................................

46


3.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh
Châu...........................................................................................................

46

3.1.1. Giới thiệu chung......................................................................

46

3.1.2. Mạng lưới hoạt động................................................................

47

5


3.1.3. Thành tích và sự công nhận của xã hội....................................

47

3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân sự.......................................................

48

3.2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp BTMC..........................................

52

3.2.1. Biểu tượng logo.......................................................................


52

3.2.2. Ngôn ngữ, khẩu hiệu................................................................

53

3.2.3. Nghi lễ, lễ hội..........................................................................

53

3.2.4. Ấn phẩm điển hình...................................................................

53

3.2.5. Tầm nhìn, sứ mệnh..................................................................

54

3.2.6. Định hướng chiến lược đến 2020............................................

55

3.2.7. Triết lý kinh doanh...................................................................

55

3.2.8. Giá trị cốt lõi............................................................................

55


3.2.9. Nhìn nhận của người lao động về văn hóa BTMC..................

56

3.3. Một số đánh giá nhận xét văn hóa doanh nghiệp của BTMC.............

67

3.3.1. Những kết quả đã đạt được......................................................

68

3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.............................

68

Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp
tại Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu........................

71

4.1. Định hướng phát triển.........................................................................

71

4.2. Các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp..................................

71


4.2.1. Giải pháp về tổ chức nhân sự...................................................

71

4.2.2. Xây dựng bộ quy chuẩn về ứng xử..........................................

73

4.2.3. Giải pháp về truyền thông văn hóa nội bộ...............................

74

4.2.4. Phát huy vai trò công đoàn trong việc phát triển văn hóa
doanh nghiệp......................................................................................

75

4.2.5. Giao lưu học hỏi văn hóa doanh nghiệp..................................

76

KẾT LUẬN................................................................................................

78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................

79

PHỤ LỤC

6


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 8 năm, chúng ta đã và
đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Việc di chuyển dễ dàng các nguồn tài chính, thương mại quốc tế trở nên
nhanh chóng hơn bao giờ hết. Hơn nữa, các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên
tiến nói chung đã tạo điều kiện phát triển các ngành nghề, lĩnh vực mới cho
các quốc gia. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có nhiều cơ hội mới, song phải
đối mặt không ít thách thức. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước sự
cạnh tranh gay gắt với những đối thủ đến từ khắp thế giới, trong khi đó điểm
xuất phát của nước ta thấp hơn so với nhiều nước khác. Bài toán đặt ra cho
các doanh nghiệp nội là làm thế nào để phát huy thế mạnh, loại bỏ dần những
điểm yếu của mình nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh của riêng mình ? Làm
thế nào để giữ vững thị trường, ổn định và phát triển thời kỳ hội nhập ? Liệu
chỉ tập trung khai thác nguồn lực hữu hình như tăng quy mô, cải tiến công
nghệ, quy trình, tăng cường marketing… thì đã đủ chưa ? Cần thiết phải khai
thác những nguồn lực nào ? Phải chăng đó là sức mạnh của văn hóa, trong đó
có văn hóa doanh nghiệp. Thực tế chỉ ra rằng:
Văn hóa doanh nghiệp là chất keo gắn kết các thành viên của doanh
nghiệp, nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu các vấn đề nảy sinh từ
đó lựa chọn và định hướng hành động, những yếu tố làm giảm xung đột trong
hệ thống, làm tăng sự hiểu về bản thân, đồng cảm với đồng nghiệp.

7



Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các
câu chuyện, các chuẩn mực, thủ tục, nội quy, quy trình… khi phải ra một
quyết định phức tạp.
Văn hóa doanh nghiệp giúp các thành viên thấy rõ sứ mệnh, mục tiêu
mà doanh nghiệp hướng tới mà hiểu được bản chất công việc mình làm, vai
trò vị trí của mình trong hệ thống. Văn hóa còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp
giữa các thành viên và môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa
doanh nghiệp phù hợp giúp các thành viên có cảm giác mình làm công việc có
ý nghĩa hãnh diện khi ở trong doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi
tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến không chỉ cấp quốc gia mà
ngay tại các doanh nghiệp. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực
làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẽ coi trọng môi
trường hòa đồng, thoải mái, được lãnh đạo ghi nhận, được đồng nghiệp tôn
trọng.
Sự gắn kết, kiểm soát hệ thống, tạo động lực đã nêu trên là ba yếu tố
làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả quản trị của doanh
nghiệp và tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Văn hóa
doanh nghiệp tạo nên điều đó, tạo cho doanh nghiệp năng lực cạnh tranh bền
vững trong điều kiện cạnh tranh mang tính toàn cầu.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô cùng quý giá và cần thiết
của doanh nghiệp, nó là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp phát triển bền
vững. Trong xu thế phát triển chung hiện nay của nền kinh tế toàn cầu là đang
tiến dần đến tầm cao của nền kinh tế tri thức, ở nơi đó văn hóa được coi trọng
hơn bao giờ hết. Hơn nữa, văn hóa doanh nghiệp góp phần khẳng đinh văn
hóa kinh doanh quốc gia, nâng cao uy tín và thương hiệu trên trường quốc tế.
Hiện nay, Công ty Bảo Tín Minh Châu đang hoạt động sản xuất kinh
doanh trong ngành mỹ nghệ kim hoàn trang sức đá quý với mục tiêu chiến

8



lược phát triển ngang theo ba hình thức: mở rộng quy mô, hợp tác và liên
minh, hợp nhất và sát nhập. Điều đó đòi hỏi nhất thiết phải phát triển văn hóa
doanh nghiệp phù hợp.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn mang tính cấp thiết ở
trên, với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã được học nhằm nghiên
cứu và tìm hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp cũng như thực trạng xây
dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vàng bạc đá quý
Bảo Tín Minh Châu, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu văn hóa doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín
Minh Châu”.
Để thực hiện được đề tài này, tác giả đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp bao gồm
những vấn đề gì ?
Câu 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Bảo Tín Minh Châu như
thế nào ? Qua nghiên cứu thực trạng tìm ra được những ưu điểm, hạn chế gì
trong quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp của Bảo Tín Minh Châu ?
Câu 3: Những giải pháp nào cần được áp dụng để phát triển văn hóa
doanh nghiệp của Bảo Tín Minh Châu ?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh
nghiệp, đề tài làm sáng tỏ thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty
TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu và gợi ý các giải pháp phù hợp
góp phần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp hiện nay và trong thời
gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu

9



+ Làm rõ những lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp, chỉ rõ các yếu
tố cấu thành và các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa hóa doanh nghiệp của Công ty
TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu, chỉ ra những mặt mạnh và hạn
chế của Công ty về lĩnh vực này.
+ Đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp Bảo Tín
Minh Châu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm văn hóa nổi bật của văn hóa
doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu.
- Phạm vi nghiên cứu là thực trạng việc thực hiện văn hóa doanh
nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu từ năm
2010 - 2014 và các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp đến năm 2020.
4. Những đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóamột số nội dung lý luận căn bản về văn hóa
doanh nghiệp.
- Phân tích và làm rõ thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Công ty
TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu.
- Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và phát triển văn hóa
doanh nghiệp của Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận thì nội dung của Luận văn được kết
cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về văn hóa
doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

10



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
+ Đỗ Minh Cương, 2001.Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh.Hà
Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
+ Đỗ Minh Cương, 2009.Văn hóa Doanh nghiệp: một số vấn đề và giải
pháp.Tạp chí Lý luận chính trị,số 7, trang 72 - 77.
+ Trần Quốc Dân, 2003.Tinh thần doanh nghiệp - giá trị định hướng
của văn hoá kinh doanh Việt Nam.Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
+ Trần Quốc Dân, 2005.Sức hấp dẫn - một giá trị văn hoá doanh
nghiệp.Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
+ Nguyễn Văn Dung và cộng sự, 2010. Văn hóa tổ chức và lãnh đạo.
Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
+ Phạm Vũ Dũng, 1996. Văn hóa giao tiếp. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn
hóa thông tin.
+ Đỗ Thị Phi Hoài, 2009. Văn hóa doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản
Tài chính.
+ Hội đồng Lý luận Trung ương, 2014. Đẩy mạnh xây dựng văn hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế: Kinh nghiệm Việt Nam,
kinh nghiệm Trung Quốc.Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
+ Dương Thị Liễu, 2011.Giáo trình văn hoá kinh doanh.Trường Đại
học Kinh tế quốc dân.
+ Nguyễn Viết Lộc, 2008. Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp
Hàn Quốc ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Đại học
Quốc gia Hà Nội.

11



+ Nguyễn Viết Lộc, 2012. Văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Đại học
Quốc gia Hà Nội.
+ Hồ Chí Minh,2000. Hồ Chí Minh toàn tập: tập 3.Hà Nội: Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia.
+ Phùng Xuân Nhạ, 2012.Nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh ở
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
+ Bùi Xuân Phong, 2009. Bài giảngđạo đức kinh doanh và văn hóa doanh
nghiệp. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
+ Nguyễn Mạnh Quân, 2011.Giáo trình đạo đức kinh doanh và văn hóa
công ty. Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
+ Bùi Anh Tuấn, 2012.Giáo trình hành vi tổ chức. Trường Đại học
Kinh tế quốc dân.
+ Trung tâm tri thức doanh nghiệp quốc tế, 2009.Tinh thần doanh nhân
và doanh nghiệp.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.
Tiếng Anh
+ Edgar H.Schein, 2004. Organizational Cultural and Leadership. 3rd
ed. New York: John Wiley & Sons, Inc.
+ Cumming, Thomas G. and Worley, Christopher G., 2005.
Organization Development and Change. 8th ed. USA: Thomson SouthWestern.
+ Stoykov, Lubomir, 1995. Corporate Culture and Communication.
Sofia: University of National and World Economy.
Website
+.

12




×