Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thu thập, đánh giá chứng cứ trong luật tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh đắk lắk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.27 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN DUY ĐỨC

THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ

(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN DUY ĐỨC

THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONG LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ

(Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TUÂN


HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Duy Đức


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ
CHỨNG CỨ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAMError! Bookma
1.1.
Khái niệm và các thuộc tính của chứng cứError! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm chứng cứ ........................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Các thuộc tính của chứng cứ .............. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Nguồn chứng cứ ................................. Error! Bookmark not defined.


1.2.
Khái niệm, mục đích và ý nghĩa thu thập, đánh giá chứng cứError! Bookma
1.2.1. Khái niệm thu thập, đánh giá chứng cứError! Bookmark not defined.
1.2.2. Mục đích, ý nghĩa thu thập, đánh giá chứng cứError! Bookmark not defined.
1.3.

Chủ thể, trình tự, thủ tục và phương pháp thu thập, đánh giá
chứng cứ ............................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Chủ thể thu thập, đánh giá chứng cứ .. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ và phương pháp thu thập,
đánh giá chứng cứ .............................. Error! Bookmark not defined.
1.4.

Thu thập và đánh giá chứng cứ trong luật tố tụng hình sự của
một số nước trên thế giới ................. Error! Bookmark not defined.

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH
SỰ VỀ THU THẬP, ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮKError! Bookmark not def
2.1.
Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thu thập,
đánh giá chứng cứ ............................ Error! Bookmark not defined.


2.1.1. Thu thập, đánh giá chứng cứ là vật chứngError! Bookmark not defined.
2.1.2. Thu thập, đánh giá chứng cứ là lời khai của người làm chứng,
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo....................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Thu thập, đánh giá chứng cứ là biên bản hoạt động điều tra, xét
xử và các tài liệu, đồ vật khác ............ Error! Bookmark not defined.

2.1.4. Thu thập, đánh giá chứng cứ là kết luận giám địnhError! Bookmark not define

Thực tiễn áp dụng việc thu thập, đánh giá chứng cứ trên địa
bản tỉnh Đắk Lắk.............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Tình hình giải quyết vụ án hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đâyError! Bookmark not defin
2.2.2. Những kết quả đạt được trong việc áp dụng quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về thu thập, đánh giá chứng cứ trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng quy định của pháp luật
tố tụng hình sự về thu thập, đánh giá chứng cứ trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk và nguyên nhân .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.

Chương 3: NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THU THẬP, ĐÁNH GIÁ
CHỨNG CỨ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰError! Bookmark not de
3.1.
Cải cách tư pháp và sự cần thiết nâng cao hiệu quả thu thập,
đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sựError! Bookmark not defined.
3.2.
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thập, đánh giá
chứng cứ trong tố tụng hình sự ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thu thập, đánh giá chứng
cứ trong tố tụng hình sự ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Các giải pháp khác ............................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 5



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
Bảng 2.1: Thống kê số liệu về việc giải quyết các vụ việc
hình sự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong năm 2014

Error!
Bookmark
not
defined.

Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu án hủy và sửa của Tòa án nhân
dân cấp tỉnh Đắk Lắk từ năm 2010 đến 2014

Error!
Bookmark
not
defined.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu tranh phòng chống tội phạm là nhiệm vụ rất quan trọng, có ý nghĩa
to lớn mà Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra. Để thực hiện nhiệm vụ này, Nhà
nước đã áp dụng nhiều biện pháp, trong đó việc ban hành Bộ luật tố tụng hình

sự hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm là một
yêu cầu cấp thiết đặt ra. Ở phương diện pháp lý tố tụng hình sự, việc phát
hiện, khám phá chính xác, nhanh chóng, kịp thời mọi hành vi phạm tội không
để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân có ý nghĩa quan trọng trong tình hình nước ta hiện nay,
nhằm duy trì trật tự xã hội và phát triển đất nước. Muốn thực hiện tốt được
vấn đề này thì cần phải có chứng cứ. Nói cách khác, chứng cứ được coi là
phương tiện duy nhất được các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng để xác định
sự thật khách quan của vụ án. Bởi chứng cứ được coi là một trong những chế
định quan trọng trong Luật tố tụng hình sự. Chế định này vừa mang tính lý
luận, vừa mang tính thực tiễn cao. Để giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án
hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải xác định sự việc
phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Quá trình thực hiện hành vi
phạm tội là quá trình đã xảy ra trong quá khứ. Do vậy, muốn hình dung và tái
hiện được diễn biến của nó thì cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng
cứ của vụ án. Vì vậy, xét về bản chất thì chứng cứ là những thông tin, tài liệu
hay những gì có thật được cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, kiểm tra và
đánh giá theo quy định của pháp luật nhằm phục vụ cho việc giải quyết đúng
đắn vụ án hình sự.
Thực tế hiện nay đã và đang xảy ra rất nhiều vụ án hình sự có tính chất
phức tạp, có tổ chức chặt chẽ, có tính đồng phạm cao, có sự móc nối liên hệ

1


phạm tội bằng các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại... đã và đang gây
không ít khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc dù hiện nay, Bộ
luật tố tụng hình sự nước ta đã có khái niệm về chứng cứ, quy định về thu
thập, đánh giá chứng cứ một cách rõ ràng, chặt chẽ theo một trình tự thủ tục
tố tụng nghiệm ngặt. Qua đó, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến

hành tố tụng phải tuân theo. Tuy nhiên, trong không ít một số vụ án hình sự
thì vẫn còn để xảy ra oan, sai hay bỏ lọt tội phạm, mà nguyên nhân bắt nguồn
từ việc thu thập và đánh giá chứng cứ không khách quan, đầy đủ, không thực
hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nguyên tắc kiểm tra chứng cứ trong quá
trình chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng, hoặc đánh giá chứng cứ
một cách phiến diện.
Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết liên
quan đến vấn đề này, nhưng hầu hết những công trình nghiên cứu đó chỉ
mang tính chất về mặt lý luận mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về mặt thực tiễn
trong các giai đoạn tố tụng. Hiện nay, trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn
tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các cơ quan tiến hành tố tụng còn mắc những sai sót
nhất định trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ vụ án hình sự. Do đó, việc
nghiên cứu, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ án được tiến hành trên cơ sở
của các chứng cứ và chỉ bằng cách dựa vào các chứng cứ mới làm sáng tỏ
được những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự. Thông qua việc phát
hiện chứng cứ, xem xét và ghi nhận chứng cứ về mặt thủ tục tố tụng, kiểm tra
tính xác thực của những loại chứng cứ được bắt từ nguồn chứng cứ nào, đánh
giá chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện
các tình tiết của vụ án, xác định sự phù hợp của chúng với hiện thực từ đó tìm
ra chân lý khách quan của vụ án. Chính vì vậy, ở một góc độ nào đó việc chưa
đánh giá, xem xét đầy đủ, toàn diện, khách quan của chứng cứ dẫn đến hiệu
quả đấu tranh phòng và chống tội phạm còn chưa cao.

2


Với những lý lẽ trên, học viên nhận thấy cần phải nghiên cứu một cách
toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc thu thập,
đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự là một yêu cầu cấp thiết nhằm hiểu rõ
và tạo cơ sở cho việc thu thập và đánh giá chứng cứ.

Vì vậy, từ những lý do đã nêu trên, học viên quyết định chọn đề tài:
"Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự (Trên cơ sở số
liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk)” làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy đã có một số công trình nghiên
cứu trực tiếp và gián tiếp về chứng cứ trong vụ án hình sự theo pháp luật tố
tụng hình sự trên các sách báo pháp lý hình sự ở trong và ngoài nước. Còn
riêng ở Việt Nam, đáng chú ý là một số công trình tiêu biểu sau đây:
1/ TS. Nguyễn Ngọc Chí. Chương VII. Chứng cứ. Trong sách: Giáo
trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tập thế tác giả do TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên. NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội, 2001.
2/ TS. Trần Quang Tiệp, Chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
3/ PGS. TS. Nguyễn Thủ Thanh (chủ biên). Giáo trình khoa học điều
tra hình sự. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003.
4/ GS. TS. Đỗ Ngọc Quang, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam
(dành cho hệ đào tạo sau đại học). Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 2003.
5/ Vương Văn Bép, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định
chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Luận án tiến sỹ Luật học,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2013.
6/ Đỗ Văn Đương. Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, NXB
tư pháp Hà Nội, 2007.

3


7/ Nguyễn Văn Cừ, chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam,
NXB tư pháp Hà Nội, 2005.
Tuy nhiên, ngoài những công trình tiêu biểu nói trên, còn nhiều các

công trình khác nghiên cứu về chứng cứ nhưng cho đến nay việc nghiên cứu
về thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự cả về mặt lý luận và thực
tiếp áp dụng, cũng như đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn một tỉnh cụ thể
còn hạn chế và chưa thật sự mang tính thực tiễn cao, đặc biệt, đối với một tỉnh
có tình hình an ninh, trật tự rất cần ổn định là địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy,
việc học viên lựa chọn đề tài "Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố
tụng hình sự trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận
văn thạc sĩ luật học của mình là có tính cấp bách.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận các quy
định về thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự và việc áp dụng vào
thực tiễn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện lý luận
về việc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự, cũng như kiến nghị
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng các hoạt động thu
thập, đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1) Làm rõ khái niệm chứng cứ, thu thập, đánh giá chứng cứ, phân tích
các đặc điểm cơ bản của chứng cứ, thu thập, đánh giá chứng cứ.
2) Những căn cứ về thu thập, đánh giá chứng cứ trong luật tố tụng hình
sự Việt Nam;
3) Nghiên cứu so sánh với luật tố tụng hình sự một số nước trên thế
giới để rút ra nhận xét, đánh giá về thu thập, đánh giá chứng cứ;

4


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.

Vương Văn Bép (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định
chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

2.

Bộ Công an (2011), Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 quy định
chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc
bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Hà Nội.

3.

Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến
lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4.

Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5.

Công an tỉnh Đắk Lắk (2008), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.

6.

Công an tỉnh Đắk Lắk (2009), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.


7.

Công an tỉnh Đắk Lắk (2010), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.

8.

Công an tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.

9.

Công an tỉnh Đắk Lắk (2012), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.

10. Công an tỉnh Đắk Lắk (2013), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.
11. Nguyễn Văn Cừ (2005), Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.
12. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Chương VII. Chứng cứ. Trong
sách: Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội.

5


14. Bùi Kiên Điện (1997), “Đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự”, Tạp
chí Luật học, (12).
15. Đỗ Văn Đương (2007), Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự,
Nxb tư pháp HN.

16. Đinh Bích Hà (dịch) (2011), Luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp.
17. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
18. Đỗ Ngọc Quang (chủ biên) (2003), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam
(dành cho hệ đào tạo sau đại học), Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội.
19. Đinh Văn Quế (2003), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự
2003, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
20. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
21. Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên) (2011), Giáo trình Luật tố tụng hình
sự, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
22. Trần Quang Tiệp (2004), Chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2009), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.
24. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2010), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.
25. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.
26. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2012), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.
27. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2013), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.
28. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2014), Báo cáo tổng kết công tác, Đắk Lắk.
29. Nguyễn Thủ Thanh (chủ biên) (2003), Giáo trình khoa học điều tra
hình sự, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
30. Võ Khánh Vinh (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

6


31. Một số websites khác:







7



×