Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

tiểu luận cao học tác phẩm bao chi những sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí bạn suy nghĩ gì về vấn đề này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.83 KB, 19 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Đề tài: Những sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí. Bạn
suy nghĩ gì về vấn đề này?
Học viên:
Lớp

: Cao học Báo chí K18


Hà Nội, 11 -2012

Mở đầu
Chân thật là tính chất cơ bản của báo chí, nếu không muốn nói là cơ
bản nhất mà cho đến nay, tính chất này vẫn tiếp tục được thảo luận một cách
sâu rộng và cần được quán triệt sâu sắc trong những người làm báo Việt
Nam. Nhất là làm báo trong thời kì đổi mới với cơ chế kinh tế thị trường,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo định hướng XHCN.

Vậy thế nào là chân thật? Có phải chân thật là cái gì xảy ra trong cuộc
sống đương đại đều được đưa lên báo? Tại sao có những sự kiện quan trọng
xảy ra trong thực tế lại không được báo chí đưa ngay, thậm chí không đưa,


như thế có phải là không chân thật, không khách quan? Có rất nhiều câu hỏi
xung quanh tính chân thật của báo chí, nhiều khi không dễ trả lời.
Tính chân thật của báo chí còn được hiểu ở một khía cạnh quan trọng
khác. Đó là không một ai, một tổ chức nào bỏ tiền, bỏ công sức ra lập tờ
báo, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử… để bất kì ai muốn viết gì,
muốn nói gì ở đó đều được cả. Vậy ở đây tính định hướng, tính giai cấp,
chính trị của báo chí là đương nhiên. Người làm báo là người làm chính trị,


không có báo chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì thế, tính chân thật trên báo
chí trước tiên phải tuân thủ lợi ích của giai cấp, của đất nước, dân tộc. Người
làm báo phải ý thức được rằng có những sự kiện, sự việc có thể nói ra, viết
ra, nhưng cũng có sự kiện sự việc có thật nhưng chưa thể hoặc do phải giữ bí
mật về chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao… mà không thể nói ra, viết
ra ngay được.
Có những sự thật chưa đáng biểu dương, hoặc chưa đến mức phải phê
phán đã biểu dương ca ngợi hoặc phê phán đả kích… Sự thật còn liên quan
đến nhanh nhạy và kịp thời. Chức năng của báo chí là thông tin thời sự nên
phải nhanh. Nhưng phải chính xác, lột tả được bản chất của sự thật, điều đó
đòi hỏi lao động gian lao của người làm báo.
Dày công trau dồi học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt và luôn thực
hiện đạo đức nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để hầu hết những người
làm báo góp phần đem lại sự ổn định lâu dài và phát triển bền vững của đất
nước, làm tròn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo

Nội Dung


Chương 1: tính chân thật của báo chí
Nguyên tắc cơ bản của báo chí là phải bảo đảm tính chân thật, khách
quan. Bởi báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và
thông qua sự thật thúc đẩy xã hội phát triển.
Chân thật của báo chí là thật một trăm phần trăm, sự thật được nêu rõ
bản chất, có tên người, địa chỉ, chi tiết rõ ràng cụ thể, người đọc, người
nghe, người xem có thể tìm đến tận nơi để chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết,
rút kinh nghiệm… Và chính điều này đã làm nên giá trị to lớn của báo chí
mà không lĩnh vực nào có thể thay thế được. Tính chân thật của báo chí hoàn
toàn khác với tính hiện thực của văn học - nghệ thuật. Với tính chân thật,
không cho phép người làm báo xây dựng hình tượng, hư cấu, bịa đặt, tưởng

tượng, suy diễn… dù chỉ là chi tiết, tình tiết nhỏ nhất. Chủ tịch Hồ Chí
Minh, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam đã từng căn dặn người
làm báo: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và
phong phú, cho nên người làm báo phải luôn viết rõ sự thật: Việc đó ai làm,
ở đâu? Ngày, tháng, năm nào... Nếu chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa
biết rõ thì chớ nói, chớ viết”(1).

Nghiên cứu “Toàn tập Hồ Chí Minh”: ngoài những câu kinh điển
như “cần kiệm liêm chính” hay “đạo đức cách mạng”, có một trạng từ xuất
hiện không chỉ một lần trong các bài viết của Người: đó là “thật thà”.
Bác viết: “thật thà đoàn kết”, “thật thà phụng sự”, “thật thà tự phê
bình và phê bình”, “thật thà yêu Tổ quốc”, hay “thật thà quan tâm đến đời
sống của nhân dân”... Với thiếu nhi, Bác dạy: “Thật thà, dũng cảm”. Với
thanh niên, Bác dạy: “Cần phải trung thành, thật thà, chính trực”...
Với các nhà báo nói riêng và với những người làm công tác tuyên


truyền nói chung, có lẽ một trong những điều mà vị lãnh tụ anh minh của
dân tộc muốn nhắc nhở nhất là “thật thà cầm bút” và “tôn trọng sự thật”.
Ngày 8/1/1946, khi trò chuyện với các cán bộ thuộc Bộ Tuyên
truyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã nhấn mạnh: “Tuyên
truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự
thật. Có nói sự thật thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người
nghe...”.
Nhà báo, cũng như các văn nghệ sĩ khác, trong chế độ ta cần phải
xác định được rõ nhiệm vụ của mình, như Bác Hồ đã viết trong Thư gửi
các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951, phải “phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân”. Và để làm được việc này, cần “có lập trường vững, tư
tưởng đúng”, tức là “phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên
hết, trước hết”. Không có báo chí không giai cấp, không có báo chí vô

chính trị. Bác quan tâm, căn dặn những người làm báo trong quá trình sáng
tạo tác phẩm báo chí cần phải luôn theo sát các câu hỏi: viết làm gì?, viết
cho ai?, viết như thế nào?
Điều Bác dạy mà ta cần thấm thía nhất là khi làm báo, nhất là trong
những bài mang tính đấu tranh, cần luôn tâm niệm một nguyên tắc đạo đức
mà sách xưa đã dạy: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều mà mình không
muốn thì đừng làm cho người khác). Chân lý này hôm nay không cũ và có
lẽ không bao giờ cũ đối với những ai muốn làm nhà báo chân chính

Chính vì không nhận thức đầy dủ rõ ràng về tính chân thật của báo chí
nên thời gian qua đã có không ít nhà báo bị sai lệch trong hành nghề. Có nhà


báo phải ra tòa vì cứ nghĩ có thể bịa ra một vài chi tiết cũng không sao, bèn
cấu tạo bài viết của mình làm hai phần. Phần trên có tên người, chức vụ, địa
chỉ rõ ràng nhưng phần dưới bịa ra hành động của nhân vật. Thế là bài viết
thuộc hai lĩnh vực: Phần trên là báo chí, phần dưới là văn học, nhưng lại
đăng trên báo đề là phóng sự. Thế là người viết liền bị bắt, bị khép vào tội
vu cáo, bôi nhọ danh dự người được nêu tên trong đó. Cũng may, sau đó nhà
báo này chỉ bị thu thẻ hành nghề, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì
động cơ viết không phải vì tiền hay thù oán gì, chỉ do sai sót về nghiệp vụ,
nhận thức chưa đầy đủ về tính chân thật của báo chí.
Làm báo trong cơ chế thị trường nhưng lại không nêu cao được đạo
đức nghề nghiệp nên đã xuyên tạc thổi phồng, bịa đặt đến mức nguy hiểm,
dẫn đến vi phạm pháp luật trong vụ án ông Nguyễn Việt Tiến năm 2008 của
hai phóng viên Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh
(2), cũng đã được nhiều người làm báo coi đó là bài học kinh nghiệm của
chính mình về việc thực hiện tính chân thật và giữ bí mật trong thông tin.
Nhất là thông tin về những vụ án, những vụ đấu tranh chống tham nhũng,
tiêu cực…

Dày công trau dồi học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt và luôn thực
hiện đạo đức nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để hầu hết những người
làm báo hiện nay thực hiện được tính chân thật trong tác phẩm báo chí của
mình, nâng cao uy tín người làm báo, có được niềm tin nơi bạn đọc. Bên
cạnh đó họ cũng rút được nhiều bài học quý báu khi một số ít đồng nghiệp
mắc phải sai sót về tính chân thật, kịp thời chấn chỉnh để thông tin ngày
càng chân thật, chính xác, góp phần đem lại sự ổn định lâu dài và phát triển
bền vững của đất nước, làm tròn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân
của người làm báo



Chương 2: sự thật không được nói trong tác phẩm báo chí

Chân thật là tính chất cơ bản của báo chí, nếu không muốn nói là cơ
bản nhất mà cho đến nay, tính chất này vẫn tiếp tục được thảo luận một cách
sâu rộng và cần được quán triệt sâu sắc trong những người làm báo Việt
Nam. Nhất là làm báo trong thời kì đổi mới với cơ chế kinh tế thị trường,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo định hướng XHCN.
Vậy thế nào là chân thật? Có phải chân thật là cái gì xảy ra trong cuộc
sống đương đại đều được đưa lên báo? Tại sao có những sự kiện quan trọng
xảy ra trong thực tế lại không được báo chí đưa ngay, thậm chí không đưa,
như thế có phải là không chân thật, không khách quan? Có rất nhiều câu hỏi
xung quanh tính chân thật của báo chí, nhiều khi không dễ trả lời. Nhưng
nguyên tắc cơ bản của báo chí là phải bảo đảm tính chân thật, khách quan.
Bởi báo chí là phương tiện để phản ánh sự thật, phản ánh cuộc sống và thông
qua sự thật thúc đẩy xã hội phát triển.
Chân thật của báo chí là thật một trăm phần trăm, sự thật được nêu rõ
bản chất, có tên người, địa chỉ, chi tiết rõ ràng cụ thể, người đọc, người
nghe, người xem có thể tìm đến tận nơi để chiêm nghiệm, học hỏi, đúc kết,

rút kinh nghiệm… Và chính điều này đã làm nên giá trị to lớn của báo chí
mà không lĩnh vực nào có thể thay thế được. Tính chân thật của báo chí hoàn
toàn khác với tính hiện thực của văn học - nghệ thuật. Với tính chân thật,
không cho phép người làm báo xây dựng hình tượng, hư cấu, bịa đặt, tưởng
tượng, suy diễn… dù chỉ là chi tiết, tình tiết nhỏ nhất. Chủ tịch Hồ Chí
Minh, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam đã từng căn dặn người
làm báo: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và


phong phú, cho nên người làm báo phải luôn viết rõ sự thật: Việc đó ai làm,
ở đâu? Ngày, tháng, năm nào... Nếu chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa
biết rõ thì chớ nói, chớ viết”(1).
Chính vì không nhận thức đầy dủ rõ ràng về tính chân thật của báo chí
nên thời gian qua đã có không ít nhà báo bị sai lệch trong hành nghề. Có nhà
báo phải ra tòa vì cứ nghĩ có thể bịa ra một vài chi tiết cũng không sao, bèn
cấu tạo bài viết của mình làm hai phần. Phần trên có tên người, chức vụ, địa
chỉ rõ ràng nhưng phần dưới bịa ra hành động của nhân vật. Thế là bài viết
thuộc hai lĩnh vực: Phần trên là báo chí, phần dưới là văn học, nhưng lại
đăng trên báo đề là phóng sự. Thế là người viết liền bị bắt, bị khép vào tội
vu cáo, bôi nhọ danh dự người được nêu tên trong đó. Cũng may, sau đó nhà
báo này chỉ bị thu thẻ hành nghề, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vì
động cơ viết không phải vì tiền hay thù oán gì, chỉ do sai sót về nghiệp vụ,
nhận thức chưa đầy đủ về tính chân thật của báo chí.
Tính chân thật của báo chí còn được hiểu ở một khía cạnh quan trọng
khác. Đó là không một ai, một tổ chức nào bỏ tiền, bỏ công sức ra lập tờ
báo, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử… để bất kì ai muốn viết gì,
muốn nói gì ở đó đều được cả. Vậy ở đây tính định hướng, tính giai cấp,
chính trị của báo chí là đương nhiên. Người làm báo là người làm chính trị,
không có báo chí phi chính trị, phi giai cấp. Vì thế, tính chân thật trên báo
chí trước tiên phải tuân thủ lợi ích của giai cấp, của đất nước, dân tộc. Người

làm báo phải ý thức được rằng có những sự kiện, sự việc có thể nói ra, viết
ra, nhưng cũng có sự kiện sự việc có thật nhưng chưa thể hoặc do phải giữ bí
mật về chính trị, kinh tế, quốc phòng, ngoại giao… mà không thể nói ra, viết
ra ngay được.
Có những sự thật chưa đáng biểu dương, hoặc chưa đến mức phải phê
phán đã biểu dương ca ngợi hoặc phê phán đả kích… Sự thật còn liên quan


đến nhanh nhạy và kịp thời. Chức năng của báo chí là thông tin thời sự nên
phải nhanh. Nhưng phải chính xác, lột tả được bản chất của sự thật, điều đó
đòi hỏi lao động gian lao của người làm báo. Cũng vì thế mà người làm báo
là người phải suy nghĩ suốt ngày đêm. Nhanh nhưng thiếu chính xác, thiếu
điều tra kiểm chứng, không nêu được bản chất sự thật đã được những người
làm báo rút kinh nghiệm nghiêm túc qua vụ đưa tin “Vải Lục Ngạn”, “Rau
Thanh Trì” và gần đây là một số thông tin sai sự thật về sự kiện Tiên Lãng
(Hải Phòng).
Làm báo trong cơ chế thị trường nhưng lại không nêu cao được đạo
đức nghề nghiệp nên đã xuyên tạc thổi phồng, bịa đặt đến mức nguy hiểm,
dẫn đến vi phạm pháp luật trong vụ án ông Nguyễn Việt Tiến năm 2008 của
hai phóng viên Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh
(2), cũng đã được nhiều người làm báo coi đó là bài học kinh nghiệm của
chính mình về việc thực hiện tính chân thật và giữ bí mật trong thông tin.
Nhất là thông tin về những vụ án, những vụ đấu tranh chống tham nhũng,
tiêu cực…
Dày công trau dồi học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt và luôn thực
hiện đạo đức nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để hầu hết những người
làm báo hiện nay thực hiện được tính chân thật trong tác phẩm báo chí của
mình, nâng cao uy tín người làm báo, có được niềm tin nơi bạn đọc. Bên
cạnh đó họ cũng rút được nhiều bài học quý báu khi một số ít đồng nghiệp
mắc phải sai sót về tính chân thật, kịp thời chấn chỉnh để thông tin ngày

càng chân thật, chính xác, góp phần đem lại sự ổn định lâu dài và phát triển
bền vững của đất nước, làm tròn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân
của người làm báo


Theo Hồ Chủ Tịch, báo chí phải có khen, có chê, có nêu cái tốt cũng
có viết về cái xấu, không nên chỉ viết cái tốt mà giấu đi cái xấu. Nhưng viết
về cái hay, cái tốt cũng phải có “chừng mực, chớ phóng đại, có thế nào nói
thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng đủ nhiều cái hay để nêu lên, không cần
phải bịa đặt”.(7) Nói bộ đội ta đánh thắng thì phải nói rõ đánh thắng trận
nào, ngày nào, thắng như thế nào, thắng bằng cách nào, giết được bao nhiêu
địch, thu được bao nhiêu súng, phải nói cho rõ ràng, chính xác nhưng cũng
phải nhớ đừng “lộ bí mật” quân sự. Viết về sự hung ác, xấu xa của giặc thì
phải viết chúng độc ác, xấu xa thế nào, nhiều việc chúng làm bên ngoài thì
tốt nhưng bên trong thì thật là xấu (như việc chúng cướp chỗ này lại đi
“giúp” chỗ khác), phải có dẫn chứng cụ thể. Khi viết về một kinh nghiệm
hay mà chỉ nêu thôi thì chưa đủ, phải có số liệu để so sánh, phân tích xem
cũng trong điều kiện ấy, thời gian ấy không làm như thế thì kết quả như thế
nào.
Viết phê bình thì phải chân thành, đúng mức, chính xác, “phải
đứng trên lập trường hữu nghị.” Nếu khen quá lời thì người được khen cũng
cảm thấy xấu hổ mà chê quá đáng thì người bị chê vừa khó tiếp thu lại vừa
sinh tâm lý bực tức, thù oán. Người làm báo đừng nên vì việc gì mà lại “thêu
dệt thêm vào, dùng những lời vô phép” làm tổn hại đến người khác.
Từng bài báo được viết ra dù đó là khen hay chê đều phải
hướng tới đích xây dựng, lấy xây để chống, lấy chống để xây tốt hơn, góp
sức làm lành mạnh hoá cuộc sống xã hội. Nhà báo khi đưa tin cần tránh
những thông tin có nguy cơ gây ra sự bất hoà hoặc làm rối loạn sự đoàn kết,
hoà hợp của đất nước, của dân tộc. Vì thế rất cần nhà báo phải cẩn trọng
trong sử dụng các chi tiết, khách quan thông tin, tránh kích động khi thông

tin về những vụ lộn xộn, có thể làm xấu thêm tình hình.


Khi nói về kinh nghiệm viết báo, làm báo của mình, Người nói
đó là phải viết chính xác, phải đọc đi đọc lại bài viết của mình nhiều lần,
thấy câu nào thừa, chữ nào thừa, không chắc chắn thì bỏ đi đừng tham chi
tiết.
Một trong những đặc trưng nổi bật của báo chí Hồ Chí Minh là luôn
tạo được sự gắn bó chặt chẽ giữa báo chí và đời sống xã hội, luôn có những
tư liệu, số liệu chân thực, chính xác trong các bài viết. Đời sống xã hội với
những vấn đề rộng lớn, những hiện tượng tiêu biểu và các chất liệu đời
thường luôn được Người đưa rất cụ thể trong các tác phẩm báo chí.
Chân lý không phụ thuộc vào số đông hay người nói ra là ai, với danh
nghĩa gì, mà phụ thuộc vào bản chất thật của sự việc khi được nêu ra. Trung
thực là phẩm chất cao quý của con người.


Chương 3: sự thật được nói và nói về sự thật
Liên quan đến vấn đề truyền thông và khoa học, một nhà khoa
học( NKH) cũng đã dành thời gian trò chuyện cởi mở, thân mật với sinh viên
Việt Nam (SVVN)
SVVN: Khi một nhà khoa học đưa ra một thông tin mang tính khẳng
định/ hay phủ định sẽ phải cân nhắc những yếu tố nào, thưa GS? Đâu là điều
cấm kỵ đối với một nhà khoa học khi đưa ra một thông tin?
GS: Thật ra, trong khoa học ít khi nào có những thông tin mang tính
khẳng định. Những thông tin liên quan đến dự báo, tiên lượng, chẩn đoán,
v.v. lại càng mang tính bất định. Do đó, khi đưa ra một thông tin về dự báo,
ví dụ như dự báo động đất, thì nhà khoa học chỉ có thể nói đến xác suất động
đất trong tương lai là bao nhiêu, chứ không ai dám nói “sẽ có” hay “sẽ không
có” động đất. Cái mâu thuẫn giữa kì vọng của công chúng (câu trả lời dứt

khoát) và nhà khoa học (câu trả lời mang tính bất định) là ở điểm này.
Bởi vì thông tin mang tính bất định, nên việc đưa thông tin cần phải
cân nhắc rất cẩn thận. Chả thế mà trong khoa học có bộ môn risk
communication – truyền thông về rủi ro. Yếu tố cân nhắc là lợi ích và tác hại.
Lợi ích phải lớn hơn tác hại. Nếu thông tin đưa ra sẽ giúp cho người dân
tránh được sự mất mát về sinh mạng và tài sản, dù gây ra bất tiện, thì đó là
điều nên làm.
Ngoài ra, còn có một nguyên lí khi đưa tin khoa học là nguyên lí
phòng ngừa. Nguyên lí này có thể tóm lược như sau: khi có những đe doạ
hay rủi ro lớn đến môi trường, chúng ta cần phải có những kế sách, chiến
lược, hay biện pháp để phòng ngừa tai hoạ, cho dù kiến thức khoa học vẫn
còn trong tình trạng bất định. Nói cách khác, theo nguyên lí này, chúng ta
cần phải hành động trong tình huống nguy hiểm cho dù chứng cứ khoa học
vẫn chưa đầy đủ.


SVVN: Có trường hợp mà người dân/ công chúng cần biết sự thật,
nhưng nhà khoa học vì một lý do nào đó không thể nói ra. Nếu rơi vào tình
huống đó thì ông sẽ làm gì?
GS: Tôi nghĩ thông tin khoa học thì phải minh bạch. Tôi chưa nghĩ đến
một tình huống nào mà nhà khoa học giấu thông tin, không chịu cung cấp
thông tin cho công chúng.
Tuy nhiên, cách thức cung cấp thông tin thì còn tuỳ tình huống. Tôi có
thể lấy một ví dụ về thuốc để minh hoạ. Một loại thuốc điều trị loãng xương
rất hiệu quả, nhưng bằng chứng gần đây cho thấy thuốc có thể (chỉ “có thể”
thôi) tăng nguy cơ rung nhĩ và hoại tử xương hàm, dù nguy cơ này rất thấp.
Trong tình huống đó, bác sĩ vẫn phải báo cho bệnh nhân biết rằng thuốc đem
lại lợi ích lớn về giảm nguy cơ gãy xương, nhưng vẫn có nguy cơ thấp về
rung nhĩ và hoại tử xương hàm.
SVVN: Thưa ông, lịch sử truyền thông về các vấn đề khoa học có từ

bao giờ? Và ông có suy nghĩ gì khi quy chiếu vấn đề này với hiện thực Việt
Nam?
GS: Tôi không am hiểu lịch sử truyền thông khoa học, nhưng đọc sách
thấy người ta nói lịch sử của truyền thông khoa học có lẽ bắt đầu từ năm
1904, khi tờ New York Times có mục khoa học qua cây bút Carr van
Anda. Mấy năm sau thì các báo có mục thông tin khoa học và y tế. Đến nay
thì như chúng ta thấy, hầu như báo nào và đài phát thanh nào cũng có mục
tin khoa học và y tế. Phải nói rằng nhờ báo chí và truyền thông khoa học mà
công chúng càng ngày càng biết đến khoa học nhiều hơn. Ngày nay, có khi
chính nhà khoa học nghe đến những khám phá quan trọng qua báo chí hơn là
qua tập san khoa học!
Ở nước ta, sự phát triển của truyền thông khoa học còn hạn chế, vì
theo tôi biết, các báo đài vẫn thiếu phóng viên chuyên về mảng khoa học và


y tế. Lại có trường hợp phóng viên phụ trách mảng này nhưng chưa được đào
tạo một cách bài bản. Do đó, phần lớn phóng viên chỉ viết lại những thông
cáo báo chí của các trung tâm khoa học. Có người thậm chí xem phóng viên
chỉ là cái loa cho giới khoa học tuyên truyền và tìm … tài trợ cho nghiên
cứu. Ở vài nước như Trung Quốc, có phóng viên còn nhận tiền của giới khoa
học để “đánh bóng” tên tuổi cho nhà khoa học!
SVVN: Và khi phóng viên không có kỹ năng đưa tin về thông tin khoa
học, sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường?
GS: Đúng vậy. Vì phóng viên chưa am hiểu hoạt động khoa học nên
dẫn đến nhiều sự cố đáng tiếc, như sự cố bưởi và ung thư vú. Năm 2007, một
bản tin về bưởi và ung thư vú làm giảm giá bưởi từ 8.000-10.000 đồng/kílô
xuống còn 1.000 đồng/kílô, và gây thiệt hại không ít cho nhiều nông dân sản
xuất và doanh nghiệp phân phối bưởi, nhưng nghiên cứu này không đáng tin
cậy.
Tôi muốn nhắc đến một ý mà tôi đã nói trước đây rằng giới truyền

thông và khoa học có cùng một mục tiêu: đi tìm sự thật. Nhưng thẩm định
thế nào là sự thật không phải là một việc làm đơn giản. Khoa học dựa vào sự
thật haydữ liệu thật. Những sự thật phải được quan sát hay thu thập và đo
lường bằng những phương pháp chuẩn. Điều quan trọng và cần thiết trong
khoa học là không chỉ sự thật, mà là dữ liệu có liên quan đến vấn đề. Do đó,
đối với báo chí, nếu chỉ đơn thuần cung cấp những dữ liệu, ý kiến, hay thậm
chí con số từ một nghiên cứu chưa thể xem là bằng chứng khoa học được.
Phóng viên cần phải vượt ra ngoài những dữ liệu giới khoa học cung cấp,
bằng cách phân tích và đối chiếu với bối cảnh cộng đồng để giúp cho người
đọc (công chúng) hiểu vấn đề một cách thấu đáo. Trong chiều hướng đó, hi
vọng rằng những tiêu chuẩn trên đây sẽ giúp cho giới phóng viên nước ta,
nhất là giới phóng viên khoa học, tiếp cận và thực hành truyền thông theo


nguyên lí của truyền thông thực chứng.
SVVN: Xin cám ơn ông!
Chương 4: mối quan hệ giữa báo chí và công chúng
Báo chí là một kênh quan trọng trong hoạt động PR ( Quan hệ
công chúng-public relation), thậm chí, đối với nhiều doanh nghiệp, tổ
chức thì báo chí là một trong những kênh quan trọng nhất để tạo
nhằm giúp họ tạo dựng hình ảnh, thương hiệu, quan hệ tốt đẹp với
cộng đồng, khách hàng.
Nếu như cách đây hơn 10 năm, tại Việt Nam mới chỉ có vài
công ty chuyên về PR với những hoạt động còn khá sơ khai thì đến
nay, tại TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội, mỗi nơi đều có hàng chục công
ty chuyên về hoạt động PR, trong đó báo chí, truyền hình là những
kênh tiếp cận quan trọng nhất của các công ty này.
Nhiều bộ, ngành, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp
trong hay ngoài nhà nước do thiếu kinh nghiệm, nguồn lực (con
người), thiếu mối quan hệ với báo chí... đã thông qua các công ty PR

để thực hiện việc tuyên truyền về các hoạt động, thành tích, các sản
phẩm, dịch vụ...của mình, hướng thông tin, dư luận theo ý muốn.
Ở Việt Nam, đến nay có thể nói, quan hệ PR với báo chí cũng
đã phát triển ở mức rất sâu rộng. Những tin bài có nội dung thông tin
lấy từ các buổi họp báo, các thông cáo báo chí, các hoạt động PR...
chưa ai thống kê được nhưng chắc chắn đã và đang chiếm tỷ lệ
đáng kể trên rất nhiều tờ báo. Nhiều tờ báo mở ra các trang chuyên
đăng các tin, bài PR và những tin, bài đó thường hay đi kèm với các


chương trình quảng cáo, tài trợ từ các đơn vị, doanh nghiệp được
đưa tin, bài tuyên truyền.
Mối quan hệ PR và báo chí cũng có một số khía cạnh tích cực,
ít nhất có thể coi đó là một kênh thông tin cần thiết với người làm báo
(một khi bộ phận PR, công ty PR đã được tổ chức, cá nhân nào đó
uỷ quyền toàn bộ việc hợp tác, cung cấp thông tin cho báo chí) cho
dù, về chất lượng thông tin, độ sâu của thông tin, vấn đề do PR cung
cấp không sâu sắc bằng những nguồn tin truyền thống khác của báo
chí.
Nhưng dường như mối quan hệ này vẫn đang diễn biến theo
chiều hướng lệch lạc nhất định. Lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí
không muốn phóng viên của mình quá lệ thuộc vào các thông cáo
báo chí, các tư liệu chỉ do các công ty PR, các phòng PR, nhân viên
PR cung cấp. Bởi nhiều người quan niệm rằng, dù thế nào, trong các
thông tin từ các công ty PR, các nhân viên PR... luôn ẩn chứa khả
năng thông tin thiếu khách quan, trung thực bởi hoạt động PR là luôn
hướng báo chí, dư luận tin vào những mặt tích cực, được tô vẽ của
chủ thể muốn thông tin, tuyên truyền, khuếch đại những cái hay của
các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp và che lấp những
khiếm khuyết, yếu kém của các đơn vị đó.

Có những ban biên tập phải ra cảnh báo yêu cầu phóng viên
không được làm tin, bài PR cho các đơn vị và nếu có làm thì buộc
các tin, bài PR đăng ở trang, mục nhất định của báo quy định và
công ty nào nhờ vả đưa tin, bài PR đó phải trả tiền, thậm chí cao hơn
nhiều giá quảng cáo.


Thái độ cảnh giác của nhiều biên tập viên với tin, bài PR cũng
có cơ sở ở chỗ, nhiều khi hoạt động PR với những sự thật méo mó
nhưng đã trở nên rất tinh vi, khiến ngay cả những biên tập viên tự
cho là mình cực thính trong việc "ngửi mùi PR" cũng bị qua mặt.
Những người làm báo lâu năm cũng phải thừa nhận, hoạt động
PR nhiều khi rất hữu ích bởi có khá nhiều thông tin, nội dung cần
tuyên truyền, giới thiệu qua các công ty PR, các nhân viên pr là
những thông tin đúng, khách quan (cho dù, có thể nhiều khi những
thông tin đó bị thổi phồng quá mức) và chúng cũng rất cần được biết
tới như sự kiện khai trương một đường bay, một hãng hàng không
mới; ra mắt các sản phẩm, dịch vụ mới đem lại lợi ích cho người tiêu
dùng; các sự kiện kinh tế, văn hoá, lễ hội đặc sắc...Cho nên, cũng
không thể nào từ chối, đoạn tuyệt quan hệ với PR.
Vấn đề ở đây là người viết báo chỉ nên coi đó là một nguồn
trong số nhiều nguồn tin của mình, phải tìm hiểu, chọn lọc, đối chiếu
và bổ sung thông tin để đảm bảo có một bài báo, một bản tin trung
thực, đầy đủ chứ không phải copy, xào xáo một cách sơ sài các bản
thông cáo báo chí (phần lớn còn thiếu thông tin, thông tin lệch lạc,
chưa khách quan...) do các công ty, các bộ phận PR của các tổ chức,
cá nhân đưa ra.
Và ngay cả trong việc nhà báo, phóng viên làm đầu mối PR thì
cũng không phải điều đó hoàn toàn là tiêu cực bởi nhiều người có
quan niệm, PR cũng là một nghề, một dịch vụ cho một doanh nghiệp,

một tổ chức mà người làm báo có thể làm thêm. Nhưng sa đà vào
việc "làm thêm" đó, người làm báo chắc chắn dần dần rời xa thiên
chức của mình và dễ bị đi theo một xu hướng khá rõ của nghề PR:


thiếu tính trung thực, khách quan và điều này là xa lạ với bản chất
của nghề báo.
Nhân viên một công ty PR có tiếng tại Hà Nội đưa ra một nhận
xét: những người làm trong ngành PR, chưa hiểu rõ bản chất của
nghề thì đôi khi cũng chán nghề, coi công việc của mình là "đi lừa"
công chúng và tự cảm thấy có lỗi với lương tâm. Nhưng làm PR đích
thực là phải làm trung gian tốt giữa các doanh nghiệp và các báo, là
nhà tư vấn cho các doanh nghiệp và đầu mối tin cậy của các báo.
Theo cô "PR" này, báo chí là một công cụ/ kênh hữu ích/ đối
tác của PR nhưng đôi khi cũng là "đối thủ khó lường" với dân PR.
Nhiều trường hợp các báo đi vòi vĩnh PR bằng cách doạ dẫm sẽ
"đánh" doanh nghiệp.
Đôi khi, báo chí trong việc viết bài nhưng nếu thông tin đó mới
chỉ là ý kiến chủ quan từ một phía và không có dẫn chứng rõ ràng thì
công ty PR, trong quan hệ với báo, sẽ giúp doanh nghiệp lên tiếng
nói bảo vệ chính mình.
Tuy nhiên, thực tế cũng có chuyện, bằng cách này, có những
cá nhân, đơn vị báo chí thông qua các đơn vị PR mà "xin xỏ" được
những khoản tiền kếch xù từ doanh nghiệp. Có báo còn thẳng thừng
nói "nếu doanh nghiệp mua quảng cáo bên tôi thì doanh nghiệp là đối
tác của chúng tôi. Đã là đối tác thì chắc chắn chúng ta sẽ "giữ gìn"
cho nhau."


Kết luận

Tác phẩm báo chí nhiều khi có giá trị như một căn cứ pháp lý
đồng thời có tác dụng phản biện xã hội. Nếu không tính tới tác động xã hội,
thông tin báo chí đưa ra có thể tác động tiêu cực đến lợi ích cộng đồng. Do
vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, báo chí, truyền thông cũng cần giữ vững
vai trò định hướng dư luận, hướng tới mục đích lành mạnh hóa đời sống xã
hội. Một điều nữa, mỗi nhà báo trước hết là một công dân, do vậy cần đặt
trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội lên trên hết để xử lý thông tin một
cách thấu đáo, biện chứng và nhân văn. Tôn trọng sự thật phải là tiêu chí đầu
tiên của một tác phảm báo chí chân chính. Một khi nhà báo hay bản thân
giới truyền thông đánh mất những chuẩn mực vốn có và phải có thì thật sự
đó là một thảm họa cho xã hội.
Tôn trọng sự thật để hấp dẫn độc giả là nhu cầu khách quan cũng là
đòi hỏi tất yếu của mỗi tờ báo. Thế nhưng phải tìm hiểu sự thật từ đâu, bản
chất sự thật như thế nào để giữ vững tôn chỉ, mục đích, tính chiến đấu của
báo chí cách mạng và phát huy hiệu quả công nghệ, kỹ năng truyền thông
hiện đại lại luôn là một câu hỏi lớn. Bác Hồ - người thầy của báo chí cách
mạng Việt Nam căn dặn người làm báo: Viết cái gì? Viết cho ai? Viết như
thế nào? Mỗi dòng tin, mỗi bài báo, mỗi hình ảnh đều là những thông điệp
gửi tới bạn đọc, do vậy, người làm báo luôn mang trên mình một trách
nhiệm xã hội nặng nề. Trách nhiệm ấy đòi hỏi mỗi người làm báo phải có
một tư duy đúng, một định hướng đúng, một bản lĩnh chính trị vững vàng.
Đồng thời nhà báo cần phải dày công trau dồi học tập, nâng cao trình độ về
mọi mặt và luôn thực hiện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao uy tín có được
niềm tin nơi bạn đọc góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của đất
nước, làm tròn trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo



×