Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN CAO HỌC triết quan điểm giáo dục của khổng tử và một số đề xuất về việc áp dụng vào công tác giáo dục ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.67 KB, 12 trang )

Tiểu luận môn: Triết học

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nhân tố con người và
việc phát huy vai trò năng động chủ quan của con người là điều kiện tiên quyết
để phát triển đất nước. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định “giáo dục là
quốc sách hàng đầu”. Giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay đang có những
vấn đề bức xúc trước đòi hỏi của sự phát triển và hội nhập. Một trong những
vấn đề bức xúc đó là việc tìm tòi và vận dụng một triết lý thích hợp cho nền
giáo dục mới, vừa phát huy được kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, vừa
mang tính hiện đại để sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục
phong kiến Việt Nam đã có hàng ngàn năm theo Nho học. Mặc dù, quan điểm
giáo dục và đào tạo con người của Nho giáo có những hạn chế nhất định, song
vẫn có mặt tích cực. Do vậy, nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về vấn đề
đào tạo con người là cần thiết vì một số nội dung cơ bản của Nho giáo về vấn
đề đào tạo con người Chúng ta có thể kế thừa trong sự nghiệp “trồng người” ở
Việt Nam hiện nay - Một trong số những vấn đề nên được quan tâm nghiên
cứu đó là triết lý giáo dục của Khổng Tử và vận dụng một số quan điểm giáo
dục của ông vào công tác giáo dục ở nước ta hiện nay. Trong bài tiểu luận nhỏ
này xin phép được trình bày quan điểm giáo dục của Khổng tử và một số đề
xuất về việc áp dụng vào công tác giáo dục ở Việt Nam hiện nay.


Tiểu luận môn: Triết học

A. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Nếu phương Đông là chiếc nôi lớn của Văn minh nhân loại thì Ấn Độ và
Trung Quốc là những trung tâm văn hoá triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú
nhất của nền văn minh ấy. Một trong những tu tưởng triết học phương Đông
thời đó mà ý nghĩa của nó vẫn còn nguyên giá trị cho dến tận ngày nay về luân
lý, đạo đức, chính trị - xã hội đó là những tư tưởng triết học của Nho gia.


Nho gia là triết thuyết lớn trong lịch sử tư tưởng phương Đông. Với lịch
sử hơn 2500 năm, Nho gia xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên
- dưới thời Xuân thu – Người sáng lập là Khổng Tử (551 – 479 tr CN), đến
thời Chiến quốc Nho gia được Mạnh Tử và Tuân Tử hoàn thiện và phát triển
theo hai xu hướng khác nhau (duy tâm và duy vật) trong đó dòng Nho gia
Khổng – Mạnh có ảnh hưởng rộng và lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và
một số nước lân cận.
Kinh điển Nho gia thường kể tới là Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung
Dung, Mạnh Tử) và ngũ kinh (Thư, Thi, Lễ, Dịch, Xuân thu)
Là người sáng lập trường phái Nho gia, Khổng tử là người được tôn
xưng là "Vạn thế sư biểu” Ông là một nhà giáo dục lớn, tư tưởng của ông đã
gây ảnh hưởng khá sâu sắc đến các thế hệ sau này. Ông sinh ra và lớn lên ở
thời Xuân Thu - thời kỳ rối ren, loạn lạc trong lịch sử Trung Quốc cổ đại. Đó
là thời đại mà theo ông "Lễ nhạc hư hỏng", "Vương đạo suy vi", "Bá đạo" nổi
lên lấn át "Vương đạo", trật tự lễ pháp nhà Chu bị đảo lộn, đạo lý nhân luân
suy đồi, "thiên hạ đại loạn", trăm dân rơi vào bể khổ. Ông chủ trương lập lại
pháp chế, kỷ cương của nhà Chu. Hệ thống tư tưởng của ông về thế giới, về xã
hội, về con người có ảnh hưởng sâu sắc đến tính cách con người, tâm lý dân
tộc Trung Hoa và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của văn hóa phương
Đông.
Khổng Tử sinh ra vào cuối thời Xuân thu Chiến quốc, đây là thời kỳ đại
khủng hoảng của Trung Quốc, các nước chư hầu nổi lên chinh phạt lẫn nhau.


Tiểu luận môn: Triết học

Lúc này tư tưởng văn hoá của nhà Chu không còn phù hợp với sự phát triển
của xã hội, vì vậy các học giả đều có quan điểm muốn học đời trước để khôi
phục xã hội như cũ. Mặt khác việc nghiên cứu chỉnh đốn, giảng giải những vấn
đề về đạo đức đến mọi người rất cần cho xã hội, chính Khổng Tử là người đầu

tiên đề xướng việc đó, thể hiện ở hai sự đóng góp của ông đối với nền giáo dục
Trung Quốc lúc bấy giờ:
(1) Sáng lập ra tư học: Trước đó việc giáo dục do nhà nước đảm nhiệm, chỉ có
trường công dành cho con em quan lại quý tộc. Việc Khổng Tử mở trường tư
là một cuộc cách mạng lớn mở đường cho nền giáo dục toàn dân.
(2) Sáng lập ra Nho giáo: Khổng Tử muốn lập lại trật tự xã hội bằng cách cải
biên quan điểm của nhà Chu cho phù hợp với một xã hội có xu hướng dân chủ,
điều hành xã hội bằng Nhân, Lễ, Trí, Tín. Đó chính là nội dung giáo dục cơ
bản của Nho giáo.
Những quan điểm triết lý giáo dục của Khổng Tử
Theo Khổng Tử học tập là phương tiện cần thiết duy nhất để mở
mang hiểu biết, trau dồi đạo đức làm người. Trong quan điểm giáo dục của
Khổng Tử thể hiện rõ những nội dung sau:
Trước hết về đối tượng giáo dục: đức Khổng Tử quan niệm đối tượng
giáo dục là "hữu giáo vô loài" (Bất cứ ai, không phân biệt giàu nghèo, sang
hèn đều có thể dạy) - Quan niệm này mặc dù xuất phát từ một nhà giáo dục lớn
ở thời cổ đại, nhưng có thể nói nó hoàn toàn phù hợp với xã hội ta, với công
tác "phổ cập giáo dục", "xã hội hóa giáo dục" hiện nay.
Về mục đích giáo dục: Theo Khổng Tử, đối với Nhà nước, những người
làm công tác quản lý phải chăm lo sự nghiệp giáo dục, phải coi nó là một trong
những điều kiện đem lại nền thịnh trị cho đất nước. Đối với mỗi cá nhân, mục
đích giáo dục là đào tạo họ thành những người quân tử. Tuy nhiên việc học tập
đối với từng người phải dựa vào hai yếu tố: óc thông minh và ý chí học tập.
Về nội dung giáo dục: Nội dung giáo dục do Khổng Tử xác định được
xây dựng trên thế giới quan duy tâm, tin rằng trời là chúa tể của vũ trụ có thể


Tiểu luận môn: Triết học

sắp đặt mọi sự vật hiện tượng theo quy luật nhất định gọi là mệnh trời. Trên

thế giới còn có một lực lượng siêu nhân khác, đó là quỷ thần cũng chi phối
hoạt động của con người và xã hội. Muốn sống phù hợp với đạo trời, với quỷ
thần thì phải có: nhân, lễ, nghĩa, trung, tín, đó mới là người quân tử.
Nội dung tư tưởng giáo dục của Khổng Tử được xác định rất rõ. Trong
suốt cuộc đời làm thầy của mình, bên cạnh việc dạy chữ, bao giờ Khổng Tử
cũng chú trọng vào việc dạy người. Tư tưởng nội dung của học thuyết mà
Khổng Tử áp dụng vào giáo dục mang tính nhập thế và tích cực. Khổng Tử đã
nhận định tính chất của giáo dục là cải tạo nhân tính cho nên ông cho rằng giáo
dục có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với Khổng Tử nhân tính hòa lẫn giữa thiện
và ác. Theo ông, thiện ác của nhân loại đều do phần giáo dục quyết định, ông
khẳng định rằng: "con người bằng nỗ lực chủ quan của mình cũng có thể làm
thay đổi cái Thiên tính ban đầu". Ông quan niệm rằng tính người vốn gần nhau
nhưng do tập quán nên xa nhau (Tính tương cận dã, tập tương viễn dã). Do đó,
"muốn cho nhân loại gần nhau thì phải chú ý đến giáo dục, vì giáo dục có thể
hóa được ác thành thiện, cho nên cũng gọi là giáo hóa". "Phải có giáo dục để
tu sữa cái đạo làm người (Tu đạo chi vị giáo), "Đại học chi đạo tại minh minh
đức" (Cái đạo làm người lớn ở chỗ làm rạng cái đức sáng). "Tu đạo" và "Minh
đức" đấy là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo nhân tính theo
Khổng Nho". Với Khổng Tử, con người lúc sinh ra, cái tính trời phú cho là
giống nhau nhưng trong quá trình tiếp xúc, học tập... nó làm cho họ khác nhau,
có kẻ trí người ngu. Sau này Hồ Chí Minh cũng có nhận xét tương tự: "Ngủ thì
ai cũng như lương thiện, tỉnh ra mới biết kẻ dữ hiền, hiền dữ đâu phải là tính
sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Nhật ký trong tù). Vậy nên, sự hình
thành nhân cách con người mới, không thể không nhấn mạnh vai trò của giáo
dục.
Về phương pháp giáo dục: Khổng Tử quá nửa đời người làm nghề dạy
học, cho nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong phương pháp giáo dục nói
chung, dạy học nói riêng, trong đó có một số phương pháp cơ bản sau:



Tiểu luận môn: Triết học

- Phương pháp thân giáo (gương mẫu): Có nghĩa là lấy bản thân mình
làm tấm gương cho học sinh noi theo từ trong cách đi đứng, nói năng, học tập,
sử sự, không cần nhiều lời. Vì vậy mà ông đã được học sinh ca ngợi hết lời,
đặc biệt là những phẩm chất đạo đức đối với nghề dạy học. Ông tuyệt đối
không có tính riêng tư, không có tính cố chấp, không có tính định kiến, không
có tính thiên lệch (“Tử tuyệt tư, vô ý, vô cố, vô chấp, vô ngã”).
Trong học tập, học sinh ca ngợi ông: Học tập không biết chán, dạy học
không biết mệt (“Học nhi bất yếm, hồi nhi bất quyện”). Tinh thần học tập của
ông rất lạc quan: ăn cơm hẩm, uống nước lã vẫn vui học. Học sinh ca ngợi ví
ông như mặt trời, mặt trăng, không có gì che lấp được.
- Phương pháp gắn học với hành: Khổng Tử yêu cầu học sinh phải vận
dụng kiến thức trong sách vở vào hoạt động xã hội. Ông khẳng định rằng “học
thuộc 300 thiên kinh thi, giao cho việc hành chính không làm được, giao cho
việc đi sứ mà không đối đáp được, học nhiều như vậy cũng chẳng có ích gì”.
Ông yêu cầu rất chặt chẽ là học phải gắn với hành. Mục đích của Khổng Tử
khi dạy là giúp học trò vận dụng những hiểu biết để vận dụng trong cuộc sống,
trở thành người quân tử, người quản lý xã hội. Ông cho rằng kết quả của việc
học phải được thể hiện qua hành động của họ. Cách giáo dục của ông phối hợp
giữa lý thuyết với thực hành "Học nhi thời tập chi" (Học lý thuyết mà luôn
thực nghiệm, tập lại như chim non tập bay". Ông muốn mở mang con người
toàn diện, thực hiện một nhân cách đầy đủ, cho nên trong cái lục nghệ giáo
dục, trừ Lễ, Nhạc ra còn cả phần vận động sinh hoạt như Sạ (tập bắn), Ngự
(cởi ngựa), Thư (học viết, vẽ) và Số (học tính toán)...
- Phát huy trí lực độc lập suy nghĩ: Dù là cách đây hơn 2000 năm nhưng
Khổng Tử đã gợi mở ra phương pháp giáo dục và dạy học phải giúp cho học
sinh suy nghĩ và biến sự suy nghĩ ấy thành nhu cầu bồi dưỡng thêm kiên thức
của mình. Ông nói với học sinh: “Nếu không hỏi làm thế nào, làm thế nào thì
ta cũng chẳng biết làm thế nào”. Và ông khẳng định ” Nếu không tức giận vì

muốn biết thì không chỉ dẫn cho, nếu không bực mình vì muốn hiểu thì không


Tiểu luận môn: Triết học

giảng giải cho. Một vật có bốn góc đã chỉ cho một góc mà không suy ra được
ba góc kia thì không dạy nữa”. Ông đặc biệt chú ý gợi mở trí phán đoán độc
lập của học trò, không nhồi nhét, áp đặt. Ông chủ trương: "nếu học trò chưa
khao khát muốn biết, chưa hổ thẹn vì không biết thì ông chưa dạy. Phương
pháp này được ông thể hiện bằng cách: Thường nêu ra những câu hỏi gợi mở
để giúp học sinh nắm bắt được đầu mối của vấn đề, từ đó kích thích sự ham
hiểu biết đến cao độ, khi đó mới giảng dạy. Yêu cầu học sinh kết hợp giữa học
và suy nghĩ, phải chủ động suy nghĩ, hỏi thật nhiều.
- Phương pháp cá biệt hoá trong dạy học: Điều đó có nghĩa là giảng dạy
làm sao phải phù hợp với tâm lý, với việc phát triển tâm sinh lý, với từng đặc
điểm cá biệt của học sinh. Khổng Tử dạy những lớp rất đông học sinh, nhiều
trình độ và lứa tuổi khác nhau nhưng nhờ gần gũi với học sinh nên ông hiểu
được những nét tính cách, đặc điểm của từng người. Vì vậy, tuy cùng một vấn
đề nhưng ông căn cứ vào đặc điểm cá nhân mà trả lời mỗi người một cách
khác nhau. Ví dụ Nhiễm Hữu hỏi: “Nghe điều phải có làm ngay không thầy?”,
Khổng Tử trả lời: “Sao lại không làm ngay?”. Nhưng Tử Lỗ cũng hỏi câu ấy
thì ông trả lời: “Nhà có cha, có anh, tại sao nghe điều phải lại phải làm ngay?”.
Lý do là bởi vì Nhiễm Hữu tính khí rụt rè, nhút nhát gặp điều gì cũng phải suy
nghĩ, tư lự, không kiên quyết nên Khổng Tử thúc đẩy lên. Còn Tử Lỗ tính hiếu
thắng, bộp chộp, quá cẩu thả, manh động nên ông phải kìm lại, yêu cầu về hỏi
cha, anh đã rồi hãy làm.
- Ngoài phương pháp cơ bản nêu trên, trong quá trình dạy học và giáo
dục Khổng Tử còn nói đến phương pháp ôn tập thường xuyên, ôn cái cũ để
biết cái mới (“ôn cố nhi tri tân”). Khổng Tử còn đề cập đến phương pháp học
tập kiên trì, thường xuyên, giống như người đắp núi. Ông nói giữa đất bằng cứ

một sọt, một sọt rồi một sọt…thì cũng thành, đồng thời ông còn nhấn mạnh
gắn việc học với suy nghĩ ” Học mà không suy nghĩ thì vô ích, suy nghĩ mà
không học thì mất công”.


Tiểu luận môn: Triết học

Trong lịch sử giáo dục phương Đông, Khổng Tử là người đầu tiên xây
dựng một nội dung dạy học và phương pháp dạy học tương đối hệ thống, nhiều
điều tiến bộ, đến nay vẫn còn giá trị. Tư tưởng của Khổng Tử là nền tảng cho
các thế hệ học trò của ông kế thừa, phát triển để tạo nên một Nho giáo đồ sộ
chi phối gần như toàn bộ nền giáo dục phương Đông. Bên cạnh đó việc thành
lập tư học cũng là một cuộc cách mạng lớn trong giáo dục, lần đầu tiên đưa
giáo dục đến cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ những đóng góp to lớn đó Ông
được tôn vinh là ông tổ của nền giáo dục phương Đông - Việt Nam là một
trong những nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo nên chúng ta có thể tiếp thu
và vận dụng những quan niệm trong triết học lý giáo dục của Khổng Tử vào
công tác giáo dục ở Việt Nam đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn vào chiều dài của lịch sử dân tộc chúng ta có thể thấy rõ rằng:
Không chỉ trong giai đoạn hiện nay vị trí tầm quan trọng của giáo dục mới
được khẳng định mà tư tưởng này trải qua từng thời kỳ lịch sử đă được một
dân tộc có truyền thống hiếu học đă dày công vun trồng và củng cố. Ở mọi
thời đại giáo dục luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. Năm 1075 Lư
Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên tuyển nhân tài, “Năm 1086 thi lấy người có
văn học trong nước sung làm quan Hàn lâm viện”. Từ đó đến các triều đại tiếp
theo Nhà Trần, nhà Hồ, nhà Lê, nhà Nguyễn...các khoa thi lần lượt được mở ra
để tuyển dụng người tài, người có trí tuệ phục vụ cho nhân dân cho đất nước.
Và Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước Việt Nam nơi vinh danh
của những người thi cử đỗ đạt có đức có tài, đó là một minh chứng sống cho
việc luôn luôn coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu của dân tộc ta.

Trong thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta nhận thức rất rõ vai trò của
giáo dục tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khóa 8 Nhà nước ta đã ban
hành Nghị quyết về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ đến năm 2010. Nhờ đó, nền giáo dục Việt Nam đã đạt được
những thành tựu rất quan trọng về phát triển quy mô, số lượng, cơ bản chuyển


Tiểu luận môn: Triết học

từ một nền giáo dục với thiểu số người đi học, sang một nền giáo dục đại
chúng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, giáo dục Việt Nam đang bộc lộ
những bất cập, hạn chế và yếu kém. Đó là, chất lượng giáo dục còn thấp, chưa
đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, hiệu quả giáo dục chưa cao, nội dung
chương trình giáo dAục xa rời thực tiễn, các phương pháp dạy và học, kiểm
tra, đánh giá còn lạc hậu và chậm đổi mới. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý
trong ngành cũng chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng
Muốn đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, quan trọng
hơn cả là phải đổi mới về tư duy, nhận thức về giáo dục đào tạo. Cần nhận
thức rõ: đổi mới phải theo hướng xây dựng một nền giáo dục mở và một xã hội
học tập, thực hiện học suốt đời gắn với phát triển giáo dục điện tử. Điều cơ bản
là phải chuyển từ việc dạy học và đào tạo theo kiểu học thuộc một chiều,
truyền đạt là chính hiện nay sang dạy và giúp học sinh, sinh viên chủ động,
tích cực sáng tạo, tập trung phát triển các năng lực: "Bàn về đổi mới giáo dục
không thể không bàn đến cách nhìn về thời đại phát triển, đòi hỏi chúng ta phải
thay đổi tư duy, đòi hỏi không chỉ cải cách một vài biện pháp. Đây hằn hoi là
chúng ta đang tư duy về một nền giáo dục có vấn đề, vì hệ thống giáo dục của
chúng ta được thiết kế theo nguyên tắc quan trọng nhất là đầu vào, thế thì đến
thời đại chúng ta hội nhập, chuyển sang công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đòi hỏi sản phẩm giáo dục không chỉ biết chữ mà còn phải có định hướng
nghề nghiệp để sản phẩm ra là dùng được, có chất lượng".

Đứng trước thực trạng trên của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng
tôi thiết nghĩ: ngày nay, gạt bỏ những yếu tố duy tâm và tư tưởng phong kiến
trong quan điểm của Khổng Tử, thì chúng ta dễ nhận thấy rằng tư tưởng giáo
dục của Khổng Tử và cách lập giáo theo quan điểm của ông vẫn vẹn nguyên
giá trị đối với đường lối và tư duy giáo dục hiện đại, vì vậy cần học tập tư
tưởng Khổng Tử để nâng cao hiệu quả giáo dục trong công tác dạy và học hiện


Tiểu luận môn: Triết học

nay. Từ việc đúc kết những quan điểm giáo dục của Khổng Tử tôi xin rút ra
một số vấn đề đối với công tác dạy và học hiện nay như sau hiện nay như sau:
Đối với người giáo viên: Trước hết, người giáo viên phải có kiến thức
chuyên môn vững vàng uyên bác đồng thời phải có tấm lòng say mê thực sự
đối với công việc dạy học, phải có phương pháp, có nghệ thuật truyền thụ khoa
học, hấp dẫn, hiểu được tâm lí tiếp nhận của người học. Bên cạnh đó còn phải
là người có đạo đức trong sáng mẫu mực, có tình thương và trách nhiệm là tấm
gương sáng để học sinh noi theo.
Về phương pháp giảng dạy nên chú ý một số nội dung sau:
- Trước hết cần quan niệm việc DẠY CÁCH HỌC, HỌC CÁCH HỌC để tạo
thói quen, niềm say mê và khả năng học suốt đời là tiêu chí bao quát nhất của
việc dạy và học. Mọi phương pháp dạy, phương pháp học, nội dung cần dạy,
nội dung cần học đều phải xuất phát từ đó. Chẳng hạn, trong chương trình đào
tạo phải chú trọng kiến thức nền tảng chứ không phải kiến thức về một quy
trình cụ thể, vì kiến thức nền tảng tạo cho người học một cái nền vững chắc để
tiếp tục học tập những thứ cụ thể khác. Cũng vậy, kỹ năng cơ bản là công cụ
suốt đời (chẳng hạn, kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng cơ bản về một ngoại ngữ quan
trọng…chứ không phải kỹ năng sử dụng một cái máy cụ thể, kỹ năng thao tác
một quy trình cụ thể). Trong từng lĩnh vực, từng môn học có mênh mông các
nội dung, các vấn đề để học, người giảng viên phải biết chọn nội dung gì, vấn

đề gì mà khi học thì học viên được rèn luyện năng lực tư duy cao cấp, được
học cách học tốt nhất. Ngoài ra, bằng cách khêu gợi sự tò mò, bằng cách tạo sự
hấp dẫn của tri thức và bằng tấm gương học tập của mình, giảng viên cố gắng
tạo nên niềm say mê học tập cho học viên.
+ Thứ hai, cần phát huy vai trò chủ thể học sinh, đánh thức tiềm năng
nghĩ và sáng tạo ở học sinh. Dạy cho học sinh biết cách tiếp cận chứ không
phải là rót kiến thức đơn thuần. Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ
động của người học; tính CHỦ ĐỘNG CỦA NGƯỜI HỌC là tiêu chí về phẩm


Tiểu luận môn: Triết học

chất quan trọng cần tập trung phát huy khi dạy và học. Trong những năm gần
đây các nhà sư phạm trên thế giới và ở nước ta thường bàn đến các quan điểm
sư phạm. các cách tiếp cận trong việc dạy và học. Cách tiếp cận lấy người học
làm trung tâm hoặc hướng vào người học được nhiều người tán thưởng. Vì
thực chất ,khi nói đến quan điểm lấy người học làm trung tâm nguyên tắc quan
trọng nhất là phát huy tính chủ động của người học;
+ Thứ ba, để quá trình dạy – học đạt được kết quả tốt cần có phương
pháp dạy học phù hợp đối tượng, chú ý đến năng lực sở thích, khí chất riêng
của từng học trò để có những biện pháp tác động thích hợp;
+ Thứ tư, dạy kiến thức mới trên cơ sở tái hiện kiến thức cũ (ôn cố tri
tân) Phương pháp học này đối với bộ môn nào cũng có ý nghĩa to lớn - Cổ
nhân cũng đã từng dạy “Văn ôn võ luyện”. Đó phải là sự kết hợp tốt nhất của
cái mới từ cái cũ. Vì vậy dạy không chỉ dạy theo kiểu rót kiến thức cho học
sinh mà phải trên cơ sở những kiến thức đã học của học sinh để giúp các em
phát hiện cái mới thông qua các hoạt động tái hiện, tưởng tượng, liên tưởng,
sáng tạo, tái sáng tạo…Chính vì vậy giáo viên phải chú ý rèn luyện sự tích luỹ
kiến thức cho các em từ kiến thức đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, coi
trọng phương pháp rèn luyện theo mẫu để từng bước giúp học sinh phá mẫu.

Nếu không tuân thủ nguyên tắc này giáo viên dễ sa vào lối dạy kiểu nhồi nhét
(cứ đến lúc thi mới vội vàng rót kiến thức ) như vậy sẽ dục tốc bất đạt. Mà ta
cũng đã biết quá trình dạy học đòi hỏi cả một quá trình khổ luyện thành tài chứ
không phải là công việc ngày một ngày hai;
+ Thứ năm, chú trọng kết hợp hài hoà kiến thức lí thuyết và thực hành.
Học đem lại sự hiểu biết, đem lại vốn kiến thức cho mỗi người. Con người có
học là con người biết suy nghĩ, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện,
vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Sự kết hợp giữa học
và hành là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhằm hiểu rõ, nắm vững
những vấn đề mà lý thuyết đã đề cập để có thể vận dụng chúng một cách
nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Thực tế cho thấy, trong tất cả
các cấp học ngày nay phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng.


Tiểu luận môn: Triết học

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở…Phải
được áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất,
tinh thần phục vụ con người.
Bên cạnh đó giáo viên phải biết kết hợp sử dụng các phương pháp như:
phương pháp phát vấn, đàm thoại; phương pháp làm việc theo nhóm phát huy
tính tập thể; hoặc tổ chức học ngoại khoá cho học sinh…; Đồng thời áp dụng
đa dạng các phương tiện dạy học để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy học;
dùng thiết bị dạy học hiện đại để có thể đưa âm nhạc, hình ảnh, hội hoạ , và
nhiều nghành nghệ thật khác giúp học sinh thu kiến thức một cách tốt nhất.
Đánh thức rung động, cảm xúc, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức phải chú trọng đến việc rèn luyện kỹ
năng; Trước tiên là chăm rèn luyên theo mẫu rồi từng bước sáng tạo phá mẫu;
+ Thêm vào đó người học phải chăm chỉ ôn tập, rèn luyện tích luỹ kiến

thức từ thấp đến cao. Cần phát huy tính tích cực chủ động trong học tập. Nâng
cao năng lực tự học tự rèn luyện, kết hợp học đi đôi với hành;
+ Để dạt được hiệu quả tốt nhất trong học tập, người học phải có lòng
vui say học hay nói đúng hơn là phải yêu môn học. Khổng Tử cũng đã dạy: “
Tri chi giả bất như hiếu chi giả,hiếu chi giả bất như nhạo chi giả” (biết mà
học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học).


Tiểu luận môn: Triết học

C. KẾT LUẬN
Khổng Tử là nhà giáo dục vĩ đại, tư tưởng giáo dục của ông không
những có tác dụng to lớn đối với lịch sử mà cho đến ngày nay vẫn tỏa sáng.
Chính từ cuộc đời gương mẫu và đầy trách nhiệm với đời, với người của ông,
nhất là cách dạy chữ gắn với dạy người, Khổng Tử đã từng đào tạo được hàng
ngàn trò giỏi nổi tiếng trong lịch sử. Một đời Khổng Tử đề cao việc học và
chính ông cũng là tấm gương học tập không mệt mỏi. Ông là một người thầy
vĩ đại, một nhà sư phạm có đóng góp lớn lao không chỉ cho thời đại của ông
mà cho đến bây giờ những tư tưởng giáo dục của ông vẫn luôn được nghiên
cứu và vận dụng. Chúng ta tin rằng, không phải chỉ trong chế độ phong kiến
mà cả trong hiện tại và tương lai, những quan điểm tiến bộ trong quan điểm
của Khổng Tử vẫn được nghiên cứu, khẳng định và vận dụng cho sự nghiệp
giáo dục, đào tạo của nhân loại.



×