Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đáp án đề thi Lịch sử THPT Quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.71 KB, 6 trang )

Đáp án

Điểm

I.Phần dành cho tất cả thí sinh(7.0đ)
Câu 1

Trình bày phong trào dân tộc dân chủ công khai của tư sản và tiểu tư sản
nước ta từ năm1919 đến năm 1925. Từ đó, hãy nêu ý nghĩa của cuộc vận
động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” hiện nay.

2.0

*Hoạt động của tư sản Việt Nam:
Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt. Đấu
tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa
gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.

0.25

-

Tư sản lớn ở Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan
Long…thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng
khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với
chúng.

0.25

-


Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết ”quân 0.25
chủ lập hiến ”, nhóm Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao
”trực trị ”.

-

-

Câu 2

-

*Tiểu tư sản
Đấu tranh sôi nổi với các hoạt động như ra các tờ báo như “ Người
nhà quê,chuông rè..” với các nhà xuất bản như “ Nam đồng thư xã”…
Các hoạt động đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan châu Trinh

0.75

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là
một cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn, thể hiện tấm lòng yêu
nước, ý chí tự lực tự cường, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

0.5

Phân tích sự kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để
kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
Việt Nam (1945-1954).

3.0


Để làm thất bại kế hoạch quân sự Nava, Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (9-1953), chủ trương mở cuộc tiến
công chiến lược đông – xuân 1953-1954, đánh vào những nơi có
tầm quan trọng về chiến lược nhưng địch tương đối yếu, buộc địch

0.75


phải phân tán lực lượng đối phó với ta, tạo điều kiện để ta tiêu diệt
thêm một bộ phận quan trong sinh lực địch, giải phóng đất, giải
phóng dân.
- Đồng thời với tiến công quân sự, Đảng và Chính phủ chủ
trương đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải
quyết cuộc chiến tranh Đông Dương bằng con đường hoà bình. Tháng
11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút
ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình
chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết các vấn đề Việt
Nam theo lối hoà bình thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà sẵn sàng tiếp ý muốn đó”.

0.75

-

Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 làm cho kế hoạch 0.75
Na không thể thực hiện được theo dự kiến. Hội nghị ngoại trưỏng bốn
nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp tại Béclin (1-1954) thoả thuận sẽ
triệụ tập một hội nghị quốc tế tại Giơnevơ để giải quyết vấn đề Triều
Tiên và lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tuy nhiên, Pháp nuôi hi vọng

kết thúc chiến tranh trên thế mạnh, nên tăng cường xây dựng Điện
Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Bộ
Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trung ương Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch
lịch sử của quân đội ta, ta đánh thắng chiến dịch này có ý nghĩa quân
sự và chính trị quan trọng”.

-

Ngày 7-5-1954, quân đội và nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn
toàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giáng đòn quyết định vào ý chí
xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến
tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại
Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (từ ngày 8-5-1954 đến 21-71954), kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.

0.75


Những thắng lợi lịch sử tiêu
biểu của cách mạng Việt
Nam từ năm 1930
Câu 3



đến nay là do nguyên nhân
cơ bản nào? Thực tế đó đã để
lại bài học kinh
nghiệm gì cho công cuộc xây
dựng đất nước và bảo vệ độc

lập chủ quyền
hiện nay?
-

-

Thắng lợi đó do nhiều nguyên nhân, cơ bản nhất là:
0.5
Nhân dân ta đoàn kết một lòng, giàu lòng yêu nước, lao động cần
cù,sáng tạo, chiến đấu kiên cường, dũng cảm vì độc lập tự do. Truyền
thống đó của dân tộc đợc phát huy cao độ trong thời kỳ cách mạng do
Đảng lãnh đạo.

Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, là đội
tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân
tộc, là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, của
nhân dân lao động, của dân tộc.

0.5


Thực tế cách mạng nớc ta từ năm 1930 đã để lại cho Đảng và nhân
dân ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu:
- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một bài
học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong
nướcvới sức mạnh quốc tế.
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng

lợi của cách mạng Việt Nam.
- Không ngừng củng cố, tăng cờng đoàn kết: Đoàn kết toàn Đảng,
đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.

0.25
0.25
0.25
0.25

II. Phần riêng: Thí sinh chỉ được chọn một trong 2 câu
4a

Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và nội dung chính của
Hiệp ước Bali (1976). Theo em để trở thành một cộng đồng, các nước
ASEAN cần làm gì?

3.0

a. Hoàn cảnh
- Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập, cần hợp tác để phát triển

0.25

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất
là khi Mĩ đang sa lầy trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương

0.25

- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực ngày càng nhiều, sự thành
công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á

liên kết với nhau

0.25


b. Nội dung Hiệp ước Bali (tháng 2-1976)
- Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

0.25

- không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

0.25

- không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau

0.25

- giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

0.25

- hợp tác và phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã
hội
0.25
c. Để trở thành cộng đồngASEAN
- Hiện nay ASEAN có 11 quốc gia thì có 10 nước đã gia nhập ASEAN, (trừ
ĐôngTimo là quan sát viên).
- Tháng 11-2007, các nước ASEAN đã kí bản Hiến chương ASEAN
nhằm xây dựng ASEAN thành một công đồng vững mạnh.

- Để đạt được điều này ASEAN phải có một môi trường hòa bình, ổn
định, đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, rút ngắn khoảng
cách về kinh tế giữa các nước trong khu vực,...
4b

Tại sao hai siêu cường Xô - Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa các nước Đông Dương và tổ chức
ASEAN có gì thay đổi ?

3.0

* Nguyên nhân: Tháng 12.1989, M.Goócbachốp và G.Busơ (cha) đã
chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, đó là do:

0.25

- Cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập kỉ đã
0,5
làm cho cả hai nước quá tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so
với các cường quốc khác.
- Sự vươn lên mạnh mẽ của Đức, Nhật Bản và Tây Âu… đã đặt ra nhiều
khó khăn và thách thức to lớn. Các nước này đã trở thành những đối thủ
đáng gờm của Mĩ.

0.5


- Cả Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát ra khỏi thế đối đầu để ổn định và
củng cố vị thế của mình.
0.25


* Quan hệ các nước Đông Dương và ASEAN:
- Chiến tranh lạnh chấm dứt và Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các
giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông
Dương được cải thiện. 0.5
- Từ nửa sau thập niên 90, ASEAN mở rộng hợp tác khu vực: 1995 Việt
Nam trở thành viên thứ bảy; 1997: Lào và Mianma gia nhập ASEAN;
1999 kết nạp Campuchia. 0.5
- Tháng 11.2007, các nước thành viên đã ký bản Hiến chương ASEAN
nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh về kinh tế, an
ninh và văn hóa. 0.5



×