Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

TÀI LIỆU LỊCH SỬ LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.32 KB, 52 trang )

LỊCH SỬ LỚP 12
LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945 - 2000)
Chương I
BÀI 1. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ HAI (1945-1949)
I. Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc:
- Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, đặt ra nhiều vấn đề cấp bách đối với
các nước Đồng minh:
+ Nhanh chóng đánh bại Phát xít.
+ Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
+ Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- Diễn biến: Từ 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự
tham gia của 3 nguyên thủ quốc gia Xtalin (Liên Xô), Rudơven (Mỹ), Sớcsin (Anh).
- Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:
+ Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
+ Thành lập Liên hợp quốc.
+ Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á.
-Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã
trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta" do
Mĩ và Liên xô đứng đầu mỗi cực.
II. Sự thành lập Liên hợp quốc:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại San Francisco(Mỹ), thông qua Hiến
chương thành lập LHQ.
- Ngày 24/10/1945, Hiến chương có hiệu lực.
2. Mục đích:
− Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
− Phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc
bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động:
− Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.


− Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
− Không can thiệp vào nội bộ các nước.
− Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
− Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung
Quốc.
4. Các cơ quan chính:
− Đại hội đồng: Gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần.
− Hội đồng bảo an: Là cơ quan trọng yếu hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh
thế giới, hoạt động theo nguyên tắc nhất trí cao của 5 ủy viên thường
trực là LX (nay là LB Nga), Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc.
- Ban thư ký: Là cơ quan hành chính, đứng đầu là Tổng thư ký có nhiệm kỳ 5 nă
- Tổ chức chuyên môn: có hàng trăm tổ chức chuyên môn khác như Hội đồng kinh tế và xã
hội, Tòa án quốc tế, Hội đồng quản thác,…
5. Vai trò: - Là diễn đàn quốc tế, vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an
ninh thế giới.
..........................................................................................................................................................
1


- Giữ vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp và xung đột khu vực.
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế , giúp đỡ các dân tộc về
kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo…
- Chống chủ nghiã thực dân và chế độ phân biệt chủng tộc.
6. Hiện nay: - Liên hiệp quốc có 192 thành viên (2006).
- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc tháng 9/1977.
- 16/10/2007, Đại hội đồng bầu VN làm Ủy viên không thường trực Hội đồng
Bảo an nhiệm kì 2008-2009.
*******

Chương II

BÀI 2. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 - 1991). LIÊN BANG NGA
(1991 - 2000)
I. LIÊN XÔ TỪ 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70
1.Bối cảnh lịch sử:
- Bị tổn thất nặng do Chiến tranh thế giới thứ hai: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố,
7 vạn làng mạc bị thiêu
hủy, 32 ngàn xí nghiệp bị tàn phá…
- Các nước đế quốc, đứng đầu là Mĩ tiến hành bao vây kinh tế, cô lập chính trị, chạy đua vũ
trang, chuẩn bị chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các
nước XHCN.
- Liên Xô phải tự lực tự cường khôi phục kinh tế, củng cố quốc phòng.
2.Thành tựu :
- Kinh tê:
+ Hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng.
+ Năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%.
+ Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn xây dựng cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH.
+ Giữa những năm 1970, là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong
công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…). Sản lượng nông nghiệp tăng trung
bình hàng năm 16%.
- Khoa học - kỹ thuật:
+ Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử  phá vỡ thế độc quyền nguyên tử
của Mỹ.
+ Năm 1957, phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất.
+ Năm 1961, phóng tàu vũ trụ Phương Đông, đưa nhà du hành Gagarin bay vòng
quanh Trái đất  mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài ngoài.
- Chính trị-xh: tương đối ổn định, tỉ lệ công nhân chiếm 55% số người lao động
trong nước, trình độ học vấn của người dân được nâng cao (3/4 số dân có trình độ
trung học và đại học).
- Đối ngoại: là chỗ dựa cho hoà bình và phong trào cách mạng thế giới, giúp đỡ các
nước xã hội chủ nghĩa.

3.Ý nghĩa:
-Thể hiện tính ưu việt của CNXH trên các lĩnh vực: xây dựng kinh tế, củng cố quốc phòng,
nâng cao đời sống nhân dân.
-Làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ và đồng minh của Mĩ.
II. LIÊN BANG NGA TỪ 1991 - 2000:
..........................................................................................................................................................
2


Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
- Về kinh tế:
+ 1990 - 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm.
+ 1996 - 2000, bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là -3,6%, năm 2000 là 9%).
- Về chính trị :
+ Tháng 12/ /1993, Hến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng
thống Liên bang.
+ Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng
phái và xung đột sắc tộc, nổi bật là phong trào ly khai ở Tréc-xni-a.
- Về đối ngoại:
+ Một mặt thân phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với
châu Á.
Từ năm 2000, tình hình nước Nga có nhiều chuyển biến: kinh tế dần hồi phục và phát
triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, nước Nga vẫn phải
đương đầu với nhiều thách thức: khủng bố, li khai, việc khôi phục và giữ vững vị thế cường
quốc Á - Âu …
********

Chương III . CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LA TINH (1945 - 2000)
BÀI 3. CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
I. Nét chính về khu vực Đông Bắc Á

- Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới. Trước CTTG II đều bị thực dân nô dịch
(trừ Nhật Bản).
- Sau 1945, có nhiều biến chuyển:
+ Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước CHND Trung Hoa ra đời.
+ Cuối thập niên 90, Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về với Trung Quốc (trừ Đài
Loan).
+ Năm 1948, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38: Đại
Hàn dân quốc ở phía Nam
và CHDCNH Triều Tiên ở phía Bắc. Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953), vĩ
tuyến 38 vẫn là ranh giới
phân chia hai nhà nước trên bán đảo.
+ Từ nửa sau thế kỷ XX, tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân
được cải thiện:
* Trong“bốn con rồng châu Á” thì Đông Bắc Á có đến ba (Hàn Quốc, Hồng
Kông, Đài Loan).
* Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
* Trung Quốc cuối những năm 70 của TK XX có sự tăng trưởng nhanh và cao
nhất thế giới.
II. Trung Quốc:
1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa .
- Ngày 01/10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập.
- Ý nghĩa : + Trong nước:
* Cuộc CM dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và
thống trị của đ/q, tư sản, xóa bỏ tàn dư PK.
..........................................................................................................................................................
3


* Mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên CNXH.
+ Thế giới:

* Góp phần vào việc hình thành hệ thống XHCN thế giới,
* Có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc thế giới và Đông Nam Á.
2. Công cuộc cải cách - mở cửa (1978 - 2000):
Tháng 12/1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra đường lối cải cách kinh tế xã hội do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đến Đại hội XIII (10/1987), được nâng lên thành
Đường lối chung của Đảng.
- Nội dung cơ bản: lấy phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, tiến hành cải cách và mở
cửa, chuyển từ kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN, nhằm hiện đại hóa và xây dựng
CNXH mang đặc sắc Trung
Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Thành tựu: Từ 1979 - 1998, TQ đạt:
+ Kinh tế tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%. Năm 2000, GDP đạt qua ngưỡng cửa
1080 tỉ USD, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
+ Nền khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm
1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003, phóng thành công tàu “Thần Châu
5” đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ).
* Về đối ngoại:
- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam …
- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các
vụ tranh chấp quốc tế. Vai trò và vị trí của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.
- Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).
*******

BÀI 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐÔ
I. Sự hình thành các quốc gia độc lập ở ĐÔNG NAM Á sau chiến tranh thế giới thứ II
1. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập
 Biến đổi thứ nhất: Trước Thế chiến II, các nước ĐNÁ đều là thuộc địa hoặc nửa thuộc
địa và là thị trường của các
nước tư bản phương Tây, đời sống nhân dân cơ cực. Từ sau Thế chiến II đến nay, hầu hết

các nước Đông Nam Á đều
đã giành được độc lập, xây dựng đất nước theo các mô hình kinh tế, xã hội khác nhau.
Tên quốc gia
Indonesia (Inđônêxia)
Việt Nam
Laos (Lào)
Philippines (Philíppin)
Mianmar (Mianma)
Cambodia (Campuchia)
Malaysia (Malayxia)
Singapore (Xingapo)
Brunei (Brunâây)

Thủ đô
Jakarta (Giacácta)
Hà Nội
Vientian (Viêng Chăn)
Manila (Manila)
Yangon (Rangun)
Phnômpênh (Nông Pênh)
Kuala Lumpur (Cuala Lumpua)
Singapore city (Xingapo xiti)
Banda Seri Begawan (Banđa S.B)

Ngày độclập
17/08/1945
02/091945
12/10/1945
04/07/1946
04/01/1948.

09/11/1953
31/081957
03/061959
01/01/1984

..........................................................................................................................................................
4


Timor-Leste (Đông Timo)
Dili (Đili)
20/05/2002.
Thailand (Thái Lan)
Bangkok (Băng Cốc)
 Biến đổi thứ hai: Sau khi giành độc lập, các nước ĐNÁ đã củng cố nền độc lập, ra sức
xây dựng nền kinh tế - xã hội
và đạt nhiều thành tựu to lớn, trở thành con rồng châu Á như Xingapo (nước có nền kinh tế
phát triển nhất ở khu vực
ĐNÁ & được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới ), hoặc bước vào ngưỡng cửa
các nước công nghiệp mới
như Malaysia, Thái Lan … Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ĐNÁ được nâng
cao.
 Biến đổi thứ ba: Cho đến tháng 4/1999, các nước ĐNÁ đều gia nhập vào ASEAN, tổ
chức liên minh chính trị kinh tế của khu vực Đông Nam Á, nhằm xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp
tác, giúp đỡ nhau cùng phát
triển..
2. Lào (1945 - 1975)
a. 1945 - 1954 (chống Pháp):
- Ngày 12/10/1945, nhân dân thủ đô Viêng - chăn khởi nghĩa thắng lợi, tuyên bố Lào là
vương quốc độc lập.

- Tháng 3/1946 Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào đã cầm súng bảo vệ nền độc lập. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương và sự giúp đỡ của
quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Pháp ở Lào ngày càng phát triển, lực
lượng cách mạng trưởng
thành.
Từ 1953 - 1954, liên quân Lào - Việt phối hợp mở các chiến dịch Trung, Thượng và Hạ
Lào …, giành các thắng
lợi lớn, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ (Việt Nam), buộc Pháp ký Hiệp định Giơ-nevơ (20/7/1954) thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, công nhận địa vị
hợp pháp của các lực lượng kháng chiến Lào.
b. 1954 - 1975 (chống Mỹ):
- Năm 1954, Mỹ xâm lược Lào. Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo cuộc kháng chiến
chống Mỹ dân Lào đánh bại các chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt
tăng cường” của Mỹ
- Tháng 02/1973, các bên ở Lào ký Hiệp định Vientian Viên chăng) lập lại hòa bình, thực hiện
hòa hợp dân tộc ở Lào.
- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam 1975 tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Lào
nổi dậy giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/12/1975 nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào chính thức thành lập. Lào bước vào TK xây dựng đất nước và phát
triển KT-XH.
3. Campuchia
a. 1945 - 1954 (chống Pháp):
- Tháng 10/1945, Pháp trở lại xâm lược Campuchia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương (từ
1951 là Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia), nhân dân Campuchia tiến hành
kháng chiến chống Pháp.
- Ngày 9/11/1953, do sự vận động ngoại giao của vua Xihanuc, Pháp ký Hiệp ước
"trao trả độc lập cho Camp"
..........................................................................................................................................................
5



nhưng vẫn chiếm đóng.
- Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Campuchia.
b. Từ1954 - 1975 :
- 1954 - 1970: Chính phủ Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập để xây dựng
đất nước.
- 1970 - 1975 (chống Mỹ):
+ Ngày 18/3/1970, tay sai Mỹ đảo chính lật đổ Sihanouk. Cuộc kháng chiến chống
Mỹ và tay sai của nhân dân Campuchia, với sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt
Nam đã phát triển nhanh chóng.
+ Ngày 17/4/1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
c. 1975 - 1979:
- Nội chiên chống Khơme đỏ - Tập đoàn Khơ-mer đỏ do Pôn Pốt cầm đầu đã phản
bội cách mạng, thi hành
chính sách diệt chủng và gây chiến tranh biên giới Tây Nam Việt Nam.
- Ngày 3/12/1978, Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập, được sự giúp đỡ
của quân tình nguyện Việt
Nam, lãnh đạo quân dân Campuchia nổi dậy ở nhiều nơi.
- Ngày 7/1/1979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, Campuchia bước vào thời kỳ hồi
sinh, xây dựng lại đất nước.
d. 1979 đên nay:
- Từ 1979, nội chiến tiếp tục diễn ra, kéo dài hơn 10 năm với sự giúp đỡ của quân tình
nguyện Việt Nam, tập đoàn
Khơmer đỏ đã bị thất bại.
- Ngày 23/10/1991, Hiệp định hòa bình về Camp được ký kết. Sau cuộc tổng tuyển
cử tháng 9/1993, Quốc hội

mới đã thông qua Hiến pháp, thành lập Vương quốc Campuchia do Sihanouk làm
quốc vương. Campuchia
bước sang thời kỳ phát triển đất nước.
4. Qúa trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á.
* Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN:
Tiêu
chí
Thời
gian
Mục
tiêu
Nội
dung

Thành

Chiến lược kinh tế hướng nội

Chiến lược kinh tế hướng ngoại

1950 - 1960 của thế kỉ XX

Những năm 60 - 70 trở đi của thế kỉ XX

- Nhằm xóa bỏ nghèo nàn, lạc
hậu,
- Xây dựng nền kinh tế tự chủ
- Đẩy mạnh phát triển công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
nội địa thay thế hàng nhập

khẩu….
- Lấy thị trường trong nước làm
chỗ dựa để phát triển sản xuất
- Thực hiện chiến lược công

- Thực hiện công nghiệp hóa , lấy xuất
khẩu làm chủ đạo
- Thực hiện “mở cửa” nền kinh tế,
- Thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của
nước ngoài,
- Tập trung sản xuất hàng xuất khẩu,
- Phát triển ngoại thương.
- Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế

..........................................................................................................................................................
6


tựu

nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
quốc dân đã
- Đáp ứng nhu cầu của nhân dân
lớn hơn nông nghiệp.
- Phát triển một số ngành chế - Mậu dịch, đối ngoại tăng trưởng nhanh
biến, chế tạo
- (VD: + 1980, tổng kim ngạch xuất
- Giải quyết được nạn thất nghiệp
khẩu đạt 130 tỉ USD,.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế

khá cao: Thái Lan 7% (1985 – 1995),
Singapore 12% (1968 – 1973)…
Hạn
-Thiếu vốn, nguyên liệu, công - Phụ thuộc vốn, thị trường bên ngoài
chê
nghệ
quá lớn.
-Chi phí cao dẫn tới thua lỗ
- Đầu tư bất hợp lý…
-Tệ nạn tham nhũng, quan liêu
phát triển
- Đời sống người dân còn khó
khăn, chưa giải quyết được vấn đề
tăng trưởng với công bằng xã hội..
5. Sự ra đời và phát triển cùa tổ chức ASEAN
a. Sự thành lập:
* Nguyên nhân:
- Do các tổ chức khu vực quốc tế hoạt động có hiệu quả ( như Cộng đồng châu Âu).
- Các nước trong khu vực Đông Nam Á giành được độc lập cần có sự hợp tác với
nhau để cùng phát triển,
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc thế giới, nhất là cuộc chiến tranh xâm lược
VN của Mĩ.
* Sự thành lập:
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng
Cốc (Thái Lan), gồm 5
nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Philipin và Thái Lan. Trụ sở đặt ở Giacácta
(Indonesia).
- Hiện nay ASEAN có 10 nước: Brunei (1984), Việt Nam (28/07/1995), Lào và
Mianma (1997), Campuchia
(1999).

b. Mục tiêu :
- Xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo
nên một cộng đồng Đông
Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực.
- Thiết lập một khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở ĐNÁ.
c. Thành tựu:
- 2/1976, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNA ( H.U Bali) nhằm xác định những
nguyên tắc cơ bản trong
quan hệ giữa các nước.
- Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa các
nước ASEAN và Đông
Dương được cải thiện.
- Mở rộng thành viên ASEAN từ 6 thành 10 : VN(1995), Lào, Mianma (1997),
Campuchia (1999).
- ASEAN đẩy mạnh hoạt động kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng 1 cộng đồng ASEAN
phát triển mạnh về kinh
..........................................................................................................................................................
7


tế, an ninh và văn hóa vào 2015.
d. Các giai đoạn:
- Giai đoạn 1967- 1975: là 1 tổ chức khu vực non yếu , chưa có vị trí trên trường
quốc tế.
- Giai đoạn 1976 - nay:
+Hội nghị cấp cao lần 1 tại Bali (1976) đã đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN
với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali), xác định
những nguyên tắc cơ bản: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
với nhau; giải quyêt các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; hợp tác phát

triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tê, văn hóa, xã hội.
+ Sau 1975, ASEAN cải thiện quan hệ với Đông Dương, Tuy nhiên, từ 1979 - 1989,
quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia. Đến 1989,
hai bên bắt đầu quá trình đối thoại, tình hình chính trị khu vực cải thiện căn bản.
Thời kỳ này kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh.
+ Sau khi phát triển thành 10 thành viên (1999), ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp
tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát
triển. Năm 1992, lập khu vực mậu dịch tự do Đông nam Á (AFTA) rồi Diễn đàn khu
vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), có sự tham gia của nhiều nước Á - Âu.
e. Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN:
- Thời cơ :
+ Nền kinh tế VN có điều kiện hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực.
+ Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển đất nước,
tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển với các
nước trong khu vực.
+ Tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về giáo dục, văn hoá... với các nước trong khu
vực.
- Thách thức:
+ Phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế.
+ Nếu không bắt kịp trình độ phát triển các nước trong khu vực thì kinh tế sẽ tụt
hậu nguy hiểm và không thể “hội nhập” mà sẽ “hoà tan" về chính trị
- văn hóa, đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.
f. Những năm 90 của TKXX trở đi, một thời kì mới mở ra cho các nước ĐNA:
- Do quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi, cuộc “chiến tranh lạnh” đã chấm dứt.
- Vấn đề Campuchia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực đã được cải
thiện rõ rết.
- ASEAN từ 5-10 nước, đối đầu khu vục không còn, các nước cùng nhau xây dựng
ĐNA thành khu vực hòa bình, ổn định, phát triển.
II. ẤN ĐỘ

1. Phong trào GPDT:
- Ấn độ là 1 nước lớn ở châu Á và đông dân thứ 2 trên thế giới (1,2 tỉ người năm
2000).
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ
phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của đảng Quốc Đại, thực dân Anh phải nhượng bộ,
trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo “phương án Mao-bát-tơn”, ngày 15/08/1947, Ấn Độ được
chia thành 2 nước tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ và Pakistan.
..........................................................................................................................................................
8


- Không thỏa mãn qui chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục
đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. 26/01/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước
cộng hòa.
2. Xây dựng đất nước (1950 - 1991)
a. Đối nội: đạt thành tựu
- Nông nghiệp: nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ giữa những năm 70,
Ấn Độ đã tự túc được
lương thực và từ 1995 là nước xuất khẩu gạo.
- Công nghiệp: sản xuất được nhiều loại máy móc như: máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu
máy xe lửa ; sử dụng
năng lượng hạt nhân ..., đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp.
- Khoa học kỹ thuật, văn hóa - giáo dục: cuộc “cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ
thành cường quốc về công
nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ (1974: chế tạo thành công
bom nguyên tử, 1975:
phóng vệ tinh nhân tạo…)
b. Đối ngoại: - Luôn thực hiện chính sách hòa bình trung lập tích cực, ủng hộ phong trào
giải phóng dân tộc thế giới.
- Ngày 07/01/1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ với Việt Nam.

*****

BÀI 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
I. Các nước Châu Phi:
- Từ những năm 50, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi phát triển mạnh
trước hết là ở Bắc Phi. Mở
đầu là Ai Cập (1952), lập ra nước Cộng hòa Ai Cập. Tiếp theo là Libi, Angiêri.
- Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc
gia giành được độc lập
như Tuynidi, Marốc, Xuđăng, Gana... .
- Năm 1960, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.
- Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăngôla và Môdămbích về cơ bản đã chấm dứt
chủ nghĩa thực dân cũ (thực
dân Bồ Đào nha) ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của nó.
- Từ năm 1980, nhân dân Rôđêdia và Tây Nam Phi đã giành thắng lợi trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa
Apacthai, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê(Zimbadwe) (1980) và
Namibia (03/1990).
- Đặc biệt: Ở Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, chế độ phân biệt
chủng tộc bị xóa bỏ. Năm
1994, ông Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Đây là thắng
lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh
dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.
II. CÁC NƯỚC MỸ LATINH
- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đều là những nước giành được độc lập từ tay Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha,,
nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mỹ.
..........................................................................................................................................................
9



- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân
Mỹ bùng nổ và phát triển.
Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô
vào tháng 1/1959.
- Do ảnh hưởng của cách mạng Cu Ba, từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống
Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ,
giành độc lập và thành lập các chính phủ mới tiến bộ đã phát triển mạnh với nhiều hình
thức: bãi công của công nhân,
nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…, biến châu lục này
thành “lục địa bùng cháy” (tiêu
biểu là Vênêxuêla, Goatêmala, Pêru, Nicaragoa, Chilê...). Kết quả chính quyền độc tài ở
nhiều nước Mĩ La Tinh bị lật
đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập.

Chương IV. MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)
BÀI 6. NƯỚC MỸ
I. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973
* Kinh tê: Sau CTTG II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh:
- Công nghiệp chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp thế giới (56,5% 1948 )
- Nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại;
- Nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới,
- Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Nguyên nhân phát triển:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú; nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng
động, sáng tạo.
- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.
- Áp dụng thành công những thành tựu KHKT để nâng cao năng suất, hạ giá thành
sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

- Sức sản xuất và cạnh tranh lớn, có hiệu quả.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có hiệu quả.
* Khoa học kỹ thuật:
- Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại
- Đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy
tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới
(nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông
nghiệp…
* Về đối ngoại: triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới
- Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN.
..........................................................................................................................................................
10


+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.
- Biện pháp thực hiện:
+ Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”.
+ Tiến hành chiến tranh xâm lược, can thiệp, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi,
tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).
+ Hoà hoãn với Trung Quốc, Liên Xô để chống lại phong trào cách mạng ở
các nước.
II. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1973 - 1991
* Kinh tế
- 1973 - 1982: khủng hoảng và suy thoái.
- Từ 1983, phục hồi và phát triển, vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế - tài chính.
* Đối ngoại
- Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Năm 1989, Mỹ cùng
Liên Xô tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh”, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.

III. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
* Về kinh tế:
- Có những đợt suy thoái ngắn, nhưng vẫn đứng đầu thế giới.
- Chiếm 25% tổng sản phẩm toàn thế giới, chi phối nhiều tổ chức quốc tế như WTO,
WB, IMF…
* Khoa học-kỹ thuật: tiếp tục phát triển, chiếm 1/3 phát minh của thế giới.
* Đối ngoại:
- Tìm cách xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ lãnh đạo.
- Vụ khủng bố ngày 11.09.2001 cho thấy nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương. Chủ
nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi về đối nội và
đối ngoại của Mỹ ở thế kỷ XXI.
*****

Bài 7. TÂY ÂU
I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950
* Về kinh tê:
- Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề.
- Nhờ tự cố gắng và Mĩ viện trợ, đến 1950, kinh tế Tây Âu phục hồi, đạt mức trước
chiến tranh.
* Đối ngoại:
- Đến 1950, cơ bản ổn định và phục hồi mọi mặt, trở thành đối trọng của khối Đông
Âu XHCN.
II. TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN NĂM 1973.
* Kinh tê:
- Phát triển nhanh chóng, đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế
– tài chính lớn của thế giới. Trình độ KHKT phát triển cao.
..........................................................................................................................................................
11



- Nguyên nhân phát triển:
+ Áp dụng thành công thành tựu KHKT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm.
+ Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế có hiệu quả.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như: viện trợ của Mỹ, nguồn nguyên liệu rẻ của
các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…
* Về đối ngoại: Một mặt vẫn liên minh chặt chẽ với Mỹ, đồng thời đa dạng hóa quan hệ
đối ngoại.
- Một số nước: ủng hộ Mĩ xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixraen chống Ả-rập, gia nhập
NATO…
- Nhiều nước dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thụy Điển, Phần Lan
III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
* Kinh tê:
- Khủng hoảng, suy thoái hoặc phát triển không ổn định.
- Chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nước công nghiệp mới.
* Đối ngoại: Căng thẳng đã dịu đi rõ rệt
- Năm 1975, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu được ký kết.
- Năm 1989, “Bức tường Berlin” bị xóa bỏ, sau đó nước Đức tái thống nhất
(10.1990)
IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
* Về kinh tê: phục hồi và phát triển trở lại, vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính
lớn nhất thế giới (chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới).
* Đối ngoại:
- Đối ngoại: mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các
nước thuộc Đông Âu và SNG.
V. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
* Nguyên nhân hình thành:
- Hợp tác để cùng nhau phát triển.
- Thoát dần ảnh hưởng và chi phối của Mỹ
* Quá trình hình thành và phát triển:

- Năm 1951, “Cộng đồng than - thép châu Âu” được thành lập với sự tham gia của 6
nước: Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.
- Năm 1957, sáu nước trên ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).
- Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)
- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.
- Năm 2007, có 27 nước thành viên.
* Mục tiêu: hợp tác liên minh về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
* Hoạt động/Thành tựu:
- Từng bước hợp nhất về chính trị - kinh tế:
..........................................................................................................................................................
12


+ Năm 1979, bầu cử Nghị viện châu Âu
+ Năm 1999, phát hành đồng tiền chung châu Âu (EURO), chính thức được sử
dụng (2002).
- Hiện nay EU là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của
thế giới.
*****

Bài 8. NHẬT BẢN
I. NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ BỊ CHIẾM ĐÓNG (1945 - 1952)
* Tình hình: CTTG thứ hai để lại những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và
mất tích), bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).
- Về kinh tế, SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.
+ Cải cách ruộng đất, địa chủ không được sở hữu quá 3ha.
+ Dân chủ hóa lao động (thực hiện các đạo luật về lao động)
=> Những năm 1950 - 1951, Nhật khôi phục kinh tế.

* Về đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ => Nhật sớm ký được Hiệp ước Hòa bình
Xan Phranxixco (9.1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh. Hiệp ước an ninh
Mĩ-Nhật cũng được ký kết (9.1951), Nhật Bản được Mĩ bảo hộ, cho Mĩ đóng quân và xây
dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.
II. NHẬT BẢN TỪ 1952 - 1973
* Kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật
Kinh tê
- 1952 - 1960: phát triển nhanh, nhất là từ 1960 - 1973 có sự phát triển thần kỳ (tốc
độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm).
- Năm 1968, Nhật vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản. Đầu những năm 70, trở
thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Giáo dục, khoa học- kỹ thuật:
- Rất coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế
- Khoa học - công nghệ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng (tivi, tủ
lạnh, ôtô, đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, cầu đường bộ dài 9,4 km…)
Nguyên nhân phát triển:
- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật có hiệu quả.
- Các công ti Nhật năng động, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng
suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.
- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên,
Việt Nam…)
..........................................................................................................................................................
13


* Đối ngoại: Vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1956, bình thường hoá quan hệ với
Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

III. NHẬT BẢN TỪ 1973 - 1991
* Kinh tế:
- Từ 1973, thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.
- Nửa sau 1980, vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng
và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
* Đối ngoại: tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông
Nam Á và tổ chức ASEAN.
IV. NHẬT BẢN TỪ 1991 - 2000
* Kinh tê: vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (năm 2000,
GDP là gần 5000 tỷ USD)
* Khoa học kỹ thuật: phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo,
hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
* Văn hóa: là nước phát triển cao nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình, kết
hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
* Đối ngoại:
- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ.
- Cố gắng thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, coi trọng quan hệ với Tây Âu, các
nước châu Á và Đông Nam Á.
- Nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu
cường kinh tế.
*******

Chương V. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ
“CHIẾN TRANH LẠNH”
I. Mâu thuẫn Đông- Tây và sự khởi đầu của “chiến tranh lạnh” :
- Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, Xô - Mỹ nhanh chóng chuyển sang
thế đối đầu và tình trạng “chiên tranh lạnh”. Đó là sự đối đầu về mục tiêu và chiến lược
của 2 cường quốc. Mĩ hết sức lo ngại trước sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở
Đông Âu và sự thành công của cách mạng Trung Quốc.
- “Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và

các nước Phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- Những sự kiện từng bước đưa tới tình trạng “chiến tranh lạnh” là :
+ Mỹ : * 03/1947, Mỹ đề ra “Học thuyết Tru-man”,
* 6/1947 « Kế hoạch Mac-san »,
* Năm 1949, thành lập tổ chức quân sự NATO.
+ Liên Xô : * 1/1949, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV),
* 5/955, thành lập Tổ chức Varsava.
-Sự đối lập về kinh tê, chính trị, quân sự giữa 2 phe TBCN và XHCN, dẫn tới sự xác lập
cục diện hai cực, hai phe do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe  “Chiên
tranh lạnh” đã bao trùm toàn thê giới.
..........................................................................................................................................................
14


II. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây và “chiến tranh lạnh” chấm dứt :
1. Những biểu hiện của xu thê hòa hoàn Đông - Tây :
- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc thương
lượng Xô - Mỹ.
- Biểu hiện :
+ Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký Hiệp định tại Bon về những cơ sở quan hệ giữa
Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
+ 1972, Xô - Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM, SALT-1,
đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến
lược giữa hai cường quốc.
+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng
định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ
chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.
2. “Chiên tranh lạnh” kêt thúc
- Tháng 12/1989, tại Malta, Xô - Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” để ổn
định và củng cố vị thế của mình.

- “Chiến tranh lạnh” chấm dứt mở ra những điều kiện để giải quyết các vụ tranh
chấp, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.
- Nguyên nhân khiên Xô - Mỹ kêt thúc “chiên tranh lạnh”:
+Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.
+ Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với
Mỹ.
+ Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng
IV. Thế giới sau “chiến tranh lạnh”
- Từ 1989 - 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Năm 1991, khối SEV
và tổ chức Vacsava chấm dứt hoạt động. Năm 1991, thế “hai cực” Ianta sụp đổ,
phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ
cũng bị thu hẹp.
- Sau năm 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phát triển theo xu thế
chính :
1. Trật tự thế giới hai cực đã tan rã, một trật tự thế giới đang dần dần hình thành và
ngày càng theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật
Bản, Nga, Trung Quốc.
2. Các quốc gia hầu như đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát
triển kinh tế.
3. Lợi dụng thế tạm thời do Liên xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập thế giới “đơn cực” để
làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc thì Mỹ
không thể dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.
4. Sau “Chiến tranh lạnh”, tuy hòa bình thế giới được củng cố , nhưng xung đột,
tranh chấp và nội chiến còn xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi
và Trung Á. Sang thế kỷ XXI, vụ khủng bố 11/09/2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc
gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy
cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới
và trong quan hệ quốc tế.
=> Xu thế chung của thế giới là "hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển"
******


..........................................................................................................................................................
15


CHƯƠNG VI
BÀI 10. CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU
HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX
I. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ :
1. Nguồn gốc và đặc điểm
a. Nguồn gốc:
- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh
thần ngày càng cao của con người.
- Diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên
nhiên, chiến tranh…
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa
học kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.
b. Đặc điểm: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiêp. Mọi phát minh kỹ thuật
đều bắt nguồn từ nghiên cứu
khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Kỹ thuật lại đi
trước mở đường cho sản
xuất. Khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
2. Những thành tựu
a. Thành tựu
- Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh lớn trong các lĩnh vực toán, lý, hóa, sinh… như
nghiên cứu thành công phương pháp sinh sản vô tính, giải mã bản đồ gien ngưòi..., tạo cơ sở
lý thuyết cho kỹ thuật phát triển và là nền móng của tri thức.
- Khoa học ứng dụng :
+ Công cụ sản xuất mới: có ý nghĩa nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự
động, hệ thống máy tự động,

robot...
+ Năng lượng mới: tìm ra những nguồn năng lượng phong phú, vô tận như nguyên tử,
nhiệt hạch, mặt trời …
+Vật liệu mới: pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp (siêu bền, siêu cứng,
siêu dẫn)…
+ Công nghệ sinh học: có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào,
vi sinh, enzim…, giúp con người thực hiện thành công cuộc “Cách mạng xanh“, góp phần
giải quyết nạn đói và chữa bệnh.
+ Giao thông vận tải - Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi
thủy tinh quang dẫn, …
+ Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ…
b. Tác động :
* Tích cực:
- Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.
- Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào
tạo.
- Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
* Tiêu cực: gây nên những hậu quả tiêu cực chưa tểh khắc phục được : ô nhiễm môi trường,
tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống
trên hành tinh.
II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó:
1. Xu thê toàn cầu hóa : Xuất hiện trong những năm 80 của thế kỉ XX
a. Bản chất :
..........................................................................................................................................................
16


Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động
lẫn nhau, phụ thuộc lẫn
nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

b. Biểu hiện của toàn cầu hóa :
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực
(EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)
=> Là xu thê khách quan không thể đảo ngược.
c. Tác động của toàn cầu hóa :
- Tích cực :
+ Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất,
đưa lại sự tăng trưởng cao
(nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao
tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
- Tiêu cực :
+ Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo.
+ Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ
đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng
thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.
*****

Bài 11. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000
I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945
1. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.
2. CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới
3. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh
4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có những biến chuyển quan trọng
5. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng

6. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY.
1. Các nước ra sức điều chỉnh chiên lược phát triển lấy kinh tê làm trọng điểm
2. Quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung
đột trực tiêp
3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiên và xung đột, thế giới bị đe dọa
bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.
4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thê tất yêu. Các quốc gia dân tộc đang đứng
trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt.

..........................................................................................................................................................
17


* Lưu ý: Đây là bài ôn tập giáo viên tự hệ thống, chú ý phân tích các nội dung chủ
yếu của LSTG từ sau 1945, biết vận dụng kiến thức và để phân tích và đánh giá những vấn
đề thực tiễn trong nước và thế giới.
************

LỊCH SỬ VIỆT NAM (1919 - 2000)
--------

I.GIAI ĐOẠN 1919-1930
Câu 1.Nguyên nhân, chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp trong đợt khai thác
thuộc địa lần thứ hai.
a.Nguyên nhân:
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)đế quốc Pháp tuy là nước thắng trận,
nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.Các ngành sản xuất công, nông, thương nghiệp và giao
thông vận tải giảm sút nghiêm trọng. Các khoản đầu tư vào nước Nga bị mất trắng, đồng
phơrăng mất giá…

-Cuộc khủng hoảng thiếu trong các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
càng làm cho nền kinh tế Pháp gặp nhiều khó khăn. Pháp trở thành con nợ lớn trước hết là
của Mỹ. Vị thế cường quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa của Pháp bị suy giảm nghiêm
trọng..Vì vậy Pháp cần phát triển vươn lên để khẳng định lại vị thế của mình.
-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về nguyên liệu (cao su), nhiên liệu (than
đá) rất cao, và đó cũng là ngành thu lợi nhuận cao.
b.Mục đích: Để bù đắp lại những thịêt hại to lớn do chiến tranh gây ra và nhằm củng
cố lại địa vị kinh tế của Pháp trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.Một mặt đế quốc Pháp đẩy
mạnh sản xuất và bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác chúng đẩy mạnh khai
thác thuộc địa, trong đó có thuộc địa Đông Dương.
c.Nội dung chương trình khai thác:
*Về thời gian. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương
chính thức được triển khai từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và kéo dài cho đến trước
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
*Đặc điểm. Đặc điểm nổi bậc nhất so với đợt khai thác lần thứ nhất là trong chương
trình khai thác lần này Pháp chủ trương đầu tư một cách ồ ạt, trên qui mô lớn và tốc độ
nhanh chưa từng thấy . Chỉ tính từ 1924 đến 1929, tổng số vốn đầu tư vào nước ta đã tăng
lên gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
*Nội dung chương trình khai thác. Thực dân Pháp chủ trương đầu tư khai thác vào
trong tất cả các ngành, song hai ngành được chú trọng đầu tư nhiều nhất đó là nông nghiệp
và công nghiệp.
-Trong nông nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập
các đồn điền mà chủ yếu là đồn điền lua và cao su.Năm 1927, vốn đầu tư vào nông nghiệp
của Pháp là 400 triệu Phrăng (gấp 10 lần trước chiến tranh); diện tích trồng cao su tăng từ
15 ngàn hécta năm 1918 l, lên 120 ngàn hécta năm1930.
-Trong công nghiệp: Chúng đẩy mạnh việc khai thác mỏ (chủ yếu là mỏ than)….
đồng thời mở thêm một số xí nghiệp công nghiệp chế biến như giấy, gỗ, diêm, rượu, xay
xát), hoặc dịch vụ điện, nước…..vừa nhằm tận dụng nguồn nhân công rẽ mạt, vừa tận dụng
nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ nhu cầu tại chỗ để kiếm lợi nhuận.
..........................................................................................................................................................

18


*Pháp chú ý khai thác hai ngành này là vì:
+Chỉ cần bỏ vốn ít mà thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
+Không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền công nghiệp chính quốc.
-Về thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, nắm độc quyền về xuất
nhập khẩu bằng cách đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước ngoài, chủ yếu là của Trung
Quốc và Nhật Bản, còn hàng hóa của Pháp thì được tự do đưa vào Đông Dương với mức
thuế rất thấp.
-Về giao thông vận tải: Đầu tư mở thêm nhiều tuyến đường mới như đường sắt,
đường thủy, đường bộ, nối các trung tâm kinh tế, các khu vực khai thác nguyên liệu, để
phục vụ cho công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
-Về tài chính:
+Ngân hàng Đông Dương chi phối toàn bộ các hoạt động kinh tế Đông Dương.
+.Pháp ra sức vơ vét bóc lột nhân dân ta bằng hình thức cổ truyền đó là thuế, đặc bệt
là thuế thân, thuế rượu, thuế muối, thuốc phiện vô cùng man rợ.
Tóm lại, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp có điểm mới so
với lần trước là tăng cường đầu tư vốn, kỹ thuật và mở rộng sản xuất để kiếm lời song về cơ
bản vẫn không thay đổi: Hết sức hạn chế sự phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
nặng, nhằm cột chặt nền kinh tế Đông Dương với kinh tế Pháp và biến Đông Dương thành
thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Câu2.Tình hình phân hóa xã hội Việt Nam sau chiên tranh thê giới thứ nhất.Thái độ
chính trị và khả năng cách mạng của từng tầng lớp, giai cấp.
Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho
xã hội Việt Nam bị phân hóa sâu sắc hơn: Bên cạnh những giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị
phân hóa như địa chủ phong kiến và nông dân, giờ đây xuất hiện những tầng lớp giai cấp
mới: Tư sản; Tiểu tư sản; giai cấp công nhân. Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị
khác nhau, nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau trong cuộc đấu
trnh dân tộc và giai cấp.

a.Giai cấp địa chủ phong kiến:Là chổ dựa chủ yếu của Pháp,được Pháp dung
dưỡng nên ngày càng câu kết chặt chẽ với Pháp trong việc cướp đoạt ruộng đất, tăng cường
bóc lột về kinh tế và đàn áp về chính trị đối với nhân dân. Vì thế chúng không có khả năng
cách mạng. Tuy nhiên họ là người Việt Nam, nên cũng có một bộ phận nhỏ hoặc cá nhân
có tinh thần yêu nước và sẵn sàng tham gia cách mạng khi có điều kiện.
b.Giai cấp nông dân:Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột
nặng nề, nên bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong
kiến.Vì vậy giai cấp nông dân việt Nam là lực lượng đông đảo và hăng haí nhất của cách
mạng
c.Giai cấp tư sản: Ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chủ yếu là tiểu chủ
trung gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu, hay làm đại lý hàng hóa cho Pháp.Do
quyền lợi kinh tế và thái độ chính trị nên giai cấp tư sản Việt Nam chia làm hai bộ phận:
-Bộ phận tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với
đế quốc.
-Bộ phận tư sản dân tộc: Có khuynh hướng làm ăn riêng, kinh doanh độc lập,bị Pháp
chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ nhưng yêu kém dễ thỏa hiệp.
d.Tầng lớp tiểu tư sản:Ra đời cùng thời gian với giai cấp tư sản, gồm nhiều thành
phần như học sinh, sinh viên, viên chức, tri thức, những người làm nghề tự do, buôn bán
nhỏ…..thường xuyên bị bọn đế quốc bạc đãi, khinh rẽ, đời sống bấp bênh gặp nhiều khó
khăn, dễ bị xô đẩy vào con đường phá sản và thất nghiệp.Trong đó bộ phận tri thức, học
..........................................................................................................................................................
19


sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với những trào lưu tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài. Vì thế
họ là lực lượng hăng hái nhất, thường đi đầu trong các phong trào, là lực lượng quan
trọng của cách mạng.
g.Giai cấp công nhân:Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển
nhanh chóng về số lượng và chất lượng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước
chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn)

Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, như đại diện cho lực
lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, có hệ tư tưởng riêng, có điều kiện lao động và sinh
sống tập trung, có ý thức tổ chức và kỹ luật cao, tinh thần cách mạng triệt để …giai cấp
công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng
- Bị ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư sản người Việt.
- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân.
- Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng, bất khuất của dân tộc.
- Có điều kiện tiếp thu chủ nghĩa Mac-Lê Nin và trào lưu cách mạng thế giới , đặc
biệt là Cách mạng tháng Mười Nga.
Do hoàn cảnh ra đời, cùng với những phẩm chất nói trên, giai cấp công nhân Việt
Nam sớm trở thành một lực lượng xã hội độc lập và tiên tiến nhất. Vì vậy giai cấp công
nhân hoàn toàn có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
Câu 3.Nguyễn Ái Quốc và vai trò của Người đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng
và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
1.Vài nét về tiểu sử: Nguyễn Ái Quốc, hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đổi
là Nguyễn Tất Thành. Sinh ngày 19/5/1890 ở thôn Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An.Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, trên quê hương giàu truyền
thống đấu tranh cách mạng, lớn lên trong cảnh nước nhà bị thực dân Pháp đô hộ và xâm
lược. Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng đương thời, và sớm nhận thấy
những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các bậc tiền bối, nên Người quyết định sang
phương Tây tìm đường cứu nước.
2.Hành trình tìm đường cứu nước(từ 1911 đến 1920)
-Ngày 5/6/1911,từ cảng nhà Rồng (Sài Gòn), lấy tên là Nguyễn Văn Ba, Người làm
phụ bếp cho chiếc tàu vận tải Latusơ Têrơvin (tàu buôn của Pháp) và bắt đầu cuộc hành
trình tìm đường cứu nước.
-Từ 1911 đến 1917, Người đến hầu khắp các châu lục Âu, Phi, Mỹ cuối năm 1917
Người trở lại Pháp. Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại đã giúp người nhận rõ đâu là bạn, đâu
là thù.(Nhân xét quan trọng đầu tiên của Người là:Bất luận ở đâu cũng chỉ có hai loại
người, đó là:Thiểu số đi áp bức bóc lột còn đại đa số quần chúng nhân dân lao động là
những người bị áp bức bóc lột.Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn

còn chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù)
-Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, đã ảnh hưởng đến hoạt động
cứu nước của Người.
-Năm 1919, Người gửi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm, đòi quyền tự do
dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc. Đây là đòn trực diện đầu tiên
giáng vào bọn đế quốc và gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và
nhân dân các thuộc địa Pháp.
-Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của
Lê Nin. Luận cương đã vạch ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng
dân tộc, đồng thời khẳng định lập trường ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở phương
..........................................................................................................................................................
20


Đông của Quốc tê cộng sản. Từ đó người hoàn toàn tin theo Lê Nin, đứng về Quốc tế thứ
ba.
-Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua, Người bỏ phiếu tán thành
việc gia nhập Quốc tế ba và tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp. Đây là bước ngoặc lớn
trong cuộc đời hoạt động của Người. Từ một người Việt Nam yêu nước đã trở thành người
cộng sản quốc tế.
Như vậy sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, Người đã tìm ra được con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,
kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
3.Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ
chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
a.Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng:
-Năm 1921, Người sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa” để đoàn kết các
lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
-Năm 1922, Hội ra tờ báo “Người cùng khổ”, để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột
dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu

tranh tự giải phóng.
-Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở
Quốc tế cộng sản ….
-Năm 1924, Người dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản, và đọc tham luận tại
Đại hội….
Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư
tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào nước ta. Những tư tưởng mà người truyền
bá sẽ là nền tảng tư tưởng của Đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là:
-Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân
dân các nước thuộc địa.
-Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể
giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. Đó chính là mối quan hệ giữa
cách mạng chính quốc vàcách mạng thuộc địa.
-Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
-Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là
Đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lê Nin.
b.Sự chuẩn bị về tổ chức:
-Tháng 11/1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chuẩn
bị về tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
-Khi về đến Quảng Châu, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang
hoạt động ở đây. Người chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức “Tâm tâm xã” (Tổ
chức của những người Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu), và những thanh niên hăng hái
từ trong nước mới sang theo tiếng gọi của tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái, để
thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) mà nòng cốt là Cộng sản đoàn, tổ
chức tiền thân của Đảng.
-Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện để đào tạo và bồi
dưỡng cán bộ cách mạng. Những bài giảng của người được in và xuất bản thành sách
“Đường Kách mệnh” 1927
-Từ ngày 6/1 đến 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương cảng Trung Quốc) Nguyễn Ái
Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam.


..........................................................................................................................................................
21


Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản
ở Việt Nam.
Câu4 .Những nét chính về quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.Ý
nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản.
a,.Hoàn cảnh lịch sử:
*Thế giới:
-Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc phát triển mạnh, vụ phản biến của Tưởng
Giới Thach làm cho công xã Quảng Châu thất bại đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho
cách mạng Việt Nam.
-Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản với những nghị quyết quan trọng về phong
trào cách mạng ở các nước thuộc địa.
*Trong nước:
-Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển
mạnh. Đặc biệt là phong trào công ,nông theo khuynh hướng vô sản, giai cấp công nhân thật
sự trưởng thành, đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có Đảng cộng sản để kịp thời lãnh đạo
phong trào.
-Lúc này HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên không còn đủ sức lãnh đạo nên trong
nội bộ của Hội diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt xung quanh vấn đề thành lập Đảng. Hoàn
cảnh đó dẫn đến sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và tổ chức Tân Việt
dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.
b, Quá trình thành lập:
Đông Dương cộng sản đảng:
-Cuối tháng 3/1929 một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
ở Bắc kì, trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên

gồm 7 người, tại số nhà 5D phố Hàm Long- Hà Nội.
-Tháng 5/1929 tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp
ở Hương Cảng, đoàn đại biểu Bắc Kì đưa ra đề nghị thành lập Đảng cộng sản nhưng không
được chấp nhận, họ bỏ đại hội về nước.
-Tháng 6/1929 nhóm trung kiên cộng sản Bắc Kì đã họp tại số nhà 312 phố Khâm
Thiên -Hà Nội quyết định thành lập Đông Dương cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn,
Điều lệ Đảng, báo Búa liêm và hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì
An Nam cộng sản đảng: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng sản đảng đã
ảnh hưởng tích cực đến bộ phận còn lại của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì.
Tháng 8/1929 số hội viên còn lại của Hội ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam cộng sản
đảng.
Đông Dương cộng sản liên đoàn: Sự ra đời và hoạt động của Đông Dương cộng
sản đảng và An Nam cộng sản đảng đã đẩy nhanh qúa trình phân hóa của tổ chức Tân Việt.
Tháng 9/1929 các hội viên tiên tiến của Tân Việt quyết định thành lập Đông Dương cộng
sản liên đoàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.
c, Ý nghĩa lịch sử của sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
-Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.
-Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta.
-Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

II.GIAI ĐOẠN 1930-1945
..........................................................................................................................................................
22


Câu 5.Hội nghị thống nhất ba tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sản Việt Nam. Ý
nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Nội dung của bản Chính cương vắn
tắt, sách lược vắn tắt.?
5.1/Hội nghị thành lập Đảng.
a.Hoàn cảnh lịch sử:

-Cuối năm 1929, phong trào công nhân
và phong trào yêu nước phát triển mạnh trong đó giai cấp công nhân thật sự trở
thành một lực lượng tiên phong.
-Năm 1929 ở nước ta lần lược xuất hiện ba tổ chức cộng sản đã thúc đẩy phong trào
cách mạng phát triển, song cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ công kích lẫn nhau, tranh
giành ảnh hưởng trong quần chúng , gây trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Yêu cầu
cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải có sự lãnh đạo thống nhất của một chính
đảng vô sản.
-Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Aí Quốc từ Xiêm về Hương Cảng
(Trung Quốc) để triêụ tập Hội nghị thành lập Đảng họp từ 6/1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930
tại Cửu Long (Hương Cảng –Trung Quốc).
b.Nội dung Hội nghị:
-Thống nhất ba tổ chức cộng sản để thành lập một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng
cộng sản Việt Nam.
-Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, và điều lệ tóm tắt của Đảng do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.
-Bầu ban chấp hành Trung ương lâm thời
*Ý nghĩa của Hội nghị thành lập Đảng: Hội nghị có ý nghĩa và giá trị như một Đại
hội thành lập Đảng vì đã thông qua đường lối cho cách mạng Việt Nam.
c.Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
-Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê Nin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong những năm 20 của thế
kỷ XX.
-Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Vì:
+Đối với giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành
và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
+Đối với dân tộc: Chấm dứt thời kì khủng hoảng về mặt đường lối, và giai cấp lãnh
đạo, từ đây khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đây cách
mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thé giới.

-Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước
phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng.
d.Nội dung bản Chính cương vắn tăt, Sách lược vắn tăt.
*.Đường lối của Cách mạng Việt Nam: Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai
đoạn: Trước hết làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng , sau đó làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn cách mạng kế tiếp nhau không tách rời nhau.
*.Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.Đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp, vua
quan phong kiến và tư sản phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ)
*. Mục tiêu của cách mạng: Làm cho nước Việt nam hoàn toàn độc lập, dựng nên
chính phủ và quân đội công nông, tịch thu sản nghiệp của bọn đế quốc, địa chủ, tư sản phản
cách mạng đem chia cho dân cày.
*Lực lượng cách mạng: Công nông là gốc của cách mạng đồng thời phải liên kết với
Tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu địa chủ chưa lộ rõ phản cách mạng.
..........................................................................................................................................................
23


*.Lãnh đạo cách mạng: Là Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên phong của giai cấp vô
sản
*.Quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của Cách mạng
thế giới
=> Nhận xét: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
tuy còn vắn tắt nhưng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo nhuần nhuyễn về quan điểm
giai cấp, thấm đượm tinh thần dân tộc và tinh thần nhân văn. Độc lập dân tộc và tự do là tư
tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
5.2/Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương Đảng 10/1930.
a.Hoàn cảnh ltriệu tập Hội nghị.
-Vừa mới ra đời Đảng cộng sản Việt Nam đã phát động được một cao trào cách
mạng rộng lớn, với đỉnh cao Xô viết Nghệ -Tỉnh.
-Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách mạng đang dâng cao.

Ban chấp hành Trung ương Đảng đã triệu tập Hội nghị lần thứ nhất vào 10/1930, tại Hương
Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì.
b.Nội dung Hội nghị.
-Đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.
-Thảo luận và thông qua Luận cương chính trị 10/1930 do Đồng chí Trần Phú soạn
thảo.
-Bầu BCH TW chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư.
c.Những điểm chủ yếu trong luận cương chính trị tháng 10/1930.
*.Đường lối của cách mạng: Lúc đầu làm cách mạng tư sản dân quyền sau khi thắng
lợi tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
*.Nhiệm vụ của cách mạng: Đánh đổ phong kiến và đế quốc.Hai nhiệm vụ đó khắng
khít nhau.
*.Mục tiêu của cách mạng: Làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
*.Lực lượng tham gia: Công nhân và nông dân là gốc của cách mạng.
*.Lãnh đạo cách mạng: Là Đảng cộng sản Đông Dương.
*.Quan hệ quốc tế.Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới.
**Nhận xét: Luận cương đã xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược cách
mạng nhưng cũng bộc lộ một số nhược điểm và hạn chế:
-Chưa vạch rõ được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội thuộc địa nên không nêu cao được
vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà còn nặng về đấu tranh giai cấp, vấn đề ruộng
đất.
-Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của các giai cấp ngoài công nông như tư
sản, tiểu tư sản và một bộ phận giai cấp địa chủ.
Câu 6.Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viêt Nghệ-Tĩnh.
1.Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930-1931.
-Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho nền kinh tế nước ta tiêu điều, xơ xác
đời sống nhân dân lao động hết sức cơ cực nhất là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
-Do chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
-Đảng cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 với đường lối cách mạng đúng đắn đã kịp
thời lãnh đạo phong trào.

Từ ba nguyên nhân trên dẫn tới sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931ở
nước ta. Trong ba nguyên nhân đó thì nguyên nhân Đảng ra đời và lãnh đạo là nguyên nhân
cơ bản và quyết định nhất
2.Chủ trương của Đảng.
a.Nhận định kẻ thù: Đế quốc Pháp và địa chủ phong kiến.
..........................................................................................................................................................
24


b.Nhiệm vụ:Chống đế quốc giành độc lập dân tộc chống phong kiến giành ruộng đất
cho dân cày.
c.Hình thức tập hợp lực lượng: Bước đầu thực hiện liên minh công nông.
d.Hình thức đấu tranh: Sử dụng hình thức đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ
yếu như mít tinh, biểu tình, bãi công, biểu tình có vũ trang, hoạt động bí mật.
3.Diễn biến của phong trào cách mạng 1930-1931. Chia làm hai thời kì
a.Thời kì từ tháng 2 đến tháng 5/1930. Phong trào diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi
toàn quốc.
-2/1930:3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng (Nam Bộ ) bãi công đòi tăng
lương giảm giờ làm.
-4/1930: Công nhân nhà máy sợi Nam Định, nhà máy diêm và nhà máy cưa Bến
Thủy, nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công.
-Trong nửa đầu năm 30 cùng với phong trào của công nhân thì phong trào của nông
dân cũng diễn ra ở nhiều địa phương thuộc các tỉnhThái Bình, Hà Nam, Nghệ An, Hà
Tĩnh.Điểm mới của phong trào trong thời kì này là xuất hiện nhiều truyền đơn, cờ đỏ búa
liềm của Đảng xuất hiện ở nhiều địa phương.
-Đặc biệt trong ngày quốc tế lao động1/5/1930 lần đầu tiên công nông và quần chúng
khắp từ Bắc chí Nam đã biểu dương lực lượng của mình thông qua các cuộc mít tinh, biểu
tình. Sau ngày 1/5 phong trào tiếp tục dâng cao.
b.Thời kì từ tháng 5 đến tháng 10/ 1930. Phong trào tiếp tục phát triển trên qui mô cả
nước nhưng đỉnh cao là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

-Ngày 1/5/1930 (nhân ngày quóc tế lao động).Công nhân nhà máy diêm và nhà
máy cưa Bến Thủy(Nghệ An) cùng hàng vạn nông dân các vùng phụ cận thị xã Vinh biểu
tình gương cao cờ đỏ búa liềm đòi tăng lương giảm giờ làm.
-Ngày 1/8/1930 (nhân ngày quốc tế chống chiến tranh) Phong trào phát triển lên
một bước mới: Công nhân khu công nghiệp Vinh-Bến thủy tổng bãi công, báo hiệu thời kì
đấu tranh quyết liệt đã đến…..
-Đỉnh cao của phong trào cách mạng là cuộc biểu tình ngày 12/9/ 1930 của 2 vạn
nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An) biểu tình.Thực dân Pháp đàn áp làm 217 người
chết;126 người bị thương làm cho nhân dân vô cùng căm phẩn.
Trong suốt thang 9 và tháng 10 nông dân ở các huyện Thanh Chương, Diễn Châu
(Nghệ An),Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã khởi nghĩa vũ trang, công nhân khu công nghiệp VinhBến thủy tiếp tục bãi công lần thứ hai làm cho phong trào trở nên hết sức quyết liệt.
Trước khí thế đấu tranh của quần chúng chính quyền địch ở nhiều địa phương bị tan
rã. Ở đó các ban chấp hành nông hội đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị , xã hội
theo kiểu các xô viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở địa phương.
4.Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm
a.Ý nghĩa lịch sử:
-Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh là một sự kiện
lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng Việtt Nam, đã giáng một đòn quyết liệt đầu tiên
vào bè lũ đế quốc và phong kiến tay sai.
-Qua thực tiển phong trào cho thấy dưới sự lãnh đạo của Đảng thì giai cấp công
nhân, nông dân đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ nền thống trị
của đế quốc và phong kiến tay sai.
-Đó là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn
bị cho sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám sau này.
b.Bài học kinh nghiệm. Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm:
-Bài học về vai trò lãnh đạo của Đảng.
..........................................................................................................................................................
25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×