Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chính sách thu hút công nghệ cao của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.11 KB, 15 trang )

Lời mở đầu
Những năm gần đây, Trung Quốc có sự phát triển thần kỳ, được ghi
nhận là 1 trong 5 nền kinh tế có thu nhập quốc nội lớn nhất thế giới. Với mục
tiêu “tiếp thêm sinh lực cho đất nước bằng khoa học và giáo dục”, chiến lược
khoa học và công nghệ quốc gia của Trung Quốc đã tập trung sức xây dựng
một hệ thống gồm nhiều lĩnh vực công nghệ cao, với đội ngũ các nhà khoa
học giỏi, có đủ điều kiện và trình độ để tiến kịp các nước công nghiệp phát
triển vào cuối thế kỷ này.
Không hài lòng với vai trò nhà sản xuất các mặt hàng rẻ tiền có tỷ suất
lợi nhuận thấp, các công ty Trung Quốc đang cố vươn lên nấc thang giá trị
cao hơn, Chính phủ Trung Quốc đang hỗ trợ xu hướng này bằng cách sử dụng
các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao. Tại
cuộc họp các trí thức hàng đầu của Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc, Chủ
tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi thách thức các nước khác trong lĩnh vực công nghệ
cao: “Chúng ta đã sẵn sàng chiến đấu để giành quyền kiểm soát trận địa khoa
học và chiếm một chỗ trong ban điều hành công nghệ cao của thế giới. Chúng
ta sẽ nỗ lực một cách nghiêm túc để tăng cường khả năng của đất nước”. Như
vậy, Trung Quốc đã và đang có hàng loạt những chính sách nhằm thu hút
công nghệ cao với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc
trên thế giới ở mọi phương diện.
Phát triển khu công nghệ cao là chủ trương phù hợp với xu thế phát
triển chung của thế giới. Chính vì vậy, nhiều ngành, địa phương đã và đang
tích cực xúc tiến các dự án xây dựng khu công nghệ cao các loại. Trong quá
trình đó, không tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa khu công nghệ cao với các loại
khu kinh tế-kỹ thuật khác. Bài viết góp phần làm sáng tỏ vấn đề này thông
qua việc phân tích kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý, phát triển các khu
công nghệ cao của Trung Quốc từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam.
Do thời gian hạn hẹp, nên đề tài về “Chính sách thu hút công nghệ cao
của Trung Quốc và bài học đối với Việt Nam” chúng em không thu thập được
nhiều số liệu mà chỉ minh chứng bằng những chính sách và kết quả đạt được
của của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao và một số bài học điển hình


được nhóm cho là quan trọng với Việt Nam.
1
2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THU HÚT CÔNG NGHỆ
CAO CỦA TRUNG QUỐC
1. Khái niệm:
Theo Quỹ khoa học quốc gia thì các ngành công nghiệp công nghệ cao,
có một sự phụ thuộc rất lớn vào khoa học và đổi mới công nghệ để cải tiến
sản phẩm và dịch vụ. Công nghệ cao thường được hiểu là công việc nghiên
cứu phát triển khoa học và kỹ thuật trong một hay nhiều ngành công nghiệp
cụ thể.
Trung Quốc lâu nay được xem là trung tâm sản xuất hàng hóa rẻ tiền,
không đòi hỏi công nghệ cao như giày, tivi. Nhưng bắt đầu từ năm 2005, lần
đầu tiên việc xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao của Trung Quốc đã vượt qua
hàng xuất khẩu rẻ tiền. Điều này một phần là vì sự định giá lại đồng nhân dân
tệ, giá nhân công tăng hơn, và các dự án đầu tư trong khu vực sản xuất hàng
tiêu dùng bình thường đã bắt đầu đổ vào các nước như Việt Nam, Ấn Độ,
Bangladesh và Pakistan... Những nhà sản xuất mặt hàng cao cấp cũng hưởng
lợi nhuận cao hơn các đồng nghiệp ở khu vực hàng tiêu dùng bình thường.
Cụ thể hoá đường lối phát triển của Đảng Cộng sản và Chính phủ, các
doanh nghiệp Trung Quốc đang lao vào công nghệ phần mềm, công nghệ sinh
học, xe hơi, thiết bị y tế; nếu không tự lực phát triển được thì mua lại các
công ty nước ngoài...
2-Thực trạng xu hướng phát triển công nghệ cao ở Trung Quốc
Vào những năm 80 của thể kỷ XX, xu hướng phát triển quan trọng của
hoạt động Khoa học và Công nghệ Trung Quốc là nhập công nghệ nước ngoài
để tăng nhanh năng lực sản xuất và giảm dần tỷ trọng chi tiêu của Chính phủ
cho hoạt động Khoa học và Công nghệ. Bước ngoặt quan trọng trong chiến
lược Khoa học và Công nghệ diễn ra vào năm 1985, khi Đảng Cộng sản
Trung Quốc coi “Khoa học và Công nghệ hiện đại là những yếu tố năng động

và có tính quyết định trong các động lực tăng trưởng mới...” để tiến hành cải
cách. Từ chủ trương trên, kế hoạch phát triển dài hạn với nhiều chương trình
Khoa học và Công nghệ đã hướng vào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và
3
quốc phòng. Theo đó, Chương trình nghiên cứu phát triển công nghệ cao và
Chương trình Ngọn đuốc (thực chất là một chương trình phát triển công nghệ
cao và công nghệ mới với cốt lõi là phát huy thế mạnh tiềm năng Khoa học và
Công nghệ để thúc đẩy công nghiệp hoá, thương mại hoá và quốc tế hoá)
những thành tựu, sản phẩm công nghệ cao và mới theo định hướng thị trường
đã có ảnh hưởng rộng lớn đến sự phát triển các ngành công nghệ cao.
Khẳng định lại mục tiêu phát triển Khoa học và Công nghệ thông qua
quyết định đẩy nhanh tiến bộ Khoa học và Công nghệ nhằm mục tiêu “tiếp
thêm sinh lực cho đất nước bằng khoa học và giáo dục”, kế hoạch 5 năm lần
thứ X (2001-2005) của Trung Quốc đã đặt Khoa học và Công nghệ và giáo
dục vào vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi tiến
trình xây dựng kinh tế theo hướng dựa vào Khoa học và Công nghệ và hiệu
quả lao động. Ưu tiên chiến lược đối với Khoa học và Công nghệ được xác
định là đẩy mạnh, nâng cấp công nghệ ngành công nghiệp và tăng cường năng
lực đổi mới. Với chiến lược này, Trung Quốc đã có nhiều giải pháp nhằm: Cải
thiện năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của khu vực
doanh nghiệp; phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao; cải tổ sâu hơn
hệ thống Khoa học và Công nghệ; đẩy mạnh cung cấp tài chính và tối ưu hoá
việc phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
*Chương trình nghiên cứu và phát triển công nghệ cao
Chương trình này bao gồm những nội dung mang tính chiến lược,
nhằm tập trung các nguồn lực tốt nhất vào thực hiện mục tiêu đuổi kịp trình
độ công nghệ tiên tiến thế giới, tạo đột phá trong một số lĩnh vực quan trọng
để xoá đi khoảng cách về công nghệ với các nước phát triển.
Để phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, Trung Quốc đã thiết lập mối
quan hệ với trên 20 quốc gia trên thế giới. Chính nhờ mối quan hệ này mà

nghiên cứu công nghệ cao của Trung Quốc đã trở thành một phần của nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ toàn cầu. Trung Quốc đã tăng gấp đôi
chi tiêu nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong vòng một thập kỷ;
đã có trên 862 ngàn cán bộ nghiên cứu khoa học, vượt xa Nhật Bản (chỉ sau
Mỹ). Hiện nay, cứ 5 nhà nghiên cứu ở Mỹ thì có 3 là người Trung Quốc và
theo dự báo cuối thế kỷ này, số lượng tiến sỹ khoa học kỹ thuật sẽ vượt Mỹ.
4
Mặc dù còn thua kém Mỹ về đăng ký patent, song Trung Quốc đang nhích
dần lên trong bảng xếp hạng, đặc biệt là những công nghệ nổi trội về thông
tin, sinh học và vật liệu mới.
Bằng những giải pháp tích cực, thiết thực trong tổ chức thực hiện,
Trung Quốc đã thu hẹp được khoảng cách tổng thể về công nghệ so với các
nước phát triển (60% số công nghệ bắt đầu từ điểm xuất phát đã đạt hoặc gần
bằng trình độ thế giới, có 11% được đánh giá ở mức độ tiên tiến).
*Thành công nổi bật
Với nỗ lực cao trên con đường công nghiệp hoà mới, khoa học-công
nghệ và công nghiệp công nghệ cao Trung Quốc đã có nhiều thành công trong
chuyển đổi, đưa nền kinh tế nhanh chóng từ dựa vào nhân công thành nền
kinh tế có công nghệ cao và giữ vai trò quan trọng trong chuỗi cung cấp công
nghệ cao toàn cầu. Từ năm 1990 đến nay, tổng sản phẩm xuất khẩu của Trung
Quốc tăng hơn 8 lần, đạt 380 tỷ USD vào năm 2003, phần lớn mặt hàng xuất
khẩu nằm trong nhóm công nghệ cao, riêng hàng điện tử, máy móc và thiết bị
vận tải chiếm khoảng 43% tổng kim ngạch xuất khẩu. Sau 12 năm phát triển,
tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu của Trung Quốc so với Mỹ đã
tăng từ 8% lên 50% vào năm 2004. Với đà tăng trưởng này, nhiều dự báo cho
rằng Trung Quốc sẽ vươn lên ngang hàng với Mỹ và các nước EU trong vòng
5 đến 10 năm tới.
Về công nghệ sinh học: Với sự tham gia của trên 500 nhà khoa học do
mình quản lý, Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) đã giải mã thành công gen
cây lúa và Trung Quốc đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới thành lập và

hoàn thiện thư viện gen lúa, nắm giữ những công nghệ then chốt để biến đổi
gen ở cây bông, nhân bản vô tính và cấy gen chống chịu sâu bệnh... Thành
công trong nghiên cứu công nghệ sinh học đã tạo cơ sở để xây dựng các nhà
máy sản xuất, thử nghiệm trên 20 loại thuốc, vắcxin biến đổi gen và mở rộng
tới nhiều gen liên quan đến căn bệnh chủ yếu của người hoặc tạo ra chất
interferron ức chế sinh sản...
Về thông tin và tự động hoá: Trung Quốc đã thành công trong xử lý
song song trên quy mô lớn và các thế hệ máy tính tốc độ cao, tạo nền tảng
5
cạnh tranh vững chắc cho sản phẩm công nghiệp trên thị trường toàn cầu.
Trao đổi kỹ thuật số SPC của Trung Quốc đã chiếm lĩnh trên 7,5% thị phần
thế giới; hệ thống ghép kênh quang học theo bước sóng (WDM) có bộ
khuyếch đại ánh sáng trực tuyến đã đưa Trung Quốc trở thành nước có vị trí
hàng đầu về các hệ thống truyền WDM tốc độ cao. Hệ thống tích hợp máy
tính (CIMS), như một mô hình cải cách nền tảng công nghiệp, mang ý nghĩa
to lớn để Trung Quốc chuyển sang mô hình phát triển dựa vào CNC. Cùng
với CIMS, thành công trong việc chế tạo rôbốt thăm dò địa tầng đáy biển ở độ
sâu 6.000 m, đã đem lại những tư liệu có giá trị về sự phong phú của khoáng
sản dưới đại dương.
Về công nghệ nano: Ngày nay, Trung Quốc đã có hàng chục trung tâm
nghiên cứu lớn với sự tham gia của hàng trăm công ty uy tín, tạo thành một
ngành công nghiệp công nghệ cao có giá trị cao. Nét nổi bật của sự hình
thành, phát triển công nghiệp nano vừa mang tính dân sự, vừa phục vụ nhiệm
vụ quốc phòng. CAS đã thành lập những trung tâm công nghệ, nâng cao chất
lượng hợp tác khoa học và cung cấp cho các phòng nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ công nghệ nano phân tử những trang thiết bị đo đạc và
kiểm soát tiên tiến. Các nhà khoa học Trung Quốc đã cho ra đời phương pháp
sản xuất ống nano cacbon với tốc độ nhanh gấp 60 lần các nhà khoa học Mỹ
(đạt 15 kg/giờ).
Với mục tiêu thương mại hoá nhanh kết quả nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ và công nghiệp hoá công nghệ cao, 53 khu phát triển
công nghiệp công nghệ cao (HTIDZ) đã được xây dựng. HTIDZ là các cụm
công nghệ cao được các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp
công nghiệp cùng đầu tư nghiên cứu, phát triển. Nhiều cụm đã thu hút được
những nhà đầu tư nước ngoài như Microsoft, Motorola, IBM, Nokia,
Samsung, Electronic, El... tham gia. Từ năm 1992 đến 2003, tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm của các HTIDZ Trung Quốc rất đáng khích lệ,
với mức gia tăng 51% về doanh thu, 55% về giá trị xuất khẩu và trên 42% về
lợi nhuận. Năm 2003, các HTIDZ đã có trên 33 nghìn đơn vị hoạt động, tạo
việc làm cho gần 4 triệu lao động, mang lại doanh thu trên 253 tỷ USD.
*Một số lĩnh vực điển hình đạt được trong quá trình thực hiện
6

×