Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phương pháp công tác xã hội nhóm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103 KB, 8 trang )

Phương pháp công tác xã hội nhóm
1. Khái niệm :
CTXH nhóm là phương pháp CTXH nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá
nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân , có
nghĩa là :
- ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm)
- nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề
- các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ
(cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng
cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích
nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu.
Thí dụ : - Nhóm trẻ đá banh của lớp học tình thương (Nguyên Hương)
- Nhóm của 3 người bộ hành kết hợp để đẩy tảng đá bên dường.
2.Các mục tiêu của CTXH nhóm :
- Đánh giá (thẩm định) cá nhân : về nhu cầu/khả năng/hành vi qua việc tự đánh giá của
nhóm viên, đanh giá cùa tác viên (NVXH), đánh giá của bạn bè trong nhóm (nhóm trẻ
em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, trẻ em đường phố)
- Duy trì và hỗ trợ cá nhân : hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của cá nhân
hay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynh khuỵết tật)
- Thay đổi cá nhân : nhiều loại từ hành vi cho đến phát triển nhân cách : kiểm soát xã hội
(nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong tương lai; xã hội hoá
( nhóm trẻ trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để sống tại cộng đồng), hành vi
tương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); giá trị và thái độ cá nhân (nhóm sử dụng ma
túy nhằm tác động đế giá trị và thái độ của họ; hoàn cảnh kinh tế (nhóm người thất nghiệp
với mục đích tìm việc làm), cảm xúc và khái niệm về bản thân (nhóm phát triển lòng tự trọng,
tăng năng lực); phát triển nhân cách (nhóm T group).
- Cung cấp thông tin, giáo dục (nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha mẹ,
nhóm tình nguyện viên).
- Giải trí ( vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống )
- Môi trường trung gian giữa cá nhân và hệ thống xã hội : nhóm bệnh nhân và bệnh
viện


- Thay đổi nhóm và/ hoặc hỗ trợ : nhóm gia đình -cải thiện vấn đề truyền thông, nhóm trẻ
phạm pháp-hướng hành vi tiêu cực sang những họat động tích cực.


- Thay đổi môi trường : phát triển cộng đồng – nhóm ở cơ sở cải thiện chất lượng cuộc
sống, nhóm đòi hỏi phương tiện cho con em phụ huynh lao động ...
- Thay đổi xã hội : Tăng nhận thức của cá nhân và tái phân phối quyền lực (nhóm chính
quyền địa phương)
3. Các đặc điểm của công tác xã hội với nhóm :
- Hoạt động nhóm là nơi thoả mãn nhu cầu của cá nhân
- Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm
- Nhóm tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề
- Ảnh hưởng nhón giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân
- Nhóm là mội trường bộc lộ.
- Các yếu tố cần quan tâm trong CTXH nhóm : 7 yếu tố
* Đối tượng là ai
* Nơi sinh hoạt, bối cảnh sinh hoạt
* Nhu cầu gì cần được đáp ứng
* Mục tiêu cần đạt được
* Giá trị : sinh hoạt nhóm dựa trên quan điểm gì
* Lý thuyết: sử dụng lý thuyết nào
* Phương cách thực hành ; cơ cấu, vai trò, trách nhiệm, mối quan hệ bên trong và bên
ngoài nhóm, các hoạt động nào được sử dụng, cách thức tổ chức ...
4. Các loại hình công tác xã hội với nhóm:
- Nhóm giải trí : rèn luyện và phát triển nhân cách
- Nhóm giáo dục : Kiến thức và kỹ năng
- Nhóm tự giúp
- Nhóm với mục đích xã hội hóa
- Nhóm trị liệu
- Nhóm trợ giúp

5. Các qui điều đạo đức trong công tác xã hội nhóm


6. Những thuận lợi và bất lợi trong trị liệu thông qua nhóm
6.1 Những thuận lợi :
Giúp những kinh nghiệm xã hội
Là nguồn hỗ trợ lẫn nhau và giải quyết vấn đề
Có thể thay đổi thái độ, cảm xúc, hành vi trong bối cảnh nhóm do tương tác xã hội bao
gồm làm mẫu các vai trò, củng cố, phản hồi (cửa sổ Johari)
Mỗi thành viên trong nhóm là một người có tiềm năng giúp đỡ. Vai trò của NVXH và
thân chủ ít phân biệt được trong nhóm vì sự giúp đỡ và chia sẻ lãnh đạo giữa các thành viên
trong nhóm và nhân viên xã hội cũng là một thành viên.
Nhóm có thể dân chủ và tự quyết, cung cấp nhiều quyền lực hơn cho thân chủ
Nhóm thích hợp cho các đối tượng thụ hưởng dịch vụ.
Nhóm có thể tiết kiệm thời gian và năng lực của nhân viên xã hội
6.2 Những bất lợi :
Việc bảo mật khó duy trì trong CTXH nhóm hơn là trong CTXH cá nhân.
Nhóm được thành lập có khó khăn để hoạch định, tổ chức và thực hiện. Công việc
chuan bị cho loại nhóm nầy là quan trọng, có nhiều khó khăn cản trở phải khắc phục ở cấp độ
nhóm viên, đồng nghiệp và cơ quan.
Nhóm cần nhiều tài nguyên : NVXH có thể phải thương lượng để có những tiện nghi,
quỹ, trang thiết bị, , di chuyển...
Cá nhân ít được quan tâm riêng trong nhóm. Một số cá nhân, ít nhất là ở vào giai đoạn
phát triển nào đó không thể ứng phó với việc chia sẻ, cạnh tranh trong bối cảnh nhóm, họ cần
một sự quan tâm đặc biệt của một mối quan hệ cá nhân. Trong nhóm họ có thể disruptive, thụ
động, tổn thương hay là vật tế thần. Đoi khi một thời gian công tác với cá nhân có thể chuẩn
bị tốt cho sự tham gia nhóm.
Cá nhân dễ bị “dán nhãn” hơn. Thí dụ nhóm phụ huynh đơn thân, nhóm trẻ trốn học,
nhóm nghiện rượu...
Nhóm có thể nguy hiểm đối với một thiểu số nhỏ. Nhóm và nghười hướng dẫn nhóm có

thể tấn công một cá nhân, từ chối cá nhân. Lãnh đạo nhóm như thế nào sẽ giảm thiểu được
nguy cơ nầy. (liên quan đến kỹ năng lãnh đạonhóm).
7. Lịch sử phát triển phương pháp công tác xã hội nhóm
Sử dụng nhóm trong CTXH như một phương pháp giúp đỡ tương đối mới, chỉ mới từ thập
niên 1930s công tác nhóm mới được thừa nhận là một phần của nghề CTXH. Sử dụng nhóm


như một phương tiện trị liệu trong bệnh viện, phòng khám ... chỉ mới bắt đầu trong thế chiến
thứ 2.
Tại Anh : Công tác nhóm bắt nguồn ở Anh vào thế kỹ 19, vào thời điểm có nhiều biến
động và thay đổi từ cuộc cách mạng kỹ nghệ. Sự hình thành hệ thống các nhà máy, xưởng đã
thu hút hút người dân cà nam lẫn nữ từ các làng mạc và thành phố nhỏ đến các khu công
nghiệp trung tâm như Bristol, Birmingham, Sheffield và Luân Đôn. Việc tập trung số lượng
người đông đảo và đột ngột nầy đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng như nhà ở, vệ sinh và
tội phạm; các dịch vụ đang có lúc bấy giờ không đủ để giải quyết những vấn đề này.
Với sự phát triển của các xí nghiệp số người lao động ngày càng lệ thuộc kinh tế vào giới chủ
nhân, họ không còn làm chủ sản xuất mà chỉ bán sức lao động, họ tùy thuộc vào giới chủ để
hưởng long. Nếu tiền lương thấp, nếu không có việc làm họ sẽ không biết dựa vào cái gì để
sống. Vấn đề xã hội rộng lớn đã ảnh hưởng đến hàng triệu gia đình. Sự nghèo đói lan rộng
đối nghịch với sự gia tăng giàu có của quốc gia tập trung vào một nhóm thiểu số.
Một số phong trào đã thành lập để giải quyết các vấn đề nhà ở, giáo dục, tội phạm, lao động
trẻ em. Nhiều hội thiện cũng có mặt để cấp phát tiền bạc, thức ăng cho cá nhân và gia đình
khốn khó, thường những tổ chức này thuộc các tôn giáo.
Những người tham gia vào những hoạt động an sinh xã hội này là những người thuộc tầng
lớp giàu có, học hành cao, có đạo, họ tự xem mình là những ngườii có trách nhiệm làm cho
cuộc sống an bình và tốt đẹp hơn. Họ cảm thấy có bổn phận và chia sẻ niềm tin rằng tương lai
của một người tùy thuộc vào lòng tin và cách cư xử của họ.
Những câu lạc bộ, tổ chức đã thành lập để làm việc với cá nhân dưới hình thức nhóm. Một số
tổ chức như trung tâm cộng đồng, YMCAs, YWCAs hình thành như một trung tâm và cung
cấp các chương trình, hoạt động hàng tuần. Các tổ chức khác như hướng đạo, ..cung cấp các

chương trình sinh hoạt lưu động.
Một trong những phong trào nổi bật là phong trào trung tâm mà người lãnh đạo là Samuel
Barnett, người sáng lập Toynbee Hall, 1884, phong trào trung tâm đầu tiên tại Anh với các
hoạt động : triễn lãm tranh, lớp học ngoài giờ, những lớp học đặc biệt cho người nghèo.
Trong khi các phong trào trung tâm sử dụng nhóm nhỏ như là phương tiện để giáo dục người
nghèo và khó khăn, thì YMCA va YWCA sử dụng nhóm nhỏ như phương tiện để cứu rỗi linh
hồn và tiến dần tới các hoạt động giải trí, lớp học, câu lạc bộ, thể thao.
Hướng đạo thì lại có những hoạt động ngoài trời cũng có sức lôi cuốn đặc biệt.
Tại Mỹ : Cuộc cách mạng kỹ nghệ mang lại nhiều thay đổi về văn hóa và xã hội. Kỹ nghệ
phát triển, nhà máy mọc lên, công nhân được thuê mướn với đồng lương thấp trong điều kiên
khó khăn và không an toàn. Người có tay nghề 20 xu/giờ, người không có tay nghề 10
xu/giờ. Năm 1830, nhiều hội nhóm hình thành để giáo dục , vui chơi giải trí ...Nhiều tổ chức,
hội đoàn hướng về nhóm đã được thành lập ở Anh được sao chép lại tại Mỹ và Canada.
Nhiều người xem nhóm nhỏ như phương tiện sống động để xã hội hóa cá nhân, người thì coi
nhóm nhỏ như những sức mạnh để duy trì một xã hội dân chủ. Các tổ chức trung tâm cộng
đồng kết hợp nhiều chủ đề với mục tiêu của tổ chức họ. Đại học Toronto thì định nghĩa chức
năng của nó như một trung tâm giải trí, xã hội và giáo dục của cộng đồng, dịch vụ bao gồm


câu lạc bộ athelic cho trẻ trai, lớp học Anh văn cho người lớn, câu lạc bộ bạn bè cho trẻ em,
lớp học cho những trẻ phải bỏ học sớm để đi làm.
Niềm tin rằng nhóm nhỏ có thể là phương tiện tích cực để xây dựng nhân cách và nâng cao
sự phát triển của trẻ em. Trẻ đến với nhóm và với người trưởng nhóm có trách nhiệm, quan
tâm sẽ học được những kỹ năng xã hội và giá trị của xã hội rộng lớn hơn.
Thập niên 1900s, vui chơi giải trí điều mà trong thế kỹ trước được coi là những hoạt động để
choán những giờ rãnh rỗi thì nay được coi là phương tiện qua đó người ta có thể ứng phó với
thực tiễn, tiếp nhận những nguyên tắc đạo đức mà họ có thể thực hiện trong đời sống hằng
ngày, và học hỏi những kỹ năng tương quan.
- Sự khác biệt giữa công tác xã hội cá nhân và nhóm
CTXHCN : khám phá bên trong liên quan đến các tiếp cận diễn biến tâm lý với sự

chuẩn bị tài nguyên thật cụ thể trong khi CTXH nhóm dựa trên chương trình hoạt động kích
thích nhóm viên hoạt động
Cá nhân nhắm đến giải quyết vấn đề và phục hồi trong khi CTXH nhóm
Đối tượng của CTXH cá nhân phần lớn là người kém nay mắn, thiếu thốn, kém năng
lực (từ được dùng là thân chủ) trong khi đối tượng của CTXH nhóm bao gồm nhiều loại
thành phần hơn (từ nhóm viên, thành viên hơn)
Báo cáo của CTXH cánh
- Các thuyết ảnh hưởng đến phương pháp công tác xã hội nhóm :
a/ Thuyết hệ thống : Theo Parson nhóm là hệ thống xã hội với những thanh viện lệ thuộc
hỗ tương cố gắng duy trì trật tự và sự can bằng như một thể thống nhất. Nhóm phải vận động
tài nguyên để đáp ứng nhu cầu. Nhóm có 4 nhiệm vụ chính : (1) hội nhập – đảm bảo rằng các
nhóm viên hoà hợp với nhau; (2) thích nghi – đảm bảo rằng nhóm thay đổi để ứng phó với
nhu cầu đòi hỏi của môi trường; (3) duy trì – đảm bảo rằng nhóm xác định và duy trì được
mục đích cơ bản, bản sắc, và phương cách của nó; (4) đạt mục tiêu – đảm bảo rằng nhóm
theo đuổi và hoàn thành trách nhiệm. Nhóm phải hoàn tất 4 công việc này để duy trì được sự
quân bình, đây là công việc dành cho tác viên và nhóm viên của nhóm.
Theo Robert Bales, Thì nhóm phải giải quyết 2 vấn để để tự bảo tồn, đó là vấn đề liên
quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí nhóm.
Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn mạnh tới sự căng
thẳng và xung đột. Nhóm có khuynh hướng vacillate giữa sự vthích nghi với môi trường bên
ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. Bales gọi đây là sự quân bình năng động.
Nghiên cứu sự quân bình năng động này và thấy rằng để giải quyết vấn đề liên quan tới công
việc các nhóm viên cho ý kiến, cung cấp thông tinyêu cầu các đề nghị hoặc đưa racá d62
nghị. Để giải quyết vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏ sự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ
sự căng thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự đoàn kết hay xung đột. Qua mối tương tác
này các thành viên nhóm giải quyết vấn đề trao đổi, lượng giá, kiểm soát, lấy quyết định,
giảm căng thẳng và hội nhập.


Có thể rút ra từ các quan điểm khác nhau về thuyết hệ thống những khái niệm đáng quan tâm

đối với tác viên nhóm như sau :
- Sự hiện diện của tài sản của nhóm như một tổng thể xuất phát từ mối tương tác giữa các cá
nhân trong nhóm
- Sức ép mãnh liệt của nhóm lean trên hành vi của cá nhân
- Khi nhóm giải quyết những mâu thuẫn là sự đấu tranh để tồn tại
- Nhóm phải nối kết với môi trường bean ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong.
- Nhóm thường xuyên ở trong tình trạng trở thành, phát triển, thay đổi
- Nhóm có một chu kỳ sống.
b/ Thuyết tâm lý năng động : Theo lý thuyết này nhóm viên thể hiện những xung đột
không giải quyết được từ kinh nghiệm sống từ thời bé. Bằng nhiều cách nhóm tái hiện lại tình
huống gia đình, thí dụ như mô tả người trưởng nhóm như hình ảnh của người cha có toàn
quyên trên các nhóm viên. Nhóm viên hình thành những phản ứng chuyển giao cho người
trưởng nhóm và cho nhau trên cơ sở những kinh nghiệm sống thuở ban đầu của họ. Như vậy
mối tương tác diễn ra trong nhóm phản ảnh cơ cấu nhân cách vả cơ chế tự vệ mà nhóm viên
bắt đầu phát triển từ thời thơ ấu. Tác viên sử dụng sự giao dịch này để giúp cho nhóm viên
giải quyết các xung đột chưa giải quyết của họ bằng cách thăm dò mẫu hành vi trong quá khứ
và nối kết với những hành vi hiện tại. Thí dụ tác viên có thể diễn dịch hành vi của 2 nhóm
viên đang tranh giành sự quan tâm của trưởng nhóm như sự tranh chấp không giải quyết được
của 2 anh em. Khi diễn dịch của tác viên đúng lúc thì các nhóm viên hiểu được hành vi của
riên họ. Theo thuyết tâm lý năng động thì sự hiểu biết này là thàn h tố cần thiết trong việc
điều chỉnh và thay đổi hành vi bean trong và bên ngoài nhóm.
c/ Thuyết học hỏi : Thuyết gây nhiều tranh cải trong CTXH nhóm nhất. Điều cơ bản của lý
thuyết này là nhấn mạnh đến hành vi cá nhân hơn là hành vi nhóm. Theo lý thuyết này hành
vi của nhóm có thể được giải thích bằng 1 trong 3 phương pháp học tập.Theo lối tiếp cận cổ
điển, hành vi có liên quan tới stimulus. Thí dụ như một nhân viên đáp ứng bằng một lời phê
tiêu cực mỗi khi một nhóm viên quay qua nói với một nhóm viên khác trong lúc nhân viên và
các nhóm viên khác đang nói. Sau nhiều lần như vậy chỉ cần nhóm viên tái hiện hành vi quay
qua mà không nói chuyện cũng đủ cho người nhân viên nhận xét tiêu cực rồi.
Phương pháp thứ hai thông thường hơn gọi là điều kiện hoạt động. Hành vi của nhóm
viên và tác viên được điều hành bởi kết quả của hành động của họ.Nếu một nhóm viên có

mội hành vi nào đó và nhóm viên B đáp ứng một cách tích cực thì nhóm viên A có thể sẽ tiếp
tục hành vi đó. Tương tự nếu tác viên nhận được phản hồi tiêu cực từ nhóm viên về một hành
vi nào đó thì tác viên có thể sẽ không cư xử như thế trong tương lai.
Trong nhóm tác viên có thể dùng sự khken ngợi để gia tăng sự giao tiếp giữa nhóm viên
và nhóm viên và những nhận xét tiêu cực để làm giảm sự giao tiếp giữa tác viên và nhóm
viên.
Mô hình thứ ba là lý thuyết học hỏi xã hội. Nếu nhóm viên và tác viên chờ đợi điều kiện hoạt
động hay cổ điển diễn ra thì những hành vi trong nhóm được học hỏi rất chậm chạp. Bandura


cho rằng hầu heat việc học hỏi diễn ra qua sự quan sát và ca ngợi hay củng cố vicarious hay
trừng phạt. Thí dụ, khi một nhóm viên được khen ngợi vì một hành vi nào đó thì tác viên và
nhóm viên khác sẽ tái tạo hành vi đó sau này hy vọng là sẽ nhận được sự khen thưởng tương
tự. KHi một nhóm viên thể hiện một hành vi nào đó mà xã hội không quan tâm hay trừng
phạt thì những nhóm viên khác sẽ học là không cư xử như thế vì hành vi đó đem lại kết quả
tiêu cực.
d/ Thuyết hiện trường : Kurt Lewin đã thực hiện nhiệu cuộc thou nghiệm về sức ép để giải
thích hành vi trong nhóm nhỏ. Theo lý thuyết hiện trường của Lewin thì nhóm có một không
gian sống, nó chiếm một vị trí tương quan với các vật thể khác trong khoảng không gian nầy,
nó được hướng dẫn để đạt được mục tiêu, nó vận chuyển để theo đuổi những mục tiêu này, và
nó có thể gặp nhiều trở ngại trong tiến trình vận chuyển. Sự đóng góp độc đáo của thuyết
hiện trường là xem nhóm như một tổng thể (gestalt), đó là sự phát triển từ từ những lực đối
lập để giữ cho nhóm viên gắn với nhómvà làm cho nhóm tìm cách để đạt được mục tiêu.
Theo Lewin, nhóm liên tục thay đổi để ứng phó với tình huống xã hội dù rằng có nhiều khi
nó ở trạng thái gần như đứng yên.Lewin đưa ra vài khái niệm để hiểu về sức mạnh của nhóm
đó là :
- vai trò :vị trí, quyền và bổn phận của nhóm viên
- Qui chuẩn : những nguyên tắc điều hành/chi phối hành vi của nhóm viên
- Quyền lực : khả năng nhóm viên ảnh hưởng lẫn nhau
- Sự liên kết : toàn bộ những hấp lực và sự lôi cuốn của các thành viên trong nhóm cảm

nhận về nhau và vể nhóm.
- Sự nhất trí : Mức độ đồng ý về mục tiêu và các hiện tượng khác trong nhóm
- Tiềm năng (valence) đạt mục tiêu và object trong không gian sống của nhóm.
Thuyết hiện trường của Lewin cho rằng người ta sẽ không thay đổi hành vi của minh cho tới
khi nào họ thấy rõ hành vi của mình như người khác thấy.
e/ Thuyết trao đổi xã hội: thuyết nay nhấn mạnh đến hành vi cá nhân của các thành viên
trong nhóm. Phát xuất từ những học thuyết trò chơi, phân tích kinh tế , tâm lý động vậtcác
nhà lý thuyết trao đổi xã hội cho rằng khi người ta tương tác trong nhóm , mỗi người đều cố
gắng hành xử để gia tăng tối đa sự khen thưởng và giảm thiểu tối đa sự trừng phạt. Các thành
viên trong nhóm bắt đầu tương tác vì những sự trao đổi xã hội này đem lại cho họ điều gì đó
có giá trị, như sự tán thành chẳng hạn. Theo các nhà lý thuyết trao đổi xã hội thì thường
người ta không thể nhận được gì nếu người ta không cho, có moat sự trao đổi ngầm trong mọi
mối quan hệ giữa con người.
Trong lý thuyết trao đổi xã hội, hành vi nhóm được phân tích bằng cách quan sát cách
mà những cá nhân thành viên tìm kiếm sự khen thưởng trong khi ứng phó với sự tương tác
diễn ra trong nhóm. Đối với một cá nhân trong một nhóm, quuyết định diễn tả m65t hành vi
dựa vào sự can nhắc, so sánh giữa sự khen thưởng và trừng phạt có thể có từ hành vi đó. Các
thành viên trong nhóm cư xử để gia tăng những hiệu quả tích cực và làm giảm những kết quả
tiêu cực. Lý thuyết trao đổi xã hội cũng nhấn mạnh đến cái cách mà các thành viên nhóm ảnh


hưởng lẫn nhau trong các tương tác ã hội. Kết quả của bất kỳ sự tương tác xã hội nào cũng
đều dựa trên quyền lực xã hội và sự lệ thuộc xã hội trong mối tương tác đặc biệt.
Lý thuyết này được sử dụng để làm việc với nhóm thanh thiếu niên phạm pháp trong cơ
sở, nhóm cấu trúc được sử dụng để đối đầu, thách thức, và xóa đi những qui chuẩn nhóm
đồng đẳng chống xã hội và thay thế chúng bằng những qui chuẩn hỗ trợ xã hội thông qua sự
tương tác nhóm đồng đẳng được hướng dẫn.
Lý thuyết trao đổi xã hội bị phê bình là máy móc vì n1 giả định người ta luôn luôn là
sinh vật có lý trí hành động theo sự phân tích về thưởng phạt. Các nhà lý thuyết trao đổi xã
hội ý thức rằng tiến trình nhận thức ảnh hưởng đến cách người ta cư xử trong nhóm. Cái nhìn

của các thành viên nhóm chịu ảnh hưởng bởi tiến trình nhận thức như ý định và sự mong đợi.



×