Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 143 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





HỒ SỸ THÁI





CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NẠN NHÂN BOM MÌN
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị)






LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Công tác xã hội








Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HỒ SỸ THÁI




CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NẠN NHÂN BOM MÌN
(Nghiên cứu trƣờng hợp tại huyện Triệu Phong,
tỉnh Quảng Trị)




Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa






Hà Nội – 2014

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn này là do tôi hoàn thành. Những số liệu, thông tin được trình
bày trong đó là dựa trên thực tế và hoàn toàn chân thực. Các tài liệu được
trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin cam đoan những điều trên là đúng và xin nhận hoàn toàn trách
nhiệm về những gì liên quan tới luận văn này.


Học viên Hồ Sỹ Thái




















LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập, nghiên cứu và thực tập tại địa bàn, tôi đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “Công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom
mìn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)”.
Để có được kết quả này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ
nhiệm và các thầy cô giáo trong Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã tạo điều kiện học tập,
nghiên cứu và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt, tôi xin
bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Thị
Kim Hoa đã tận tình chỉ bảo, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm cho tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và người dân huyện Triệu
Phong, cán bộ Văn phòng điều phối dự án Renew tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp số liệu và tham gia các hoạt động nghiên cứu mà tôi triển
khai.
Mặc dù có nhiều cố gắng song luận văn vẫn không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý, bổ sung của các thầy
cô giáo và các bạn để luận văn có thể hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Học viên Hồ Sỹ Thái

1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC……………………………………………………………………1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………… 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………….4
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài………………………………………………… 5
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu………………………………………….7
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu………………………….15
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………15
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu………………………… 16
6. Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………… 17
7. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………… 17
8. Phương pháp thu thập thông tin………………………………………17
NỘI DUNG
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
1.1. Các khái niệm liên quan………………………………………………20
1.1.1. Bom mìn………………………………………………………………20
1.1.2. Nạn nhân bom mìn……………………………………………………20
1.1.3. Công tác xã hội……………………………………………………….21
1.1.4. Công tác xã hội nhóm……………………………………………… 22
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu……………………………… 24
1.2.1. Thuyết nhu cầu……………………………………………………… 24
1.2.2. Thuyết vai trò…………………………………………………………25
1.2.3. Thuyết trao đổi xã hội……………………………………………… 27
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu…………………………………………28
1.3.1. Khái quát về tỉnh Quảng Trị………………………………………….28
1.3.2. Khái quát về huyện Triệu Phong…………………………………… 29

2
Chƣơng 2. Thực trạng vấn đề bom mìn và công tác khắc phục hậu quả
bom mìn sau chiến tranh tại huyện Triệu Phong
2.1. Tình hình bom mìn còn sót lại sau chiến tranh tại huyện Triệu Phong…32

2.2. Nguyên nhân và hậu quả của tai nạn bom mìn sau chiến tranh……… 37
2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn bom mìn……………………………….37
2.2.2. Hậu quả của tai nạn bom mìn……………………………………… 45
2.3. Công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại huyện Triệu Phong………….55
2.3.1. Hoạt động rà phá bom mìn………………………………………… 55
2.3.2. Hoạt động thu thập thông tin, thống kê bom mìn…………………… 58
2.3.3. Hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn………………………… 60
2.3.4. Hoạt động hỗ trợ nạn nhân………………………………………… 63
Chƣơng 3. Tình hình nạn nhân bom mìn và hoạt động công tác xã hội
nhóm với nạn nhân bom mìn
3.1. Vài nét về đặc trưng nhân khẩu học của nạn nhân bom mìn tại huyện
Triệu Phong………………………………………………………………….67
3.2. Thành lập nhóm và đề xuất các hoạt động công tác xã hội nhóm với nạn
nhân bom mìn……………………………………………………………… 73
3.2.1. Đánh giá khả năng thành lập và xác định mục tiêu của nhóm……….73
3.2.2. Các hoạt động công tác xã hội nhóm với nạn nhân bom mìn……… 76
3.2.2.1. Các hoạt động nhằm mục đích thay đổi không khí trong nhóm và trị
liệu………………………………………………………………………… 76
3.2.2.2. Các hoạt động nhằm mục đích lấy ý kiến của nhóm, giúp nhóm viên
học kỹ năng mới…………………………………………………………… 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………….105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



CTXH : Công tác xã hội
GDPTBM : Giáo dục phòng tránh bom mìn
PVS : Phỏng vấn sâu
Renew : Restoring the Enviroment and Neutralizing the Effects of the
War
Phục hồi môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh
TLN : Thảo luận nhóm



















4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số bảng
Nội dung

Trang
Bảng 2.1
Kết quả khảo sát về hoàn cảnh gặp bom mìn xếp
theo thứ tự.
33
Bảng 2.2
Kết quả khảo sát về nguyên nhân dẫn đến tai nạn
bom mìn.
38
Bảng 2.3
Kết quả khảo sát về hậu quả của tai nạn bom mìn
đối với nạn nhân.
46
Bảng 2.4
Thống kê hoạt động rà phá bom mìn
56
Bảng 2.5
Số làng có hoạt động rà tìm phế liệu chiến tranh
57
Bảng 2.6
Các hoạt động thu thập thông tin, thống kê bom
mìn.
59
Bảng 2.7
Số làng có hoạt động GDPTBM.
60
Bảng 2.8
Số làng có phủ sóng chương trình GDPTBM trên
truyền hình.
61

Bảng 2.9
Các hoạt động GDPTBM do Tổ chức Phi chính
phủ thực hiện.
62
Bảng 3.1
Kết quả khảo sát về đối tượng dễ bị tai nạn bom
mìn.
68
Bảng 3.2
Kết quả khảo sát về hành vi khi phát hiện bom mìn.
82
Bảng 3.3
Kết quả khảo sát về hành vi khi phát hiện tai nạn
bom mìn.
84
Bảng 3.4
Kết quả khảo sát về dấu hiệu nhận biết khu vực có
bom mìn.
89
Bảng 3.5
Kết quả khảo sát về tần suất gặp phải bom mìn.
94
Bảng 3.6
Kết quả khảo sát về kinh nghiệm phòng tránh tai
nạn bom mìn.
98

5
MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài
Chiến tranh đi qua đã để lại hậu quả nghiêm trọng đối với mảnh đất và
con người Việt Nam, đặc biệt là dải đất miền Trung. Nhiều di chứng của
chiến tranh cho đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Trong đó, bom mìn
còn sót lại đã và đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, cản trở sự phát triển
kinh tế xã hội, đe dọa tính mạng người dân cũng như gây ra nhiều hậu quả về
môi trường và xã hội.
Huyện Triệu Phong là một trong những địa phương gánh chịu hậu quả
chiến tranh khốc liệt nhất của tỉnh Quảng Trị - chiến địa của những trận đánh
ác liệt trong lịch sử (1954 - 1975). Đây từng là địa bàn có các căn cứ quân sự
lớn của Mỹ ngụy như sân bay Ái Tử, quân cảng Cửa Việt, căn cứ Phượng
Hoàng và nhiều vị trí phòng thủ trọng yếu khác.
Là vành đai bảo vệ thị xã Quảng Trị - thị xã tỉnh lỵ thời ngụy quyền Sài
Gòn, là nơi từng diễn ra những cuộc tranh chấp quyết liệt giữa hai bên nên nơi
đây phải hứng chịu một khối lượng lớn bom mìn. Hàng trăm ngàn tấn bom,
đạn các loại đã trút xuống mảnh đất này. Các căn cứ quân sự, đồn bốt của
quân đội Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn được bố trí dày đặc, ẩn chứa xung quanh
là những bãi mìn sát thương. Mảnh đất này như oằn mình lên vì những vết
sẹo bom mìn cày xới.
Theo ước tính của chính quyền địa phương, hầu hết các địa bàn trong
huyện đều bị ảnh hưởng bởi bom mìn và đây là khu vực có mức độ ô nhiễm
bom mìn cao nhất tỉnh Quảng Trị (chiếm hơn 37% tỷ lệ bom mìn còn sót lại
sau chiến tranh của toàn tỉnh) [53].
Gần 40 năm sau ngày giải phóng, các cấp chính quyền cùng nhân dân
huyện Triệu Phong đã và đang nỗ lực hết mình hàn gắn vết thương chiến
tranh. Giờ đây, mảnh đất qua bao năm dài chiến sự, chịu bao đau thương, mất

6
mát, được sự đồng lòng, gắng sức của chính quyền và nhân dân đang từng
ngày hồi sinh.

Tuy nhiên, nhiều vùng đất tưởng rằng sẽ đem lại ấm no, thịnh vượng cho
người dân lại ẩn chứa trong nó những loại vũ khí chết người mà qua thời gian
không mất đi tính năng tàn sát, hủy diệt. Chúng vẫn chờ đợi để một ngày nào
đó cướp đi sinh mạng hay để lại thương tật, sự ám ảnh về tâm lý suốt đời cho
các nạn nhân xấu số, đó có thể là những thanh niên khỏe mạnh, bác nông dân,
cụ già hay chỉ là em học sinh nhỏ… và gây nên những nỗi đau không thể nào
bù đắp được cho các gia đình nạn nhân, cho cộng đồng.
Theo thống kê của Văn phòng điều phối dự án Renew tỉnh Quảng Trị, từ
sau ngày chiến tranh kết thúc cho đến nay (1975 - 2013), số nạn nhân tai nạn
bom mìn của huyện là 1293 người, chiếm tỉ lệ cao nhất (18,4%) so với các địa
phương khác trong tỉnh Quảng Trị. Số nạn nhân tử vong do tai nạn bom mìn
của huyện là 474 người, chiếm tỉ lệ 18,1% so với tổng số nạn nhân tử vong
toàn tỉnh (cao thứ hai sau huyện Hải Lăng) [78].
Rõ ràng là “Sau chiến tranh vẫn chưa hết chiến tranh”, “Sau những nỗi
buồn vẫn còn lại những nỗi buồn”. Ngày ngày, đâu đó trên những ruộng lúa,
bãi ngô, cánh rừng, bãi cát hay trong các khu dân cư, xóm làng thanh bình nơi
đây vẫn vang lên tiếng nổ kinh hoàng và sau đó là biết bao nỗi đau: người
chết, kẻ bị thương, vợ mất chồng, con mất cha, mất mẹ, anh mất em… Phần
lớn tai nạn xảy ra do các nạn nhân tò mò; thiếu hiểu biết về các loại bom mìn,
tác hại của chúng; thiếu sự chú ý khi đi vào các khu vực nguy hiểm; thiếu
những kỹ năng cơ bản để phòng tránh cũng như cảnh báo cho người khác
tránh nguy hiểm. Do đó, nguy cơ tai nạn không chỉ xảy ra đối với những
người dân bình thường mà với nạn nhân đã từng bị tai nạn thì mối nguy hiểm
này vẫn có khả năng lặp lại.
Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã
chọn hướng nghiên cứu“CTXH nhóm với nạn nhân bom mìn (Nghiên cứu

7
trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ chuyên ngành CTXH của mình.

Thực hiện nghiên cứu này, bản thân tôi mong muốn góp một phần công
sức nhỏ bé cùng với các cấp, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong nỗ lực
chung phòng tránh và giảm thiểu hậu quả chiến tranh, đặc biệt là hậu quả của
bom mìn còn sót lại; thông qua các hoạt động CTXH nhóm được đề xuất
nhằm tạo môi trường sinh hoạt cho các nạn nhân, chia sẻ những kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng trong nhóm, hỗ trợ nạn nhân vượt qua những khó khăn
về mặt tâm lý. Từ đó, giúp các nạn nhân tự vươn lên trong cuộc sống, nâng
cao chất lượng đời sống người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội
huyện Triệu Phong nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bom mìn còn sót lại và tai nạn bom mìn sau chiến tranh là vấn đề được
các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể, đơn vị quân đội, nhân dân địa
phương cũng như các tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước hoạt động
trong lĩnh vực này đặc biệt quan tâm.
Những năm qua, đã và đang có nhiều kế hoạch, chương trình, dự án được
tiến hành tại tỉnh Quảng Trị nói chung, huyện Triệu Phong nói riêng về thống
kê, khảo sát thực trạng bom mìn sau chiến tranh, tai nạn bom mìn và hỗ trợ
nạn nhân… Đi kèm theo đó là những bài viết, nghiên cứu, báo cáo được thực
hiện một cách cụ thể, chi tiết về các vấn đề liên quan.
2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Vấn đề bom mìn và hậu quả của nó trong các ấn phẩm nước ngoài trước
đây chủ yếu là hồi ký về những ngày tháng ở chiến trường của các cựu chiến
binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam.
Trong cuốn hồi ký xuất bản tại Mỹ vào năm 1991 “The Vietnam Wars
1945 – 1990” của tác giả Marilyn B.Young – một cựu binh từng tham gia
nhiều chiến dịch ở Quảng Trị đã mô tả về những trận đánh ác liệt như chiến

8
dịch Lam Sơn 719, Dốc Miếu, Ái Tử, La Vang… Trong đó, ông dành nhiều
trang viết để tái hiện lại hình ảnh sân bay quân sự Ái Tử - nơi mà ông đã có

thời gian dài ở đây trong khoảng những năm 1967 – 1973 “…sân bay Ái Tử
với hàng rào thép gai kiên cố và những bãi mìn sát thương phân bố dày đặc
phía bên trong và bên ngoài hàng rào nhằm chống sự xâm nhập của Bắc
Việt…” [72, tr43]. Hay những chi tiết kể về nỗi ám ảnh của quân viễn chinh
Mỹ đóng ở sân bay Ái Tử khi hàng ngày phải đối mặt với hiểm họa bom mìn
do chính họ gây ra “…đó là những ngày tháng chúng tôi luôn sống trong sợ
hãi và lo lắng bởi những tiếng nổ của bom, tiếng gầm rú của máy bay và sự
hy sinh của những người bạn khi vướng phải mìn do chính đất nước chúng tôi
mang đến mảnh đất này…”[72, tr56].
Như vậy, mặc dù đã xa Việt Nam nhưng qua ký ức của người cựu binh
Mỹ về một vùng đất đầy bom mìn, tang thương, chết chóc cũng giúp chúng ta
hình dung được mức độ ô nhiễm bom mìn và tác hại to lớn của nó trên địa
bàn huyện Triệu Phong.
Năm 1993, báo cáo do Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ (VVMF)
thực hiện với tên gọi Socio - Economic Report on the Impact of Landmines
[77] đã đưa ra những đánh giá ban đầu về các tác động kinh tế xã hội do tai
nạn bom mìn gây nên tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực tỉnh Quảng Trị. Báo
cáo cũng đi sâu, tập trung phân tích, mô tả, thống kê thực trạng bom mìn và
tai nạn bom mìn từ sau khi chiến tranh kết thúc và những số liệu ước tính về
thiệt hại con người, kinh tế, môi trường do tai nạn bom mìn gây nên. Báo cáo
đặc biệt nhấn mạnh tác động về mặt kinh tế của bom mìn đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của các địa phương sau khi chiến tranh kết thúc. Theo đó, bom
mìn và tai nạn bom mìn là nguyên nhân hàng đầu cản trở những nỗ lực phát
triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân bởi vì nó đã hạn chế diện tích đất
sử dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; xây dựng các công trình
giao thông, thủy lợi, cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình dân sinh như nhà

9
ở, bệnh viện, trường học… Từ đó, kéo theo những hệ quả như tình trạng
người dân thiếu đất sản xuất, không có việc làm, năng suất sản xuất nông

nghiệp bị giảm sút, cơ sở hạ tầng các địa phương đã bị tàn phá trong chiến
tranh không có điều kiện được khắc phục và phát triển, do đó càng trở nên
thiếu thốn, lạc hậu. Tuy nhiên, có rất ít trang đề cập đến vấn đề này tại huyện
Triệu Phong.
Các nghiên cứu khác được công bố ở Mỹ, Úc và Anh như War of the
Mines của tác giả Davis, P. (1994) [69], After the Guns Fall Silent: The
Enduring Legacy of Landmines của hai tác giả Roberts & William J. (1995)
[75], The Impact of Landmines on children in Quang Tri Province, Central
VietNam của Jim Monan (1996) [70]… đa phần là những hồi ký, ghi chép của
các cựu binh, nhà báo chiến trường, những nhà nghiên cứu về chiến tranh
Việt Nam. Trong các nghiên cứu này chủ yếu mô tả toàn cảnh cuộc chiến và
những hậu quả của nó để lại trong và sau chiến tranh, trong đó có tai nạn bom
mìn.
Cuốn sách The Impact of Landmines on children in Quang Tri Province,
Central VietNam của Jim Monan công bố năm 1996 đã phân tích những tác
động của vấn đề bom mìn đối với đối tượng là trẻ em. Phần đầu cuốn sách là
những dòng hồi ức về vùng đất đầy bom mìn, vũ khí, sự giao tranh mà tác giả
đã có khoảng thời gian dài được chứng kiến. Qua việc mô tả lại sự ác liệt
trong thời kỳ chiến tranh tại Quảng Trị, tác giả một lần nữa khẳng định tính
chất nguy hiểm và ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh đối với người dân sống
tại vùng đất này. Với đối tượng trẻ em, tác giả đưa ra những câu chuyện về
các trường hợp các em nhỏ bị trúng bom, dẫm phải mìn hay bị trúng đạn khi
đi di tản trong thời kỳ chiến tranh diễn ra. Mặc dù không thống kê chính xác
số trẻ em bị chết trong chiến tranh do bom mìn nhưng theo tác giả thì “…con
số đó thực sự là một con số khiến chúng ta phải suy ngẫm và tự vấn bản
thân…” [70, tr57]. Tác giả cũng bày tỏ sự quan ngại khi chiến tranh đã kết

10
thúc nhưng tình trạng trẻ em bị tai nạn bom mìn không giảm, đặc biệt là các
em bị tai nạn do đùa nghịch với các loại bom mìn còn sót lại. Qua việc phân

tích những ảnh hưởng của bom mìn đối với trẻ em, tác giả cho rằng vấn đề
này cũng mang tính cấp bách giống như vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em, xâm
hại tình dục trẻ em… và cần có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc
giảm thiểu, đẩy lùi hiểm họa này, mang lại cuộc sống an toàn cho các em nhỏ.
Năm 2003, tại Mỹ, Quỹ tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ và dự án Renew
phối hợp xuất bản cuốn sách A mine action program in Quang Tri Province,
Viet Nam [73]. Đây là cuốn sách giới thiệu toàn bộ dự án Renew về khắc phục
hậu quả bom mìn ở tỉnh Quảng Trị. Cuốn sách đã phân tích khá chi tiết thực
trạng bom mìn sau chiến tranh tại địa phương, hậu quả của tai nạn bom mìn
đối với người dân và sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, cuốn sách cũng lần
lượt giới thiệu các vùng đất mà dự án Renew đang triển khai dự án, trong đó
có địa bàn huyện Triệu Phong. Tuy nhiên, những số liệu thống kê, phân tích,
mô tả thực trạng bom mìn được đề cập trong cuốn sách này chủ yếu là các số
liệu định lượng, được thu thập và xử lý thông qua đội ngũ cán bộ dự án tại các
địa bàn mà chưa có những nghiên cứu định tính, những phỏng vấn dành riêng
cho người dân, nạn nhân, gia đình nạn nhân… để thấy được mức độ tác động
của vấn đề đến người dân sống tại đó như thế nào hay nguyện vọng, mong
muốn của họ ra sao…
Như vậy, những bài viết, nghiên cứu được thực hiện ở nước ngoài về vấn
đề bom mìn, hậu quả chiến tranh ở Việt Nam, ở Triệu Phong tuy số lượng
không nhiều nhưng cũng đã cho chúng ta những góc nhìn khác nhau của các
nhà nghiên cứu, cựu binh bên kia chiến tuyến về vấn đề này. Điều đó cho thấy
rằng, bom mìn và hậu quả của nó thực sự là ảnh hưởng lớn không chỉ đối với
người dân tại địa phương mà còn là mối quan tâm của những người đã và
đang nghiên cứu về nó.


11

2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

Bên cạnh các bài viết, nghiên cứu được thực hiện và xuất bản ở nước
ngoài; các nghiên cứu được thực hiện trong nước cũng góp phần làm đa dạng
bức tranh tổng quan về tình hình bom mìn sau chiến tranh tại Quảng Trị, tại
huyện Triệu Phong. Nghiên cứu được xem là sớm nhất về vấn đề này được
thực hiện tại địa bàn huyện với tên gọi “Mìn và sự chậm phát triển: Nghiên
cứu một trường hợp điển hình tại tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam” thực
hiện năm 1997, của Jim Monan [12]. Thông qua việc tập trung phản ánh hậu
quả chiến tranh và nêu ra câu chuyện thực tế của nạn nhân và thân nhân của
họ, nghiên cứu giúp chúng ta hiểu được hậu quả tàn khốc mà bom mìn gây ra
cho cuộc sống con người, cản trở đến sự phát triển của cộng đồng như thế
nào? Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích hậu quả do bom mìn để lại
sau chiến tranh dưới góc độ môi trường và kinh tế. Do đó chưa đưa ra được
những giải pháp nhằm khắc phục hậu quả, hỗ trợ nạn nhân và phát triển bền
vững.
Ngoài ra, từ khi mới thành lập vào năm 2001 đến nay, hằng năm, Văn
phòng điều phối dự án Renew tỉnh Quảng Trị đều xuất bản Báo cáo thường
niên của văn phòng về thực trạng bom mìn tại các địa bàn dự án [53]. Báo
cáo luôn cập nhật đầy đủ các số liệu về tình hình bom mìn thống kê được, số
bom mìn đã tháo gỡ, bản đồ khu vực có bom mìn, số vụ tai nạn bom mìn, các
hoạt động hỗ trợ nạn nhân, danh sách nạn nhân… Huyện Triệu Phong là một
trong số những địa bàn quan trọng của dự án.
Những nghiên cứu khác do Văn phòng Điều phối dự án Renew tỉnh
Quảng Trị phối hợp cùng các tổ chức, ban ngành, vùng dự án thực hiện cũng
được xem là khá đầy đủ và cụ thể. Có thể kể đến như: “Nghiên cứu nhận thức
- thái độ - hành vi về hiểm họa của bom mìn và tai nạn bom mìn sau chiến

12
tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam” [63] hoàn thành tháng 12/2002 do
Renew phối hợp với Sở Y tế tỉnh Quảng Trị thực hiện.
Cũng trong năm 2002, Renew phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện

Triệu Phong và Đại học Huế tiến hành nghiên cứu “Báo cáo khảo sát ảnh
hưởng bom mìn ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” [65] nhằm đánh giá
ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân và tình hình kinh tế xã hội của
huyện Triệu Phong .
Tiếp theo các nghiên cứu đã thực hiện, tháng 9/2006, Văn phòng điều
phối dự án Renew phối hợp với Sở Ngoại vụ, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị thực
hiện “Nghiên cứu tình hình nạn nhân bom mìn và nhận thức về hiểm họa bom
mìn sau chiến tranh tại tỉnh Quảng Trị, Việt Nam” [62].
Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở tính chất
những điều tra xã hội học. Kết quả nghiên cứu định lượng mới đưa ra số liệu
thống kê số lượng bom mìn còn sót lại; số lượng nạn nhân đồng thời nêu lên
nguyên nhân, hậu quả của thực trạng đó.
Trong “Tham luận về vai trò lực lượng quân sự địa phương trong việc
hợp tác với các tổ chức quốc tế thực hiện các hoạt động dò tìm, xử lý bom
mìn, vật nổ nhân đạo” của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị năm 2005 tại
Hội nghị tổng kết 5 năm công tác khắc phục hậu quả bom mìn và hỗ trợ nạn
nhân đã tiếp tục khẳng định “Triệu Phong là một trong những địa bàn trọng
điểm của các dự án rà phá bom mìn, phục hồi đất đai và hỗ trợ nạn nhân bởi
vì tính chất và mức độ ô nhiễm bom mìn của địa phương trầm trọng so với
những địa bàn khác trong toàn tỉnh. Do đó, mức độ ảnh hưởng của vấn đề đối
với các nạn nhân cũng tăng lên” [4, tr15]. Bài viết đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của các hoạt động GDPTBM cho nạn nhân như tuyên truyền, tập huấn,
trang bị những kỹ năng cơ bản cho người dân, cán bộ địa phương khi gặp
bom mìn, khi cứu chữa người bị tai nạn bom mìn. Tuy nhiên, những hoạt
động trên mới chỉ dừng lại ở tính chất định hướng, hướng dẫn phải làm như

13
thế nào chứ chưa đi sâu phân tích hiệu quả, hạn chế của từng hoạt động hoặc
dự trù quy mô triển khai của hoạt động, chưa có sự chú ý đối với những hoạt
động GDPTBM đặc thù dành cho nhóm đối tượng như người cao tuổi, trẻ em,

phụ nữ…
Sau đó, Văn phòng điều phối dự án Renew tiếp tục phối hợp cùng với
chính quyền ba tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Trung tâm
Khoa học xã hội nhân văn Huế thực hiện “Nghiên cứu về Nghề rà tìm và
buôn bán phế liệu ở Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế”, nghiên cứu
hoàn thành tháng 7/2008 [64]. Nghiên cứu tập trung vào việc nêu lên tác hại
của bom mìn sau chiến tranh khi người dân thực hiện các hoạt động nguy
hiểm như rà tìm, mua bán, vận chuyển phế liệu, trong đó có cả các loại bom
mìn, vật nổ. Thông qua việc tiếp cận, phỏng vấn những người dân địa phương
trực tiếp thực hiện những công việc nguy hiểm này, nghiên cứu đã chỉ ra một
trong những nguyên nhân của việc gia tăng các vụ tai nạn bom mìn tại các địa
phương là xuất phát từ khó khăn về kinh tế, buộc người dân phải tham gia các
công việc nguy hiểm liên quan đến bom mìn. Ngoài ra, một phần nguyên
nhân cũng thuộc về nhận thức còn thấp của người dân. Tuy nhiên, những biện
pháp khắc phục tình trạng này của nghiên cứu đưa ra mới chỉ tập trung vào
việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân hoặc các giải
pháp về kinh tế, phát triển đời sống, tạo công ăn việc làm… chứ chưa có
những hoạt động mang tính chất trợ giúp, hỗ trợ về mặt tâm lý cho họ hoặc
trao truyền năng lực, kỹ năng cho người dân để họ có thể tự bảo vệ mình
trước các hiểm họa hoặc tự vươn lên hòa nhập cuộc sống sau khi gặp tai nạn
bom mìn…
Một điểm đáng chú ý là những năm gần đây đã có các nghiên cứu khoa
học là khóa luận tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành CTXH của trường Đại học
Khoa học, Đại học Huế đã đề cập đến vấn đề này như: Khóa luận tốt nghiệp
“CTXH với nạn nhân tai nạn bom mìn, vật liệu nổ tại huyện Triệu Phong,

14
tỉnh Quảng Trị” [31] của Hồ Sỹ Thái thực hiện tháng 5/2009, khóa luận “Vai
trò của CTXH đối với nghề thu gom phế liệu chiến tranh (Nghiên cứu trường
hợp tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị)” [14] của Trần Thanh Loan và khóa

luận “Thực hành CTXH đối với nạn nhân bom mìn (Nghiên cứu trường hợp
tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị)” [42] của Hồ Thanh Tuấn cùng thực hiện
vào tháng 5/2011.
Các nghiên cứu này bên cạnh việc điều tra, mô tả thực trạng bom mìn và
tai nạn bom mìn tại các địa phương nghiên cứu, bước đầu cũng đã đưa ra một
số hướng thực hành, can thiệp CTXH với nạn nhân bom mìn, chủ yếu là
CTXH cá nhân với các thân chủ cụ thể nhằm giúp nạn nhân ổn định về tâm
lý, khôi phục lại các chức năng xã hội đã bị giảm sút hoặc mất đi, hòa nhập
với cuộc sống Đây được xem là những hướng đi khá mới mẻ trong việc hỗ
trợ nạn nhân bom mìn sau tai nạn, khác hẳn với các cách thức hỗ trợ truyền
thống trước đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên vẫn chưa đi sâu vào việc
phân tích làm rõ vai trò của phương pháp CTXH đã áp dụng cũng như tiến
trình thực hành CTXH cụ thể đối với các đối tượng.
Do đó, luận văn tốt nghiệp với đề tài “CTXH nhóm với nạn nhân bom
mìn (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị)” hoàn
toàn không phải là một “phát kiến”, một chủ đề mới trong hoạt động thực
tiễn cũng như trong khoa học nghiên cứu. Thế nhưng cái mới của luận văn
chính là việc cùng một lúc lột tả hai vấn đề đó là thực trạng bom mìn, tai nạn
bom mìn, công tác khắc phục hậu quả bom mìn, nạn nhân bom mìn và nhận
thức của họ đối với vấn đề bom mìn như thế nào?; đồng thời đề xuất các hoạt
động CTXH nhóm nhằm thông qua đó trị liệu về tâm lý cung cấp các kiến
thức cơ bản về bom mìn, hình thành kỹ năng phòng tránh tai nạn bom mìn,
tạo môi trường nhóm để các nạn nhân và gia đình có thể chia sẻ những vấn đề
khó khăn gặp phải sau tai nạn, những mong muốn, nhu cầu hiện tại và hỗ trợ
họ vươn lên trong cuộc sống.

15
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc góp phần giảm thiểu
hậu quả tai nạn bom mìn đối với người dân địa phương, hướng họ đến một
cuộc sống an toàn, tốt đẹp.

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu đã vận dụng một số lý thuyết Xã hội học và CTXH như:
thuyết nhu cầu, thuyết vai trò, thuyết trao đổi xã hội… để xác định nhu cầu
của nhóm; vị trí, vai trò của các nhóm viên. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần
vào việc bổ sung và phát triển hệ thống các lý luận, phương pháp trong
nghiên cứu về các vấn đề liên quan như CTXH, CTXH nhóm, nhu cầu, vai trò
của nhóm xã hội…
Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu đi sau.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng bom mìn còn sót lại,
nạn nhân bom mìn, tai nạn bom mìn sau chiến tranh tại địa phương. Từ đó,
nghiên cứu đề xuất các hoạt động CTXH nhóm với nạn nhân nhằm mục tiêu
hỗ trợ về tâm lý và trao truyền cho họ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng
để phòng tránh tai nạn lặp lại đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
Đối với bản thân nhà nghiên cứu, qua quá trình tìm hiểu thực tế đã có cơ
hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc
sống. Từ đó, giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và
có thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá trình
công tác của bản thân.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng vấn đề bom mìn, tai nạn bom mìn,
nạn nhân bom mìn và mức độ nhận thức của các nạn nhân về vấn đề bom mìn
sau chiến tranh tại huyện Triệu Phong từ đó đề xuất các hoạt động CTXH

16
nhóm với nạn nhân bom mìn nhằm góp phần trị liệu về tâm lý và nâng cao
nhận thức về vấn đề bom mìn cho nạn nhân.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ các khái niệm lý thuyết như bom mìn, nạn nhân bom mìn,
CTXH, CTXH nhóm.
Tìm hiểu, mô tả, phân tích thực trạng bom mìn, tai nạn bom mìn và các
hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh đã được triển khai tại
huyện Triệu Phong.
Tìm hiểu, phân tích thực trạng nạn nhân và mức độ nhận thức của nạn
nhân đối với vấn đề bom mìn sau chiến tranh.
Đề xuất các hoạt động CTXH nhóm với nạn nhân bom mìn nhằm hỗ trợ
giải quyết những khó khăn về mặt tâm lý và nâng cao nhận thức về vấn đề
bom mìn cho nạn nhân.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
CTXH nhóm với nạn nhân bom mìn.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Nạn nhân bom mìn: với cơ cấu sau
Loại hình
thương tật
Cụt một
hoặc hai
chân
Chấn thương
đa phần
Mất một,
hai tay hoặc
hỏng mắt
Chấn thương
tâm lý
Số lượng
(người)
7

64
4
15

Gia đình nạn nhân bom mìn.
Cán bộ chính quyền, ban ngành, đoàn thể địa phương.
Cán bộ dự án Renew.


17
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: 19 xã, thị trấn thuộc huyện Triệu Phong.
Thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6
năm 2014.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu thực
trạng bom mìn, tai nạn bom mìn, nạn nhân bom mìn và nhận thức của nạn
nhân đối với thực trạng bom mìn sau chiến tranh tại huyện Triệu Phong, đề
xuất các hoạt động CTXH nhóm với nạn nhân bom mìn.
6. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Thực trạng bom mìn, tai nạn bom mìn và các hoạt động khắc phục
hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại huyện Triệu Phong như thế nào?
(2) Tình hình nạn nhân và nhận thức của các nạn nhân về hiểm họa bom
mìn sau chiến tranh tại huyện Triệu Phong ra sao?
(3) Các hoạt động CTXH nhóm có vai trò như thế nào đối với nạn nhân
bom mìn tại huyện Triệu Phong?
7. Giả thuyết nghiên cứu
(1)Bom mìn còn sót lại, tai nạn bom mìn đã và đang đe dọa cuộc sống
của người dân và có nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn được triển
khai tại huyện Triệu Phong.
(2)Nạn nhân bom mìn tại huyện Triệu Phong gồm nhiều thành phần, lứa

tuổi và có nhận thức nhất định đối với hiểm họa bom mìn sau chiến tranh.
(3)Các hoạt động CTXH nhóm có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
nạn nhân về mặt tâm lý và nâng cao nhận thức về vấn đề bom mìn và cách
phòng tránh tai nạn bom mìn.
8. Phƣơng pháp thu thập thông tin
8.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Để có số liệu cụ thể, chính xác về các vấn đề liên quan, nhà nghiên cứu đã
tìm hiểu một số tài liệu về vấn đề bom mìn của các cơ quan, tổ chức trong và

18
ngoài nước; đặc biệt là của Văn phòng điều phối dự án Renew tỉnh Quảng
Trị; báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của huyện và các xã, thị trấn;
báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của các cơ quan, đoàn thể huyện Triệu
Phong… và các tài liệu liên quan khác (xem phần Danh mục tài liệu tham
khảo).
8.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhà nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn
sâu 17 người, trong đó: 7 nạn nhân bom mìn; 8 cán bộ chính quyền, ban
ngành, đoàn thể cấp huyện (Phó chủ tịch huyện và cán bộ Phòng Lao động
thương binh và xã hội, Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Ban chỉ huy quân sự, Trung tâm y
tế huyện); 2 cán bộ Dự án Renew.
8.3. Phƣơng pháp phỏng vấn bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu tiến hành phỏng vấn theo bảng
hỏi (xem phụ lục 3) đối với 76 nạn nhân bom mìn được chọn ngẫu nhiên.
Số lượng phỏng vấn
76 nạn nhân (04 nạn nhân/ 01 xã, thị trấn)
Cơ cấu độ tuổi
25% nạn nhân dưới 15 tuổi.
25% nạn nhân 16 - 30 tuổi.

25% nạn nhân 31 - 49 tuổi.
25% nạn nhân từ 50 tuổi trở lên.
Cơ cấu giới tính
50% nam, 50% nữ.

8.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung
Trong nghiên cứu này, nhà nghiên cứu tiến hành 3 cuộc thảo luận nhóm,
mỗi nhóm 7 người. Bao gồm: Nhóm nạn nhân bom mìn; nhóm cán bộ chính
quyền, ban ngành, đoàn thể cấp xã; nhóm người thân trong gia đình nạn nhân
bom mìn.


19
8.5. Phƣơng pháp quan sát
Trong thời gian thực tế tại địa bàn, nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát
thực trạng đời sống kinh tế xã hội địa phương; thái độ, hành vi của người dân,
của các nạn nhân bom mìn đối với các vấn đề liên quan.
Những quan sát này góp phần làm sáng tỏ thêm những kết quả nghiên
cứu định lượng đã thu thập được.
























20
NỘI DUNG

Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Bom mìn
Theo định nghĩa của Phong trào Quốc tế vận động cấm mìn sát thương
đưa ra vào năm 1990:
“Bom mìn và các vật liệu nổ khác là loại vũ khí được thiết kế để dùng
cho một số mục đích quân sự, bao gồm giết và làm bị thương binh lính của
đối phương, phá hủy các phương tiện cơ giới và trang thiết bị khác, ngăn cản
việc thâm nhập hay di chuyển của đối phương bằng cách tạo ra những hoàn
cảnh nguy hiểm chết người, hay khiến đối phương chần chừ do sợ bom mìn và
vật liệu nổ” [25, tr3].
Bom mìn là cách gọi thông thường mang hàm ý cả bom, đạn, mìn và các
loại vật liệu nổ khác như: mìn, bom lớn, bom bi, đạn pháo, lựu đạn, đạn cối,
đạn rốckét.

Về nguyên tắc, bom mìn là loại vũ khí sử dụng thuốc nổ hoặc các chất
cháy, vi trùng, hóa học, hạt nhân… để phá hủy công trình cơ sở hạ tầng, giao
thông, sản xuất và sát thương con người cùng tất cả các loại sinh vật khác
trong phạm vi ảnh hưởng.
Bom mìn có thể được bắn ra từ máy bay, tàu chiến, hỏa lực bộ binh đã
phát nổ hoặc chưa nổ, có thể được gài lại hay bỏ lại sau khi các bên tham
chiến đã rút đi.
1.1.2. Nạn nhân bom mìn
Nạn nhân bom mìn là những người bị ảnh hưởng bởi tai nạn do bom mìn
gây ra bao gồm dẫn đến chết người, làm mất những khả năng bình thường

21
vốn có của con người trong lao động và sinh hoạt hàng ngày đồng thời gây
nên chấn động về mặt tâm lý [59, tr2].
Nạn nhân bom mìn thường chịu các hậu quả như: chết người; cụt chân,
cụt tay; mù mắt; ảnh hưởng tâm lý và các thương tật khác…
Tai nạn bom mìn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các nạn nhân mà
còn ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng của họ.
1.1.3. Công tác xã hội
Xuất phát từ những cách thức khác nhau của sự giúp đỡ các đối tượng có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, từ mục đích, phương pháp giải quyết các vấn đề
xã hội và từ nhiều quan niệm về CTXH đã dẫn đến nhiều định nghĩa về
CTXH.
Năm 1970, Hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội Hoa Kỳ (NASW)
định nghĩa “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn nhằm giúp đỡ những
cá nhân, các nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hoặc khôi phục năng lực thực
hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm đạt
được những mục tiêu ấy” [21, tr43].
Theo định nghĩa của Liên đoàn chuyên nghiệp xã hội Quốc tế (IFSW)
thông qua tháng 07/2000 tại Montreal (Canada) thì “CTXH thúc đẩy sự thay

đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự
tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ
ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và
hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi
trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản
của nghề” [26, tr25].
Năm 2004, Liên đoàn CTXH chuyên nghiệp quốc tế họp ở Canada đã
thảo luận, bổ sung và đưa ra định nghĩa: “CTXH là hoạt động chuyên nghiệp
nhằm tạo ra sự thay đổi của xã hội, bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết
các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội) vào quá trình

×