Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Passive voice bị động (phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.92 KB, 2 trang )

Passive voice - Bị động (phần 2)
Cấu trúc bị động là một trong những cấu trúc thường xuyên gặp trong bài thi TOEIC reading. Ở Unit 12,
mshoatoeic.com đã cung cấp những kiến thức hết sức căn bản dành cho những bạn mới tiếp cận tới cấu
trúc bị động. Hôm nay, Ms Hoàng Anh chia sẻ những nội dung để giúp các em có những kiến thức sâu
hơn về cấu trúc bị động và một số mẹo có thể dễ dàng áp dụng cho part 5 và 6 của bài thi TOEIC.

Trong tiếng Anh có 2 dạng động từ là Nội động từ và Ngoại động từ:
1. Nội động từ (Intransitive verbs)
Là những động từ không đòi hỏi có tân ngữ, ví dụ như : happen, occur, exist, take place, become, etc.)
=> Vì nó không tác động lên đối tượng khác nên cũng không bao giờ có dạng bị động; LUÔN LUÔN
CHIA Ở DẠNG CHỦ ĐỘNG (S + V)
Eg: The meeting takes place at the Convention Center.
2. Ngoại động từ (Transitive verbs)
Là những động từ đòi hỏi tân ngữ, ví dụ như sign (a contract), cancel (a meeting), make (an
appointment), etc.
Dạng chủ động: S + V + O (tân ngữ)
Dạng bị động: S + be + PII (phân từ 2) (+ by sb)
=> Đối với các ngoại động từ, dạng CHỦ ĐỘNG sẽ CÓ TÂN NGỮ theo sau, còn BỊ ĐỘNG sẽ KHÔNG CÓ
TÂN NGỮ theo sau. Như vậy, bên cạnh việc dựa vào giớitừ “by”, các em có thể dùng mẹo này để chọn
đáp án đúng nhé!
Nào cùng xem 2 ví dụ sau:
1.The secretary ………………….me of the meeting at 2 o’clock.
A. reminds B. is reminded.
Ở câu trên rõ ràng đòi hỏi 1 động từ, ta thấy sau dấu........là đại từ “me” đóng vai trò tân ngữ. Vậy suy
ra ta cần điền dạng chủ động, đáp án phải là A. reminds.
The secretary reminds me of the meeting at 2 o’clock. (Thư kí nhắc nhở tôi về buổi họp lúc 2h)
2. The package…………….to the office 3 days ago.
A. Sent B. was sent
Lần này sau dấu …………là cụm “to the office” chứ không phải là một tân ngữ. Vậy suy ra ta điền dạng bị
động là B. was sent.
The package was sent to the office 3 days ago. (Bưu kiện đã được gửi đi từ 3 ngày trước)


Bây giờ các em vào link này thử làm một số bài tập liên quan đến Câu bị động/ chủ độngnhé!
3. Trường hợp đặc biệt
The new employee …………………..a new computer to work.
A. gives B. is given
Rõ ràng sau dấu ….. là “a new computer” là tân ngữ, thế mà đáp án lại là “is given”. Tại sao vậy nhỉ?


Câu trả lời là đây là một trong số các trường hợp đặc biệt của câu chủ động, bị động mà chúng ta sẽ tiếp
tục tìm hiểu trong tối nay!
a. Ngoại đông từ đòi hỏi 2 tân ngữ, ví dụ: give, bring, buy, recommend, show, make, tell, etc…
- Dạng chủ động: S + V + O1 + O2
- Dạng bị động:
+) O1 + be Pii + O2 (Như vậy đối với các động từ đặc biệt này, nếu có 2 TÂN NGỮ, ta mới dùng CHỦ
ĐỘNG; nếu có 1 TÂN NGỮ thì vẫn là BỊ ĐỘNG)
+) O2 + be Pii + to/for O1
Quay trở lại ví dụ mà cô được hỏi, "give" là một ngoại động từ đặc biệt mà ở dạng chủ động sẽ đòi hỏi 2
tân ngữ đi theo. Ta thấy trong câu trên, sau dấu ......... chỉ có 1 tân ngữ. Vậy suy ra, vẫn phải để ở dạng
BỊ ĐỘNG.
=> The new employee is given a new computer to work. (Người nhân viên mới được cung cấp một chiếc
máy tính mới để làm việc)
b. Need V-ing và need to be Pii
Khi nói một chiếc xe cần được sửa (bị động), ta có thể dùng 2 cách:
- The car needs to be repaired.
- The car needs repairing
c. Nhờ vả (have)
(A): I have my secretary send the package
(P): I have my package sent by my secretary
d. Với các động từ chỉ tri giác: see, hear, notice, watch,….
(A): I saw my secretary send/sending the package
(P): My secretary was seen to send/sending the package.

Ngoài ra các em tham khảo "Những cấu trúc bị động đặc biệt thường xuất hiện trong kỳ thi TOEIC" nhé!



×