Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Pháp luật về dịch vụ công ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.15 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN MỸ LINH

PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TRẦN MỸ LINH

PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ TRỌNG HÁCH

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Mỹ Linh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦ A PHÁP LUẬT VỀ DICH
VỤ CÔNG Error! Bookmark
̣
Nhƣ̃ng vấ n đề lý luâ ̣n về dich
̣ vu ̣ công .... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Quan niê ̣m về dich
̣ vu ̣ công ........................ Error! Bookmark not defined.
1.1.


1.1.2. Đặc điểm dịch vụ công ............................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Phân loa ̣i dich
̣ vu ̣ công ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.

Những vấn đề lý luận pháp luật về dịch vụ côngError! Bookmark not defined.

1.2.1.

Quan niệm pháp luật về dịch vụ công ....... Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Đặc điểm của pháp luật về dịch vụ công .... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Vai trò của pháp luật về dịch vụ công ........ Error! Bookmark not defined.

1.2.4. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về dịch vụ côngError! Bookmark no
1.3.

Pháp luật về dịch vụ công ở một số quốc gia và những vấn đề có
thể vận dụng ở Việt Nam .......................... Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Pháp luật về dịch vụ công ở một số nước ... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Những vấn đề có thể vận dụng ở Việt Nam Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ CÔNG Ở VIỆT NAMError! Bookmark
2.1.

Thực trạng nội dung pháp luật về dịch vụ côngError! Bookmark not defined.

2.1.1. Những quy định về phạm vi cung cấp dịch vụ côngError! Bookmark not defined.
2.1.2. Những quy định về chủ thể cung cấp dịch vụ côngError! Bookmark not defined.

2.1.3. Những quy đinh
̣ về nguyên tắc quản lý dich
̣ vu ̣ côngError! Bookmark not defined.
2.2.
Những thành tựu và hạn chế của pháp luật về dịch vụ côngError! Bookmark not
2.2.1. Những thành tựu của pháp luật về dịch vụ côngError! Bookmark not defined.

2.2.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật về dịch vụ côngError! Bookmark not define
2.2.3. Nhâ ̣n xét chung về pháp luâ ̣t dich
̣ vu ̣ công. Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ DICH
VỤ CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Error! Bookmark not defi
̣


3.1.

Các yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công Error! Bookmark not defin

3.1.1. Yêu cầ u của nề n kinh tế thi ̣trường , hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế Error! Bookmark not def
3.1.2.

Yêu cầu của cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyềnError! Bookmark not d

3.1.3. Yêu cầ u về nâng cao chấ t lươ ̣ng cung cấ p các dịch vụ công cho công
dân và xã hô ̣i ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.


Phƣơng hƣớng hoàn thiêṇ pháp luâ ̣t về dich
̣ vu ̣ công Error! Bookmark not defined

3.2.1. Xây dựng pháp luật về dịch vụ công toàn diện , thố ng nhấ t , đồ ng bô ,̣
phù hợp với thời kỳ hội nhập ...................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Xây dựng pháp luâ ̣t dich
̣ vu ̣ công phù hơ ̣p với nề n hành chính phu ̣c
vụ nhân dân một cách chính quy , chuyên nghiê ̣p Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Xây dựng pháp luâ ̣t dich
̣ vu ̣ công phù hơ ̣p với yêu cầu cải cách kinh
tế - văn hóa .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Pháp luật về dịch vụ công phải đảm bảo dân chủ

, minh ba ̣ch , cạnh

tranh bình đẳng cho các chủ thể tham gia dich
̣ vu ̣ Error! Bookmark not defined.
3.3.

Nhƣ̃ng giải pháp xây dƣṇ g p háp luâ ̣t dich
̣ vu ̣ công trong giai
đoa ̣n hiêṇ nay ............................................. Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Nhâ ̣n thức, thể chế hóa các nguyên tắ c cung cấp dich
̣ vu ̣ công Error! Bookmark not d
3.3.2. Ban hành các quy pha ̣m pháp luâ ̣t điề u chỉnh chuyên biê ̣t trong liñ h
vực dich
̣ vu ̣ công ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Thực hiện thường xuyên rà soát
, pháp điể n hóapháp luật về dịchvụ côngError! Bookmark


3.3.4. Tăng cường pháp chế trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ côngError! Bookmark not def
3.3.5.

Tăng cường các điều kiện đảm bảo để nâng cao chất lượng dịch vụ côngError! Bookmark

3.3.6. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân để thuận tiện
tiếp nhận và thụ hưởng các dịch vụ công ... Error! Bookmark not defined.
3.3.7. Tiếp tục xã hội hóa và tranh thủ nguồn lực tại chỗ, nguồn lực trong
nước và quốc tế cho việc phát triển dịch vụ côngError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHUNG ............................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dịch vụ công là dịch vụ mới trong xã hội, sự xuất hiện của dịch vụ công đã
tác động và đặt ra những yêu cầu mới với hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhà nước
ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực
dịch vụ công phù hợp với ý chí, lợi ích của Nhà nước, đáp ứng với nhu cầu thực tế
của người dân. Ngược lại, các dịch vụ công cần có những định hướng thống nhất từ
Nhà nước để tồn tại, phát triển đúng với quy luật, đáp ứng nhu cầu thực tế của
người dân trong thời kỳ hội nhập. Điều chỉnh pháp luật với các dịch vụ công là
nhu cầu tất yếu nhưng pháp luật chỉ có thể phát huy được ưu thế của mình khi
các quy định toàn diện, thống nhất và phù hợp với các điều kiện khách quan.
Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công là một quá trình với những
bước đi thận trọng trên cơ sở nhận thức đúng đắn về bản chất, phạm vi các dịch vụ
cũng như các yêu cầu về cách thức tổ chức và mô hình cung cấp dịch vụ phù hợp
với điều kiện của nước ta.
Pháp luật hiện hành được ban hành trong giai đoạn đầu hình thành các dịch

vụ công ở Việt Nam nên không thể tránh khỏi những hạn chế, bất cập do nhận
thức về dịch vụ chưa thật đầy đủ, toàn diện. Bản thân các dịch vụ công vẫn đang
trong quá trình hình thành và phát triển nên cần có những quy định pháp luật khoa
học, thống nhất để định hướng sự phát triển lâu dài phù hợp với xu thế khách
quan. Trong khi đó nhu cầu của người dân về các dịch vụ c ô n g không ngừng
tăng cao về số lượng, phong phú, đa dạng về nội dung; nhu cầu về quản lý nhà
nước một cách có hiệu lực, hiệu quả các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh, quốc
phòng trong tình hình mới đã đặt ra những đòi hỏi mới với pháp luật về dịch vụ
công. Tất cả các yếu tố này đã tác động buộc hệ thống quy phạm pháp luật về
dịch vụ công phải không ngừng được bổ sung những quy định mới, tiến bộ, sửa
đổi, bãi bỏ những quy định không còn phù hợp, lạc hậu để phù hợp với nhu cầu
của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.

1


Từ những lí do trên , tôi chọn đề tài “Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam
hiê ̣n nay” làm luận văn cao học Luâ ̣t, mã ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp
luâ ̣t, nhằ m mong muố n làm rõ hơn nhữn g vấn đề về lý luâ ̣n và thực tiễn của pháp
luâ ̣t dich
̣ vu ̣ công ở Viê ̣t Nam .
2. Tình hình nghiên cứu
Ở phương Tây, dịch vụ công được nhiều quốc gia nghiên cứu từ đầu thế
kỷ 20. Tuy nhiên, ở Việt Nam dịch vụ công là vấn đề mới nhưng đã và đang
khẳng định vị trí của mình trong xã hội. Nhiều tác giả đã có những công trình
nghiên cứu, đề tài khoa học, bài viết về dịch vụ công có giá trị góp phần hoàn
thiện loại hình dịch vụ này cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Điển hình
một số đề tài liên quan như:
- Chu Văn Thành (chủ biên), Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004, là tập hợp bài viết của nhiều tác giả khác

nhau (hai mươi bảy bài viết) về ba mảng nội dung lớn: Một là về những vấn đề lý
luận về dịch vụ công ở Việt Nam như khái niệm dịch vụ, mối quan hệ dịch vụ công
với nhà nước, vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch vụ, vai trò quản lý của
Nhà nước với việc cung ứng dịch vụ. Thứ hai là thực tiễn tổ chức thực hiện dịch vụ
công ở Việt Nam. Trong nội dung này, các bài viết không chỉ đề cập đến thực
trạng cung cấp dịch vụ công, bao gồm cả các dịch vụ công cộng và các dịch vụ
hành chính công, mà còn nhấn mạnh đến quá trình chuyển giao việc thực hiện các
dịch vụ công cộng cho cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện. Ba là kinh
nghiệm một số nước trên thế giới trong cung ứng dịch vụ công và quản lý cung
ứng dịch vụ công. Mặc dù vậy, những quan điểm trong các bài viết về xã hội hóa
các dịch vụ công (chủ yếu tập trung vào các dịch vụ công cộng) đã chỉ ra xu hướng
phát triển tất yếu của các dịch vụ công ở nước ta trong xã hội ngày nay.
- Chu Văn Thành, Dịch vụ công - Đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở
Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2007, tác giả
tập trung nghiên cứu về cung ứng dịch vụ và quản lý dịch vụ công dưới góc nhìn
đổi mới của cải cách hành chính. Trong cuốn sách này tác giả trình bày có hệ

2


thống về các vấn đề có liên quan đến dịch vụ công, dịch vụ công cộng, dịch vụ
công trong lĩnh vực hành chính, mô hình cung cấp theo phương thức xã hội hóa,
mô hình quản lý dịch vụ khi vừa có sự tham gia của cơ quan nhà nước, vừa có sự
tham gia của cá nhân và tổ chức vào cung cấp dịch vụ.
- Lê Chi Mai, Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,
năm 2003; đã công bố những kết quả nghiên cứu tương đối toàn diện, đầy đủ về
dịch vụ công dưới các góc độ kinh tế, quản lý. Tác giả đã dày công nghiên cứu so
sánh giữa dịch vụ công cộng, dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ hành chính
công để từ đó đưa ra những đặc trưng riêng của từng nhóm dịch vụ công. Các
nội dung về thực trạng cung cấp dịch vụ công trong cuốn sách khá chi tiết, có số

liệu minh họa gắn với những kết quả thực hiện trên thực tế nên phản ánh rõ nét
thực trạng cung cấp dịch vụ trong thời kỳ đầu. Đánh giá về những thành tựu đạt
được hay những tồn tại của các nhóm dịch vụ công, tác giả cũng căn cứ vào các
quy định pháp luật có liên quan để bình luận, nhận xét.
- Lê Chi Mai, Chuyển giao dịch vụ công cho các cơ sở ngoài nhà nước, do
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội xuất bản năm 2002, trong cuốn này tác giả viết về
các vấn đề đặt ra trong giai đoạn đầu thực hiện xã hội hóa các dịch vụ công, bao
gồm các dịch vụ công cộng như vệ sinh môi trường, vận tải công cộng và các dịch
vụ sự nghiệp công như giáo dục, văn hóa, y tế, cũng được đề cập khá chi tiết. Các
nội dung trong cuốn sách đã phản ánh trung thực hiện trạng cung cấp dịch vụ cùng
với những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục. Điểm mạnh là tác giả đã đưa ra
các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến trình xã hội hóa các dịch vụ công
có tính thuyết phục cao. Các nghiên cứu đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ những
vấn đề về sự tồn tại khách quan của các dịch vụ công. Tuy nhiên, các nghiên cứu của
tác giả chủ yếu dưới góc độ quản lý, đối tượng nghiên cứu trong nội dung các cuốn
sách không phải là pháp luật về các hoạt động dịch vụ, vì thế pháp luật được nhắc
đến còn khá mờ nhạt, chưa toàn diện, chưa trực tiếp đi vào những quy định, giải
pháp có tính pháp lý cụ thể.
- Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên). Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch

3


vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin
xuất bản, năm 2002. Cuốn sách này tập hợp các bài viết của nhiều tác giả, chia
thành ba phần lớn: Vai trò của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công, những bài
viết trong phần này chủ yếu đề cập đến bản chất của dịch vụ công, dịch vụ công
trong mối quan hệ với nhà nước và trách nhiệm của nhà nước trong cung ứng dịch
vụ công và quản lý dịch vụ công; Các mô hình cung ứng dịch vụ công, bàn về thực
tiễn triển khai thực hiện các dịch vụ công, trong đó có thí điểm thực hiện dịch vụ

công chứng, dịch vụ nhà đất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và mô hình thí
điểm tại Ủy ban nhân dân Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh; trên cơ sở những
nghiên cứu này, trong Phần 3 các tác giả đã được tập trung giải quyết "Các vấn đề
bức xúc đặt ra từ thực tiễn và một số giải pháp". Các mô hình thí điểm về dịch
vụ hành chính công ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng được xem xét, đánh
giá để kết luận về sự phù hợp với tính chất của các dịch vụ công, từ đó rút ra bài học
và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động. Nội dung cuốn sách Vai trò của
Nhà nước trong cung ứng dịch vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp vừa tập
trung phân tích những vấn đề có tính lý luận, vừa giải quyết những yêu cầu của thực
tiễn đặt ra nên có ý nghĩa lớn cả trong khoa học và thực tiễn.
- Đỗ Thị Hải Hà, “Quản lý Nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công”, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2007, tác giả dựa trên các kết quả nghiên cứu,
tìm tòi các bài học, kinh nghiệm của nước ngoài trong quản lý nhà nước đối với
cung ứng dịch vụ công - một công việc cần thiết và bổ ích, nhất là sau khi Việt Nam
gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Qua đó, tác giả đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả việc cung ứng các dịch vụ công cho xã
hội của nước ta.
- Đặng Đức Đạm – Phó trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Đổi
mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam, đăng trên website: />Modules/CMS/Upload/6/ đưa ra quan điểm hữu ích về khái niệm dịch vụ công và
giải pháp hoàn thiện việc cung ứng nhiều loại hình dịch vụ công.

4


Có thể nhận thấy, các cuốn sách, bài viết nêu trên đã góp phần khẳng định
sự tồn tại khách quan của dịch vụ công phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Một số tác phẩm bước đầu có đề cập
đến pháp luật về dịch vụ công. Một trong những nội dung cơ bản được đề cập đến
trong tất cả các cuốn sách này là tập trung làm rõ bản chất, khái niệm, đặc điểm và
phân loại các dịch vụ công, tập trung nghiên cứu, bàn luận về các loại dịch vụ
công. Hầu hết các tác phẩm chưa đi sâu nghiên cứu pháp luật về dịch vụ công một

cách toàn diện, sâu sắc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đić h của luâ ̣n văn là nghiên cứu thực tra ̣ng của pháp luâ ̣t về dich
̣ vu ̣
công ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay , từ đó đề xuấ t các giải pháp để xây dựng

, hoàn thiện

pháp luật về dịch vụ công phù hợp với tình hình hiê ̣n nay.
Để làm rõ mu ̣c đić h trên, luâ ̣n văn có nhiê ̣m vu :̣
- Làm rõ các khái niệm về: quan niê ̣m, đă ̣c điể m, phân loa ̣i dich
̣ vu ̣ công theo
quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hiê ̣n hành.
- Làm rõ khái niệm, đố i tươ ̣ng, phương pháp , nô ̣i dung của pháp luật về dịch
vụ công ; quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về dịch vụ công

; thực

trạng pháp luật về dịch vụ công hiện nay ở Việt Nam .
- Chỉ rõ sự cầ n thiế t phải xây dựng , hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công
để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công , đáp ứng đòi hỏi của pháp luâ ̣t và
nhu cầu của người dân trong thời kỳ hô ̣i nhâ ̣p .
- Đưa ra các giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về dịch vụ công ở
Viê ̣t Nam .
4. Đối tƣơ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định của pháp luật về
dịch vụ công ở Việt Nam , có tham khảo pháp luật về dịch công của một số quốc
gia trên thế giới .
Phạm vi nghiên cứu tâ ̣p trung chủyế u vào hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t về dich

̣ vu ̣ công ở
Viê ̣t Nam trong giai đoa ̣n khoảnghơn 10 năm trở la ̣i đây.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.

A.M (2007), “Một năm thực hiện Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư - Được
và chưa được”, Báo Pháp luật, chuyên đề (1), tr.3,4.

2.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X (2007), Nghị quyết số 17/NQ-TW
Về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
bộ máy nhà nước, Hà Nội.

3.

Bộ chính trị Ban Chấp hành trung ương Đảng (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW
ngày 24/05/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4.

Bộ Tư pháp (2009), Đề cương giới thiệu Luật khám chữa bệnh,
.


5.

Chính phủ (2005), Nghị định số 160/2005/NĐ-CP Ngày 27 tháng 12 năm
2005 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật khoáng sản và luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật khoáng sản, Hà Nội.

6.

Chính phủ (2007), Nghị định số 64/2007/NĐ-CP Về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Hà Nội.

7.

Diễn đàn kinh tế - Tài chính Việt - Pháp (2000), Dịch vụ công cộng và khu
vực quốc doanh, báo cáo của Elie Cohen, Claude Henry, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

8.

Thu Dịu (2015), Nhiều khó khăn trong thực hiện Luật khám, chữa bệnh,
.

9.

Đỗ Văn Đại (2010), “ Bồi thường thiệt hại do hoạt động công chứng”, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, (tháng 10).

10.

Phạm Thị Hồng Điệp (2013), “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ công Kinh

nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, (3), tr.26-32.

11.

Nguyễn Minh Đoan, Bùi Thị Đào, Trần Ngọc Định, Trần Thị Hiền, Lê
Vương Long, Nguyễn Văn Năm, Bùi Xuân Phái (2009), Một số vấn đề về tổ
chức thực hiện quyền lực nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6


12.

Francois Morin, Paul Champsaur (2000), Bình luận đăng trên Diễn đàn Tài
chính - kinh tế Việt – Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13.

Nguyễn Ngọc Hiền (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14.

Nguyễn Ngọc Hiến (chủ biên) (2002), Vai trò của Nhà nước trong cung ứng dịch
vụ công - Nhận thức, thực trạng và giải pháp, NXB Văn hoá - Thông tin.

15.

Ngọc Khánh (2014), Cải tiến quy trình khám chữa bệnh, bệnh nhân được lợi

gì?, .

16.

Đinh Thị Mai Lan (2011), Cải cách dịch vụ công qua thực tiễn tỉnh Cao
Bằng, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật – Đại học quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

17.

Le Petit Larousse (1992), Từ điển tiếng Pháp, NXB Larousse.

18.

Lê Chi Mai (2004), Quản lý dịch vụ công, NXB Thống kê, Hà Nội.

19.

Lê Chi Mai (2009), Dịch vụ công/trang thông tin pháp luật, (ngày 24/5/2009).

20.

Lê Chi Mai (2003), Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc
gia Hà Nội.

21.

Martin Painter (2008), Chính phủ chất lượng thấp: tình thế tiến thoái lưỡng
nan trong quản trị tại Trung Quốc và Việt Nam.

22.


Martine Lombard và Gille Dumond (2007), Pháp luật hành chính Cộng hòa
Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

23.

Quốc hội (2001), Luật Tổ chức chính phủ, Hà Nội.

24.

Quốc hội (2003), Luật doanh nghiệp, Hà Nội.

25.

Quốc hội (2015), Luật Tổ chức Chính phủ 2015 số 76/2015/QH13 ngày 19
tháng 6 năm 2015, Hà Nội.

26.

Văn Sơn (2010), “Cam kết phục vụ cộng đồng”, Báo Pháp luật thành phố Hồ
Chí Minh, (ngày 7/2/2010).

27.

Vũ Thanh Sơn (2009), Cạnh tranh đối với khu vực công trong cung ứng hàng
hoá và dịch vụ, NXB. Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

28.

Lê Minh Tâm (2003), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

7


29.

Chu Văn Thành (chủ biên) (2004), Dịch vụ công và xã hội hoá dịch vụ
công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30.

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học
(Luật Hành chính, Luật Tố tụng hành chính, Luật Quốc tế), NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.

31.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2010) Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh
32.

UNDP (2007), Public Administration Reform Practice.

III. Trang Web
33.

Tổng cục thống kê.


34.

tks.edu.vn/, Một số mô hình cung ứng hàng hoá, dịch vụ công và kinh nghiệm
hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam.

35.

www.hanhchinh.com.vn, Mối quan hệ giữa hành chính công và quản lí công
- Liên hệ Việt Nam.

36.

www.truyen-thong.org, Một cái nhìn về thực trạng giáo dục Việt Nam.

37.

www.kiemtailieu.com, Nâng cao vai trò của chính phủ trong cung ứng dịch vụ công.

8



×