Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.14 MB, 133 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





LA THỊ QUẾ







XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC











HÀ NỘI - 2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





LA THỊ QUẾ







XÂY DỰNG Ý THỨC PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 603801



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN TÚ












Hà Nội - 2013

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Trang
Mục lục

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đồ thị

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ Ý
THỨC PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 8
1.1. Những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật 8
1.1.1. Khái niệm ý thức pháp luật 8
1.1.2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật 10
1.2. Bình đẳng giới và vai trò ý thức pháp luật trong việc thực hiện bình đẳng giới
ở nƣớc ta hiện nay 15
1.2.1. Khái niệm về bình đẳng giới 15
1.2.2. Tiêu chí đánh giá ý thức pháp luật bình đẳng giới 20
1.2.3. Ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở một số nước trên thế giới 22
1.2.4. Vai trò của việc nâng cao ý thức pháp luật bình đẳng giới ở nước ta hiện
nay…………………………………………………………………………… 26
Chƣơng 2- THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 33
2.1. Cơ sở pháp lý của ý thức pháp luật trong việc thực hiện bình đẳng giới 33
2.2. Thực trạng thực hiện ý thức pháp luật bình đẳng giới hiện nay 40
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện ý thức pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam
trong thời gian qua 63
2.3.1. Đánh giá ưu điểm 63
2.3.2. Đánh giá bất cập, hạn chế 64
2.3.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện ý thức pháp luật về
bình đẳng giới ở Việt Nam 66
Chƣơng 3- YÊU CẦU, PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý
THỨC PHÁP LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 75

3.1. Những yêu cầu thực tiễn của công tác xây dựng ý thức pháp luật bình đẳng
giới ở Việt Nam 75
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước có ảnh hưởng đến việc xây dựng ý thức
pháp luật thực hiện bình đẳng giới 75
3.1.2. Bình đẳng giới là tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của mỗi xã

hội, mỗi đất nước 80
3.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới giai đoạn hiện nay
…………………………………………………………………………82
3.2. Phƣơng hƣớng xây dựng ý thức pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam 85
3.2.1. Nâng cao ý thức pháp luật bình đẳng giới toàn dân lấy việc thay đổi nhận
thức truyền thống về bình đẳng giới làm cơ sở 85
3.2.2. Chú trọng nâng cao ý thức pháp luật bằng việc tổ chức thực hiện pháp
luật bình đẳng giới thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể 86
3.2.3. Phổ cập kiến thức pháp luật và chú trọng nâng cao ý thức pháp luật thực
hiện nghiêm túc bình đẳng giới 91
3.2.4. Ý thức pháp luật từ việc nâng cao hiệu quả công tác thực hiện lồng ghép
giới…………………………………………………………………………….93
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng
giới ở Việt Nam hiện nay 95
3.3.1. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật phù hợp với
mục tiêu bình đẳng giới nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu bình đẳng
giới…………………………………………………………………………….95
3.3.2. Giải pháp đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật cho người dân về bình đẳng giới; Hướng dẫn thực hiện
thông tin, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới có hiệu quả, thiết thực và phù
hợp với từng địa phương, đối tượng cụ thể 99
3.3.3. Giải pháp kiện toàn đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới từ trung
ương đến địa phương, cơ sở 102
3.3.4. Giải pháp cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế (đa phương, song
phương) trong lĩnh vực bình đẳng giới nói chung và vì sự phát triển của phụ nữ
nói riêng…………………………………………………………………… 104

3.3.5. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về bình đẳng giới. Bổ sung kiến thức về giới và bình đẳng giới, nâng cao
năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác này 106

3.3.6. Giải pháp thông qua việc tạo việc làm cho phụ nữ ở nông thôn và xây
dựng môi trường sống lành mạnh 108
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Bảng
Tên bảng
Trang
1
2.2
Tỷ lệ (%) nữ cán bộ trong Ủy ban nhân dân các cấp theo
giới tính
55
2
2.3
Tỷ lệ (%) nữ đại biểu trong một số cơ quan của Quốc
hội
56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT
Hình
Tên các hình vẽ, đồ thị

Trang
1
2.1
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa I - XII
43
2
2.4
Thu nhập bình quân/ tháng (nghìn đồng) của lao động
làm công ăn lương 6 tháng đầu năm 2011
58
1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình đẳng giới là vấn đề quan tâm của hầu hết các quốc gia và được xác
định là 1 trong 8 mục tiêu Thiên niên kỷ của toàn cầu. Đồng thời bình đẳng
giới cũng được quan tâm trong các chương trình, dự án phát triển hợp tác song
phương và đa phương giữa các quốc gia, sở dĩ cần phải thực hiện bình đẳng
giới vì bình đẳng giới bảo đảm cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ công
dân của nam và nữ được thực hiện đầy đủ; đảm bảo không tồn tại bất cứ sự
phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với nam hoặc nữ tạo nên sự
không công bằng và làm hạn chế sự phát triển, sự đóng góp tích cực của nam,
nữ vào quá trình phát triển; xoá bỏ khoảng cách giới thực tế trên tất cả các lĩnh
vực; thúc đẩy quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội, xoá đói giảm
nghèo; giúp trẻ em gái và phụ nữ có địa vị bình đẳng, có cơ hội và điều kiện
tham gia học tập, bồi dưỡng đầy đủ, tích luỹ kiến thức về mọi mặt như trẻ em
trai và nam giới; phát huy hết tiềm năng và hưởng lợi từ thành quả của sự phát
triển gia đình và đất nước.

Tại Việt Nam, việc thực hiện bình đẳng giới đã có nhiều bước phát triển,
đặc biệt sau khi Luật Bình đẳng giới năm 2006 được Quốc hội thông qua và có
hiệu lực thi hành, nhận thức về bình đẳng giới đã có những chuyển biến tích
cực. Nhìn chung, trong những năm qua, các quy định về bình đẳng giới đã
được thực hiện khá nghiêm túc, kết quả bước đầu rất khả quan. Tuy nhiên, theo
kết quả các đợt kiểm tra, giám sát về bình đẳng giới của Ủy ban Về các vấn đề
xã hội, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:
Tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em và phụ nữ vẫn tồn tại ở
các địa phương, công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, phụ nữ
ở một số địa phương vẫn chưa đạt các chỉ tiêu đề ra, tỷ số giới tính của trẻ sơ
sinh ở một số tỉnh vẫn còn cao, chưa phù hợp với quy luật thông thường. Bên
cạnh đó, định kiến giới vẫn còn tồn tại khá phổ biến trong xã hội, đặc biệt là
khu vực nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vai trò và vị trí của phụ
2


nữ và trẻ em gái tuy đã được cải thiện nhưng cơ hội học tập, phát triển của phụ
nữ nói chung còn có nhiều hạn chế so với nam giới.
Từ thực tế trên cho thấy mặc dù đã đạt được những thành tựu khả quan
trong việc thực hiện bình đẳng giới nhưng việc thực thi pháp luật về vấn đề
này vẫn còn là khoảng cách khá xa so với quy định pháp luật hiện hành. Dưới
góc độ của người học luật cũng như nghiên cứu luật thiết nghĩ để bình đẳng
giới thật sự đi vào đời sống, trở thành nếp suy nghĩ của mọi người thì cần thiết
phải tiến hành xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới nhằm mục tiêu tiến
tới việc thực hiện bình đẳng giới đạt kết quả.
Việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở
Việt Nam hiện nay” là đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn
cấp bách.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Để nghiên cứu đề tài: “Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở

Việt Nam hiện nay”, luận văn tập trung tìm hiểu các công trình, đề tài, tài liệu
đã được công bố về giới, bình đẳng giới, các đề tài, bài viết có liên quan đến ý
thức pháp luật bình đẳng giới và vấn đề thực hiện pháp luật bình đẳng giới
trong một số lĩnh vực:
- Luận án tiến sĩ: “Thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần
Thị Quốc Khánh năm 2012 đã nghiên cứu xây dựng những cơ sở lý luận và thực
tiễn về thực hiện pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Phân tích đặc
điểm của thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam và các yếu tố ảnh
hưởng. Đưa ra một số quan điểm và giải pháp thực hiện pháp luật về bình đẳng
giới ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án tiến sĩ:

“Bất bình đẳng giới trong thu nhập theo khu vực ở Việt
Nam” của Amy Y.C.Liu năm 2004 nghiên cứu các nhân tố tác động bất bình
đẳng giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra vai trò
nhân lực nữ trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Bên cạnh
những tác động tích cực thì người phụ nữ cũng phải đối mặt với những áp lực
công việc trong gia đình và xã hội, những bất bình đẳng có tính truyền thống
đang tồn tại ở nhiều gia đình, nhiều vùng miền trên phạm vi cả nước.
3


- Đề tài cấp Nhà nước: “Nâng cao năng lực của cán bộ nữ trong hệ thống
chính trị” của tác giả Nguyễn Đức Hạt làm chủ nhiệm đề tài năm 2004 đã góp
phần làm sáng tỏ những luận cứ khoa học, thực tiễn về việc nâng cao vị trí, vai
trò, năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ, tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý
trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Đây là vấn đề quan trọng giúp luận
văn đánh giá đúng thực trạng, nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhắm tăng
cường ý thức pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
- Đề tài cấp Bộ: “Những vấn đề lý luận cơ bản về giới và kinh nghiệm giải

quyết vấn đề giới ở một số nước” do TS. Ngô Thị Tuấn Dung làm chủ nhiệm
năm 2007. Đề tài đã đi nghiên cứu vấn đề lý luận giới và sự phát triển (nguồn
gốc, lịch sử cũng như các trường phái lý thuyết, cơ sở thực tiễn về giới và sự
phát triển), kinh nghiệm giải quyết các vấn đề giới trên thế giới và có sự liên
hệ thực tiễn ở Việt Nam.
- Đề tài cấp Bộ: “Bình đẳng giới - hiện tượng chính sách và pháp luật về
bình đẳng giới” do tác giả Lương Phan Cừ làm chủ nhiệm năm 2004. Đề tài
nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giới và tổng quan về chính sách pháp luật
về bình đẳng giới, khái quát thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam nhìn từ góc
độ thực thi. Trong nội dung đề tài đã phân tích và làm rõ một số thuật ngữ cơ
bản liên quan đến giới, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về bình
đẳng giới, chính sách pháp luật bình đẳng giới ở một số nước trên thế giới,
thực trạng thi hành bình đẳng giới ở một số lĩnh vực.
- Đề tài cấp Bộ: “Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định tuổi nghỉ hưu của
lao động nữ” do TS. Đăng Anh Duệ - Bộ Lao động thương binh và xã hội làm
chủ nhiệm năm 2001. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu, phân tích có cơ sở khoa học
và thực tiễn một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh
đạo, quản lý, lập pháp, hoạch định chính sách về tuổi nghỉ hưu của lao động
nữ. Những định hướng của đề tài có ý nghĩa trong quá trình tác giả nghiên cứu
đề tài: “Xây dựng ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”.
Ngoài ra một số bài viết trên các tạp chí đã tập trung nghiên cứu, giới
thiệu các quan điểm, lý thuyết về giới trong lịch sử và đương đại, là nguồn tư
4


liệu quý để luận văn xây dựng các căn cứ ý thức pháp luật về bình đẳng giới.
Như bài viết: “Nghiên cứu giới ở Việt Nam - quá trình và xu hướng” của tác
giả Nguyễn Linh Khiếu (Tạp chí Cộng sản, 3/2007), giới thiệu nội dung quá
trình du nhập, truyền bá quan điểm giới vào Việt Nam theo từng thời kỳ, sơ bộ
đánh giá 15 năm du nhập quan điểm giới của quốc tế, tác giả đề xuất những

hướng nghiên cứu chính của Việt Nam trong những năm tới; “Vấn đề bình
đẳng giới trên thế giới” của Nguyễn Thị Hồi trên Tạp chí Luật học năm 2005
đã cung cấp những có sở lý luận về bình đẳng giới, đồng thời có sự đánh giá
một cách toàn diện thực tế việc thực hiện bình đẳng giới trên thế giới qua đó có
sự so sánh với thực tiễn ở Việt Nam.
Có thể nói, nhìn chung những nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu vấn đề
bình đẳng giới ở nhiều góc cạnh khác nhau nhưng chưa công trình, tài liệu nào
đề cập tập trung vào vấn đề xây dựng ý thức pháp luật bình đẳng giới một cách
hệ thống về mặt lý luận cũng như thực tiễn và đưa ra những giải pháp cần thiết
cho vấn đề này. Các công trình nói trên chính là những tài liệu tham khảo bổ
ích cho tác giả khi viết luận văn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu nền tảng lý luận và thực trạng thực hiện ý thức
pháp luật bình đẳng giới làm căn cứ tác giả đề xuất những giải pháp xây dựng
ý thức pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
Một là: Phân tích làm rõ cơ sở lý luận ý thức pháp luật nói chung trong đó có
pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam. Cụ thể làm rõ các khái niệm về “ý
thức pháp luật”, “giới”, “bình đẳng giới” đồng thời đưa ra khái niệm “ý thức
pháp luật bình đẳng giới”, các tiêu chí đánh giá bình đẳng giới, khẳng định vai
trò ý thức pháp luật bình đẳng giới trong công tác thực hiện bình đẳng giới
hiện nay.
5


Hai là: Phân tích, đánh giá thực trạng ý thức pháp luật về bình đẳng giới Việt
Nam hiện nay. Làm rõ những kết quả đạt được, chỉ rõ các hạn chế và những
nguyên nhân có tác động đến ý thức pháp luật bình đẳng giới.

Ba là: Đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng ý thức pháp luật bình
đẳng giới Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn về ý thức pháp luật bình đẳng giới; đưa ra các phương hướng và giải pháp
nhằm xây dựng ý thức pháp luật bình đẳng giới Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu ý thức pháp luật bình
đẳng giới trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, trên
phạm vi cả nước có tính đến những đặc thù về địa bàn như đô thị, nông thôn,
đồng bằng, miền núi; luận văn còn có sự đối chiếu, so sánh việc thực hiện ý
thức pháp luật bình đẳng giới ở một số nước trên thế giới.
+ Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật
bình đẳng giới từ năm 2006 (từ khi ban hành Luật Bình đẳng giới).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về “nam nữ bình
quyền”, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Các phương pháp nghiên cứu
cụ thể được áp dụng trước hết là phương pháp triết học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử macxit, trong đó chủ yếu là phương pháp kết hợp nghiên cứu lý
luận với thực tiễn, phương pháp phân tích, tổng hợp.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp
logic, phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh,
phương pháp chứng minh,…
Việc sử dụng những phương pháp này trong luận văn nhằm đảm bảo
tính thống nhất, liên kết giữa nội dung các chương và đảm bảo tính khách
quan, toàn diện trong các đánh giá, đề xuất giải pháp của luận văn.
6



6. Những đóng góp mới của đề tài
Ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức xã hội, ra đời trong quá trình
phản ánh, khái quát hiện thực khách quan từ góc nhìn pháp luật. Mặc dù là cái
bị quy định bởi tồn tại xã hội, nhưng trong quá trình vận động, biến đổi và phát
triển, ý thức pháp luật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tồn tại xã
hội. Thực tiễn phát triển của các quốc gia trên thế giới đã chứng minh rằng,
quá trình phát triển xã hội dựa vào luật pháp - sản phẩm của ý thức pháp luật -
luôn mang lại những kết quả thiết thực và rất có ý nghĩa.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể và cá nhân,
các bài viết từ trước đến nay về ý thức pháp luật đã có những đóng góp quan
trọng về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một
công trình luận án, luận văn nào nghiên cứu về việc xây dựng ý thức pháp luật
trong việc thực hiện bình đẳng giới một cách hệ thống về mặt lý luận cũng như
thực tiễn đồng thời đưa ra những giải pháp cần thiết cụ thể cho vấn đề này.
Luận văn chỉ ra ba điểm mới sau:
- Lần đầu tiên tiến hành nghiên cứu lĩnh vực ý thức pháp luật về bình
đẳng giới ở Việt Nam.
- Xây dựng cơ sở lý luận về ý thức pháp luật bình đẳng giới trong đó xây
dựng các tiêu chí đánh giá ý thức pháp luật bình đẳng giới, chỉ rõ vai trò ý thức
pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay, có sự liên hệ với một số nước
khác nhằm nhìn nhận vấn đề ý thức pháp luật bình đẳng giới một cách khách
quan. Từ đó đánh giá thực trạng bình đẳng giới hiện nay những kết quả đạt
được, những bất cập, hạn chế và nguyên nhân.
- Đưa ra các phương hướng và giải pháp trong việc xây dựng ý thức pháp
luật bình đẳng giới Việt Nam hiện nay.
Tóm lại, luận văn góp phần vào việc nhận thức rõ ý thức pháp luật bình
đẳng giới hiện nay để từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức
hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước.
7



+ Các giải pháp được đề ra trong luận văn có thể được áp dụng trong
việc xây dựng các kế hoạch, chương trình nâng cao ý thức pháp luật về bình
đẳng giới.
+ Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy tại các
trường, lớp, trung tâm đào tạo,
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương và 7 tiết:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật nói chung và ý
thức pháp luật về bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.
Chương 2: Thực trạng ý thức pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam
hiện nay.
Chương 3: Yêu cầu, phương hướng và giải pháp xây dựng ý thức pháp
luật bình đẳng giới ở nước ta hiện nay.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ Ý THỨC PHÁP LUẬT VÀ Ý THỨC
PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

1.1. Những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật
1.1.1. Khái niệm ý thức pháp luật
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề xây dựng ý thức pháp luật đóng vai
trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi tích cực trong đời sống pháp
luật, ý thức pháp luật chi phối tất cả các khâu của quá trình điều chỉnh bằng
pháp luật đối với hành vi của con người. Thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống

xã hội, ý thức pháp luật là một hiện tượng phong phú và đa dạng và phức tạp.
Theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật (Nhà xuất bản Tư pháp):
“Ý thức pháp luật là tổng hợp những quan điểm, quan niệm, tư tưởng thịnh
hành trong xã hội về pháp luật, là thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con
người đối với pháp luật cũng như đối với hành vi pháp luật của các chủ thể
trong xã hội” [53, tr70].
Như vậy có thể hiểu ý thức pháp luật chính là tổng thể các quan niệm,
quan điểm của con người về pháp luật. Đó là những quan niệm, quan điểm, tư
tưởng về nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức, vai trò, giá trị xã hội của
pháp luật…Ý thức pháp luật cũng được hiểu là thái độ, tình cảm, sự đánh giá
của con người đối với pháp luật. Chẳng hạn người ta cho rằng pháp luật của
một nhà nước công bằng hay không, phản ánh đúng đắn, đầy đủ ý chí, nguyện
vọng của nhân dân hay đi ngược lại lợi ích của nhân dân… ta hoàn toàn có thể
xác định được trên cơ sở, hình thành thái độ tôn trọng hay coi thường pháp
luật, quan tâm sâu sắc hay thờ ơ lãnh đạm đối với các quy định pháp luật. Ý
thức pháp luật còn được hiểu là thái độ, sự đánh giá đối với hành vi pháp luật
của chủ thể khác. Ở góc độ này, ý thức pháp luật thể hiện sự đồng tình, khuyến
khích hay phê phán, lên án, cũng có khi đó là sự không quan tâm, thậm chí là
lảng tránh trước một hành vi pháp luật nào đó.
9


Theo giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật (NXB Đại học
Quốc gia): “Ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học giả, quan điểm,
thái độ, tình cảm, sự đánh giá của con người về pháp luật trên các phương
tiện, tiêu chí cơ bản như: Sự cần thiết (hay không cần thiết), về vai trò, chức
năng của pháp luật, tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không
đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá
khứ, pháp luật cần phải có, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong các
hành vi của cá nhân, nhà nước, các tổ chức xã hội” [18, tr30].

Tóm lại, có thể hiểu ý thức pháp luật luôn luôn được xem xét đánh giá
trên nhiều phạm vi khác nhau, đó có thể là ý thức của từng cá nhân, có thể là
ý thức của một nhóm, một bộ phận dân cư trong một xã hội cũng có thể là ý
thức của toàn xã hội, của toàn dân tộc, thậm chí nó còn được xem xét, đánh
giá trên một khu vực địa lý vượt khỏi phạm vi một quốc gia. Vì vậy, ý thức
pháp luật luôn được tiếp cận trên cả bình diện ý thức xã hội, cả trên bình
diện ý thức cá nhân.
Ý thức pháp luật của một xã hội được hiểu là tổng thể các quan niệm,
quan điểm, tư tưởng, thái độ, sự đánh giá của xã hội đó về pháp luật cũng như
các hiện tượng pháp lý khác. Điều này hoàn toàn không có ý nghĩa rằng ý thức
pháp luật của một xã hội chỉ là phép cộng giản đơn các quan niệm, quan điểm,
ý kiến đánh giá khác nhau trong xã hội về pháp luật và đời sống pháp lý.
Ngược lại, ý thức pháp luật của một xã hội phải được hiểu là những quan niệm,
quan điểm, ý kiến đánh giá có tính chất chung nhất của toàn xã hội. Chế độ xã
hội nào có ý thức pháp luật của xã hội đó, không có ý thức pháp luật trong mọi
thời đại. Ý thức pháp luật của một chế độ xã hội cụ thể bao gồm tổng thể các
quan niệm, quan điểm, ý kiến đánh giá chung nhất về pháp luật và các hiện
tượng pháp lý khác đang thịnh hành trong xã hội đó. Đó chính là những quan
niệm, quan điểm, tư tưởng, ý kiến đánh giá mang tính chính thức của lực lượng
cầm quyền, mặc dù trong một xã hội cụ thể, bên cạnh quan điểm, tư tưởng của
giai cấp cầm quyền thì cũng tồn tại những quan niệm, quan điểm, ý kiến đánh
giá trái chiều, phản diện của các lực lượng xã hội đối lập. Ý thức pháp luật
10


trong một xã hội nhất định không chỉ bao gồm quan điểm, quan niệm về pháp
luật đã qua và pháp luật cần phải có mà còn bao gồm cả những quan điểm, tư
tưởng, ý kiến đánh giá về pháp luật với tính cách là một hiện tượng của đời
sống xã hội, cũng như pháp luật của các nhà nước trên thế giới.
Ở góc độ ý thức cá nhân, ý thức pháp luật thể hiện là thái độ pháp lý của

cá nhân. Đó chính là tri thức pháp luật của cá nhân cũng như ý chí, xúc cảm,
tình cảm của họ đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý thực tiễn. Sự hình
thành và phát triển của ý thức pháp luật cá nhân chính là quá trình con người
nhận thức, tích lũy những kiến thức về pháp luật và các hiện tượng pháp lý
khác. Tri thức pháp luật của mỗi cá nhân không chỉ là sự hiểu biết về hệ thống
pháp luật thực định của nhà nước mà còn thể hiện ở các tri thức khoa học về
pháp luật của họ. Trên cơ sở hiểu biết pháp luật, ở mỗi người hình thành tình
cảm, thái độ, sự đánh giá của mình đối với pháp luật. Mỗi cá nhân có sự cảm
nhận về pháp luật một cách khác nhau, vì vậy thái độ, tình cảm, sự đánh giá
của họ về pháp luật cũng khác nhau. Thái độ, tình cảm pháp luật được biểu
hiện thông qua hành vi của chủ thể. Một chủ thể được coi là có sự tôn trọng
pháp luật khi các xử sự của họ đều phù hợp với các quy định của pháp luật,
theo đúng yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật. Hiểu biết pháp luật, thái độ, tình cảm
của mỗi người về pháp luật là cơ sở cho sự đánh giá của họ về một xử sự theo
pháp luật của chủ thể khác. Cùng một hành vi pháp luật của một chủ thể trong
xã hội có thể được đánh giá ở nhiều bình diện, nhiều khía cạnh khác nhau, do
vậy nội dung các ý kiến đánh giá cũng khác nhau. Có thể nói, ý thức pháp luật
cá nhân luôn bị chi phối bởi các lập trường giai cấp, hệ tư tưởng thịnh hành
trong xã hội, truyền thống dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh sống.
1.1.2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
1.1.2.1. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với hoạt động xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật
Xây dựng pháp luật là một quá trình hoạt động phức tạp, gồm nhiều giai
đoạn khác nhau, từ việc nhận thức thực trạng của đời sống, nhận thức nhu cầu
11


điều chỉnh bằng pháp luật, đến việc khái quát hóa những quan hệ xã hội đang
tồn tại thành các quy tắc xử sụ cụ thể. Như vậy, đời sống xã hội trước hết được
phản ánh ý thức pháp luật, rồi sau đó mới được thể hiện thành các quy định cụ

thể của pháp luật.
Thực tế trong lịch sử cho thấy những văn bản pháp luật rất có chất lượng
cũng có không ít những trường hợp pháp luật được ban hành thể hiện sự duy ý
chí, không phù hợp với hiện thực đời sống, mang tính kinh viện, sách vở, hoặc
phản ánh một cách máy móc, giản đơn hiện thực của đời sống. Điều đó do
nhiều yếu tố chi phối, trong tri thức pháp luật, xúc cảm, tình cảm, ý chí…của
chủ thể có thẩm quyền xây dựng pháp luật giữ vai trò quan trọng. Có thể nói,
chất lượng của từng quy định cụ thể trong pháp luật; tính toàn diện, đồng bộ,
phù hợp, ổn định của cả hệ thống pháp luật cũng như trình độ, kỹ thuật lập
pháp…phụ thuộc rất lớn vào ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp để
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Trước hết, ý thức pháp luật là cơ sở để hoạch định chính sách xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thực tiễn đã chứng minh việc hiểu biết sâu
sắc, đầy đủ vai trò, tác dụng của pháp luật, khả năng điều chỉnh, ưu điểm cũng
như hạn chế vốn có của pháp luật sẽ có quan điểm đúng trong việc sử dụng
pháp luật làm phương tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, qua đó xây dựng
được các quy định pháp luật phù hợp, phát huy được hiệu quả điều chỉnh của
pháp luật. Ngược lại nếu quá đề cao hoặc coi nhẹ vai trò của pháp luật sẽ dẫn
tới hoặc sử dụng pháp luật không đúng cách hoặc sử dụng các phương tiện
điều chỉnh khác để thay thế pháp luật. Ý thức pháp luật càng cao càng làm cho
các nhà làm luật đánh giá đúng, chính xác, khách quan toàn diện đời sống xã
hội, dự liệu được diễn biến xu hướng vận động của các quan hệ xã hội, xác
định đúng nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội…Từ
đó có cơ sở khoa học để lý giải sự cần thiết phải xây dựng các quy định pháp
luật mới hay sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành. Trên cơ sở đó, có kế hoạch,
12


chương trình, chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp
với tiến trình phát triển của xã hội.

Dưới góc độ cụ thể hơn, ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng định hướng
xây dựng các quy định cụ thể. Xác định rõ quan điểm, mục đích là những yêu
cầu trước tiên của hoạt động xây dựng pháp luật. Khi xây dựng các quy định
cụ thể các nhà làm luật cũng phải lưu ý đến sự tác động qua lại giữa quy định
được xây dựng với kinh tế, chính trị, đạo đức, truyền thống, tập quán… Để xây
dựng được các quy định pháp luật có chất lượng đòi hỏi các nhà làm luật cần
phải nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật trong lịch sử cũng
như các nước khác trên thế giới. Điều này chỉ có thể có kết quả tích cực khi
nhà làm luật có ý thức pháp luật cao.
Vai trò của ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật còn
thể hiện rất rõ trong kỹ thuật lập pháp. Một quy định cụ thể của pháp luật được
xây dựng một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn, một nghĩa, đối tượng phải thi
hành dễ hiểu, hiểu đúng yêu cầu,… phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật thể hiện nó.
Đó chính là kỹ thuật sử dụng ngôn ngữ pháp lý, kỹ thuật trình bày quy phạm
pháp luật, kỹ thuật sử dụng hình thức văn bản pháp luật, kỹ thuật liên kết các
quy phạm pháp luật để tạo thành một chỉnh thể. Tất cả những yếu tố này đều
phụ thuộc vào trình độ kiến thức pháp lý, ý thức pháp luật của nhà làm luật.
1.1.2.2. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật
Có thể nói, hiểu biết pháp luật, thái độ, tình cảm đúng đắn đối với pháp
luật khiến các chủ thể thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, ngược lại,
không hiểu biết pháp luật, có ác cảm với pháp luật, mất lòng tin vào pháp luật
và các cơ quan pháp luật chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các chủ thể
vi phạm pháp luật. Như vậy, ý thức pháp luật là nhân tố quan trọng thúc đẩy
việc thực hiện pháp luật trong đời sống.
Việc thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh trước hết phụ thuộc vào
sự hiểu biết của chủ thể. Nhận thức được đầy đủ các quy định của pháp luật
13


chính là tiền đề quan trọng để hành vi của chủ thể phù hợp với các yêu cầu, đòi

hỏi của pháp luật. Chỉ trong trường hợp nhận thức được nội dung của các quy
định trong pháp luật, nắm bắt được sự cho phép, bắt buộc hay ngăn cấm pháp
luật, chủ thể mới biết mình được làm gì, không được làm gì và làm như thế nào
trong một tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, không thể cho rằng cứ hiểu biết pháp luật sẽ luôn thực hiện pháp
luật một cách nghiêm chỉnh. Trên thực tế, nhiều trường hợp chủ thể vi phạm pháp
luật lại là người rất hiểu biết pháp luật, thậm chí có trường hợp còn lợi dụng khe hở
của pháp luật để phục vụ mục đích cá nhân. Có tình trạng đó là vì việc thực hiện
pháp luật phụ thuộc rất lớn vào thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin, mong muốn…
của chủ thể đối với pháp luật cũng như đối với hoạt động của các cơ quan pháp
luật. Thái độ tôn trọng pháp luật là động lực quan trọng việc thúc đẩy chủ thể luôn
xử sự theo pháp luật. Sợ bị pháp luật trừng phạt khiến họ không dám lựa chọn hành
vi pháp luật cấm. Việc vui mừng hay phấn khởi trước những quy định trong pháp
luật là chính tiền đề để chủ thể thực hiện chúng một cách hào hứng, nhiệt tình. Như
vậy, thái độ, xúc cảm, tình cảm, niềm tin, mong muốn… là những yếu tố tâm lý chi
phối mạnh mẽ hành vi con người. Chúng có thể làm cho người ta kiềm chế hay
không kiềm chế được; hào hứng, hăng hái hay thờ ơ, lãnh đạm; quyết tâm thực
hiện đến cùng hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện hành vi.
Ngoài ra trong các hình thức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật là hình
thức thực hiện pháp luật bởi các cơ quan, tổ chức, nhà chức trách có thẩm quyền.
Hoạt động này có liên quan trực tiếp tới các cá nhân, tổ chức trong xã hội, ảnh
hưởng trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Do vậy nhà chức trách có thẩm
quyền áp dụng pháp luật phải là người am hiểu pháp luật, có chuyên môn vững
vàng, có tinh thần thượng tôn pháp luật, chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh. Nhà
chức trách có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải hiểu biết thấu đáo các quy định
trong pháp luật. Thực tế, các quy định của pháp luật nhìn chung mang tính khái
quát, trong khi các vụ việc xảy ra cần áp dụng pháp luật lại rất phong phú, đa dạng.
14



Chính vì vậy, đòi hỏi nhà chức trách phải hiểu biết một cách đầy đủ, chính xác nội
dung các quy định trong pháp luật phân tích và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của
chúng đối với từng trường hợp cần áp dụng. Đồng thời, họ cũng phải nắm vững
những tình tiết của trường hợp cần áp dụng, thấu hiểu thực chất của sự việc đó, linh
hoạt, nhạy bén, sáng tạo trong mọi trường hợp có như vậy mới áp dụng đúng đắn
pháp luật. Vai trò ý thức pháp luật càng thể hiện rõ trong trường hợp khi có vụ việc
xảy ra trong thực tế có liên quan đến lợi ích của các cá nhân, tổ chức cần được giải
quyết bằng pháp luật những lại không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều
chỉnh vụ việc đó. Trong trường hợp này đòi hỏi các nhà chức trách có thẩm quyền
phải hết sức sáng tạo bằng cách áp dụng pháp luật tương tự.
1.1.2.3. Sự tác động của pháp luật và các hiện tƣợng pháp lý khác đối với ý
thức pháp luật
Pháp luật chịu sự tác động của ý thức pháp luật, nhưng ngược lại nó cũng tác
động đến việc hình thành và biến đổi của ý thức pháp luật. Không chỉ pháp luật với
tích cách là hệ thống các quy tắc xử sự mà tất cả các yếu tố của đời sống pháp lý
đều tác động mạnh mẽ đến ý thức pháp luật. Sự tác động của pháp luật và các yếu
tố khác trong đời sống pháp lý đến ý thức pháp luật có thể là tích cực và có thể là
tiêu cực.
Pháp luật và đời sống pháp lý là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức
pháp luật. Tri thức pháp luật bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn đời sống pháp lý
và do thực tiễn quy định. Chính yêu cầu của đời sống pháp lý đã buộc con người có
những tri thức nhất định về pháp luật, đồng thời nhờ tham gia vào đời sống pháp lý
mà con người dần dần tích lũy được các tri thức pháp luật. Thông qua thực tiễn sử
dụng pháp luật con người làm cho pháp luật bộc lộ những thuộc tính để nhận thức
nó, tích lũy những tri thức về nó. Có thể nói, chính qua thực tiễn đời sống pháp luật
mà con người đúc rút ra các tri thức về bản chất, đặc trưng, vai trò, các mối liên hệ,
khả năng điều chỉnh của pháp luật. Mặt khác, thực tiễn đời sống pháp luật cũng là
tiêu chuẩn khẳng định tính đúng đắn, khoa học của các tri thức pháp luật. Pháp luật
chính là sự thể chế hóa quan niệm, quan điểm, tư tưởng pháp luật, là kênh truyền
15



tải chính thức hệ tư tưởng pháp luật của giai cấp cầm quyền đến toàn xã hội. Bằng
pháp luật, giai cấp cầm quyền thông qua nhà nước đã truyền bá và áp đặt hệ tư
tưởng pháp luật của giai cấp mình lên đời sống xã hội.
Pháp luật và đời sống pháp lý cũng là cơ sở hình thành tâm lý pháp luật của
các cá nhân trong xã hội. Nếu pháp luật phù hợp với thực tế khách quan, phù hợp
với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phản ánh đúng nhu cầu, đòi hỏi xã hội, phù
hợp với truyền thống đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc sẽ có vai trò lớn trong
việc củng cố nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân. Người dân sẽ có thái độ, tình
cảm đúng đắn đối với pháp luật, tin tưởng vào pháp luật. Ngược lại nếu pháp luật
đi ngược lại với nhu cầu, lợi ích của nhân dân, không hợp lý, trái với các giá trị tinh
thần khác của xã hội sẽ tạo ra một thái độ hoài nghi, mặc cảm, ác cảm của người
dân đối với pháp luật. Thái độ chống đối pháp luật coi thường pháp luật vì thế mà
có chỗ đứng trong đời sống xã hội. Ở khía cạnh khác, một hệ thống pháp luật toàn
diện, đồng bộ kỹ thuật lập pháp ở trình độ cao, điều chỉnh sẽ có tác dụng nâng cao
ý thức pháp luật của nhân dân và ngược lại.
1.2. Bình đẳng giới và vai trò ý thức pháp luật trong việc thực hiện bình đẳng
giới ở nƣớc ta hiện nay
1.2.1. Khái niệm về bình đẳng giới
Khái niệm giới và đặc điểm của giới:
Thuật ngữ “giới”, theo tiếng Anh là “gender” là một thuật ngữ thường
được sử dụng trong lĩnh vực xã hội học. Thuật ngữ này mới được du nhập vào
Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây và được thể hiện theo nhiều cách khác
nhau. Theo từ điển Tiếng Việt 2006 (Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ
điển học) thì: “Giới là lớp người trong xã hội phân theo một đặc điểm rất
chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội” [86, tr. 405]. Theo định nghĩa của
tác giả Lê Thị Chiêu Nghi trong cuốn “Giới và dự án phát triển” - Nhà xuất
bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 thì: “Giới bao gồm các mối quan hệ và
tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một môi trường xã

hội cụ thể, hay nói cách khác, giới là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới
trong quan hệ xã hội” [22, tr71]. Ngoài ra trong cuốn “ Xã hội học về giới và
16


phát triển” - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 2000 của hai tác giả
Lê Ngọc Hùng và Nguyễn Thị Mĩ Lộc thì: “Giới dùng để chỉ các đặc điểm, vị trí,
vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Hay nói cách khác, giới là khái
niệm dùng để chỉ những đặc trưng xã hội của nam và nữ” [24, tr6]. Như vậy, tuy
các khái niệm trên có sự khác nhau về câu chữ trong cách diễn đạt nhưng nói
chung, theo quan điểm xã hội học các tác giả đều cho rằng giới là khái niệm dùng
để chỉ sự khác biệt của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội. Người phụ nữ
hoặc nam giới mang đặc điểm giới tính là do được dạy dỗ, thường là từ khi còn
nhỏ. Đứa trẻ phải học để làm con trai hoặc làm con gái. Ví dụ: Con trai phải mạnh
mẽ không được khóc, không được chơi búp bê, không được mặc váy; con gái
không được trèo cây mà phải biết nấu cơm, bế em. Nguyên nhân của việc phụ nữ
thường làm nội trợ không phải vì họ là phụ nữ mà vì họ được dạy bảo để làm
những việc đó khi còn là đứa trẻ. Các quan niệm, khuôn mẫu về giới như vậy
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, quan niệm về giới do xã
hội tạo ra chứ không phải do tự nhiên sinh ra.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, để thể hiện sự khác biệt về vị thế xã
hội, vị thế trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, khái niệm “đàn
bà”, “đàn ông”, “trai”, “gái”, “nam”, “nữ” , “phụ nữ”, “nam giới” đã được sử
dụng trong các bản Hiến pháp cũng như nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Lần đầu tiên khái niệm “Giới” được qui định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Bình
đẳng giới 2006: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả
các mối quan hệ xã hội”.
Có thể thấy khái niệm giới chịu sự tác động bởi điều kiện và môi trường
sống của cá nhân, được hình thành và phát triển qua hàng loạt các cơ chế bắt
chước, giáo dục. Giới có thể thay đổi dưới tác động của các yếu tố bên trong

và bên ngoài, đặc biệt là về điều kiện xã hội. Mang tính đa dạng, phong phú cả
về nội dung, hình thức và tính chất. Các đặc điểm giới thường bộc lộ qua suy
nghĩ, tình cảm và hành vi của mỗi cá nhân, nhóm.
Dưới góc độ khoa học pháp lý, giới là các đặc điểm, vị trí, vai trò của
nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội, do đó giới có đặc điểm sau:
17


Thứ nhất, giới được hình thành từ các quan điểm, quan niệm xã hội chứ
không tự nhiên sinh ra. Giới là sản phẩm của xã hội và hình thành trong môi
trường xã hội. Ví dụ: từ khi sinh ra, trẻ nam đã được dạy dỗ theo quan niệm
con trai thì phải mạnh mẽ, không được chơi búp bê, phải dũng cảm; con gái
phải dịu dàng, phải giúp mẹ làm công việc nội trợ.
Thứ hai, giới có tính đa dạng. Ví dụ như phụ nữ ở các quốc gia Hồi giáo
thường chỉ ở trong nhà làm công việc nội trợ và phụ thuộc hoàn toàn vào nam
giới, nhưng tại các quốc gia Châu á, phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp và đảm đương nguồn thu nhập chính của gia
đình; Các quốc gia phát triển phương Tây, phụ nữ tham gia nhiều vào các hoạt
động cộng đồng, tham gia quản lý kinh tế, hoạt động lãnh đạo.
Thứ ba, giới luôn thay đổi và vận động không ngừng theo thời gian và
không gian. Điều kiện kinh tế - xã hội nào thì quy định sự khác biệt về giới
trong xã hội đó. Khi điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán,
tôn giáo, đạo đức cũng như thể chế xã hội (bao gồm pháp luật, đường lối, chủ
trương, chính sách) thay đổi (theo không gian và thời gian) thì quan hệ giới
cũng được hình thành khác nhau. Ví dụ: trước đây, ở các nước phương Tây chỉ
có nam giới mới tham gia công việc xã hội và làm công tác quản lý, còn phụ
nữ ở nhà nội trợ thì ngày nay nam giới và phụ nữ đều tham gia công tác xã hội
và có sự san sẻ công việc gia đình, làm nội trợ và chăm sóc con cái.
Thứ tư, giới nam (đặc điểm, vị trí, vai trò của nam trong quan hệ xã hội)
và giới nữ (đặc điểm, vị trí, vai trò của nữ trong quan hệ xã hội) có thể thay đổi

vai trò trong một quan hệ xã hội cụ thể. Ví dụ, trong gia đình phụ nữ thường
đảm nhận công việc nội trợ nhưng nam giới cũng có thể giặt giũ, chăm sóc con
cái và nấu ăn ; ngoài xã hội phụ nữ thường đóng vai trò là cấp dưới và là
người thừa hành nhưng phụ nữ cũng có thể giữ các vị trí quan trọng như chủ
tịch nước hay chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc.
Quan niệm về bình đẳng giới hiện nay
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, các thuật ngữ “bình đẳng nam nữ”,
“nam nữ bình quyền” đã được sử dụng trong các văn bản pháp luật để thể hiện
18


sự bình đẳng về địa vị pháp lý của nam nữ trong các quan hệ pháp luật cụ thể.
Tuy nhiên việc nam nữ bình đẳng về địa vị pháp lý không bao hàm sự bình
đẳng của nam và nữ trong tất cả các quan hệ xã hội. Để đạt được điều này cần
có một thuật ngữ pháp lý mới: “bình đẳng giới”. Và thuật ngữ này lần đầu tiên
được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới, theo đó bình đẳng giới
được hiểu “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và
cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia
đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.
Bình đẳng giới là mục tiêu và thước đo tiến độ phát triển của một xã hội.
Sự bình đẳng giới được thể hiện ở nhiều phương diện, cụ thể như: nữ và nam
có điều kiện ngang nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong
muốn của mình; nữ và nam có cơ hội ngang nhau để tham gia, đóng góp và thụ
hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển; nữ và nam có các
quyền lợi ngang nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Như vậy, bình đẳng giới không chỉ đơn giản là số lượng của phụ nữ và
nam giới, hay trẻ em trai và trẻ em gái tham gia trong tất cả các hoạt động là
như nhau, cũng không có nghĩa là nam giới và phụ nữ giống nhau, mà bình
đẳng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được công nhận và hưởng các vị thế
ngang nhau trong xã hội. Đồng thời, sự tương đồng và khác biệt giữa nam và

nữ được công nhận. Từ đó nam và nữ có thể trải nghiệm những điều kiện bình
đẳng để phát huy đầy đủ các tiềm năng của họ, có cơ hội để tham gia, đóng
góp và hưởng lợi bình đẳng từ công cuộc phát triển của quốc gia trong các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.
Bình đẳng giới thể hiện vị trí, vai trò của nam và nữ ngang nhau trong
các quan hệ xã hội, do đó bình đẳng giới có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, tính ngang quyền: Để đạt được bình đẳng giới, phụ nữ cần
được tạo điều kiện và cơ hội ngang bằng nam giới trong mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Ví dụ, cần có quy định bình đẳng chung cho phụ nữ và nam giới
về hưởng thụ các quyền và gánh vác các nghĩa vụ. Đây là các quy định bình
đẳng mang tính tối thiểu, không thể thiếu để đảm bảo về mặt pháp lý quyền

×