TIỂU LUẬN
MÔN: TỔ CHỨC BẢN THẢO SÁCH
Đề tài:
VAI TRÒ CỦA BIÊN TẬP VIÊN VỚI CÔNG TÁC CỘNG TÁC
VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC BẢN THẢO Ở NHÀ XUẤT
BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:
“ DÂN TA PHẢI BIẾT SỬ TA
CHO TƯỜNG GỐC TÍCH NƯỚC NHÀ VIỆT NAM”
Có thể thấy rằng trên thế giới, hiếm có đất nước nào lại liên tục phải tiến
hành nhiều cuộc kháng chiến lâu dài và oanh liệt chống giặc ngoại xâm để
bảo vệ và giữ vững nền độc lập, tự do của mình như Việt Nam. Trong suốt
chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn mười cuộc chiến tranh
giải phóng và bảo vệ đất nước, hàng trăm cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc nào
thì tương quan lực lượng cũng kém xa kẻ thù, nhưng nhờ vào ý chí, tài thao
lượng của các vị minh quân, tướng tài, đặc biệt là sức mạnh của toàn dân tộc
đã biến yếu thành mạnh và đã giành được chiến thắng. Lịch sử các cuộc khởi
nghĩa và chiến tranh giữ nước, chiến tranh giải phóng đã tạo nên, tôi luyện
nên cốt cách, bản lĩnh, trí tuệ và bồi đắp nên truyền thống bất khuất, quật
cường không chịu khuất phục, không chịu làm nô lệ của dân tộc Việt Nam,
con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Chính điều đó, đã tạo nên những giá
trị, những kinh nghiệm quý báu được đúc kết bằng mồ hôi, xương máu và
khát vọng độc lập, tự do của biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước.
Thực tế hiện nay, xã hội nói chung và lớp trẻ nói riêng đang ngày một ít
quan tâm hơn đến quá khứ, đến các vấn đề lịch sử. Sự phát triển của công
nghệ thông tin, các trò chơi giải trí đã làm họ xao nhãng việc tìm hiểu quá
khứ. Họ coi lịch sử chỉ là những bài học của các sự kiện và năm tháng, là môn
học của trí nhớ, nhàm chán, khô khan.
Trong giao lưu văn hoá với các nước, bất cứ quốc gia nào cũng đều
khẳng định văn hoá, lịch sử truyền thống của mình. Do đó dẫn đến nhiều quan
điểm lịch sử sai lầm, một chiều. Tính chân thật của lịch sử được che đậy bởi
những mĩ từ, lí lẽ, lập luận rất hào hùng mà sáo rỗng. Công tác tuyên truyền
2
lịch sử cho mọi người dân chưa tốt, nhiều người dân vẫn còn mơ hồ những
kiến thức lịch sử, tiếp nhận lịch sử một chiều. Dẫn đến lập trường chính trị
không vững vàng, dễ bị dao động.
Lợi dụng hạn chế đó các thế lực thù địch đang đẩy mạnh âm mưu và
hoạt động chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “Diễn biến hòa
bình”, chúng dùng những chiêu bài “Nhận diện lại lịch sử”, “Khôi phục lại sự
thật lịch sử”, “ Xét lại các thần tượng lịch sử”,…hòng đảo lộn lại chân lí, gieo
rắc sự hoài nghi trong xã hội đối với các bậc anh hùng dân tộc, nhân vật, sự
kiện lịch sử,…Tất cả các âm mưu, hành động của các thế lực thù địch là nhằm
phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, làm
suy yếu quân đội và sức mạnh quốc phòng-an ninh, tiến tới chuyển hóa chế
độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: Nhiệm vụ quốc phòng ngày nay của
cả nước nhằm chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, gắn liền với với bảo vệ Đảng,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia và
dân tộc, giữ gìn môi trường hòa bình và ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Chính vì vậy, công tác biên soạn, xuất bản các sách về lịch sử là rất quan
trọng. Vì đây là những bài học kinh nghiệm quý báu, là những kế sách dựng
nước và giữ nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần
củng cố tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ. Vì vậy, đòi hỏi mỗi người chúng ta
hôm nay và mai sau phải nghiên cứu, thấu hiểu, không ngừng phát huy và làm
phong phú thêm lịch sử nước nhà, đồng thời cần khai thác và vận dụng vào
thực tiễn để chống lại những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
Để có được những bài viết lịch sử hay đúng sự thật cần có một đội ngũ
tác giả chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, đặc biệt là những người đã từng
trải. Tuy nhiên hiện nay số người viết sử là rất ít, đặc biệt chúng ta đang đứng
trước một thực tế là nhiều cán bộ quen việc đến tuổi nghỉ hưu, còn những cán
3
bộ trẻ chưa có tay nghề vững vàng. Chính vì thế, mà biên tập viên cần phải
năng động để tìm ra những cộng tác viên mới, cùng với họ tiến hành tốt công
tác tổ chức bản thảo. Tổ chức khai thác bản thảo là bản chất của hoạt động
xuất bản. Nó quyết định đến phẩm chất nghề nghiệp đặc thù của người cán bộ
biên tập. Vì vậy, vấn đề bức thiết đặt ra là cần có một đội ngũ biên tập viên
năng động, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm tốt công việc đó.
Đứng trước những yêu cầu cấp bách đó với tư cách là một biên tập viên
tương lai và ham muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà. Do vậy tôi đã lựa chọn đề tài “
Vai trò của biên tập viên trong công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ
chức bản thảo sách lịch sử quân sự” .Với đề tài này, tôi đã lựa chọn khảo sát ở
nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Vì đây là mảng sách đã làm nên “thương hiệu”
cho Nhà xuất bản. Tiểu luận này hoàn thành theo yêu cầu của bộ môn Tổ chức
bản thảo sách, khoa Xuất Bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: làm rõ vai trò của biên tập viên với cộng tác viên trong công
tác tổ chức bản thảo của nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Đề tài đi sâu phân
tích vai trò của biên tập viên trong công tác cộng tác viên tác giả đối với mảng
sách lịch sử quân sự. Đây là mảng sách rất nhạy cảm vì vậy phải có cộng tác
viên dày dặn kinh nghiệm. Để có được mối quan hệ tốt với cộng tác viên thì
vai trò của biên tập viên là rất quan trọng. Đề tài đã đi sâu phân tích tình hình
thực tế, những thành tựu và hạn chế của biên tập viên, từ đó đưa ra những
kiến nghị đề xuất giúp biên tập viên thực hiện tốt công tác cộng tác viên
trong tổ chức bản thảo sách. Từ đó, giúp mình hiểu thêm về vai trò của người
làm công tác biên tập.
4
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu vai trò của biên tập viên trong
công tác cộng tác viên tác giả trong mảng sách lịch sử quân sự ở nhà xuất bản
Quân đội nhân dân.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát; phương pháp sử dụng các bài
giảng của các thầy, cô; phương pháp sử dụng tài liệu và việc tự tìm hiểu
nghiên cứu của bản thân.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, đề tài gồm 3 chương. Sau đây là nội dung các chương.
5
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Các khái niệm chung
Xuất bản theo nghĩa đầy đủ của nó là một quá trình hoạt động thuộc
lĩnh vực văn hóa - tư tưởng thông qua việc sản xuất, phổ biến xuất bản phẩm
đến nhiều người. Vì vậy, bản chất của xuất bản là hoạt động truyền bá văn
hóa, là một phương tiện truyền thông sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Song
xuất bản cũng là hoạt động mang tính chất song trùng vừa là văn hóa-tư
tưởng, vừa là hoạt động sản xuất kỹ thuật. Trong kinh tế hàng hóa xuất bản
phẩm trở thành hàng hóa và xuất bản cũng là ngành kinh tế văn hoá hoạt động
theo nguyên tác kinh doanh. Xuất bản là tổ hợp các hoạt động phức tạp: vừa
sản xuất tinh thần, vừa sản xuất vật chất, vừa kinh doanh thương mại.
Các khâu cơ bản của hoạt động xuất bản có vai trò khác nhau trong quá
trình sản xuất, lưu thông xuất bản phẩm. Trong đó công tác biên tập, với tư
cách là khâu độc lập, ra đời muộn nhất trong tổ hợp xuất bản. Song khi ra đời,
công tác biên tập đã trở thành khâu trung tâm của hoạt động xuất bản. Nó
cung cấp hạt nhân tinh thần để tạo nên giá trị sử dụng của xuất bản phẩm,
quyết định phương hướng phát triển và ý nghĩa của hoạt động xuất bản.
1.1.
Khái niệm biên tập xuất bản
Theo nghĩa rộng, biên tập là một hoạt động, gồm việc tổ chức khai thác,
lựa chọn các tác phẩm để in, nhân bản, để phát trong các chương trình phát
thanh, truyền hình ( để truyền thông); đồng thời góp phần tu chỉnh, sửa chữa,
nâng cao chất lượng tác phẩm, kiểm tra nhũng sai sót khi nhân bản; góp phần
vào phổ biến tác phẩm.
Biên tập xuất bản là khái niệm chỉ hoạt hoạt động biên tập các xuất bản
phẩm trong các nhà xuất bản, chủ yếu là biên tập sách. Đó là công việc khai
thác, lựa chọn, tổ chức bản thảo, gia công sửa chữa, hoàn chỉnh bản thảo để
6
sẵn sàng nhân bản thành xuất bản phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hóa
tinh thần của xã hội.
-
Sự ra đời và phát triển của hoạt động biên tập
Khi con người phát minh ra chữ viết, thông tin, tri thức của xã hội được
ghi lại trong các văn bản. Thông tin tăng lên, lượng văn bản ngày càng lớn,
đòi hỏi phải có người thu thập, chỉnh lý, lựa chọn các văn bản. Việc thu thập
chỉnh lý đó đầu tiên là để cất giữ các thông tin, bảo tồn các thông tin về của
cải đất đai, những quy ước của gia đình, dòng họ để truyền lại cho các thế hệ
con cháu. Các văn bản này chủ yếu dành cho tộc trưởng và các tầng lớp thống
trị sử dụng. Lúc này chưa có hoạt động biên tập thật sự.
Khi nhu cầu truyền thông xã hội phát triển, tác giả tạo ra văn bản, bản
gốc các cuốn sách, trao chúng cho những người chép sách để chép thành
nhiều bản, phổ biến cho quần chúng rộng rãi ngoài tầng lớp thống trị. Lúc đó,
hoạt động biên tập đã thực sự xuất hiện. Tuy nhiên, biên tập lúc này vẫn gộp
chung vào hoạt động nhân bản. Việc chỉnh lý, sửa chữa và lựa chọn do chính
người chép sách, hoặc chính tác giả đảm nhiệm. Quá trình chép sách là quá
trình kiểm tra, chỉnh lý lại các thông tin sai sót trong văn bản, kiểm tra các
bản chép tay so với bản gốc. Nếu tác giả hoặc người chép sách thấy thiếu sót,
có thể sửa được ngay một cách đơn giản, thậm chí có thể thu hồi và hủy ngay
toàn bộ số bản sách đã chép nếu thấy không có lợi. Hoạt động biên tập trong
thời kỳ làm sách chép tay chưa cần tách ra thành một khâu nghiệp vụ độc lập,
biên tập chưa trở thành một hoạt động chuyên nghiệp, một nghề nghiệp riêng.
Hoạt động biên tập tách ra khỏi hoạt động sáng tác, nhân bản trở thành
bộ phận của công tác xuất bản là từ khi in khắc gỗ ra đời. Tuy nhiên, sự phân
công giữa biên tập, in và phát hành vẫn chưa rõ rệt, đội ngũ biên tập viên
chuyên nghiệp vẫn chưa hình thành.
Sự phát minh ra kỹ thuật in công nghiệp của Gutenbec đã tạo ra bước
phát triển nhảy vọt trong hoạt động xuất bản. Sách được nhân bản với một số
lượng lớn, thời gian sản xuất nhanh và cũng nhanh chóng được phát hành
7
rộng rãi trong xã hội. Nhu cầu của xã hội đòi hỏi, phải có đội ngũ cán bộ biên
tập chuyên nghiệp để đảm nhận những công việc hết sức cơ bản, quan trọng
của hoạt động xuất bản:
+Khai thác các bản thảo đã có trong xã hội, đôn đốc thúc đẩy, tổ chức
sáng tạo bản thảo để đáp ứng nhu cầu truyền thống tăng lên nhanh chóng của
xã hội.
+ Biên soạn, chỉnh lý, gia công sửa chữa bản thảo theo yêu cầu truyền bá
xã hội, theo lợi ích giai cấp thống trị, theo nhu cầu của bạn đọc.
+Hoàn thiện bản thảo, bảo đảm thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật, bảo đảm chế
bản mẫu đưa in chính xác so với bản thảo gốc đã qua biên tập.
+Tuyên truyền phát hành xuất bản phẩm, hướng dẫn kênh phát hành và
thu thập các ý kiến phản hồi của bạn đọc, điều tra phát hiện nhu cầu bạn đọc,
đề xuất các đề tài mới.
Do vậy, lúc này công tác biên tập đã trở thành một nghề trong xã hội, có
chức năng vị trí hết sức quan trọng trong hoạt động xuất bản.
Biên tập được ví như bộ phận động lực của hoạt động xuất bản. Biên tập
bảo đảm chất lượng văn hóa, khoa học của xuất bản phẩm, đó là khâu “thiết
kế và thi công” các công trình văn hóa, là “bà đỡ”, đòng thời là người “gác
cổng” cho truyền bá văn hóa. Biên tập viên là những người trực tiệp nhận và
hoàn thiện bản thảo của tác giả. Họ còn là những người đưa ra ý tưởng, mời
người cộng tác, nắm vai trò mắt xích chung điều phối quá trình ra đời một ấn
phẩm xuất bản. Khi bản thảo được chấp nhận, biên tập viên sẽ cùng tác giả
chỉnh sửa, điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trước khi cuốn sách ra mắt bạn
đọc. Biên tập cũng là công việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu
quả cao về tư tưởng – văn hóa, cả về kinh tế. Nó tạo nên sức cạnh tranh của
xuất bản phẩm trên thị trường. Do đó xây dựng đội ngũ cán bộ biên tập chất
lượng cao, hùng mạnh sẽ quyết định trực tiếp việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả toàn diện của hoạt động xuất bản.
8
Tính đến tháng 11/2011, cả nước có 64 Nhà xuất bản với tổng lao động
là 5.497 người. Trong đó, 97,7% lao động đã qua đào tạo tại các trường khác
nhau, 306 người có trình độ trên đại học,( trong đó có 3 giáo sư, 8 phó giáo
sư, 50 tiến sĩ), 2162 người có trình độ Đại học.
Số lượng biên tập viên tại các nhà xuất bản là 1.233 người (chiếm
22,43% tổng lao động) với 100% có trình độ Đại học trở lên, trong đó có 215
người có trình độ trên đại học. So với năm 1986, số lượng biên tập viên đã
tăng hơn 5 lần, chất lượng của biên tập viên ngày càng được nâng cao.
1.2.
Khái niệm đề tài
Trong lí luận văn học: Đề tài là phạm vi hiện thực cuộc sống được phản
ánh trong tác phẩm. Khái niệm này chỉ được nghiên cứu trong văn học. Nó
thể hiện phạm vi phán ánh là hiện thực đã và đang được nhận thức, nghiên
cứu thông qua tư duy các nghệ sĩ.
Trong lí luận nghiệp vụ biên tập xuất bản, đề tài là ý tưởng tổng thể, là
bản thiết kế cho một xuất bản phẩm sắp xuất bản. Đó là ý tưởng thiết kế về “
ngôi nhà đang hình thành trong óc nhà kiến trúc”.
Đề tài – chính là thiết kế tổng thể về chủ đề, nội dung, tên gọi của xuất
bản phẩm tương lai. Đề tài là kết quả tư duy sáng tạo của biên tập viên, kết
quả tập hợp, phân loại xử lý thông tin nhằm phục vụ nhu cầu độc giả và thực
hiện mục đích truyền thông xác định.
Đề tài hay là đề tài có nhiều tính mới mẻ, sáng tạo và độc đáo, thực hiện
nhiệm vụ công tác tư tưởng sắc sảo được đảm bảo bởi các tác giả có chất
lượng cao và cơ sở vật chất đầy đủ. Là đề tài có khả năng thực hiện chắc
chắn, hứa hẹn đạt hiệu quả cao, hiệu quả về kinh tế, văn hóa trong công tác
xuất bản.
9
1.3.
Khái niệm kế hoạch đề tài
Kế hoạch đề tài là bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ, biện pháp biên tập
xuất bản các để tài. Nó là hoạt động tạo ra được nhiều đề tài hay ứng với chỉ
tiêu về số lượng, chất lượng, thời gian cụ thể mà nhà xuất bản cần tiến hành.
Kế hoạch đề tài được xây dựng bởi trí tuệ tập thể của nhiều bộ phận
trong nhà xuất bản như ban giám đốc, các phòng ban biên tập, bộ phận phòng
sản xuất, phòng phát hành. Trong đó các phòng ban biên tập là các trung gian
quan trọng trong kế hoạch đề tài.
Xây dựng kế hoạch cho hoạt động của nhà xuất bản là một yêu cầu tự
nhiên, khách quan do sự đòi hỏi của sự hợp tác lao động. Bởi vì nhà xuất bản
có tổ chức sản xuất được phải có kế hoạch trước và ngược lại kế hoạch lập ra
phải có sự chủ động và trình độ khoa học tổ chức thực hiện thì kế hoạch mới
được thực hiện triệt để. Vì thế mọi hoạt động của nhà xuất bản liên quan đến
nội dung biên tập đều phải căn cứ vào kế hoạch đề tài. Nó chính là cơ sở để tổ
chức, phân công lực lượng biên tập, tổ chức mạng lưới cộng tác viên, là căn
cứ để dự kiến vật tư,tài chính …cho việc sản xuất xuất bản phẩm.
Công tác kế hoạch đề tài chỉ hoạt động đề xuất của biên tập viên, quá
trình xây dựng, quyết định, điều chỉnh kế hoạch đề tài của nhà xuất bản.
Nhằm đảm bảo quá trình hoạt động của nhà xuất bản đạt kết quả cao.
Kế hoạch đề tài của mỗi nhà xuất bản có nhiều loại: Kế hoạch dài hạn,
kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch biên tập, kế hoạch bản thảo ở các mức độ thực
hiện khác nhau.
1.4. Khái niệm cộng tác viên
Công tác tổ chức cộng tác viên là khâu then chốt trong hoạt động biên
tập-xuất bản. Bởi lẽ đội ngũ cộng tác viên là những người làm ra bản thảo mà
nhà xuất bản có hoạt động được hay không là nhờ vào nguồn nguyên liệu này.
Nếu như một nhà xuất bản có đội ngũ cộng tác viên đông đảo và có khả năng
sáng tác tốt thì nhà xuất bản đó sẽ đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng và
số lượng cho xuất bản phẩm của mình.
10
Cộng tác viên trong lĩnh vực xuất bản là khái niệm chỉ những người có
quan hệ cộng tác với nhà xuất bản để làm ra sách, tuyên truyền và phát huy
tác dụng của sách.
Có thể nói trong đội ngũ cộng tác với nhà xuất bản ngoài những người
gợi ý, phát hiện đề tài, những tác giả biên soạn, dịch, nhận xét, thẩm định,
thiết kế mĩ thuật,… đội ngũ tác giả là cộng tác viên chủ yếu vì họ là những
người trực tiếp làm ra bản thảo, tạo nguồn đầu vào và quyết định cho sự phát
triển của hoạt động xuất bản giúp nhà xuất bản thực hiện tốt kế hoạch đề tài
đã xây dựng.
Công tác tổ chức cộng tác viên là một khâu công tác trong nghiệp vụ
biên tập xuất bản. Công tác cộng tác viên là việc tổ chức mạng lưới những
người công tác, bồi dưỡng, giúp đỡ họ để đạt chất lượng và hiệu quả cao
trong việc làm ra bản thảo, nhân bản và đưa sách đến đối tượng phục vụ.
Công tác cộng tác viên gồm hai nội dung chủ yếu: tìm chọn, vận động, tổ
chức lực lượng cộng tác viên với nhà xuất bản theo quy mô, yêu cầu của từng
cuốn sách, từng công đoạn biên tập xuất bản và bồi dưỡng, giúp đỡ, hướng
dẫn cộng tác viên để họ hoàn thành có chất lượng phần việc được giao.
Công tác cộng tác viên là khâu then chốt trong hoạt động biên tập xuất
bản. Nó tạo ra lực lượng chủ lực để thực hiện tôn chỉ, mục đích của các nhà
xuất bản, quyết định việc hoàn thành thắng lợi những kế hoạch đề tài đã vạch
ra, là tiền đề để có được những bản thảo tốt và công tác biên tập bản thảo đạt
chất lượng cao.
Công tác cộng tác viên còn là công việc thu hút đông đảo lực lượng xã
hội vào hoạt động xuất bản, thực hiện xã hội hoá, dân chủ hoá việc xuất bản
sách để thúc đẩy sự nghiệp xuất bản phát triển phong phú, đa dạng, hiệu quả.
1.5. Khái niệm về lịch sử, lịch sử quân sự
Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về
quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả
mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ.
Vì thế, định nghĩa về lịch sử được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra.
11
Định nghĩa ngắn gọn của Tiến sĩ Sue Peabody ( Khoa lịch sử - Đại học
Washington Sate Vancouver): lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng
ta là ai.
Gs Hà Văn Tấn có viết, lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những
sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử
lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau (Hà Văn
Tấn – 2007, Một số vấn đề lý luận sử học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội).
Theo Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc ( Trần Thị Bích Ngọc – 2007, Lịch sử
và phương pháp lịch sử, Tạp chí Khoa học xã hội, số 9 – 10, trang 59 -80) các
định nghĩa thường cũng chỉ đúng một phần, lịch sử được hiểu theo 3 ý chính
được các nhà nghiên cứu đồng ý:
+Việc diễn ra trong quá khứ: những sự kiện (biến cố/ event) diễn ra
trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định
trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.
+Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá
khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang
tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
+Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá
trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là
câu chuyện kể đối với hiện tại.
Để hiểu lịch sử hoặc ngành sử học phải dựa vào cách viết sử của những
sử gia từ xưa đến nay. Vì cũng theo Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc giải
thích, kiến thức về lịch sử thường được xem là bao gồm cả hai, kiến thức về
những biến cố của quá khứ và những kỹ năng suy nghĩ và giải thích quá khứ.
Lịch sử quân sự không chỉ là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc mà còn
là bộ phận có ý nghĩa định đoạt sự tồn vong và kết tinh trong đó các giá trị
tiêu biểu của lịch sử và văn hóa dân tộc. Nghiên cứu lịch sử quân sự là một
trong những nội dung, nhiệm vụ quan trọng, cơ bản và lâu dài nhằm kế thừa,
12
gìn giữ và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, đồng
thời là cơ sở tin cậy, vững chắc để nâng cao hiểu biết, bồi dưỡng tư duy quân
sự-chính trị cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và các tầng lớp nhân dân.
“Lịch sử dân tộc được hun đúc và gìn giữ qua hàng ngàn năm phát triển.
Với dân tộc ta, quá trình dựng nước luôn đi đôi với giữ nước. Vì vậy, lịch sử
quân sự có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu lịch sử quân sự làm
sang tỏ những quy luật của chiến tranh,của đấu tranh vũ trang và hoạt động
quân sự, bổ sung làm phong phú và phát triển lý luận, khoa học, nghệ thuật
quân sự cách mạng Việt Nam và vận dụng trong công cuộc xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng bảo vệ
vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay”. (Trích phát biểu của Đại
tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân
sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Hội nghị Lịch sử quân sự toàn
quân lần thứ VI, 6-2009).
Góp phần vào công tác tuyên truyền giáo dục lịch sử, trong những năm
qua mảng sách lịch sử quân sự luôn được quan tâm cả về số lượng và chất
lượng. Sự phát triển của mảng sách này là kết quả tất yếu của sự gặp gỡ nhu
cầu của người viết và nhu cầu của bạn đọc. Tác giả của mảng sách lịch sử
quân sự là các giáo sư, nhưng nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam, các tướng
lĩnh đã trải nghiệm trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, những
cán bộ, chiến sĩ đang phục vụ trong và ngoài quân đội.
2. Giới thiệu đôi nét về nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân được thành lập theo Sắc lệnh số
121/SL ngày 11 tháng 7 năm 1950 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở hợp
nhất Nhà xuất bản Vệ quốc quân và Nhà xuất bản Quân du kích. Quá trình
hoạt động, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân luôn bám sát và phục vụ có hiệu
quả các nhiệm vụ chính trị và quân sự theo từng bước phát triển của cách
mạng và quân đội.
13
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đảm nhiệm xuất bản toàn bộ sách lưu
hành trong quân đội và sách của quân đội phát hành rộng ra ngoài, phục vụ cả
bộ đội và nhân dân và đã có sự hợp tác giới thiệu sách của ta với các nước.
Đội ngũ cán bộ của Nhà xuất bản gồm 120 người, trong đó có hơn 30 biên
tập viên, họ đều có trình độ đại học và đại học trở lên, nhiều người từng trải
chiến đấu và huấn luyện ở đơn vị, tích lũy được kinh nghiệm công tác góp
phần xây dựng lí luận nghiệp vụ ngành xuất bản. Nhà xuất bản luôn luôn đề
ra những kế hoạch dài hạn và từng năm, có lực lượng biên tập hùng hậu. Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân đang có bước phát triển mới toàn diện với tính
chất là một cơ quan nghiên cứu, biên tập xuất bản tổng hợp chuyên ngành về
quân sự.
Ngày nay tổ chức của nhà xuất bản đã lớn mạnh với các phòng biên tập
sách: Quân sự, lịch sử- hồi kí, lí luận chính trị, văn nghệ, quốc tế, điện tử, ban
tài chính, ban hành chính, trung tâm phát hành sách tại Hà Nội, chi nhánh tại
thành phố Hồ Chí Minh, đại diện tại Đà Nẵng, đại diện tại Cần Thơ và trợ lí
chính trị, đảm bảo xuất bản toàn sách lưu hành nội bộ trong quân đội và sách
của quân đội phát hành rộng ra ngoài, phục vụ cả bộ đội và nhân dân, bước
đầu thực hiện hợp tác giới thiệu sách của ta với các nước. Đội ngũ cán bộ đều
có trình độ đại học và trên đại học, nhiều người đã từng tham gia chiến đấu và
huấn luyện ở đơn vị.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp gian khổ, nhà xuất bản đã
cho ra được gần 300 tên sách gồm hầu hết các tác phẩm, tài liệu quan trọng
nhất của Quân đội ta lúc bấy giờ, góp phần động viên quân và dân ta lập
nhiều chiến công kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.
Từ cuối năm 1945 đến năm 1964, nhà xuất bản đã cho ra được gần 600
tên sách với trên 4000000 bản, góp phần vào phục vụ công cuộc xây dựng
quân đội chính quy, hiện đại và thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng – xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền bắc, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Nhà
14
xuất bản đã xuất bản các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-lenin về
chiến tranh-quân đội và tập sách của Hồ Chí Minh với các lực lượng vũ trang
nhân dân, cùng với các sách phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, phổ
biến các kiến thức quân sự phổ thông, tố cáo vạch trần tội ác và âm mưu thủ
đoạn của Mĩ- ngụy ở miền Nam.
Từ năm 1965 đến 1975, sách được xuất bản tăng nhanh về số lượng và
chất lượng. Xuất bản những tác phẩm lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các
đồng chí như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng,...Sách của nhà xuất
bản đã góp phần phổ biến quán triệt và hướng dẫn cho quân và nhân dân cả
nước thực hiện đúng chủ trương, đường lối, nhiệm vụ chính trị quân sự của
Đảng. Trong thời kỳ này, Nhà xuất bản đã huy động đông đảo đội ngũ cán bộ
và cộng tác viên viết bài. Do vậy sách của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
khá phong phú về đề tài, thể loại. Hàng loạt sách hướng dẫn nghiệp vụ, phổ
biến kinh nghiệm chiến đấu xây dựng được xuất bản kịp thời, mảng sách văn
học ngày càng đứng vững trong lòng bạn đọc ca ngợi chủ nghĩa anh hùng
cách mạng, góp phần xây dựng con người mới, xây dựng nền văn học cách
mạng trong chiến tranh. Nhà xuất bản đã tổ chức thành công loại sách “
Người tốt việc tốt” với tiêu đề “ Vì nước vì dân”.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi, cách mạng nước ta
chuyển sang giai đoạn mới – xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
độc lập, thống nhất. Hoạt động của Nhà xuất bản trước tình hình đó cũng đã
đặt ra những yêu cầu mới. Trong những năm đầu hòa bình, Nhà xuất bản đã
hướng chủ yếu tiềm lực của mình vào việc phục vụ những công tác cấp bách
sau chiến tranh và tham gia chiếm lĩnh trận địa văn hóa tư tưởng ở các vùng
mới giải phóng. Nhà xuất bản liên tục ra những cuốn sách nhằm vạch mặt kẻ
thù, quán triệt đường lối nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng và trang bị
những tri thức cần thiết cho các đơn vị hoạt động ở biên giới, hải đảo và làm
nhiệm vụ quốc tế giúp bạn (Cam-pu-chia).
15
Bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi
mới của Đảng, nhiệm vụ của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có sự phát
triển, yêu cầu ngày càng cao trong cơ chế quản lý mới. Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ sự
trong sáng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng ta trong sự nghiệp
đổi mới đất nước. Trong nền kinh tế thị trường, mặc dù hoạt động xuất bản
gặp nhiều khó khăn, nhưng Nhà xuất bản Quân đội nhân dân luôn đặt lên
hàng đầu nhiệm vụ xuất bản các tác phẩm lý luận chính trị nhằm khẳng định
tính cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
tính đúng đắn sáng tạo của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội theo đường lối
đổi mới của Đảng.
Trong những năm gần đây, nhà xuất bản đã xuất bản được nhiều tác
phẩm lí luận chính trị-quân sự, lịch sử- hồi kí và các công trình tổng kết các
cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng, góp phần làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm và khẳng định
một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Nhiều công trình cơ bản có giá trị
lâu dài, nhiều bộ sách lớn và quý đã được xuất bản đúng vào dịp kỉ niệm
những ngày lễ lớn của các năm 1999-2000, 2001-2005, 2006-2010,... Nhà
xuất bản Quân đội là một trong những Nhà xuất bản có số tỉ lệ đầu sách được
giải thưởng văn học cao nhất.
Hơn 60 năm qua, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất bản khoảng
7.500 tên sách với hơn 82 triệu bản và hơn 12 tỷ trang in, góp phần tích cực
vào việc truyền bá học thuyết quân sự Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
phổ biến và hướng dẫn quân và dân ta thực hiện thắng lợi đường lối, nhiệm
vụ chính trị, quân sự của Đảng, giữ vững và phát huy bản chất cách mạng,
truyền thống anh hùng của các lực lượng vũ trang nhân dân, thường xuyên
giáo dục tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, xây
16
dựng nền khoa học quân sự Việt Nam và nền văn học cách mạng về đề tài lực
lượng
vũ
trang.
Với những thành tích xuất sắc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã
vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quân đội tặng thưởng: Huân chương chiến
công hạng Nhất (1969), Huân chương Quân công hạng Nhất (1982), hai Huân
chương Độc lập hạng Ba (1997, 2007) và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Hơn nửa thế kỉ qua là một chặng đường phấn đấu liên tục rất đáng tự hào
của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Đặc
biệt là xây dựng quân đội “ Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện
đại”, sách của nhà xuất bản quân đội đã vươn mạnh ra thị trường sách của các
nước và nhanh chóng có được vị trí vững chắc, chiếm được cảm tình của
đông đảo bạn đọc. Chính trên mặt trận này, nhà xuất bản Quân đội đã từng
bước khẳng định được thế mạnh của sách chính trị, lịch sư – hồi kí quân sự.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng XI và được sự lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ của Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục
Chính trị, thế hệ cán bộ, nhân viên Nhà xuất bản hôm nay đang nõ lực đổi
mới toàn diện để đưa Nhà xuất bản tiên lên bắt kịp những yêu cầu mới mẻ của
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện mục tiêu lớn
dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh cùng cả nước và
toàn dân viết tiếp những trang sử mới của đất nước.
Chương II
17
Vai trò của Biên tập viên với mảng sách lịch sử
ở Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân có 120 cán bộ, trong đó có hơn 30 cán
bộ biên tập, riêng phòng biên tập sách lịch sử quân sự đã có 7 đồng chí biên
chế, hàng năm xuất bản được trên 200 tên sách, chiếm khoảng 35% số lượng
tên sách xuất bản hàng năm. Đội ngũ này đều là những cán bộ của Đảng trong
quân đội có bề dày trong thực tiễn chiến đấu và xây dựng quân đội, có trình
độ hiểu biết về lĩnh vực hoạt động quân sự đã qua đào tạo tại các trường trong
và quân đội, có phẩm chất chính trị, mặt bằng học vấn thực tiễn và kiến thức
quân sự, kiến thức chuyên sâu vào khoa học của các loại đề tài sách biên tập.
Đây là lợi thế để cán bộ biên tập hoàn thành tốt nhiệm vụ “bà đỡ mát tay” cho
sự ra đời của “những đứa con tinh thần” có chất lượng cao về nội dung sách
lịch sự quân sự của Nhà xuất bản.
1.
Sách lịch sử quân sự ở Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
Hơn 60 năm làm “bà đõ” cho sự ra đời của nhiều bộ, loại sách, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân đã xuất bản một khối lượng lớn sách lịch sử quân sự,
tổng kết chiến tranh có giá trị được bạn đọc đón nhận và đánh giá cao. Chính
mảng sách này đã làm nên “ thương hiệu” của Nhà xuất bản Quân đội nhân
dân.
Về số lượng, trong vòng 30 năm đầu (1950-1980) Nhà xuất bản Quân
đội nhân dân xuất bản được 70 tên sách lịch sử quân sự, tổng kết kinh nghiệm
chiến đấu ( bình quân mỗi năm chưa được 3 tên sách); 20 năm tiếp theo
( 1980-2000), xuất bản gần 700 tên sách, thì 10 năm gần đây ( 2000-2010)
mỗi năm xuất bản được trên 200 tên sách, chiếm khoảng 35% số lượng tên
sách xuất bản hàng năm.
18
Cùng với sự tăng nhanh về số lượng, thời gian gần đây, sách lịch sử quân
sự không còn hạn hẹp về thể loại và quy mô, chất lượng các công trình ngày
càng xứng tầm với lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam và lịch sử các cuộc
kháng chiến thần thánh, cũng như sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của
quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trước tiên phải kể đến bộ Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam ( 19441975) được xuất bản trọn bộ (2 tập) vào năm 1990 và được tái bản vào các
năm 1994, 1995. Song hành và bổ trợ cho bộ chính sử - thông sử đó là các
tập sử biên niên “ 55 năm Quân đội nhân dân Việt Nam”, “ 60 năm Quân đội
nhân dân Việt Nam”, thể hiện chi tiết và hệ thống những sự kiện quan trọng,
những tư liệu quý về lịch sử quân đội, lịch sử chiến tranh…mà do tính chất,
giới hạn của thể loại mà các công trình thông sử chưa đề cập chi tiết.
Về lịch sử chiến tranh, có các tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống
Tống lần thứ nhất, lần thứ hai; kháng chiến chống Nguyên - Mông thế kỉ
XIII, khỏi nghĩa Lam Sơn…; gần đây là lịch sử kháng chiến chống thực dân
Pháp 1945 – 1954, xuất bản trọn bộ 6 tập năm 1993, được tái bản vào các
năm 1994,1995, hiện đang được nghiên cứu và biên soạn lại dưới ánh sáng
của nhiều sự kiện mới, tư liệu mới, tư duy khoa học mới và đã xuất bản được
4/7 tập. Gần đây là các cuốn sách: “Một số trận đánh trong kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), tập VIII”; “ Tổng kết những trận
đánh then chốt chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”; “ Chiến
thắng Đường 9-Nam Lào, tầm vóc, ý nghĩa và bài học lịch sử”; “ Ký ức thời
trận mạc – Trung tướng Phạm Xuân Thệ”.
Cùng với các công trình lịch sử quân đội, lịch sử chiến tranh, lịch sử các
ngành Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật quân sự, lịch sử các quân
binh – binh chủng: Phòng không – Không quân, Hải quân, Pháo binh, Công
binh, Thông tin, Đặc công, Tăng - Thiết giáp, Hóa học, Bộ đội biên
phòng….cũng được biên soạn công phu, dày dặn và được xuất bản sớm,
thường xuyên được tái bản, bổ sung, cập nhật những sự kiện mang tính thời
19
sự, tái hiện được các sự kiện lịch sử của quân đội trên tất cả các lĩnh vực trong
chiến tranh cũng như trong huấn luyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gần
đây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất bản một số công trình lịch sử
như: “Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng không quân
của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965-1972) – Bộ tư lệnh thủ đô Hà
Nội”; “Lịch sử Đoàn Đặc công 113 – Binh chủng Đặc công”; “ Lịch sử Trung
đoàn Bộ binh 1( Đoàn Bình Giã anh hùng) 1962-2012, Sư đoàn Bộ binh 9,
quân đoàn 4”.
Góp phần bổ trợ và làm phong phú thêm cho các công trình lịch sử quân
sự mang tính toàn quốc, toàn dân là lịch sử chiến tranh trên từng địa bàn quân
khu, tỉnh-thành phố, lịch sử các quân đoàn, binh đoàn, sư đoàn, trung đoàn…
Gần đây, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất bản một số công trình lịch
sử cấp tiểu đoàn, đại đội như: “ Tiểu đoàn Thiên Đức”, “ Đại đội Ký Con”…,
hay lịch sử đấu tranh cách mạng cấp xã, phường như: xã Tống Phan, huyện
Phù Cừ, Hưng Yên; Các xã Tiền Phong, Nhị Khê… huyện Thường Tín, Hà
Nội; xã Quỳnh Hồng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; phường Hàng Bồ,
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội….
Cùng với đó là các công trình lịch sử công tác Đảng. Để thực hiện chỉ
đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, các công trình lịch sử tổ
chức Đảng trong quân đội đã được biên soạn, xuất bản. Cùng với bộ “ Lịch sử
Đảng bộ Quân đội nhân dân Việt Nam” (2 tập), lịch sử Đảng bộ nhiều cơ
quan Bộ Quốc phòng, các quân khu, quân - binh chủng, binh đoàn, sư đoàn,
đảng bộ quân sự các tỉnh- thành phố…cũng đã được xuất bản.
Khối lượng sách tổng kết chiến tranh, tổng kết công tác tham mưu, công
tác Đảng, công tác chính trị, hậu cần, kỹ thuật, quân sự…, tổng kết các chiến
dịch, các trận đánh cả thành công và không thành công cũng đã được biên
soạn lại cùng với thời gian.
Ngoài các công trình nghiên cứu chuyên ngành còn phải kể đến một khối
lượng lớn những tập kỷ yếu hội thảo khoa học nhân kỷ niệm những sự kiện
20
lịch sử quan trọng của đất nước, quân đội; về những nhân vật lịch sử; những
tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam. Tiêu biểu như: “Đại thắng mùa xuân
1975 – chiến thắng của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam”, “ Chiến thắng Điện
Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử - chân lý thời đại”, “Đường Hồ Chí Minh – Khát
vọng độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc”, “Phùng Chí Kiên – Người cộng
sản mẫu mực kiên trung, nhà chính trị - quân sự song toàn”….
Góp thêm những góc nhìn, chính kiến của những nhân vật lịch sử những người góp phần làm nên lịch sử là những tập hồi ký của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng, Trung tướng Khuất Duy Tiến,
Thượng tướng Hoàng Cầm, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh,… Với hồi ký,
người đọc dễ dàng cảm nhận nhiều chiều về các khía cạnh của lịch sử, của
chiến tranh qua kí ức của những người trong cuộc.
Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 20 năm
ngày hội quốc phòng toàn dân (22-12), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tổ
chức biên soạn và xuất bản bộ sách hỏi đáp về lịch sử các đơn vị Quân đội
nhân dân Việt Nam, gồm ba cuốn: Hỏi đáp về các binh chủng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam; Hỏi đáp về các quân chủng trong Quân đội nhân dân Việt
Nam; Hỏi đáp về các quân đoàn chủ lực trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ sách cung cấp những thông tin, tư liệu cơ bản, khá đầy đủ về lịch sử hình
thành, phát triển, các trận chiến đấu điển hình của mỗi binh chủng, quân
chủng, quân khu, quân đoàn. Mỗi đơn vị có những đặc thù riêng và có những
đóng góp trên các chiến trường trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Bộ sách góp phần phục vụ cán bộ, chiến sĩ các
đơn vị, nhà trường trong toàn quân nghiên cứu, học tập truyền thống, kinh
nghiệm của đơn vị của Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời phục vụ nhu
cầu bạn đọc nghiên cứu, tìm hiểu về các đơn vị trong quân đội .. Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân cũng đã xuất bản cuốn sách "Đời chiến sĩ", hồi ký của Đại
tướng Phạm Văn Trà.
21
Trong quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản cũng rất quan tâm và chú ý đến.
Đặc biệt trong dịp kỷ niệm năm đoàn kết Hữu Nghị Việt – Lào, Nhà xuất bản
Quân đội nhân đã triển khai dự án làm sách về tình đoàn kết Việt Nam-Lào
như cuốn sách “ Lịch sử quan hệ Việt Nam – Lào, dày 1000 trang”; “ Ngày
và đêm trong rừng Lào”.
Bên cạnh việc xuất bản sách lịch sử quân sự trong nước, nhà xuất bản
còn xuất bản những cuốn sách tìm hiểu quân sự nước ngoài cung cấp cho bạn
đọc những thông tin về lịch sử quân sự của các nước trên thế giới như: “Quân
đội Mỹ những bí mật bạn chưa biết”; “NATO những bí mật bạn chưa biết”; “
Quân đội Nga những bí mật bạn chưa biết”….
Có thể thấy hơn 60 năm qua Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất
bản được một “Tổng tập” khá hoàn chỉnh, đồ sộ, phong phú về thể loại sách
lịch sử quân sự, tổng kết chiến tranh gồm: lịch sử các cuộc kháng chiến, chiến
tranh giải phóng, bảo về Tổ quốc; lịch sử tổ chức quân sự, lịch sử tổ chức
Đảng trong quân đội; lịch sử tư tưởng quân sự, nghệ thuật quân sự; lịch sử các
ngành: Tham mưu, chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật quân sự…Điều đặc biệt là cơ
quan, ban ngành trong quân đội đều biên soạn và xuất bản sách lịch sử của
mình như: Lịch sử Đảng bộ Trung đoàn Công binh 219 (1952-2012); lịch sử
Kho K76 (1962-2012); lịch sử trường trung cấp Quân y 2( 1977-2012);…Về
thể loại: có cả thông sử, chuyên sử, lược sử, biên niên sử, kỷ yếu hội thảo lịch
sử, sách tổng kết: “50 năm Quân đội nhân dân Việt Nam”; “30 năm Viện và
Ngành Lịch sử quân sự Việt Nam (1981-2011)”, “ Tổng kết những trận đánh
then chốt chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”; “Hồ Chí Minh
– Biên niên sự kiện (1919-1969)”; “Lịch sử Học viện Lục quân (1946-2011)”;
…
Bằng giá trị đích thực, sự tận tụy của cán bộ nhà xuất bản Quân đội nhân
dân cho nên nhiều công trình lịch sử quân sự, hồi ký quân sự đã được tái bản
nhiều lần theo yêu cầu của bạn đọc, không chỉ bạn đọc ở trong quân đội mà cả
22
bạn đọc ở ngoài quân đội. Cũng vì lẽ đó mà loại sách này đã làm nên “thương
hiệu” – niềm tự hào của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
2. Biên tập viên trong công tác tổ chức bản thảo công tác tổ
chức bản thảo ở Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
2.1. Biên tập viên với công tác tổ chức kế hoạch đề tài sách
lịch sử quân sự ở nhà xuất bản quân đội nhân dân
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch đề tài là công việc rất quan trọng
của người biên tập đòi hỏi họ phải luôn luôn cố gắng tìm chọn và đề xuất
những đề tài tốt. Muốn vậy biên tập viên phải theo dõi, bám sát, nắm bắt mọi
thông tin về nhu cầu, đặc điểm, thị hiếu của bạn đọc. Tìm hiểu các chương
trình nghiên cứu khoa học, các đề tài nghiên cứu ở các cấp, các cuộc vận động
sáng tác. Ngoài ra biên tập viên còn phải đảm bảo được sự cân đối một cách
chủ động và khoa học như đảm bảo cân đối về số lượng, số đề tài, chỉ tiêu
xuất bản, công sức đóng góp và lợi ích thu được…Hơn nữa biên tập viên cũng
xây dựng kế hoạch đề tài có tính linh hoạt để phục vụ kịp thời những thay đổi
và đòi hỏi của thực tiễn nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Khi đã xây dựng kế hoạch đề tài, biên tập viên phải nâng cao trình độ,
phát huy khả năng giao tiếp với bạn đọc, khả năng tiếp thị để đảm bảo đầu ra
cho sách. Đồng thời huy động mọi tiềm lực xã hội tham gia vào thực hiện kế
hoạch đề tài.
Như vậy, vai trò của biên tập viên đối với kế hoạch đề tài là rất lớn. Nó
quyết định hiệu quả kinh tế, quan hệ lợi ích đối với mỗi cuốn sách mỗi đề tài
được đưa vào kế hoạch xuất bản.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân đã có rất nhiều thành tựu, vai trò quan
trọng nhất phải kể đến các cán bộ phòng ban biên tập lịch sử quân sự. Phòng
biên tập lịch sử quân sự có nhiệm vụ hàng năm xây dựng các kế hoạch đề tài
xuất bản, tổ chức khai thác các nguồn bản thảo và phân công tổ chức biên tập
thuộc các đề tài: Khoa học kỹ thuật quân sự, tổng kết kinh nghiệm về quân sự,
hậu cần; giáo trình tài liệu giảng dạy về quân sự, và các nghiệp vụ hậu cần
23
quân sự, điều lệ, điều lệnh và hướng dẫn thực hiện điều lệnh điều lệ, lịch sử
quân sự Quân đội nhân dân Việt Nam và của các quân khu, quân đoàn, quân
binh chủng, các Tổng cục, các học viện nhà trường và các dơn vị trong quân
đội, lịch sử đấu tranh vũ trang của các tỉnh - thành phố, địa phương, hồi ký
quân sự…Chính vì tình đa dạng, phong phú của đề tài nên việc xây dựng kế
hoạch đề tài có những đặc điểm riêng:
Sách lịch sử - quân sự nằm trong hệ thống xuất bản của nhà xuất bản,
phòng biên tập sách lịch sử - quân sự đã xây dựng kế hoạch đề tài theo tiêu
chí chung của nhà xuất bản đã đề ra. Nhưng bên cạnh đó còn có một số căn cứ
khác khi tổ chức xây dựng đề tài.
+ Căn cứ vào định hướng về công tác tư tưởng chính trị của cơ quan cấp
trên.
+Căn cứ vào số thanh niên quân đội, số tuyển sinh vào học tại các học
viện, nhà trường trong quân đội.
+Căn cứ vào số lượng bản thảo mà các đơn vị đăng ký xuất bản ở phong
biên tập, số bản thảo sẵn có ( bản thảo theo kế hoạch hang năm, điều lệnh mà
các đơn vị nghiên cứu và viết); số bản thảo mà biên tập viên đứng ra cùng làm
với tác giả ( tác giả nêu ý tưởng để biên tập viên trực tiếp viết).
+ Căn cứ vào sự phong phú của đội ngũ cộng tác viên. Bởi vì cộng tác
viên của phòng biên tập lịch sử - quân sự có nhiều loại; tác giả là cá nhân, là
tập thể đơn vị trong và ngoài quân đội quan tâm tới hồi ký, ký sự, lịch sử,
khoa học nghệ thuật quân sự, tài liệu huấn luyện, giáo trình giảng dạy…
Xuất phát từ những căn cứ cụ thể nói trên mà phòng ban biên tập đã
phân công cho từng biên tập viên trong phòng theo dõi từng mảng nội dung
cụ thể của sách, có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo để xây dựng một kế hoạch
chung cho cả phòng.
Trên cơ sở nắm vững những căn cứ trên và sự nhận thức đúng đắn về tôn
chỉ, vai trò của hoạt động xuất bản sách lịch sử và yêu cầu nâng cao chất
lượng sách này, phòng biên tập sách lịch sử - quân sự thấy cần phải củng cố,
24
xây dựng hệ thống kế hoạch đề tài hợp lý, đồng bộ vừa đáp ứng được nhiệm
vụ trước mắt và những yêu cầu trong thời gian tới.
Khi xây dựng kế hoạch đề tài xuất bản sách lịch sử quân sự (dài hạn,
ngắn hạn), phòng biên tập đã xây dựng cơ cấu đề tài với sự thể hiện các nhu
cầu phát triển đa dạng và phong phú của quân đội.
Đối với loại bản thảo có sẵn, phòng biên tập sách lịch sử quân sự đầu
tiên là phải xác định xu thế xuất bản của nó. Chẳng hạn loại bản thảo này có
xu hướng vừa xuất bản tại nhà xuất bản vừa không xuất bản tại nhà xuất bản.
Ví dụ đối với bản thảo là các điều lệnh quan trọng và khẩn cấp không qua nhà
xuất bản mà được lệnh của Tổng cục chính trị đem in thẳng tại nhà in.
Việc xây dựng kế hoạch đề tài cho bản thảo sách lịch sử quân sự có sẵn
vai trò của biên tập viên là rất lớn. Biên tập viên phải bám sát các đơn vị trong
toàn quân về tình hình nghiên cứu các công trình khoa học về quân sự, về lịch
sử…để từ đó phát hiện ra đề tài cho mình xây dựng kế hoạch.
Khi đã phát hiện ra đề tài cần xây dựng, biên tập viên sẽ phối hợp các cơ
quan chức năng và đơn vị có công trình nghiên cứu đó để nắm đề tài và lập đề
cương kế hoạch trình với phòng và ban giám đốc. Bản đề cương đó được
thống nhất và duyệt thì biên tập viên tìm chọn cộng tác viên cho đề tài của
mình. Biên tập viên phải thu hút được cộng tác viên bằng cách nắm vững
quán triệt chế độ chính sách của nhà xuất bản đối với sách đang làm. Ví dụ
như việc thực hiện chế độ nhuận bút theo quy định của Nhà nước.
Biên tập viên kết hợp cùng cơ quan quản lý khoa học công nhận thành
tích khoa học của từng tác giả để họ có khả năng hoàn thành bản thảo đúng
thời hạn quy định.
Ngoài ra biên tập viên cần phải nắm chắc những người viết lịch sử,
những vị tướng lĩnh để xuất phát nhu cầu viết hồi ký lịch sử. Muốn thực hiện
điều này tập viên phải cùng với tác giả xây dựng đề tài.
Kế hoạch đề tài của phòng được xây dựng chính là định hướng về nội
dung, hình thức thực hiện biên tập cho mỗi cán bộ biên tập của phòng. Có thể
25