Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

tiểu luận cao học Vai trò của biên tập viên với công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.18 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

1


U
I. Lý do chọn đề tài
Sách là nơi tập hợp kho tàng kinh nghiệm của loài người về đủ các ngành tri
thức, nó đáp ứng đầy đủ nhu cầu “tin” của người “dùng tin”. Ai cũng biết trong
cuộc sống, con người không thể thiếu sách. Từ ngày xưa ông cha ta muốn cho con
cháu mình biết được những thành quả mà họ đã tạo dựng được không bị mai một
bởi thời gian. Chính vì thế mà họ đã cất công ghi chép và tích lũy lại để hình thành
nên một cuốn sách. Một cuốn sách chính là toàn bộ công sức, trí tuệ và kinh
nghiệm sống của một người hoặc cả một tập thể, vì vậy thông qua sách chúng ta có
thể biết được rất nhiều điều trong cuộc sống.
Đọc sách không chỉ là nhu cầu giải trí mà còn có tác dụng nâng cao hiểu biết
nhiều mặt, nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nhân cách, đặc biệt là đối với lứa tuổi
thiếu nhi và thiếu niên. Cuộc sống hiện đại có nhiều công cụ giúp chúng ta tìm
kiếm thông tin, kiến thức một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn, tuy nhiên các
phương tiện nghe nhìn hiện đại, những trò chơi trực tuyến không thể thay thế được
sách. Sách thì có rất nhiều thể loại khác nhau như sách lý luận chính trị, sách giáo
khoa, sách văn học nghệ thuật,...mỗi loại sách nghiên cứu một mảng đề tài, dành
cho những lứa tuổi khác nhau.
Sách thiếu nhi là một loại sách đặc biệt, nó có vai trò vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp nghiệp xuất bản và giáo dục, định hướng nhân cách, đời sống tâm
hồn thiếu nhi. Cùng với sự phát triển của hoạt động xuất bản , sách thiếu nhi cũng
phát triển mạnh mẽ. Những năm gần đây, sách thiếu nhi ngày càng phong phú, đa
dạng cả về nội dung và hình thức nhưng cũng có một số vấn đề bất cập về đề tài
cũng như ngôn ngữ sử dụng... Để có được những cuốn sách thiếu nhi hay thì đề tài
cũng phải hay,hấp dẫn.
2




Trong lý luận nghiệp vụ xuất bản, đề tài là ý tưởng tổng thể, là bản thiết kế
cho một xuất bản phẩm sắp xuất bản. Đó là ý tưởng thiết kế về “ngôi nhà đang hình
thành trong óc nhà kiến trúc”. Đặc biệt, trong công tác kế hoạch đề tài, biên tập
viên (BTV) có vai trò vô cùng quan trọng, đó là phải phát hiện, sáng tạo, đề xuất
các đề tài đúng, phù hợp với nhu cầu xã hội, của thị trường xuất bản phẩm, theo
chức năng xã hội mà nhà xuất bản được phân công. Đó là những đề tài hay nhất, tốt
nhất, kịp thời nhất đối với nhu cầu của độc giả và tôn chỉ mục đích của nhà xuất bản,
đi theo đường lối chính trị, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta; những đề tài hay:
mang tính mới mẻ và độc đáo, phục vụ cho công tác tư tưởng văn hóa một cách sắc
sảo. Vừa đảm bảo tính văn hóa tư tưởng, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cho nhà xuất
bản.
Nghiên cứu về vai trò của của một biên tập viên trong hoạt động xuất bản sách
là đặc biệt quan trọng, đặc biệt là đối với khâu xây dựng đề tài xuất bản sách. Do đó,
em đã chọn và nghiên cứu đề tài “Vai trò của Biên tập viên với công tác cộng tác viên
tác giả trong quá trình tổ chức bản thảo sách thiếu nhi ở nước ta hiện nay”.
II. Tình hình khi nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều người tham gia nghiên cứu đề tài này. Xong ở mỗi
người lại có những cách nhìn nhận đánh giá riêng và chưa đi chuyên sâu vào một
vấn đề cụ thể. Vì lẽ đó bài tiểu luận của em xin được đi sâu trình bày về: “vai trò
của Biên tập viên với công tác cộng tác viên tác giả trong quá trình tổ chức bản
thảo sách thiếu nhi ở nước ta hiện nay”.
III. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở làm rõ các khái niệm về kế hoạch đề tài và biên tập viên, đề tài
tiểu luận đi sâu làm rõ các mục tiêu sau:
+ Vai trò của BTV trong công tác kế hoạch đề tài.
3



+ Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy vai trò của BTV trong công
tác kế hoạch đề tài xuất bản sách thiếu nhi.
IV. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của bài tiểu luận này xoay quanh vấn đề thực trạng công
tác kế hoạch đề tài sách thiếu nhi, BTV, vai trò của BTV trong công tác kế hoạch
đề tài của sách thiếu nhi và những phương pháp để nâng cao chất lượng đề tài.
V. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Thông qua hệ thống bài giảng của cô giáo Nguyễn Lan Phương và cô giáoVũ
Thùy Dương (giảng viên khoa xuất bản), giáo trình lý luận nghiệp vụ xuất bản của
PGS.TS Trần Văn Hải (trưởng khoa xuất bản) cùng với một số tài liệu tham khảo
liên quan đến đề tài và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách,
báo, internet…..
VI. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận công tác kế hoạch đề tài
Chương II: Biên tập viên và vai trò của BTV trong công tác kế hoạch đề tài.
Chương III: Thực trạng công tác kế hoạch đề tài trong xuất bản sách thiếu nhi.
Chương IV: Một số giải pháp nâng cao vai trò của BTV trong xuất bản sách
thiếu nhi.

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI
I. Một số khái niệm liên quan
1. Khái niệm “đề tài”
Trong lý luận nghiệp vụ biên tập xuất bản, đề tài là ý tưởng tổng thể, là bản
thiết kế cho một xuất bản phẩm sắp xuất bản. Đó là ý tưởng thiết kế về “ngôi nhà

đang hình thành trong óc nhà kiến trúc”. Đề tài chính là thiết kế tổng thể về chủ đề,
nội dung, tên gọi của xuất bản phẩm tương lai. Đề tài là kết quả tư duy sáng tạo của
BTV, kết quả tập hợp, phân loại, xử lý thông tin nhằm phục vụ nhu cầu độc giả và
thực hiện một mục đích truyền thông xác định.
Đề tài trong hoạt động biên tập không phải chỉ là ý muốn chủ quan của người
biên tập, mà nó là kết quả nghiên cứu, xử lý thông tin nhiều chiều từ hiện thực cuộc
sống, từ độc giả, tác giả và cơ quan truyền thông đại chúng trên tinh thần chủ động,
sáng tạo của người truyền bá văn hóa.
Nội dung các thông tin cần cho một đề tài là: Tên đề tài, tên tác giả, thuyết
minh nội dung bản thảo, ý đồ xuất bản, lý do xuất bản cụ thể, đối tượng bạn đọc,
thời gian hoàn thành bản thảo.
2. Kế hoạch đề tài
Là một bản dự kiến khoa học về nhiệm vụ, biện pháp xuất bản các đề tài xuất
bản phẩm với các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, thời gian cụ thể mà nhà xuất bản
cần tiến hành trong một thời gian nhất định.
Như vậy, kế hoạch đề tài là sự kết hợp hữu cơ của một loạt đề tài có quan hệ
với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

5


3. Công tác kế hoạch đề tài
Là chỉ hoạt động đề xuất đề tài của BTV, quá trình xây dựng, quyết định và
điều chỉnh kế hoạch đề tài của nhà xuất bản, nhằm đảm bảo hoạt động của đơn vị
xuất bản có chất lượng và đạt hiệu quả.
Kế hoạch đề tài của mỗi nhà xuất bản có thể phân thành nhiều loại. Theo thời
gian thực hiện, có thể có kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm.
Kế hoạch dài hạn là kế hoạch cho nhiều năm ( 5 – 10 năm). Đây là bản thiết
kế tổng thể chung cho một số năm, có tính chất lâu dài, nên còn được gọi là “quy
hoạch đề tài”. Kế hoạch dài hạn thường có sự đầu tư tập trung lớn, mang tính chất

định hướng mục tiêu. Đây thường là kế hoạch chuyên ngành đặt ra để xuất bản các
bộ sách, tủ sách (Mác- Ăng ghen toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập, Văn kiện Đảng
toàn tập, Tổng tập văn học Việt Nam thế kỷ XX,…)
Kế hoạch đề tài hằng năm là kế hoạch sản xuất kinh doanh đặt ra hằng năm
của một đơn vị xuất bản. Loại kế hoạch này thường phải có đủ khả năng cân đối
thực hiện, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của nhà xuất bản. Do vậy, yêu cầu của
loại kế hoạch này phải được xây dựng trên cơ sở nắm chắc nhu cầu xã hội, nguồn
bản thảo và có đầy đủ các điều kiện xã hội khác. Nhìn chung, kế hoạch hằng năm
thường được xây dựng dựa trên những bản thảo đã có sẵn trong tay, hoặc các bản
thảo chắc chắn sẽ được hoàn thành trong năm.
Dựa vào tính chủ động của hoat động xuất bản, người ta còn chia ra loại đề
tài trong kế hoạch và đề tài dự kiến ngoài kế hoạch – đề tài đột xuất. Đề tài đột xuất
thể hiện sự chủ động nhìn xa, khả năng dự báo tương lai của các đơn vị xuất bản,
bảo đảm cho hoạt động xuất bản phục vụ nhạy bén các nhu cầu của cuộc sống, phát
triển ổn định, bền vững.

6


II. Vai trò của công tác kế hoạch đề tài
Trong hoạt động xuất bản, kế hoạch đề tài được coi là khâu mở đường. Bởi
lẽ, quá trình xác lập kế hoạch đề tài chính là quá trình quán triệt định hướng công
tác xuất bản của Đảng, quá trình thực hiện đường lối quan điểm xuất bản của Đảng
và Nhà nước. Kế hoạch đề tài thể hiện tính tự giác, chủ động của nhà xuất bản
trong việc nắm vững yêu cầu của xã hội và độc giả, biểu hiện trình độ khoa học
trong việc sản xuất kinh doanh của nhà xuất bản, bảo đảm hiệu quả cao về xã hội
và kinh tế của hoạt động xuất bản.
Kế hoạch đề tài còn là khâu mở đường vì mọi hoạt động của nhà xuất bản
đều liên quan đến nội dung biên tập, xuất bản đều phải căn cứ vào kế hoạch đề tài,
vì đó là căn cứ để tổ chức phân công lực lượng biên tập, tổ chức mạng lưới cộng

tác viên. Khâu mở đường có chất lượng thì toàn bộ các khâu còn lai của hoạt động
xuất bản sẽ đạt hiệu quả.
III. Nội dung lập kế hoạch đề tài
Lập kế hoạch đề tài là quá trình phát hiện và hoàn chỉnh ý tưởng xuất bản
những xuất bản phẩm của một nhà xuất bản, trong một thời gian cụ thể. Lập kế
hoạch là công việc của nhiều người, trong đó, lực lượng cơ bản và chủ lực là đội
ngũ cán bộ biên tập. Một kế hoạch đề tài được xác lập thường bao gồm 3 nội dung
cơ bản như sau:
1. Nội dung và hình thức của xuất bản phẩm sẽ xuất bản
Nội dung thiết kế mỗi đề tài thường bao gồm: Tên gọi, nội dung chính, tác
giả, đối tượng, khổ sách, số chữ, hình thức trang in, kiếu đóng bìa, thời gian ra
sách, giá thành, giá bìa, kênh phát hành…
Những hạng mục này, trong quá trình thực hiện có thể sẽ thay đổi, nhưng
trong thiết kế ban đầu vẫn phải chỉ rõ.

7


2. Dự đoán thị trường
Đây là nội dung mang tích chất phân tích, luận giải của bản kế hoạch. Dự
đoán thị trường bao gồm sự phân tích các yếu tố : tình hình, nhu cầu độc giả; tình
hình xuất bản phẩm cùng loại; phân tích tính đặc sắc của đề tài.
Qua phân tích các yếu tố trên, BTV đánh giá tổng hợp về triển vọng tiêu thụ
của đề tài, tính toán ước lượng về lỗ lãi kinh tế, đưa ra ý kiến dự đoán về khả năng
cạnh tranh thị trường của đề tài.
3. Phương án thực hiện đề tài
Đây là nội dung mang tính thao tác, vạch cương lĩnh hoạt động cho việc xuất
bản. Kế hoạch phải đưa ra phương án thực hiện có tính khả thi để chuyển đề tài
thành sách. Phương án thực hiện phải bao gồm các nội dung :
+Lựa chọn tác giả : Tác giả phải có trình độ văn hóa, chuyên môn, chức vụ,

kết quả nghiên cứu sáng tác, đặc điểm phong cách; cần đặc biệt chú trọng các tác
giả mới
+Bảng tiến độ thời gian thực hiện : Thời gian giao nộp bản thảo, thời gian
đưa in và thời gian ra sách.
+Kế hoạch tuyên truyền : Nêu ra yêu cầu tuyên truyền cho các giai đoạn
khác nhau, phương thức tuyên truyền chuẩn bị phải sử dụng và các phương tiện
liên lạc cần áp dụng.
+Chiến lược kinh doanh : tiếp thị, giá bán, xúc tiến bán hàng…
IV. Các bước lập kế hoạch đề tài
Lãnh đạo nhà xuất bản gồm tổng biên tập cùng với phòng biên tập đề xuất
khung tổng thể của kế hoạch đề tài.
Khung tổng thể gồm các nội dung : Tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc cơ bản,
mục tiêu tổng quát, quy mô kế hoạch. Căn cứ vào khung tổng thể, các phòng biên
tập đưa ra kiến nghị về đề tài của phòng mình.
8


Khung tổng thể và kiến nghị về đề tài được xây dựng trên cơ sở điều tra
nghiên cứu trên cả hai mức độ vĩ mô vào vi mô, nhằm xác định phương hướng,
mục tiêu và chiến lược kinh doanh của nhà xuất bản. Đồng thời, những điều tra
nghiên cứu này để tìm chọn, đề xuất đề tài, lựa chọn tác phẩm và tìm kiếm tác giả
cho mỗi đề tài.
Sau khi điều tra, nghiên cứu, BTV phải xem xét cụ thể mỗi đề tài trên cả hai
khía cạnh: giá trị văn hóa và giá trị kinh tế; phân tích, so sánh và sàng lọc để nêu ra
những kiến nghị về đề tài cụ thể đưa vào kế hoạch.


Luận chứng kế hoạch đề tài
Luận chứng là bước quyết định để đảm bảo chất lượng kế hoạch đề tài được
xây dựng. Phải tiến hành luận chứng từng đề tài. Có những đề tài phải qua nhiều

lần luận chứng mới được chính thức đưa vào kế hoạch. Đề tài được luận chứng,
đánh giá theo các khía cạnh: Giá trị của đề tài, tính khả thi của đề tài và hiệu quả
kinh tế của đề tài.

• Quyết định và phê chuẩn kế hoạch đề tài
Tổng biên tập hoặc Ban Giám đốc sẽ ra quyết định hình thành toàn bộ kế
hoạch đề tài xuất bản chính thức của nhà xuất bản sau khi tổ chức Hội nghị luận
chứng lần thứ hai. Những ý kiến trong Hội nghị này sẽ được bộ phận phụ trách biên
tập tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung vào bản kế hoạch và trình Giám đốc quyết
định.Sau khi Giám đốc quyết định, bản kế hoạch hằng năm của nhà xuất bản còn
phải gửi lên cơ quan chủ quản xét duyệt. Đối với những đề tài đề cập đến những
vấn đề nhạy cảm liên quan đến chính trị, quân sự, ngoại giao, đường lối chiến lược,
tôn giáo, dân tộc còn phải trình lên các cơ quan lãnh đạo có liên quan phê chuẩn.
• Điều chỉnh và sửa chữa kế hoạch đề tài
Kế hoạch đề tài dù được tiến hành khoa học như thế nào cũng vẫn mang tính
chất dự đoán, nội dung đề tài sẽ phải thay đổi cùng với thời gian. Hơn nữa, xuất
bản thuộc lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Đây là lĩnh vực đòi hỏi phạm vi sáng tạo
9


linh hoạt rất cao, không thể dập khuôn, máy móc như sản xuất vật chất.Kế hoạch đề
tài,vì thế, cũng mang tính linh hoạt cao.Cùng với thời gian, các nhân tố và điều
kiện làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đề tài cũng sẽ thay đổi. Do vậy, việc
điều chỉnh hợp lý, bổ sung kịp thời về kế hoạch đề tài là hoàn toàn cần thiết.

10


CHƯƠNG II
BIÊN TẬP VIÊN VÀ VAI TRÒ CỦA BIÊN TẬP VIÊN

TRONG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI

I. Khái quát về biên tập viên
Biên tập xuất bản là khái niệm chỉ hoạt động biên tập các xuất bản phẩm
trong các nhà xuất bản, chủ yếu là biên tập sách. Đó là công việc khai thác, lựa
chọn, tổ chức bản thảo; gia công sửa chữa, hoàn chỉnh bản thảo để sẵn sang nhân
bản thành xuất bản phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội
(Lý luận nghiệp vụ xuất bản, tập I, PGS.TS. Trần Văn Hải chủ biên).
Qua đó, BTV xuất bản được hiểu là người làm việc trong các nhà xuất bản,
họ là những người có chức năng nhiệm vụ là chủ động khai thác, lựa chọn, tổ chức
bản thảo; gia công sửa chữa, hoàn chỉnh bản thảo, … mà thực chất BTV chính là
người “lính gác” cổng văn hóa, là người làm công tác tư tưởng của Đảng, là “bà đỡ”
cho các tác phẩm văn hóa vẫn còn đầy đủ ý nghĩa của nó. Nhờ có BTV, các tác phẩm
văn hóa được gọt dũa và hoàn thiện hơn về cả mặt nội dung và ý nghĩa.
Với các chức năng và nhiệm vụ của mình, BTV đóng vai trò quan trọng trong
việc hoàn thiện tác phẩm, nhằm đạt hiệu quả to lớn về cả mặt văn hóa và kinh tế.
Tóm lại, BTV là cầu nối giữa tác giả và độc giả; là người điều hòa giữa sản
xuất và tiêu dung xuất bản phẩm, và là người chiến sĩ làm công tác tư tưởng – văn
hóa của Đảng, của giai cấp.

11


II. Những yêu cầu phẩm chất cần có của biên tập viên
BTV là người lính gác trên mặt trận văn hóa tư tưởng, chính trị của Đảng và
Nhà nước. Trong thời đại CNTT và văn minh trí tuệ, dưới tác động của cơ chế thị
trường như ngày nay đòi hỏi ở BTV phải có những phẩm chất yêu cầu sau:
1. BTV phải là những cán bộ văn hóa tư tưởng
Hoạt động xuất bản là hoạt động thốc lĩnh vực văn hóa tư tưởng với nhiệm
vụ giáo dục con người. BTV là người truyền đạt, phổ biến đường lối, quan điểm

của đảng thông qua công tác bt của mình. Do đó, BTV phải ko ngừng nâng cao
trình đọ lí luận chính trị, ứng xử nhạy bén, mau lẹ trước những diến biến thời sự,
chính trị tổng hợp. phẩm chất này tạo cho BTV có niềm tin, tư tưởng vững vàng có
thể ứng xử mềm dẻo, không khéo trong hoạt động xuất bản.
2. BTV là người có trình độ văn hóa cao, có tư duy, có phương nghiên cứu
khoa học
Trong thời đại công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức phát triển, trình độ
của người dân ngày càng cao và phong phú. Họ có nhu cầu tìm hiểu những thông
tin tri thức mới lạ. Mặt khác, những xuất bản phẩm được chắt lọc từ tinh túy và văn
minh của nhân loại, từ những tác giả, chuyên gia đầu ngành… để biên tập, chỉnh
sửa được nó đòi hỏi BTV phải là người có trình độ, chuyên môn nghề nghiệp, có
vốn kiến thức tổng hợp sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. BTV phải là người có năng
lực phân tích đánh giá, tổng hợp nội dung bản thảo, biết cách trình bày minh họa
sách…thì mới có thể biên tập nâng cao và hoàn thiện bản thảo.
BTV cũng phải sử dụng thành thạo máy tính phục vụ công tác biên tập. Đây
là một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết đối với một BTV.
3. BTV phải tạo được mối quan hệ
Đây là một đòi hỏi tất yếu, đặc biệt là mối quan hệ trong giới truyền thông. Từ
đây, BTV có thể nắm bắt một cách nhanh nhạy các vấn đề của xh. Từ đó mà triển khai
được nhiều đề tài có nội dung tốt, ý tưởng độc đáo, nắm bắt đúng thị hiếu nhu cầu của
12


xã hội. Hơn nữa, sau khixuất bản phẩm in ra cũng rất thuận lội cho công tác tuyên
truyền giới thiệu. BTV nên có quan hệ tốt với các báo, đài, tòa soạn, các nhà báo có uy
tín trong nghề thì sẽ tận dụng được nhiều khả năng trong công việc.
4. BTV là người tinh thông nghiệp vụ xuất bản
Một cuốn sách ra đời có được độc giả đón nhận nồng nhiệt hay ko là thành
công của BTV. Có những cuốn sách có nội dung hay, hình thức đẹp nhưng ko được
độc giả quan tâm và ngược lại. BTV là người theo dõi, quản lí qua trình xuất bản cần

phải đề xuất được những đề tài hay, chọn đúng tác giả, bản thảo được biên tập kĩ,
được lãnh đạo chấp nhận. Làm được điều đó đòi hỏi BTV phải nắm vững nguyên lí
công tác biên tập, biết phân tích, đánh giá nhận xét bản thảo. Khi năm vững nghiệp vụ
xuất bản, BTV sẽ chủ ssoongj và sáng tạo hơn trong công việc của mình.
5. BTV phải có lòng yêu nghề và phẩm chất đạo đức trong sáng
Công việc BTV đòi hỏi phải có năng lực phân tích tổng hợp và cả sự cẩn
thận, tỉ mỉ, chu đáo. Điều đó cho thấy BTV phải thực sự yêu nghề, có tinh thầ iệt
huyết có tinh thần phấn đấu, ko ngừng học tập rèn luyện. BTV phải biết khắc phục
những khó khăn của bản thân để hoàn thành công việc. Đặc biệt, trong hành trang
nghề nghiệp của mình, mỗi BTV cần phải có phẩm chất đạo đức trong sáng, trung
thực. Đây là điều kiện ko thể thiếu của BTV trong giai đoạn hiện nay.
6. BTV phải có tinh thần tập thể và ý thức trách nhiệm cao
Quá trình biên tập mỗi đầu sách đòi hỏi những yêu cầu về nội dung và thời
gian khác nhau, BTV có mối quan hệ với nhiều cộng tác viên. Do đó, nêu cao tinh
thần trách nhiệm cá nhân, ý thức tổ chức và tinh thần đoàn kết sẽ giúp cho công tác
bt diễn ra nhịp nhàng, đều đặn và có hiệu quả cao.

13


III. Vai trò của BTV trong công tác kế hoạch đề tài
C.Mác đã từng nói: “con ong dù có khéo léo xây dựng cái tổ hoàn hảo đến
đâu cũng không thể sánh được với một kỹ sư, dù chỉ với một kỹ sơ tồi, vì trước khi
xây dựng ngôi nhà, anh ta đã hình dung nó ở trong óc”.
Trong hoạt động xuất bản sách nói chung và CTKHĐT nói riêng, BTV chính
là những con ong cần mẫn, chăm chỉ để xây dựng nên những kế hoạch đề tài hay,
mới mẻ. Vai trò của BTV ở mỗi khâu, mỗi phần của quá trình biên tập lại có những
yêu cầu và đặc trưng riêng khác nhau, mà đối với khâu kế hoạch đề tài đó là sự
năng động và sang tạo của người biên tập.
1. BTV là người tìm kiếm, tổ chức lựa chọn đề tài

Kế hoạch đề tài là khâu mở đường của hoạt động xuất bản sách, là hoạt động
mang tính quyết định cho sự tiếp tục của các khâu tiếp sau đó. Vì thế, việc tìm kiếm,
khai thác, lựa chon và đề xuất được đề tài hay và đúng là nhiệm vụ thường xuyên của
người BTV.
Đề tài hay là những đề tài có nhiều tính mới mẻ, độc đáo, thực hiện nhiệm vụ
công tác tư tưởng một cách sắc sảo, được đảm bảo bởi đội ngũ tác giả có chất lượng
cao và cơ sở vật chất đầy đủ. Đề tài hay có khả năng thực hiện một cách chắc chắn,
hứa hẹn đạt hiệu quả cao trong công tác xuất bản, bao gồm cả hiệu quả văn hóa – tư
tưởng và hiêu quả kinh tế.
Đề tài đúng là đề tài phù hợp với nhu cầu của xã hội, đáp ứng kịp thời, tốt
nhất nhu cầu của bạn đọc và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản. Đó
còn phải là những đề tài phù hợp với định hướng, tư tưởng của Đảng, của giai cấp.
Phù hợp với nhiệm vụ truyền bá văn hóa của chủ thể xuất bản, và, hơn hết phù hợp
với định hướng giá trị văn hóa của xã hội.
Một BTV giỏi không chỉ đơn thuần là một BTV có vốn tri thức sâu rộng, bên
cạnh đó BTV phải là người có tâm huyết, có đầy đủ tư chất của người biên tập: cần
mẫn, chăm chỉ, kiên nhẫn, tâm huyết … Đặc biệt, đó còn phải là người có khả năng
14


tìm tòi, khám phá, phát hiện ra những đề tài mới mẻ, độc đáo phù hợp và đáp ứng
kịp thời nhu cầu của xã hội.
2. BTV là người đề xuất đề tài
Sau khi phát hiện đề tài, BTV là người trực tiếp đề xuất đề tài mà mình đã
phát hiện, hoặc đề xuất những đề tài được cho là có tính khả thi cao.
Đề tài được đề xuất là kết quả của sự tìm kiếm, sáng tạo và là tâm huyết của
người BTV. Những đề tài được đề xuất không những phải được BTV tìm hiểu, chắt
lọc, lựa chọn kỹ càng trước khi đi đến quyết định sử dung hay không, mà còn phải
chứng minh được những đề tài này hoàn toàn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mang
tính nguyên tắc riêng, đó là:

+Tính có mục tiêu của đề tài: những đề tài được đề xuất phải có sự định vị
độc giả rõ ràng. Yêu cầu này rất quan trọng, bởi lẽ độc giả là đối tượng phục vụ
trực tiếp của công tác biên tập xuất bản. Xác định được nhu cầu của độc giả để từ
đó định vị mục tiêu cụ thể cho mỗi đề tài: giáo dục chính trị tư tưởng, truyền bá tri
thức khoa học, phục vụ giải trí …
+ Tính dự báo của đề tài: các đề tài được lựa chọn đều phải mang tính dự
báo, nghĩa là lập kế hoạch đề tài phải đi trước thời gian. Muốn đảm bảo tính dự báo
của đề tài, biên tập viên phải có khả năng dự báo về tư tưởng, nhu cầu tri thức, nhu
cầu thông tin mới… để phát hiện các nhu cầu tiềm ẩn có thể phát triển thành nhu
cầu hiện thực dự kiến trước đề tài này để tránh bỏ lỡ thời cơ, xuất bản đúng lúc và
chủ động đi trước một cách hợp lý.
+ Đề tài phải có tính sáng tạo: Sáng tạo là yêu cầu hết sức quan trọng ở bất
cứ một loại hoạt động sản xuất nào. Trong hoạt động biên tập xuất bản, tính sáng
tạo được thể hiện ngay trong việc thiết kế đề tài. Đề tài phải có ý mới, phải nhằm
tạo ra những giá trị tinh thần mới. Mỗi xuất bản phẩm đều phải có tính sáng tạo,
tính mới mẻ, biểu hiện: đa dạng hóa toàn bộ các hướng tiếp cận, đề xuất ý nghĩa
mới, đề tài mới, phương thức biểu đạt mới, tổng hợp các xuất bản phẩm cùng loại
15


đã có, đi sâu phân tích tìm ra điểm đột phá có ý nghĩa nhất; Vận dụng góc nhìn
mới, hệ thống mới, phương pháp nghiên cứu mới để khai thác các đề tài một cách
sáng tạo.
+ Tính hệ thống: đây là yêu cầu phản ánh tính hệ thống của tri thức nhân
loại, là tiền đề tạo nên tính hệ thống của hoạt động xuất bản, nhằm đáp ứng phục vụ
tốt hơn cho sự phát triển toàn diện của xã hội và con người. Tính hệ thống đòi hỏi
giữa từng đề tài được đề xuất phải có quan hệ chặt chẽ với kế hoạch chỉnh thể của
ban. Kế hoạch mỗi nhà xuất bản phải được xem xét trong mối quan hệ tổng quát
định hướng phát triển, chiến lược phát triển của toàn ngành.
+ Kế hoạch đề tài phải có tính khả thi: Tính khả thi là yêu cầu bắt buộc của

mọi kế hoạch, bởi nếu các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch mà không có khả năng
thực hiện thì kế hoạch không có ý nghĩa thực tế. Muốn vậy, khi xây dựng kế hoạch,
biên tập viên phải tính toán đầy đủ các điều kiện cần có để thực hiện kế hoạch, bảo
đảm sự cân đối giữa các chỉ tiêu đề ra với các điều kiện, nhân tố đảm bảo cho nó
được thực hiện.
Trong quá trình đề xuất đề tài, thông qua các luận chứng ở các cuộc hội thảo
ở các phòng ban biên tập thầm định BTV phải cố gắng theo dõi phát hiện những
vấn đề mới nảy sinh hoặc những sai sót trong đề cương bản thảo để kịp thời sửa
chữa và bổ sung hoàn thiện đề tài một cách mỹ mãn hơn.
3. BTV là người lựa chọn và tổ chức công tác cộng tác viên
Trong hoạt động xuất bản nói chung, BTV không những phải biết tổ chức
khai thác, tìm kiếm những tác phẩm có giá trị mà còn phải là người năng nổ trong
công tác tổ chức cộng tác viên. Một BTV giỏi đồng thời còn là người biết “đối
nhân xử thế”, là nhà tổ chức có uy tín đối với đội ngũ trí thức.
Công tác cộng tác viên được hiểu là việc tổ chức mạng lưới những người
cộng tác với nhà xuất bản, mà trước hết là hoạt động lựa chọn tổ chức các tác giả,
soạn giả, dịch giả; hướng dẫn, bồi dưỡng, giúp đỡ họ để đạt chất lượng và hiệu quả
16


cao trong công việc làm ra bản thảo, hoàn thiện bản thảo, nhân bản và đưa xuất bản
phẩm đến nhà xuất bản.
Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình trong hoạt động biên tập xuất bản,
BTV không những phải có trình độ chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ, quan hệ giao
tiếp rộng và nhiệt tình, chân thành, chu đáo trong quan hệ với tác giả. Công tác cộng
tác viên luôn đòi hòi phải có sự mềm dẻo, linh hoạt và tính “nghệ thuật” cao.
Công tác cộng tác viên có ý nghĩa quan trọng đối với CTKHĐT. Bởi lẽ, khi
bắt đầu khởi thảo đề cương “trong óc” thì BTV đã phải lựa chọn được cha đẻ cho
đứa con tinh thần của mình. Đặc biệt, trong quá trình sản xuất ra xuất bản phẩm từ
lúc bắt đầu đến khi kết thúc BTV và cộng tác viên cần có những trao đổi, thống

nhất với nhau để cùng hoàn thành công việc một cách hoàn mỹ.

17


CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH ĐỀ TÀI TRONG XUẤT BẢN
SÁCH THIẾU NHI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
I. Hiện trạng sách thiếu nhi hiện nay
Hiện nay sách thiếu nhi rất đa dạng và phong phú, khai thác được nhiều khía
cạnh trong cuộc sống của trẻ nhỏ.Hình thức của sách thiếu nhi khá bắt mắt với
nhiều kích cỡ, hình dáng , chất liệu khác nhau.Sách thiếu nhi được thiết kế hết sức
khoa học, dàn trang sang trọng, màu sắc hợp lý và chất lượng giấy tốt, hầu hết là
giấy cứng và bóng ví dụ như bộ sách “khám phá thế giới” của nhà xuất bản Mỹ
Thuật liên kết với công ty Mydinhbook có hình dạng đầu thỏ, cặp sách,...trang trí
cực kỳ bắt mắt. Về nội dung, bên cạnh những “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài
hay truyện nhiều kỳ của Nguyễn Nhật Ánh (trong nước) và Harry Porter, Đôrêmon
(nước ngoài),… là vô số những cuốn “gối đầu giường” như “Bé là thiên tài”, “kỹ
năng tư duy cùng bé”…
Tuy nhiên sách thiếu nhi hiện nay có rất nhiều điều hạn chế “nhiều lượng ít
chất”. Do giới làm sách chỉ đầu tư vào những mảng sách dễ làm, dễ thu lợi nhuận
nên sách thiếu nhi hiện rơi vào tình trạng thừa mà vẫn thiếu.
II. Đánh giá thực trạng công tác kế hoạch đề tài trong xuất bản sách thiếu nhi
hiện nay
1. Ưu điểm
Đã khai thác được rất nhiều khía cạnh của cuộc sống như các mảng đề tài về
hiện tượng tự nhiên (mây, mưa, sấm, chớp, cỏ cây,...), xã hội (các câu chuyện xung
quanh trẻ,...),cổ tích (Cô bé lọ lem, Tấm Cám,....),... giúp cho các em có hiểu biết
toàn diện hơn về thế giới xung quanh.
18



Đề tài văn học cũng mở mang hơn, nếu trước đây ta chỉ có thơ gieo vần hay nội
dung thường là các bài học luân lý. Thơ bên cạnh tiếng nói tình cảm còn là vẻ đẹp
được khúc triết trong một tứ nhất định. Các bài học luân lý trước đây còn nặng về tính
giáo dục, áp đặt thì nay đã ẩn đi, tính tư tưởng rõ nét hơn, vượt qua tính giáo dục.
Có sự đầu tư khá lớn đối với công tác kế hoạch đề tài,tổ chức cộng tác
viên.Sách thiếu nhi có mạng lưới cộng tác viên khá đông đảo, bao gồm những
chuyên gia, người có trình độ,... Nhà xuất bản luôn quan tâm đến công tác tác giả
bằng các cuộc gặp gỡ giao lưu giữa Nhà xuất bản và người viết tại các tỉnh, thành,
các chuyến đi thực tế có mời các tác giả tham gia. Đặc biệt mời gọi các tác giả
tham gia các cuộc vận động sáng tác. Từ 1993 - 2002 trong vòng 10 năm Nhà xuất
bản đã tổ chức liên tục 4 cuộc vận động sáng tác. Hàng ngàn bản thảo đã được gửi về.
Nhờ vậy mà những tác phẩm mới luôn được cập nhật, bổ sung chiếm một tỉ lệ đáng kể
trong kế hoạch sách ra hàng năm của Nhà xuất bản. Gần đây nhất, năm 2006 Nhà xuất
bản phối hợp vời Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Nhà văn Đan Mạch và Đại sứ quán Đan
Mạch thực hiện dự án hỗ trợ văn học thiếu nhi (2006 - 2010) đã tổ chức cuộc vận
động sáng tác cho thiếu nhi với chủ đề “Tình bạn tuổi thơ”.
Sự thẩm định sách dịch, lên kế hoạch đề tài cho sách dịch khá tốt làm cho sách
dịch ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ.Những câu chuyện nước ngoài như Harry Porter,
Doremon, Conan,...đều được các nhà xuất bản khai thác khá tốt,phù hợp với trẻ nhỏ,
ăn khách mang lại lợi nhuận cho nhà xuất bản và phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.
Biên tập viên đều là những người có kinh nghiệm nên đề ra kế hoạch đề tài
khá tốt. Đồng thời nắm bắt được nhu cầu của độc giả để lên kế hoạch cho phù hợp.
Đặc biệt là đã kết hợp được các câu chuyện về nhân tài trong lịch sử vào trong
truyện một cách nhẹ nhàng mà hài hước như bộ truyện “thần đồng Đất Việt” của
công ty Phan Thị. Đây là bộ truyện có nội dung hay và hình thức đẹp mắt,được trẻ
nhỏ yêu thích.Bộ truyện đã rất sáng tạo khi khai thác mảng truyện tranh xem kẽ kết
hợp các câu chuyện về nhân tài đất Việt trong lịch sử.
19



2. Nhược điểm
• Đề tài thường lặp đi lặp lại, ồ ạt
Khi truyện tranh ăn khách thì các nhà xuất bản đua nhau khai thác đề tài
truyện tranh, khi sách dạy kỹ năng sống được quan tâm thì các nhà xuất bản ồ ạt
mua bản quyền, dịch sách dạy kỹ năng sống nên dẫn đến thị trường bị “bội thực”
sách. Cách đây hơn 10 năm, Đôrêmon - bộ truyện tranh Nhật (manga) đầu tiên
dành cho thiếu nhi đã xuất hiện tại Việt Nam với số phát hành cao nhất từ trước tới
nay. Sau thành công của Đôrêmon, các nhà xuất bản đã đổ xô khai thác nguồn sách
này, hàng loạt manga: Bảy viên ngọc rồng, Thủy thủ mặt trăng, Teppi,... làm mưa
làm gió trên thị trường. Sau đó, một loạt truyện tranh có xuất xứ từ Trung Quốc,
Hàn Quốc,… cũng được các nhà xuất bản tung ra ăn theo sự thành công của
manga. Gần đây, khi manga có dấu hiệu thoái trào và giới truyền thông cảnh báo
trẻ không được học các môn kỹ năng sống, các nhà làm sách đã chuyển hướng đua
nhau mua bản quyền, dịch sách kỹ năng sống cho trẻ. Hàng loạt bộ sách kỹ năng ra
đời nhưng ít có bộ sách nào thực sự nổi bật. Nội dung các bộ sách thường na ná
nhau: luyện chỉ số IQ; tập vẽ; tô màu; kiến thức về thế giới tự nhiên, thế giới loài
người…


Xuất bản trái chức năng
Một thực trạng của ngành xuất bản đã manh nha xuất hiện từ trước và nổi bật
lên trong 6 tháng đầu năm 2011 là tình trạng một số nhà xuất bản thực hiện làm các
mảng đề tài về sách thiếu nhi nhưng không nằm trong chức năng của mình, nhất là
truyện tranh, hồi ký nhân vật nổi tiếng… Do thiếu đội ngũ biên tập viên có chuyên
môn, trình độ nên đã để lọt ra thị trường những tác phẩm sai sót, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến bạn đọc.




Bỏ quên nhiều đề tài hay
20


Sách thiếu nhi bỏ quên đề tài rất nhiều đề tài quan trọng có ý nghĩa như đề
tài “gia đình, nhà trường, đề tài về quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, những
câu chuyện về thế hệ cha ông ta đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, về những
tấm gương trong cuộc sống hiện tại, vấn đề rèn luyện tư tưởng và đạo đức cho thiếu
nhi.Trong làn sóng truyện thiếu nhi nước ngoài tràn vào Việt Nam, nhiều người cho
rằng đề tài của các loại truyện này chủ yếu là thế giới thần tiên, huyền thoại với phép
thuật, phù thuỷ. Kết luận này không hẳn là sai khi những tác phẩm ăn khách nhất thời
gian qua đều có nội dung liên quan đến thế giới huyền ảo như Harry Potter, Hậu duệ
thần đèn, Pendragon… Nhưng đề tài về gia đình nhà trường về những vấn đề liên
quan đến lịch sử dân tộc lại rất hiếm và hầu như không có.


Mảng sách văn học thiếu nhi hầu như bị bỏ trống
Chỉ có hai doanh nghiệp nhà nước là Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất
bản Trẻ chú ý khai thác mảng sách văn học trong nước dành cho thiếu nhi. Nhà Xuất
Bản Trẻ thành công với loạt truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, còn Nhà xuất bản
Kim Đồng gây dựng được tủ sách “văn học nhi đồng”, “văn học thiếu niên” và mỗi
năm vẫn đều đặn tái bản tác phẩm văn học ăn khách Dế mèn phiêu lưu kí.



Biên tập viên còn lúng túng, thiếu chuyên môn khi biên tập
Biên tập viên là những “bà đỡ” cho sự ra đời của các tác phẩm văn hóa tinh
thần,là người “chữa bệnh”, “làm đẹp”cho bản thảo của tác giả nên biên tập viên
phải là những người có chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phải am hiều về khía cạnh

cuộc sống của mảng sách mình biên tập. Ở mảng sách thiếu nhi, biên tập viên là
những người có chuyên môn trình độ khá tốt nhưng họ chưa đi sâu khai thác tâm
hồn trẻ nhỏ, thường lẫn lộn ngôn ngữ trẻ nhỏ với người lớn. Có những điều mà
người lớn có thể đọc được nhưng trẻ nhỏ thì không vì nó dễ làm cho trẻ nhỏ học
21


theo. Cắt bỏ tình tiết đặc trưng thú vị, cải biến nội dung truyện, tít tựa phản cảm,…
Sách thiếu nhi rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ nhỏ, tác động
rất lớn đến tâm hồn nhạy cảm của trẻ nên cách viết của các tác giả và biên tập của
các biên tập viên phải chú ý. Nhưng cộng tác viên tác giả của sách thiếu nhi đôi khi
không chú ý, khi nhận bản thảo đặt hàng từ nhà xuất bản có thể tác giả say sưa viết,
đôi khi rơi vào tình trạng “không tỉnh” khi viết cho thiếu nhi. Đôi khi sa đà vào tâm
lý người lớn mà không chú ý đến tâm lý trẻ em nên ngôn ngữ không phù hợp với
các em nhỏ. Sách dịch của các nhà xuất bản chưa chú ý tới tâm lý của văn hóa Việt
Nam. Các nhà xuất bản khai thác đề tài về sách dịch chủ yếu là truyện tranh, ngôn
ngữ văn hóa chưa phù hợp với trẻ em Việt Nam. Sách biên soạn có phần sai xót, bỏ
qua những chi tiết hay của truyện cổ tích, truyện dân gian mà thay vào đó là những
chi tiết, tựa đề phản cảm không đúng với văn hóa của người Việt Nam đặc biệt là
trẻ em Việt Nam.

22


23


CHƯƠNG IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA BTV TRONG
CTKHĐT XUẤT BẢN SÁCH THIẾU NHI

BTV là những người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành
một xuất bản phẩm, một xuất bản phẩm có được độc giả đón nhận không một phần
làn nhờ công sức của BTV. Nhằm phát huy những mặt đã đạt được và hạn chế
những khuyết điểm về công tác kế hoạch đề tài, dưới đây là một số giải pháp để
khắc phục tình trạng yếu kém trên. Cụ thể:
I. Đối với nhà nước
Cần tăng cường hơn nữa sự can thiệp của nhà nước đối với hoạt động xuất
bản nói chung và CTKHĐT nói riêng. Để có được những kế hoạch đề tài cụ thể,
các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản kịp thời ban hành các văn bản, quy phạm
pháp luật phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước. Đồng thời, cơ quan quản lý nhà
nước về xuất bản và cơ quan chủ quản phải rà soát chặt chẽ hơn nữa CTKHĐT của
nhà xuất bản theo đúng tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ mà nhà xuất bản được giao
cho. Thực hiện được những yều cầu trên CTKHĐT trong hoạt động xuất bản sẽ đi
đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra.
II. Đối với nhà xuất bản
Các nhà xuất bản cần từng bước đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất – kỹ
thuật, đổi mới công nghệ xuất bản sách; nâng cao chất lượng đội ngũ biên tập viên,
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, tổ chức các buổi tập huấn,đào tạo đội
ngũ biên tập viên bằng nhiều hình thức khác nhau như đào tạo ngay trong nhà xuất
bản hoặc cử đi học ở các trường,các trung tâm đào tạo...để nâng cao trình độ
chuyên môn cho biên tập viên,để khi biên tập viên biên tập tránh bị sai sót.

24


Đào tạo, đào tạo lại để tạo nguồn nhân lực có phẩm chất và bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định, có năng lực chuyên môn giỏi, biết tổ chức kinh doanh có
hiệu quả trong cơ chê thị trường; xây dựng đề án hỗ trợ đào tạo cho các đối tượng
cán bộ quản lý, BTV bằng nguồn vốn ngân sách; xây dựng và triển khai đề án xã
hội hóa đào tạo tốt cán bộ BTV. Củng cố và hoàn thiện các các cơ sở đào tạo

chuyên ngành về xuất bản. Khâu lập kế hoạch đề tài phải được BTV chú trọng.
Nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo.
III. Đối với biên tập viên
+ Các BTV cần tự hoàn thiện, trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ.
Trong quá trình lập kế hoạch đề tài cần có chiến lược nghiên cứu thị trường, nghiên
cứu nhu cầu đọc của mọi tầng lớp nhân dân, để có kế hoạch xuất bản những cuốn
sách đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Đặc biệt chú ý đến chất
lượng, nội dung của xuất bản phẩm, hạn chế xuất bản tối đa những cuốn sách vô
bổ, nội dung không hay, không phù hợp.
+ Đối với sách thiếu nhi BTV cần chú ý vào những đề tài như : Đề tài gia
đình nhà trường,quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, những câu chuyện về thế
hệ cha ông ta đã hy sinh xương máu vì độc lập dân tộc, về những tấm gương trong
cuộc sống hiện tại, vấn đề rèn luyện tư tưởng và đạo đức cho thiếu nhi…để các em
có thể hiểu biết toàn diện hơn, biết về giá trị truyền thống, lịch sử của dân tộc mình,
định hướng nhân cách cho các em, đáp ứng nhu cầu của các em.
+ Các biên tập viên phải làm tốt công tác tham mưu cho tác giả. Khi nhận
bản thảo đặt hàng, có thể tác giả vẫn chưa bước vào trạng thái sáng tác , ý kiến tư
vấn của biên tập viên có thể kích thích ham muốn sáng tác,tạo nên những cảm hứng
cần thiết cho sự sáng tạo. Khi đã bắt tay sáng tác,tác giả thường say sưa viết đôi khi
rơi vào tình trạng “người trong cuộc không tỉnh”,vai trò tham mưu,hướng dẫn của
biên tập viên càng không thể coi nhẹ.Lúc đó biên tập viên phải hướng dẫn cho tác
25


×