Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

dự án đầu tư xây dựng khách sạn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.71 KB, 22 trang )

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỔNG QUAN VÀ CĂN CỨ
HÌNH THÀNH DỰ ÁN
1- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU VỰC DỰ ÁN:
1.1 Giới thiệu chung:
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế và là một trong những trung tâm văn hoá,
giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là
thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam. Thành phố nằm dọc theo vùng duyên hải
Nam Trung Bộ. Đà Nẵng hiện là một trong 3 đô thị loại 1 trực thuộc Trung
ương của Việt Nam.
Vị trí địa lý cụ thể như sau:
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam.
- Phía Tây giáp Quảng Nam.
- Phía Đông giáp biển đông
Cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh
964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành
phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
Toàn thành phố có diện tích 1.255,53 km² (trong đó phần đất liền là
950,53 km²; phần huyện đảo Hoàng Sa là 305 km²). Đà Nẵng hiện tại có
tất cả là 6 quận ( Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành
Sơn và Cẩm Lệ ), và 2 huyện là Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Dân số của Tp. Đà Nẵng vào năm 2009 là 887.070 người. Phần lớn cư
dân là người kinh. Dân tộc ít người chủ yếu Cơ Tu... sống tập trung ở hai
xã miền núi Hòa Bắc và Hòa Phú thuộc huyện Hòa Vang.
1.2 Đặc điểm tự nhiên
Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi
núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có
nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng


ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ
dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo
vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm
mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ,
quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu
miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở
phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến
tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt
rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C. Nhiệt độ cao nhất vào
các tháng 6, 7, 8, trung bình 28-30 °C. Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng
12, 1, 2, trung bình 18-23 °C( Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần
1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C ).
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11,
trung bình 85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-
77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm. Lượng mưa cao nhất
vào các tháng 8 đến 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; Lượng mưa
thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40 mm/tháng.
Tài nguyên
Tài nguyên Đất: Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên là 1.255,53 km².
Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 512,21 km²; đất nông nghiệp là 117,22
km²; đất chuyên dùng là 385,69 km²; đất ở 30,79 km² và đất chưa sử
dụng 207,62 km². Đất ở Đà nẵng có các loại: cồn cát và đất cát ven biển,
đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất

đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng…
Tài nguyên Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố,
bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Tỷ
lệ che phủ rừng là 49,6%. Trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m³. Rừng của
thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa
học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch với các khu bảo
tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo
tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải
Vân.
Tài nguyên Biển: Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000
km², có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải
sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài. Tổng trữ lượng hải sản các loại là
1.136.000 tấn. Hàng năm có khả năng khai thác 150.000 – 200.000 tấn.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước,
Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú.
Quanh khu vực bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong
việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra
vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…
Tài nguyên Khoáng sản: khoáng sản ở Đà Nẵng gồm các loại: cát trắng,
đá hoa cương, đá xây dựng, đá phiến lợp, cát, cuội, sỏi xây dựng, laterir,
vật liệu san lấp, đất sét, nước khoáng. Đặc biệt, vùng thềm lục địa có
nhiều triển vọng về dầu khí.
Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc và tỉnh
Quảng Nam: Sông Hàn , Sông Cu Đê , Sông Cổ Cò.
I.3 Kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố Đà Nẵng năm 2009 đạt
9.236 tỉ đồng, tăng bình quân 11%/năm. GDP bình quân đầu người năm
2010 ước đạt 33,2 triệu đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6

lần mức bình quân chung cả nước.
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt
Nam liên tiếp trong 2 năm 2008 và 2009, đồng thời đứng đầu về chỉ số
hạ tầng, xếp thứ 4 về môi trường đầu tư. Tính đến tháng 5 năm 2010,
tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Đà Nẵng đạt gần 2,7 tỷ
USD và vốn thực hiện ước đạt 1,3 tỷ USD với 99 doanh nghiệp đã đi vào
hoạt động. Hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài có 80% đổ
vào xây dựng khu đô thị, du lịch và căn hộ biệt thự cao cấp.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp -
nông nghiệp. Tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ trong GDP năm 2009 đạt
50,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 46,5% và nông nghiệp đạt 3%. Cơ
cấu lao động chuyển biến tích cực, đến năm 2010, tỷ lệ lao động nông
nghiệp (thủy sản - nông - lâm) ước còn 9,6%, lao động công nghiệp -
xây dựng là 35,1% và dịch vụ 55,3%.
a) Công nghiệp
Với vị thế là trung tâm kinh tế của khu vực miền Trung - Tây
Nguyên, Đà Nẵng là nơi hội tụ các công ty lớn của các ngành dệt may,
da giày, nước uống giải khát, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, công
nghiệp chế biến thủy sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp phần mềm,
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...Ngành công nghiệp của thành
phố Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Hiện nay, hạ
tầng các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng
tương đối hoàn chỉnh, diện tích hơn 1.576 ha, thu hút trên 349 dự án
trong và ngoài nước, vốn đăng ký của các dự án đầu tư nước ngoài trong
các khu công nghiệp ước đạt 618 triệu USD và vốn trong nước đạt hơn
9.600 tỷ đồng.
Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, vừa phục
vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường”, vừa góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động, thu hút lao động chất lượng cao đến với thành
phố. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng du lịch - dịch vụ - công nghiệp, thì các dự án công nghiệp phải đảm bảo tiêu
chí công nghiệp "sạch", không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, năm 2008 chính
quyền thành phố đã từ chối 2 dự án FDI sản xuất thép và giấy, với tổng vốn đăng
ký lên đến 2,5 tỷ USD. Thành phố đang đề ra mục tiêu trở thành một trong những
địa phương đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Việt Nam,
trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
Hiện tại trên địa bàn thành phố có 10 khu công nghiệp:
• Khu công nghiệp An Đồn
• Khu công nghiệp Hòa Khánh
• Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng
• Khu công nghiệp Liên Chiểu
• Khu công nghiệp Hòa Cầm
• Khu công nghiệp Thọ Quang
• Khu công nghiệp Công nghệ cao
• Khu công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản
• Khu công nghiệp Công nghệ Thông tin
• Khu đô thị Công nghệ FPT Đà Nẵng
• Công viên Phần mềm Đà Nẵng
b) Thương mại
Hạ tầng thương mại của thành phố Đà Nẵng được đầu tư đồng bộ, hiện
đại với 24 Trung tâm thương mại và Siêu thị, 88 chợ các loại theo hướng
văn minh, lịch sự, an toàn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 21,1%/năm.
Đà Nẵng hiện có 2 chợ lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là chợ Hàn
và chợ Cồn; cùng những siêu thị lớn mới mở trong vòng vài năm trở lại
đây như Bài Thơ Plaza, Metro, BigC, Co.opMart, Intimex, Viettronimex,
Đệ Nhất Phan Khang, Nhật Linh, Đại Dương, Nguyễn Kim Sài Gòn
[5]...Đó là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.
Cùng với hàng loạt chi nhánh, đại lý phân phối cấp 1 của các tập đoàn,
công ty lớn trong và ngoài nước mở ra ở đây, đưa Đà Nẵng trở thành
trung tâm thương mại hàng đầu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

c) Dịch vụ
Tài chính - Ngân hàng: Đà Nẵng hiện là trung tâm tài chính lớn nhất
của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, với 59 chi nhánh cấp 1 của các
tổ chức tín dụng, tài chính, bao gồm 1 ngân hàng nước ngoài, 4 ngân
hàng liên doanh, 39 ngân hàng thương mại cổ phần, 9 ngân hàng nhà
nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 công ty
tài chính, 3 công ty cho thuê tài chính và hơn 200 phòng giao dịch ngân
hàng. Cùng với hàng chục trung tâm giao dịch chứng khoán quy mô lớn;
được tập trung chủ yếu trên đường Nguyễn Văn Linh - con đường được
mệnh danh là " Phố Wall" của miền Trung.
Bưu chính - Viễn thông
Đà Nẵng hiện được xem là một trong ba trung tâm bưu điện lớn nhất
nước với tất cả các loại hình phục vụ hiện đại và tiện lợi, như điện thoại
cố định, điện thoại di động, điện thoại thẻ, máy nhắn tin, Internet...(viễn
thông), chuyển tiền nhanh, chuyển phát nhanh điện hoa...(bưu chính).
Mạng lưới viễn thông của thành phố hiện nay gồm 2 tổng đài chính và
12 tổng đài vệ tinh với dung lượng hơn 40.000 số. Chất lượng và số
lượng các dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao nhờ vào khai
thác, sử dụng những công nghệ hàng đầu thế giới như mạng Viba số
PDH - 140 Mb/s, mang cáp quang SDH - 2,5 bb/s tổng đài Toll AXE-
10...các tuyến cáp quang biển quốc tế, khu vực và quốc gia, đặc biệt là
tuyến cáp quang biển SMW3 đã và sẽ đưa vào khai thác sử dụng cho
phép Bưu điện Đà Nẵng nâng cao hiệu quả kinh doanh, phục vụ lên
ngang tầm với các nước tiên tiến có nền kỹ thuật viễn thông phát triển.
Công nghệ Thông tin
Đà Nẵng cũng là trung tâm công nghệ thông tin lớn nhất của miền
Trung, nơi cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin và là đầu mối
phân phối linh kiện máy tính cho các tỉnh thành trong khu vực, với các
thiết bị công nghệ hiện đại. Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ
ngay đến đường Lê Độ, Hàm Nghi, Nguyễn Văn Linh...là những nơi tập

trung nhiều công ty chuyên cung cấp các linh kiện máy tính, laptop lớn
nhất Đà Nẵng.
d) Du lịch
Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển
Đông với những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang
sơ; phía Bắc và phía Tây được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân
cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa thành phố và tỉnh Thừa
Thiên-Huế.
Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao
bọc bởi 3 di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một
chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Bạch Mã, Vườn
Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm
trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung.
Năm 2010, tổng doanh thu Du lịch của thành phố ước đạt 3.850 tỷ đồng,
tăng 20,1%/năm; tổng lượt khách ước đạt 5,8 triệu người, tăng
17,1%/năm, trong đó khách quốc tế ước đạt 1,6 triệu người, tăng
9%/năm.
Danh lam thắng cảnh
Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) nằm cách trung tâm thành phố
khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Ngũ Hành Sơn bao gồm 6 ngọn núi:
Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Dương Hỏa Sơn, Âm Hoả Sơn và Thổ
Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (Ngũ hành). Trong lòng núi có
nhiều hang động đẹp, có rất nhiều chim yến sinh sống và nhiều chùa
chiền cổ. Dưới chân núi còn có làng nghề đá Non Nước nổi tiếng. Bên
cạnh là bãi biển Non Nước còn khá hoang sơ.
Bà Nà - Núi Chúa là một khu nghỉ mát cách trung tâm thành phố 40 km
về phía Tây Nam. Được ví như Đà Lạt của miền Trung, và cũng như Đà
Lạt, Bà Nà - Núi Chúa được xây dựng thành nơi nghỉ ngơi cho các quan
chức người Pháp trong thời kì Pháp còn đô hộ Việt Nam. Sau khi thực
dân Pháp rút khỏi Đông Dương, khu này bị bỏ hoang và bị tàn phá nhiều

bởi chiến tranh và thời gian. Gần đây, thành phố Đà Nẵng cho tái tạo lại
và hi vọng trong tương lai Bà Nà - Núi Chúa sẽ lại trở thành một khu
nghỉ dưỡng cao cấp. Năm 2009, thành phố đưa vào hoạt động hệ thống
cáp treo hiện đại lên đỉnh Bà Nà với 2 kỉ lục Thế giới: tuyến cáp treo
một dây dài nhất (5.042 m) và có cao độ chênh lệch giữa ga trên và ga
dưới lớn nhất (1.291 m).
Bán đảo Sơn Trà còn được người Mỹ gọi là Núi Khỉ (Monkey
Mountain), là nơi mà Đà Nẵng vươn ra biển Đông xa nhất. Nơi đây là
khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều động thực vật quý hiếm. Dưới chân
bán đảo Sơn Trà là khu du lịch Suối Đá và nhiều bãi biển đẹp như: Bãi
Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm.
Đèo Hải Vân (được mệnh danh là "Thiên hạ Đệ nhất Hùng quan") là nơi
dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân không
chỉ là ranh giới giữa hai miền Nam - Bắc mà còn là một chứng tích hùng
hồn cho thời kỳ "mang gươm đi mở cõi" của người Việt. Ngày nay, hầm

×