Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Pháp luật về quản lý nợ công ở việt nam trước yêu cầu phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.14 KB, 21 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LU TH HIN

PHáP LUậT Về QUảN Lý Nợ CÔNG ở VIệT NAM
TRƯớC YÊU CầU PHáT TRIểN BềN VữNG

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2014


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

LU TH HIN

PHáP LUậT Về QUảN Lý Nợ CÔNG ở VIệT NAM
TRƯớC YÊU CầU PHáT TRIểN BềN VữNG

Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 50

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. NGUYN VN TUYN

H NI - 2014



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lưu Thị Hiền


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG TRƯỚC YÊU
CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG .................................................... 15
1.1.

Những vấn đề lý luận về nợ công ..................................................... 15

1.1.1. Quan niệm về nợ công ........................................................................ 15

1.1.2. Đặc điểm của nợ công ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Các bộ phận cấu thành của nợ công theo chuẩn mực quốc tếError! Bookmark n

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của nợ côngError! Bookmark not defi
1.2.

Những vấn đề lý luận về quản lý nợ công trước yêu cầu phát
triển bền vững .................................... Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Khái niệm quản lý nợ công ................. Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Quan niệm về phát triển bền vững và những yêu cầu cơ bản về
phát triển bền vững đối với quản lý nợ côngError! Bookmark not defined.
1.2.3. Bản chất và nội dung của quản lý nợ công trước yêu cầu phát
triển bền vững...................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.4. Tác động của quản lý nợ công đến sự phát triển bền vữngError! Bookmark not
1.3.

Mô hình pháp luật về quản lý nợ côngError! Bookmark not defined.

1.3.1. Quan hệ pháp luật về quản lý nợ công Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Cấu trúc pháp luật về quản lý nợ công Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 1 ......................................... Error! Bookmark not defined.


Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG
Ở VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .. Error! Bookmark not defined.
2.1.

Thực trạng pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước

yêu cầu phát triển bền vững ............. Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Quy định về nguyên tắc quản lý nợ côngError! Bookmark not defined.
2.1.2. Quy định về chủ thể quản lý nợ công . Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Quy định về công cụ quản lý nợ công Error! Bookmark not defined.
2.1.4. Quy định về báo cáo thông tin nợ côngError! Bookmark not defined.

2.1.5. Quy định về việc vay, sử dụng và trả nợ các khoản nợ côngError! Bookmark no

2.1.6. Những ưu điểm và hạn chế cơ bản của pháp luật về quản lý nợ
công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vữngError! Bookmark not define
2.2.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công ở
Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vữngError! Bookmark not defined.

2.2.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý nợ công
ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vữngError! Bookmark not defined.
2.2.2. Một số kiến nghị về việc áp dụng pháp luật quản lý nợ công ở
Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vữngError! Bookmark not defined.
Kết luận chương 2 ......................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 16


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng phát triển Châu Á


DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

ICOR

: Hiệu quả sử dụng tổng hợp vốn đầu tư

IMF

: Quỹ tiền tệ Quốc tế

IUCN

: Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế

NHNN

: Ngân hàng nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTW


: Ngân hàng trung ương

NSNN

: Ngân sách nhà nước

ODA

: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

PAYG

: Hệ thống hưu trí Việt Nam

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNCTAD

: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc

WB

: Ngân hàng Thế giới


WCED

: Ủy ban Bundtland

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, khi bối cảnh kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ và có nhiều
chuyển biến khó lường, điển hình là khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối
năm 2008, đầu năm 2009, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang lan sang một số
nước Châu âu thì nợ công và quản lý nợ công trở thành vấn đề “nóng” được các
nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Ở Việt Nam kể từ năm 2001 tới nay, nợ công liên tục tăng về giá trị tuyệt
đối, mức nợ bình quân đầu người và tỷ lệ nợ công trên GDP. Theo số liệu của The
Economist, vào năm 2001 nợ công của Việt Nam mới là chưa đầy 9 tỷ USD, bình
quân mỗi người gánh số nợ công xấp xỉ 112 USD, và nợ công mới tương đương
28% GDP.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ước tính đến
ngày 31/12/2010 nợ công là 56,7% GDP; nợ chính phủ là 44,5% GDP và nợ nước
ngoài của quốc gia là 42,2% GDP. Tính đến ngày 31-11-2014, theo đồng hồ nợ
công toàn cầu của báo The Economist, nợ công của Việt Nam là hơn 85 tỷ USD,
mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD. Do đó, tính đến cuối năm 2014 nợ công
ước đạt 60,3% GDP. Nợ công của Việt Nam đã vượt trần nếu tính cả số nợ của
doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản. Tuy
nhiên với mức dưới 65% GDP, tỷ lệ nợ công Việt Nam đến năm 2014 vẫn được
đánh giá an toàn nhưng đã tăng cao so với 2 năm trước (năm 2012 là 55,5% GDP,

năm 2013 là 56,2% GDP) là điều đáng lo ngại. Theo tính toán, nợ công đến năm
2015 là 64% GDP và đỉnh nợ công quốc gia sẽ đạt mức 64,9% GDP vào năm 2016.
Nhìn vào những con số trên, trong bối cảnh khủng hoảng nợ công đang có nguy cơ
lan rộng ở Châu Âu, nhiều nhận định cho rằng, kinh tế Việt Nam đang đứng trước
những rủi ro.


Bên cạnh đó, một xu thế rất đáng lo ngại là cũng trong giai đoạn 2001-2009,
thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài dự toán) tăng từ 2,8% GDP lên tới 9% GDP.
Như vậy, trong khi nợ công tăng liên tục thì ngân sách lại ngày càng trở nên thâm
hụt. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững, đó là
“nợ công ngày hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai” [1].
Hơn thế nữa, thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã trở thành kinh niên và mức
thâm hụt đã vượt xa ngưỡng “báo động đỏ” 5% theo thông lệ quốc tế, khiến tính
bền vững của nợ công càng bị giảm sút. Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tục đầu tư
để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Cụ
thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã
hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên
cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư.
Nếu nhìn vào một số dự án đầu tư cụ thể từ nay đến năm 2030 như dự án
đường sắt cao tốc Bắc - Nam (56 tỉ USD), dự án xây dựng thủ đô (60 tỉ USD),
nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD)... - trong đó nguồn tài trợ
chủ yếu là từ ngân sách và nợ công - có thể thấy nợ công sẽ tăng mỗi ngày.
Tính bền vững của nợ công không chỉ phụ thuộc vào cán cân ngân sách mà
còn phụ thuộc vào một số nhân tố khác. Đầu tiên là tốc độ tăng trưởng GDP. Tốc
độ tăng GDP cao là điều kiện cần để tăng nguồn thu và đạt thặng dư ngân sách.
Tuy nhiên, nếu tăng trưởng GDP chỉ do tăng các yếu tố đầu vào vật chất (vốn và
lao động) mà không tăng được năng suất thì chắc chắn đến một lúc nào đó, tốc độ
tăng trưởng sẽ giảm.
Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn,

do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công. Mức lãi suất, đến lượt mình, lại
phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong
nền kinh tế. Là một nền kinh tế thâm dụng đầu tư, ở Việt Nam nhu cầu tín dụng
luôn luôn cao và lạm phát rất khó kiềm chế ở mức thấp.


Trước thực trạng kinh tế và dự đoán trong tương lai thì việc quản lý nợ công
như thế nào để đảm bảo yếu tố bền vững hay trước yêu cầu phát triển bền vững
phải quản lý nợ công như thế nào? Đây là một vấn đề “nóng” và cấp thiết đối với
Việt Nam. Bởi khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách
“thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng. Thế
nhưng nếu thực hiện chính sách trên lại dẫn tới những cuộc biểu tình phản đối, gây
căng thẳng và bất ổn chính trị, xã hội, vì những người nghèo là người bị tác động
mạnh nhất từ chính sách cắt giảm chi tiêu của Chính phủ. Do đó, việc quản lý nợ
công không hiệu quả, kiểm soát không tốt sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ba
trụ cột của phát triển bền vững đó là: kinh tế - xã hội – môi trường. Hơn thế nữa,
khi nợ công cao và ngày càng gia tăng để lại hậu quả nặng nề cho thế hệ mai sau
khi phải gánh trên vai một khoản nợ khổng lồ.
Trong những năm qua pháp luật về quản lý nợ công đã được tìm hiểu và
khảo cứu như một mảng quan trọng trong tài chính công. Tuy nhiên đứng trước
yêu cầu bức xúc của việc cải cách nền tài chính công nói chung, trong quản lý nợ
công nói riêng đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về phương diện luật
pháp, việc nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về lĩnh vực pháp luật quan trọng
này là một khách quan về phương diện luật học.

Do đó nghiên cứu về vấn đề

này là điều vô cùng cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp, chính sách làm giảm
bớt rủi ro trong quản lý nợ công tiến tới hoàn thiện pháp luật, chính sách pháp luật
trước yêu cầu phát triển bền vững hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu khách quan và bức thiết hiện nay khi các quy định cũng
như chính sách pháp luật về quản lý nợ công trước yêu cầu phát triển bền vững vẫn
còn nhiều hạn chế, manh mún, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Pháp luật về quản
lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững” để làm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Nợ công là một vấn đề “nóng” được hầu hết các quốc gia quan tâm khi kinh
tế đang có những bước chuyển mình khó lường như hiện nay. Hàng loạt các câu
hỏi đặt ra như: nợ công như thế nào là ở ngưỡng an toàn? Hay nợ công như thế nào
để đảm bảo duy trì tính bền vững? Và để nợ công ở ngưỡng an toàn có thể phát
triển bền vững thì chúng ta cần phải làm gì? Câu trả lời thật sự là khó khăn, để làm
được điều đó thì cần phải quản lý nợ công như thế nào để có hiệu quả cao trong
huy động, sử dụng vốn vay, trong trả nợ. Đây là một bài toán khó đối với chúng ta.
Muốn giải quyết vấn đề trên thì cần phải nghiên cứu các vấn đề pháp lý về quản lý
nợ công. Mục đích của nghiên cứu là để làm rõ quy định về nợ công, quản lý nợ
công và trước yêu cầu phát triển bền vững thì pháp luật cần sửa đổi, cần bổ sung
thêm những quy định nào để đáp ứng được yêu cầu trên?
Đáp ứng nhu cầu bức thiết nói trên, ở Việt Nam thời gian qua đã có một số
bài viết mang tính chất nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí Luật học, tạp chí
Nhà nước và Pháp luật… kể cả một số Luận văn thạc sĩ và Luận án tiến sĩ Luật
học, kinh tế học nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài quản lý nợ công như:
- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vay, trả
nợ nước ngoài” do Tiến sỹ Trương Thái Phương – Vụ tài chính đối ngoại – Bộ tài
chính làm chủ nhiệm;
- Đề tài nghiên cứu cấp ngành: “Hoàn thiện quản lý nợ chính phủ của Bộ Tài
chính” do Thạc sỹ Trịnh Thị Vân Anh – Ban Huy động vốn – Kho bạc Nhà nước
làm chủ nhiệm;
- Luận văn Thạc sĩ: “Pháp luật về điều chỉnh việc thực hiện quản lý các khoản

nợ công ở Việt Nam” của Nguyễn Hải Yến tại trường Đại học Luật Hà Nội;
- Luận văn: “Vấn đề khủng hoảng nợ công Hy Lạp với thực trạng nợ công
tại Việt Nam” của Nguyễn Lan Anh;
- Các bài viết dưới góc độ quản lý kinh tế như:
+ Bài: “Duy trì tính bền vững nợ công ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị


Như Nguyệt – Học viện Ngân Hàng – Phân viện Bắc Ninh đăng trên:
Kinhte24h.com;
+ Bài: “Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam” của GS.TS. Vương Đình
Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước;
+ Bài: “Nợ công của Việt Nam: Những vấn đề và tác động tiềm năng” của
TS. Lê Kim Sa, Viện khoa học xã hội Việt Nam;
+ Bài: “Tính bền vững của nợ công Việt Nam” của TS. Vũ Thành Tự Anh,
Chương trình giảng dạy Fulbright trên trang kinhte.com;
+ Bài: “Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam” của TS. Mai Thu
Hiền và Nguyễn Thị Như Nguyệt đăng trên Tạp chí Ngân Hàng số 14/2011;
+ Bài: “Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công” của
Dương Thị Bình Minh và Sử Đình Thành (2009), Tạp chí kinh tế phát triển số
tháng 9/2009;
+ Bài: “Quản lý nợ công: thực trạng và kiến nghị” đăng trên
luattaichinh.wordpress.com
Các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đây đã bước đầu đề cập đến thực
trạng nợ công và quản lý nợ công ở nước ta dưới góc độ pháp luật cũng như dưới
góc độ kinh tế. Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu là một sự khai thác khác
nhau, nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khác nhau. Với công trình nghiên cứu này,
Luận văn sẽ kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu trước đó nhưng tiếp cận ở
một góc độ mới hơn, đó là: lý luận cũng như thực tiễn về pháp luật quản lý nợ
công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững hiện nay để thấy được rằng:
quy định pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý nợ

công đứng trước yêu cầu phát triển bền vững đã phù hợp, đầy đủ chưa? Phương
hướng giải pháp như thế nào? Như vậy, yêu cầu phát triển bền vững là tiêu chí và
mục đích hướng tới của Luận văn khi nghiên cứu về pháp luật quản lý nợ công ở
Việt Nam. Từ đó, tác giả đi sâu vào phân tích các bộ phận cấu thành nợ công theo


chuẩn mực quốc tế, các yếu tố quyết định đến tính bền vững của nợ công, tác động
của quản lý nợ công đến sự phát triển bền vững và đưa ra yêu cầu cơ bản về phát
triển bền vững đối với quản lý nợ công. Yêu cầu này mang tính cấp thiết để đảm
bảo an toàn, ổn định trong quản lý nợ công ở nước ta.
Vì vậy, luận văn sẽ không phải là sự lặp lại của bất kỳ công trình nghiên cứu
nào trước đó mà là sự kế thừa, phát triển theo cách tiếp cận mới: sự tiếp cận từ khía
cạnh phát triển bền vững.
3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về nợ công và quản lý nợ công; mô
hình pháp luật về quản lý nợ công, bộ phận cấu thành nợ công theo thông lệ
quốc tế;
- Đánh giá thực trạng pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu
cầu phát triển bền vững.
- Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong quy định về quản lý nợ công đối với
yêu cầu phát triển bền vững và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiến nghị
giải pháp trong áp dụng pháp luật để quản lý nợ công mang lại hiệu quả cao nhất
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn bao gồm:
- Các quan điểm, học thuyết kinh tế, pháp lý về nợ công và quản lý nợ công;
các quy định pháp luật về nợ công và quản lý nợ công của Việt Nam và một số
nước trên thế giới; mối quan hệ tác động qua lại giữa pháp luật về quản lý nợ công
với yêu cầu phát triển bền vững.
- Thực tiễn tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam trong bối cảnh

chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế;
- Các giải pháp có thể cần được xem xét, cân nhắc để hoàn thiện pháp luật
về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững.


Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về quản
lý nợ công và cơ chế điều chỉnh pháp luật về quản lý nợ công; đánh giá thực trạng
pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam hiện nay trước yêu cầu phát triển bền
vững; bước đầu tìm kiếm các giải pháp để góp phần hoàn thiện pháp luật về quản
lý nợ công ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
phổ biến, thông dụng trong khoa học xã hội và nhân văn theo định hướng như sau:
- Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa… được sử dụng chủ yếu để giải quyết các vấn đề mang tính lý luận do đề tài
đặt ra.
- Phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp thống kê khảo sát… được sử
dụng chủ yếu để giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn của đề tài.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Dưới góc độc nghiên cứu như trên, dự kiến Luận văn sẽ có những đóng góp
mới sau đây:
Thứ nhất, với việc nghiên cứu toàn diện về lý luận cũng như thực trạng pháp
luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu cầu phát triển bền vững, luận văn sẽ
cung cấp một cái nhìn mới mẻ hơn về các bộ phận cấu thành của nợ công theo
chuẩn mực quốc tế; yêu cầu phát triển bền vững đối với quản lý nợ công và pháp
luật về quản lý nợ công; tác động của quản lý nợ công đến sự phát triển bền vững.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu Luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan
trọng cho các đề tài và bài viết có liên quan của những người đi sau về lĩnh vực
pháp luật quản lý nợ công gắn với yêu cầu phát triển bền vững.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật

quản lý nợ công trước yêu cầu phát triển bền vững hiện nay. Do đó, luận văn sẽ là
nguồn tham khảo hữu ích cho việc tìm hiểu về nợ công và quản lý nợ công ở Việt


Nam trước yêu cầu phát triển bền vững.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tác giả luận
văn lựa chọn kết cấu gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý nợ công và pháp luật về quản
lý nợ công trước yêu cầu phát triển bền vững.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý nợ công ở Việt Nam trước yêu
cầu phát triển bền vững và một số kiến nghị.


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG TRƯỚC YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Những vấn đề lý luận về nợ công
1.1.1. Quan niệm về nợ công
Nợ công là một phần quan trọng và không thể thiếu trong thực tiễn vận hành
của nền tài chính quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc
gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với
trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các
nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau. Nợ công
cần phải được sử dụng hợp lý, hiệu quả và quản lý tốt, nếu không thì khủng hoảng
nợ công có thể xảy ra với bất cứ quốc gia nào tại bất cứ thời điểm nào và để lại
những hậu quả nghiêm trọng.
Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu công quá lớn của Chính phủ. Mục
đích của chi tiêu công là nhằm phân bổ nguồn lực, phân phối lại thu nhập và ổn

định kinh tế vĩ mô. Chi tiêu quá nhiều (đặc biệt cho các khoản đầu tư công) so với
nguồn thu có được (từ thuế, phí, lệ phí thu được) sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách
buộc Chính phủ phải đi vay tiền (trong hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt
ngân sách dẫn đến nợ công. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng
[3, tr.15]. Mặt khác, việc kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ của Nhà nước yếu kém,
không chặt chẽ thậm chí buông lỏng, cộng thêm với tình trạng thất thoát, lãng phí
trong đầu tư và chi tiêu, cùng với tệ tham nhũng gia tăng ở nhiều nước, cũng trở
thành nguyên nhân không kém phần quan trọng làm nợ công gia tăng. Bên cạnh đó
các nguồn thu (chủ yếu từ thuế) tăng không kịp với nhu cầu chi, thậm chí một số
loại thuế chịu áp lực phải cắt giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt như


thuế quan và phí hải quan của hầu hết các nước phải cắt giảm hoặc loại bỏ để phù
hợp với các quy định của WTO và các thỏa thuận thương mại khác mà họ tham
gia. Cùng với đó, vấn đề quản lý các nguồn thu, nhất là thuế, gặp không ít khó
khăn ở nhiều nước do tình trạng trốn thuế, tệ tham nhũng, hối lộ, kiểm soát không
chặt và xử lý không nghiêm của các cơ quan chức năng.
Vì vậy, suy cho cùng nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm
nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế
dần dần, được hầu hết Chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động
chi ngân sách. Nợ Chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ
phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế) [18]. Nhìn nhận từ
khía cạnh này có hai quan điểm cơ bản về nợ công.
Theo quan điểm truyền thống về nợ công, đại diện là Keynes, cho rằng:
“việc vay nợ của Chính phủ làm giảm tiết kiệm của quốc gia và mức tích lũy vốn,
vì số thuế cắt giảm được bù đắp bằng cách vay nợ nên khuyến khích thế hệ hiện tại
tiêu dùng nhiều hơn, số người thất nghiệp giảm đi mặc dù lạm phát có thể cao
hơn” [18].
Vì vậy, việc vay nợ sẽ để lại hậu quả nặng nề cho thế hệ mai sau; các thế hệ
này phải sống trong một quốc gia vay nợ nước ngoài lớn hơn và vốn tích lũy từ nội

bộ nhỏ hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Vũ Thành Tự Anh (2010), Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam, từ
(đăng tải ngày
17/05/2010).

2.

Lương Bằng (2014), “Hoàn thiện thể chế chính sách và công cụ quản lí nợ


công”

từ

/>
ganh-nang.aspx, (đăng tải ngày 13/07/2014).
3.

Phạm Thị Thanh Bình (2013), Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và
hàm ý chính sách đối với Việt Nam, tr.18, 19, 20, 193, 196, Nxb khoa học xã
hội.

4.

Bộ trưởng Bộ Tài chính (2012), Quyết định 1308/QĐ-BTC ngày 25/05/2012
về Ban hành Quy trình cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ của Bộ Tài chính,
Hà Nội.


5.

Bộ Tài Chính (2013), Bản tin nợ công số 2 tháng 10 năm 2013, đăng tải trên
/>
6.

Bộ Tài Chính (2011), Bản tin nợ công số 7 tháng 7 năm 2011, đăng tải trên
/>
7.

Ngô Thế Chi (2010), Nợ công và những tác động của nó đến nền kinh tế, từ
.

8.

Chính phủ (2005), Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01/11/2005 ban hành
Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2010), “Quản lý nợ công bằng bốn công cụ” http://www.
mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/1539781?pers_id=2177092&item_id=1
4857659&p_details=1, (đăng tải ngày 23/07/2010).

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 79/2010/NĐ- CP ngày 14/07/2010 về nghiệp
vụ quản lý nợ công, Hà Nội.
11. Chính phủ (2011), Nghị định 01/2011/NĐ-CP ngày 05/01/2011 quy định về
phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái
phiếu Chính quyền địa phương, Hà Nội.

12. Chính phủ (2011), Nghị định 15/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011 về cấp và
quản lý bảo lãnh Chính phủ, Hà Nội.


13. Doanh nhân Sài Gòn (2014), “Áp lực nợ công rất đáng lo ngại” từ
/>14. Bùi Đại Dũng (2012), “Chi tiêu công và phát triển bền vững”, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, (28), tr.217-230.
15. Trịnh Tiến Dũng (2011), “Kinh nghiệm hay về quản lý nợ công”, từ
/>(đăng tải ngày 21/02/2011).
16. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2001), Tập bài giảng môn khoa học
quản lý đại cương, tr. 5,10 từ .
17. Trần Vũ Hải (2011), “Quản lý nợ công: thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (200).
18. Vương Đình Huệ (2011), “Nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”;
/>(đăng tải ngày 09/03/2011).
19. Thị Mai Liên, Nguyễn Thị Thúy (2014), “Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ
công” từ , (đăng tải ngày 14/07/2014).
20. Phạm Chi Mai (2010), Đổi mới công tác quản lý nợ Chính phủ ở nước ta hiện
nay, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.
21. Nguyễn Khắc Minh, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Đức Dỵ, Nguyễn Ngọc
Bích (2000), Từ điển Kinh tế Kinh doanh Anh - Việt có giải thích, tr.300, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật.
22. Nguyễn Thị Trà My, Cao Ngọc Thủy, Nguyễn Thị Chi Thảo, Lê Thị Tú Trinh
(2014), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ công tại Việt
Nam, đăng tải trên tr, 8.
23. Đặng Hoàng Nam (2013), “Xác định nợ công những điểm khác biệt”, từ


(đăng tải ngày 03/10/2013).
24. Bùi Đường Nghiêu (2009), Phân tích mức độ bền vững của NSNN Việt Nam

và dự báo đến năm 2020, Nxb Tài chính.
25. Phan Đình Nguyên (2013), “Quản lý nợ công ở Việt Nam từ năm 2006 đến
nay” Tạp chí phát triển & hội nhập, (11), tháng 07-08, tr. 93-96.
26. Nguyễn Thị Như Nguyệt (2012), Duy trì tính bền vững nợ công ở Việt Nam, Học
viện Ngân Hàng – Phân viện Bắc Ninh đăng trên: Kinhte24h.com.
27. Nguyễn Minh Phong (2014), “Sức ép nợ công ngày càng tăng”, từ
(đăng tải
ngày 17/06/2014).
28. Quốc hội (2002), Luật ngân sách Nhà nước, Hà Nội.
29. Quốc Hội (2009), Báo cáo tham khảo kinh nghiệm quốc tế về khung pháp lý
quản lý nợ công, từ .
30. Quốc hội (2009), Luật Quản lý nợ công, Hà Nội.
31. Nguyễn Quang Quynh (2011), “Các quan hệ kinh tế ngân sách mới phát triển với
việc sửa đổi, bổ sung Luật kiểm toán nhà nước – vấn đề nợ”, từ
.

32. Thủ tướng Chính phủ (2006), Điều lệ Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành
kèm theo Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006, Hà Nội.
33. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006
về thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam, Hà Nội.
34. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 232//2006/QĐ-TTg ngày
16/10/2006, hướng dẫn Nghị định số 134/2005/NĐ-CP về ban hành Quy chế
thu thập, tổng hợp, báo cáo, chia sẻ và công bố thông tin về nợ nước ngoài,
Hà Nội.
35. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định 272/2006/QĐ-TTg ngày 16/10/2006


về ban hành Quy chế xây dựng và quản lý hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát
nợ nước ngoài của quốc gia, Hà Nội.
36. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 về

phê duyệt chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 20112020 tầm nhìn 2030, Hà Nội.
37. Trung tâm thông tin tư liệu (2013), Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân
sách ở Việt Nam, tr.6, 7, Nxb, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES).
38. Vũ Xuân Tiền (2014), “Quản lý nợ công ở Việt Nam: Bất cập từ… khái niệm”, từ
/>
(đăng

tải ngày 26/07/2014).
39. Nguyễn Tuấn Tú (2012), “Nợ công ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải
pháp”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, (28), tr.200-208.
40. Vũ Hữu Tửu (2001), Từ điển Kinh tế Tài chính Kế toán Anh – Pháp - Việt,
tr.354, Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
41. Viện Chiến lược và chính sách tài chính (2010), Tài chính Việt Nam 2010
hướng tới ổn định và bền vững, tr.367,368, Nxb Tài chính.
42. Đặng Lê Nguyên Vũ (2011), Khái niệm “phát triển bền vững” của Việt Nam
trong thế giới toàn cầu hóa, từ />tabid=62&News=3799&CategoryID=42, (đăng tải ngày 29/01/2011).
43. Nguyễn Thị Hải Yến (2011), Pháp luật điều chỉnh việc thực hiện quản lý các
khoản nợ công ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
44. Phạm Thị Hải Yến (2013), Nợ công và tăng trưởng kinh tế ở Việt nam hiện
nay,

/>
viet-nam-hien-nay.htm.
Trang Web
45. />

n_v%E1%BB%AFng.




×