Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.68 KB, 36 trang )

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh
Bắc Ninh

Lê Trung Thu

Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS. Chuyên ngành: Du lịch học; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
Năm bảo vệ: 2012

Abstract: Hệ thống hóa giá trị tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh. Qua khảo sát thực tế về
hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh từ đó đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch văn hóa tỉnh
Bắc Ninh. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa tỉnh
Bắc Ninh.
Keywords: Du lịch; Du lịch văn hóa; Bắc Ninh.
Content:


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….
1.
Lý do chọn đề tài…………………………………………………...
7
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………

8

3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………..

10

4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.…………………………………..

10

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………..

11

6.

Cấu trúc của luận văn……………………………………………..

11

7.

Đóng góp của luận văn…………………………………………….

11

Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC
NINH……………………………………………………………………….……..12

1.1.

Tài nguyên du lịch…………………………………………………

12

1.1.1

Tài nguyên du lịch tự nhiên…..........................................................

12

1.1.2.

Tài nguyên du lịch nhân văn……………………………………...

18

1.1.2.1

Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể………………………………...

18

1.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể…………………………….

23

1.2.


Điều kiện về hạ tầng xã hội……………….……………………..

29

1.2.1.

Giao thông…………………………………………………………..

29

1.2.2.

Hệ thống điện…………………………………………………….

31

1.2.3.

Hệ thống cấp, thoát nước…………………………………………...

32

1.2.4.

Hệ thống thông tin liên lạc…………………………………………

33

1.3.


Điều kiện cơ chế, chính sách phát triển về phát triển du lịch.......

33

1.4.

Đánh giá chung …………………………………………………….

38

1.4.1.

Thuận lợi…………………………..………………………………..

38

1.4.2

Khó khăn……………………..……………………………………..

40

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1…………………………………...…………………… .41

3


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH BẮC
NINH……………………………………………………………………………......42
2.1.


Thực trạng về thị trƣờng khách du lịch Bắc Ninh……………….

42

2.1.1.

Lượng khách du lịch……………………………………………….

42

2.1.1.1. Khách quốc tế………………………………………………………

44

2.1.1.2. Khách nội địa……………………………………………………….

46

Phân tích đặc điểm nguồn khách đến với Bắc Ninh……………...

47

2.1.2.

2.1.2.1. Thành phần, độ tuổi, giới tính……………………………………...

47

2.1.2.2. Quốc tịch…………………………………………………………….


48

2.1.2.3. Mức độ chi tiêu……………………………………………………...

49

2.1.2.4. Thời gian lưu trú……………………………………………………

50

2.1.3.

50

Phân tích nhu cầu của khách…………………………………..

2.1.3.1. Du lịch tín ngưỡng tâm linh………………………………………..

50

2.1.3.2. Tham quan…………………………………………………………..

52

2.1.3.3. Nghỉ dưỡng………………………………………………………….

53

2.1.3.4. Thưởng thức nghệ thuật……………………………………………


54

2.2.

Thực trạng về khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch…..

55

2.2.1.

Khai thác quan họ phục vụ du lịch….……………………………

55

2.2.2.

Khai thác làng nghề truyền thống phục vụ du lịch………………..

62

2.2.3.

Khai thác các giá trị của lễ hội truyền thống phục vụ du lịch…….

72

2.2.4.

Khai thác giá trị các di tích lịch sử và những ngôi chùa cổ phục

vụ du lịch văn hóa, du lịch hành hương và du lịch tâm linh tại
Bắc Ninh…………………………………………………………….

77

2.3.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch văn hóa tỉnh…….

78

2.3.1.

Hệ thống lưu trú …………………..…………………………….

79

2.3.2.

Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm…)……...

81

2.4.

Nhân lực phục vụ cho du lịch văn hóa tỉnh………………………

81

4



2.5.

Tổ chức, quản lý và quy hoạch du lịch văn hóa tỉnh…………….

83

2.5.1.

Hiện trạng đầu tư phát triển khu, điểm du lịch…………………

83

2.5.2.

Các dự án đầu tư khác liên quan đến du lịch……………………..

87

2.6.

Tuyên truyền, quảng bá cho du lịch văn hóa tỉnh………………..

87

2.7.

Tác động của du lịch đến các di sản văn hóa…………………….


90

2.7.1.

Tác động tích cực……………………………………......................

90

2.7.2.

Tác động tiêu cực…………………………………………………

93

2.8.

Đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch văn hóa………….

102

2.8.1

Ưu điểm……………………………………………………………..

102

2.8.2

Tồn tại, hạn chế……………………………………………………..


103

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2…………………………………………………………..105
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH
BẮC NINH…………………..…………………………………………..………....106
3.1.

Những căn cứ đề xuất giải pháp………………………………….

106

3.1.1.

Định hướng phát triển theo ngành………………………………..

106

3.1.1.1. Định hướng phát triển thị trường…………………………………

106

3.1.1.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù……………

106

3.1.2.

Định hướng phát triển theo không gian, lãnh thổ………………

108


3.2.

Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh…….

110

3.2.1.

Giải pháp cho thị trường du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh…………

110

3.2.1.1. Thị trường khách du lịch quốc tế………………………………….

111

3.2.1.2. Thị trường khách du lịch nội địa…………………………………

133

3.2.2.

Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa và sản phẩm du
lịch đặc thù…………………………………………………………

114

Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa….


119

3.2.2.1. Về cơ sở lưu trú…………………………………………………….

120

3.2.2.2. Cơ sở vui chơi giải trí du lịch………………………………………

121

3.2.3.

5


3.2.4.

Giải pháp về phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa…………..

121

3.2.5.

Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa………

122

3.2.5.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa…….

122


3.2.5.2. Các cơ sở, đơn vị du lịch…………………………………………..

126

3.2.5.3. Chính quyền địa phương…………………………………………...

127

3.2.6.

Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa………

128

3.2.7.

Giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn
hóa…………………………………………………………………...

130

3.2.7.1. Giải pháp vĩ mô…..…………………………………………………

130

3.2.7.2. Giải pháp vi mô…………………………………….……………..

131


TIỂU KẾT CHƢƠNG 3………………………………...…………………….....132
KẾT LUẬN……………………………………………………………...…..........133
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...………….......136

6


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, cuộc sống con người luôn vận động và thay đổi không ngừng. Những thành
tựu trong khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế,
nâng cao mức sống cho con người từ đó mở ra một xu hướng mới trong mối quan hệ giữa
người với người, giữa các quốc gia với nhau, xu hướng hội nhập, hợp tác, phát triển. Du lịch
chính là cầu nối giúp thế giới tiến lại gần nhau hơn và cũng là thước đo chất lượng cuộc
sống của mỗi con người.
Trong những năm gần đây, thị trường châu Á đã và đang trở thành một thị trường hấp
dẫn thu hút các quốc gia của các châu lục khác. Đây là vùng đất còn nhiều điều cần được
khám phá, đặc biệt là yếu tố văn hóa. Trong dòng chảy này, Việt Nam với những di sản văn
hóa có một vai trò hết sức quan trọng.
Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng trong thống nhất. Ở đó có sự giao lưu
và tiếp biến giữa các nền văn hóa, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á với nền văn minh
lúa nước. Điều này được thể hiện rất rõ qua những yếu tố văn hóa bản địa và ngoại lai. Có
được đặc điểm này một phần là nhờ vào vị trí của đất nước ta – cửa ngõ Đông Nam Á, gần
với Trung Quốc, phần khác phụ thuộc vào yếu tố con người thông minh, sáng tạo và sẵn
sàng đón nhận những yếu tố văn hóa khác.
Trước sự đa dạng độc đáo trong văn hóa Việt Nam, một loại hình du lịch mới đã ra
đời, gắn liền với đời sống cư dân Việt và giải quyết được nhu cầu khám phá, tìm hiểu của
khách nước ngoài nói riêng và khách du lịch nói chung, đó là loại hình du lịch văn hóa. Đối
với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, du lịch văn hóa được xem như là sản
phẩm đặc thù, có thế mạnh và tiềm năng phát triển lớn, thu hút nhiều khách du lịch, đặc biệt

là du khách quốc tế.
Bắc Ninh là một vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có tài nguyên du
lịch nhân văn phong phú. Với mật độ các di tích lịch sử dày đặc, các làng nghề truyền
thống, di sản văn hóa thế giới – quan họ… du lịch văn hóa Bắc Ninh đã tạo nên nhiều sản
phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, sự thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở vật
chất, công tác tổ chức quản lý được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư đã tạo nên sự phát
triển mạnh mẽ của du lịch văn hóa Bắc Ninh, khiến đó trở thành thế mạnh du lịch của tỉnh
nhà. Tuy vậy, căn cứ vào thực trạng tình hình thực tế việc khai thác sản phẩm du lịch đã cho
thấy việc đầu tư phát triển du lịch văn hóa tại Bắc Ninh chưa đúng mức, còn nhỏ lẻ, chưa có
tính đồng bộ cao, các sản phẩm còn đơn điệu, nghèo nàn chưa tương xứng với tiềm năng
vốn có để làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch dẫn đến việc chưa thu hút được
lượng lớn khách du lịch đến với Bắc Ninh.
Căn cứ vào thực trạng và tính cấp bách của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên
cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh” nhằm tìm ra những định hướng và giải pháp
để nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh trong thời gian tới.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Từ rất sớm, đã có nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Hà Bắc
nói riêng và văn hóa Bắc Ninh nói chung với rất nhiều góc nhìn và nhằm mục đích khác
nhau. Về phương diện lý luận liên quan trực tiếp đến văn hóa truyền thống Bắc Ninh xưa
(Hà Bắc) có các nhà nghiên cứu tiêu biểu.
Tuy nhiên các công trình đó chỉ tập trung vào vấn đề sưu tầm và bảo tồn các giá trị
văn hóa hoặc có chăng chỉ nghiên cứu một khía cạnh nào đó của văn hóa để phục vụ phát
triển du lịch còn việc nghiên cứu tổng thể các giá trị văn hóa của tỉnh Bắc Ninh nhằm bảo
1.

4


tồn và phục vụ phát triển du lịch thì chưa có một công trình nào được công bố. Chính vì lẽ
đó, tác giả đã chọn đề tài của mình theo hướng nghiên cứu tổng thể các giá trị văn hóa ở Bắc

Ninh nhằm phục vụ phát triển du lịch.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
● Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
● Nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa, cũng như bảo tồn di sản
văn hóa trong du lịch của Tỉnh.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn các điều kiện phát triển du lịch văn hóa;hiện trạng
hoạt động du lịch văn hóa; Các tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, sản phẩm du lịch văn hóa.
● Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu thực tế hoạt động du lịch văn hóa trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập tính từ thời điểm năm 2001 đến nay.
Các định hướng phát triển du lịch văn hóa của tỉnh và các giải pháp được đưa ra nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch văn hóa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, tác giả thực hiện các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu.
- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh.
- Phương pháp khảo sát thực địa.
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 133 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia làm ba
chương chính:
Chƣơng 1: Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
Chƣơng 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa
tỉnh Bắc Ninh.
7 Đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa giá trị tài nguyên du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
- Qua khảo sát thực tế về hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh từ đó đánh giá điểm
mạnh, điểm yếu của du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa tỉnh
Bắc Ninh.

5


Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
VĂN HÓA TỈNH BẮC NINH
1.1. Tài nguyên du lịch
1.1.1. Tài nguyên du lịch
Vị trí địa lý: Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ
Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn
hóa lâu đời.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh
của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long
và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những
tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô
thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà
nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống
đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Điều kiện tự nhiên:
Địa hình: Địa hình đồi núi ở Bắc Ninh mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ và không tạo nên

được những cảnh quan đặc sắc nhưng cũng làm giảm đi sự đơn điệu của địa hình đồng bằng.
Bên cạnh đó, một số khu vực có địa hình này còn là nơi hình thành các di tích lịch sử có giá
trị như các chùa, đền mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người dân nơi đây. Địa hình
còn có điều kiện thuận lợi để hình thành nên các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần
phục vụ khách du lịch nội địa từ thủ đô và các tỉnh thành lân cận.
Khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt
độ trung bình năm 23,30C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,90C (tháng 7), nhiệt độ
trung bình tháng thấp nhất là 15,80C (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất
và tháng thấp nhất là 13,10C.
Mặc dù không có những hiện tượng thời tiết đặc biệt, có giá trị hấp dẫn khách du
lịch, đóng vai trò như tài nguyên du lịch nhưng khí hậu, thời tiết ở Bắc Ninh đã bổ trợ cho
các yếu tố khác để làm nên nét hấp dẫn của Bắc Ninh đối với khách du lịch. Điển hình là khí
hậu 4 mùa tạo nên cảnh sắc làng quê thay đổi theo thời gian của năm: mờ ảo trong mưa
phùn nhưng náo nức không khí lễ hội vào mùa xuân; rộn ràng thu hoạch mùa màng trong
mùa hạ; êm ả, thanh bình trong sắc màu không gian rõ nét của mùa thu và tĩnh lặng, trầm
mặc trong mùa đông lạnh giá.
Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu của Bắc Ninh thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt
động du lịch. Khoảng thời gian có bão và mùa mưa phùn có ảnh hưởng đến một số hoạt
động du lịch nhưng ảnh hưởng không lớn vì tính khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết
này đã giảm bớt rất nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Bắc Ninh.
Sông ngòi: Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống sông ngòi khá dày đặc. Trên địa bàn tỉnh có
3 hệ thống sông chính chảy qua gồm: sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống.
Sông Thái Bình có tổng chiều dài 93km, trong đó có đoạn chảy qua địa phận tỉnh
Bắc Ninh dài 17km.

6


Sông Cầu có tổng chiều dài 290km, trong đó có đoạn chảy qua địa phận Bắc Ninh
dài 70km. Đây là con sông có ý nghĩa quan trọng nhất trong phát triển kinh tế, xã hội tỉnh

Bắc Ninh.
Sông Đuống có tổng chiều dài 65km, trong đó đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Ninh
dài 42km.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn có một số con sông nhỏ chảy qua như sông
Cà Lồ, sông Ngũ Huyện Khê, sông Cẩm Giàng, sông Dâu, sông Đông Côi…và nhiều ngòi
lạch.
Sông ngòi ở Bắc Ninh có vai trò là nguồn cung cấp nước và tiêu úng cho sản xuất
nông nghiệp còn là tuyến giao thông đường thủy quan trọng của địa phương và các tỉnh lân
cận.
Bên cạnh đó, các sông này, đặc biệt là sông Thái Bình, sông Cầu và sông Đuống là
sông chảy qua những làng mạc trù phú, có lịch sử phát triển lâu đời. Hay nói cách khác,
làng mạc, các khu quần cư của người Việt trên địa bàn Bắc Ninh đã hình thành dọc bờ các
con sông này, cư dân nơi đây dựa vào sông và gắn bó với sông không chỉ qua các hoạt động
phát triển kinh tế mà còn trong đời sống tinh thần. Các di tích lịch sử văn hóa có giá trị ở
Bắc Ninh hình thành cùng làng mạc dọc sông; các truyền thuyết dân gian, những làn điệu
dân ca trữ tình hình thành nơi đây…tất cả tạo nên một bức tranh sinh động về làng quê Việt,
là nguồn tài nguyên có giá trị khai thác hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước như sản phẩm du lịch làng quê, sản phẩm du lịch sông nước.
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Bắc Ninh không nhiều do đặc điểm tự nhiên của
tỉnh là địa hình đơn điệu, không có biển, không có rừng. Các điều kiện tự nhiên ở đây có giá
trị gắn kết với các giá trị văn hóa để tạo nên sức hấp dẫn riêng đối với du khách, ít có khả
năng khai thác một cách độc lập để hình thành nên các sản phẩm du lịch riêng.
Ngoài tài nguyên du lịch sông nước dựa vào hệ thống sông ngòi đã đề cập ở trên,
trên địa bàn tỉnh còn có cụm đồi thấp thuộc huyện Gia Bình có điều kiện thuận lợi để đầu tư
khu vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần.
Hệ động, thực vật: Nếu như Việt Nam được biết đến như là một trung tâm đa dạng
sinh học của thế giới, với các hệ sinh thái tự nhiên phong phú thì Bắc Ninh cũng đóng góp
nhiều hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng. Tuy là một tỉnh có diện tích nhỏ của cả nước
song Bắc Ninh cũng có một hệ sinh thái rừng, với tổng diện tích khoảng hơn 660 ha, phân
bố chủ yếu ở các huyện Quế Võ, Tiên Du. Tổng trữ lượng gỗ khoảng hơn 3.200m3, bao gồm

rừng phòng hộ hơn 360m3, rừng đặc dụng gần 2.920m3. Đặc biệt có nhiều khu vực có các hệ
sinh thái tự nhiên như các hệ thống đầm, ao, hồ, sông ngòi khá dày đặc có vai trò cung cấp
nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời còn tạo ra các mặt thoáng có tác dụng điều
hòa không khí.
Mặc dù được cho là có nhiều loài quý hiếm cần bảo vệ nhưng Bắc Ninh hệ động
thực vật so với các vùng khác vẫn được đánh giá là ít tài nguyên và các biện pháp bảo tồn
đang không có hiệu quả như đã nói ở trên. Ngoài ra Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ đô thị
hóa nhanh, chính vì thế diện tích đất cho công tác bảo tồn này càng ngày bị thu hẹp dần, nếu
không có phương án cụ thể trong tương lai gần Bắc Ninh sẽ trở thành một tỉnh nghèo tài
nguyên về hệ động thực vật.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể của tỉnh Bắc Ninh
Di tích lịch sử văn hóa: Với đặc điểm nổi bật là một trong những địa phương mang
đặc trưng của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh có hệ thống tài
nguyên nhân văn rất đa dạng và phong phú. Trong đó, có giá trị nhất về mặt văn hóa, lịch sử

7


và phát triển du lịch phải kể đến hệ thống di tích lịch sử, văn hóa mà tiêu biểu là các đình,
chùa.
Toàn tỉnh có khoảng 1.259 điểm di tích. Trong đó, tính đến 31/12/2011, có 428 điểm
di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng (gồm 191 di tích được công nhận là di tích cấp
quốc gia và 237 di tích được công nhận di tích cấp địa phương).
(Xem bảng 1.1: Phân bố di tích được công nhận cấp quốc gia và địa phương trên
địa bàn tỉnh)
Trong tổng số 482 di tích được xếp hạng thì đình, chùa, đền là những loại hình chiếm
số lượng đại đa số.
Di sản văn hóa Tranh Đông Hồ: Tranh Đông Hồ hay tên đầy đủ là tranh in từ bản
khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông

Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu
phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết
năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
1.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể của tỉnh Bắc Ninh
Di sản văn hóa phi vật thể “dân ca Quan họ Bắc Ninh”: Dân ca quan họ Bắc Ninh
là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, nguồn gốc ở vùng văn hóa
Bắc Ninh. Loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu. Quan họ là
thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một
bài quan họ đều có một giai điệu riêng. Cho đến nay, có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký
âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã
được khám phá. Kho ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan
họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Giang.
Ngày 30 tháng 09 năm 2009, tại kỳ họp thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước
UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 02 tháng 10 năm
2009), Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với Ca trù được công nhận là di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại và di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp sau Nhã
nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
Lễ hội truyền thống tiêu biểu: Lễ hội truyền thống là đối tượng du lịch văn hóa tiêu
biểu của tỉnh Bắc Ninh. Tính đến nay, trong số hơn 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh có khoảng hơn 40 lễ hội quan trọng, được duy trì tổ chức hàng năm.
Nhiều di tích lịch sử văn hóa trên đia bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó phần lớn là các
đình, đền là nơi thờ các vị danh nhân tiền bối có công với đất nước, với địa phương, các vị
trạng nguyên khoa bảng đã làm rạng danh quê hương, đất nước, tạo dựng truyền thống học
tập cho quê hương ngày nay. Các lễ hội tổ chức tại các đền, đình này hàng năm cũng là dịp
để tưởng nhớ và tôn vinh các vị danh nhân này. Các đối tượng này nếu khai thác tốt sẽ trở
thành những sản phẩm du lịch giáo dục lịch sử và truyền thống hấp dẫn, có hiệu quả cao.
Các làng nghề thủ công truyền thống: Bắc Ninh từ xa xưa đã nổi tiếng là nơi có
nhiều nghề thủ công với hơn 60 làng nghề khác nhau như làng nghề làm tranh, làm giấy rèn,
đúc đồng, khảm trai, chạm khắc, dệt, sơn mài… Các nghề này không những làm giàu cho

người dân Kinh Bắc mà còn góp phần quan trọng hình thành nên hình ảnh của những người
“con gái Kinh Bắc” mà khi nhắc đến là người ta hình dung ra những người con gái xinh đẹp,
đảm đang, tháo vát, khéo léo và hát hay.
Trên thực tế, những nghề có thể khai thác phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh không còn làng nghề mà chỉ còn một đến một vài gia đình giữ được nghề. Vì vậy rất
khó khăn để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Hiện nay, một số gia đình
còn giữ được nghề truyền thống như nghề tranh ở Đông Hồ, nghề làm gốm ở Phù Lãng,

8


mặc dù quy mô nhỏ nhưng do tính chất độc đáo của nghề và sản phẩm nên vẫn tạo dựng
được thương hiệu với khách du lịch. Nếu các nghề này được khôi phục thành làng như khởi
thủy thì giá trị đối với du lịch sẽ rất lớn. Công nghệ in tranh bằng bản khắc gỗ như tranh
Đông Hồ chỉ còn một loại tranh Hàng Trống – Hà Nội nhưng mẫu mã và phương thức,
nguyên liệu khác biệt nên về cơ bản, làng tranh Đông Hồ không có sự trùng lặp về sản
phẩm. Nghề làm gốm ở Phù Lãng có khó khăn hơn do có nét tương đồng về sản phẩm với
làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội và làng gốm Đông Triều ở Quảng Ninh, thêm vào đó, 3 làng
gốm này đều nằm trên hoặc gần trục đường quan trọng đón khách du lịch nên có sự cạnh
tranh trong khai thác hoặc phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nếu có định hướng rõ ràng để phát
huy những nét độc đáo, khác biệt của sản phẩm gốm thì sẽ tiếp tục khẳng định tên tuổi trong
lĩnh vực du lịch và mang lại hiệu quả cao cho người làm nghề.
Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá phong phú và có giá trị, đặc biệt là
tài nguyên du lịch nhân văn với 7 nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu là: quê hương của dân ca
Quan họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng;
làng nghề và kiến trúc. Đây là những giá trị nền tảng cho du lịch Bắc Ninh phát triển.
Văn hóa ẩm thực: Mảnh đất Bắc Ninh là cái nôi văn hoá xứ Kinh Bắc với những
làng Việt cổ, những lễ hội truyền thống và những làn điệu dân ca quan họ. Ẩm thực nơi đây
cũng vì thế mà mang phong vị riêng đậm đà, hấp dẫn và quyến rũ như chính cái duyên của
người Quan họ. Chính vì thế khi nói đến văn hóa ẩm thực món ăn không chỉ đơn thuần là

nói đến các món ăn đặc sản nổi tiếng như: bánh phu thê Đình Bảng, bánh khúc làng Diềm
hay gà Đông Cảo hoặc món gà Hồ ngon nổi tiếng mà khi nói đến văn hóa ẩm thực Bắc Ninh
nhất thiết phải đề cập đến không gian của làng quê Kinh Bắc với phong tục cổ của người
Việt. Trong mỗi bữa tiệc liên hoan hay những hội hè, đình đám đều không thể thiếu những
liền anh liền chị, trong chiếc áo mớ ba mớ bảy ngân nga làn điệu quan họ “Miếng trầu là
đầu câu chuyện”. Làn điệu mời trầu của anh hai, chị ba quan họ đón chào bạn ngay khi bạn
tham gia các buổi tiệc tại đây. Ngoài ra, trong các lễ hội văn hóa dày đặc của miền quê Kinh
Bắc không thể thiếu được các món ăn truyền thống để phục vụ người tham dự như một món
quà thể hiện sự hiếu khách khi bạn đến với vùng quê giàu truyền thống này.
1.2. Điều kiện về hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Đối
với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng là yếu tố cơ sở nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng du
lịch, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Trong kết cấu cơ sở hạ tầng kỹ thuật quan
trọng nhất là mạng lưới phương tiện giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện năng, cấp
thoát nước và thông tin liên lạc trong đó có mạng lưới giao thông được đặt lên hàng đầu.
1.2.1. Giao thông
Bắc Ninh là tỉnh có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi. Trong những năm gần
đây, hệ thống giao thông của tỉnh phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ
và đường thủy nội địa. Hệ thống giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho thông
thương và việc tiếp cận của khách du lịch từ các cảng biển, sân bay quốc tế Nội Bài và các
cửa khẩu đường bộ ở các tỉnh bạn.
Nhìn tổng thể, hệ thống giao thông của tỉnh Bắc Ninh có một số đặc điểm cơ bản
sau:
Về mạng lƣới: Được hình thành từ nhiều năm trước đây nhưng cơ bản là khá hợp lý
về quy hoạch mạng lưới chung, đảm bảo cho xe ô tô đi từ tỉnh đến các xã, các thôn trong
toàn tỉnh và liên hoàn với mạng lưới giao thông quốc gia. Liên hệ với đường sắt và đường
sông cũng có các tuyến đường bộ được nối với các cảng, ga và bến bãi ven sông.
Về tình trạng kỹ thuật đƣờng bộ: Trừ các tuyến quốc lộ, còn lại các tuyến đường
địa phương nhìn chung chưa tốt, nền đường, mặt đường hẹp. Tỉnh lộ chủ yếu mới đạt tiêu


9


chuẩn đường cấp 5 đồng bằng (nền rộng 6,5m, mặt rộng 3,5m), còn các tuyến đường xã,
đường trong thôn xóm chỉ đạt cấp B, cấp A nông thôn (nền rộng 4-5m, mặt rộng 3m). Hiện
tại chỉ có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và một số tuyến đường huyện được trải nhựa, còn lại đa
số vẫn là đường đất hoặc cấp phối các loại, tuy nhiên hầu hết các tuyến đường nội thôn,
xóm hầu như đã được gạch hóa hoặc bê tông hóa. Các tuyến đường nội khu công nghiệp đến
nay cơ bản được xây dựng đảm bảo quy hoạch và tải trọng cao.
Về đƣờng sông: Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70km, sông
Đuống dài 42km và sông Thái Bình dài 17km. Cả 3 con sông này đều có khả năng cho các
phương tiện thủy có tải trọng 200 – 400 tấn đi qua, riêng sông Cầu còn 10km thượng nguồn
vào mùa khô chỉ có khả năng cho thuyền 50 tấn đi qua.
Trên mạng lưới đường sông của Bắc Ninh hiện tại có 3 cảng lớn là:
Cảng Đáp Cầu (do Cục đường sông quản lý): có bãi chứa 2ha, trước đây lượng hàng lưu
thông qua là 200.000 tấn/năm, nay chỉ còn 100.000 tấn/năm chủ yếu là vật liệu xây dựng.
Cảng chuyên dùng nhà máy kính Đáp Cầu: có công suất trên 30.000 tấn/năm.
Cảng chuyên dùng nhà máy kính nổi Quế Võ tại Đáp Cầu: có công suất 35.000 tấn/năm.
Ngoài 3 cảng này còn có nhiều bãi xếp dỡ vật liệu khai thác cát chưa được đầu
tư xây dựng như: Hồ, Đông Xuyên, Kênh Vàng… hàng năm xếp dỡ một lượng hàng lớn,
chủ yếu là vật liệu xây dựng.
Về đƣờng sắt: Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua dài gần
20km với 4 ga, chất lượng đường và ga đều đã xuống cấp, khả năng sử dụng khai thác hạn
chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng,
lượng hành khách qua lại ngày càng có xu hướng giảm. Hiện nay, Bắc Ninh đang xây dựng
tuyến đường sắt Yên Viên – Hạ Long, đoạn qua Bắc Ninh dài 18km với 2 ga là Nam Sơn và
Châu Cầu.
Về đƣờng hàng không: Bắc Ninh không có cảng hàng không nhưng cảng hàng
không quốc tế Nội Bài chỉ cách thành phố Bắc Ninh khoảng 40km (tương đương khoảng
cách đến trung tâm thành phố Hà Nội) về phía Tây và cách thị xã Từ Sơn 25km với tuyến

đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh hiện đại và thuận lợi cho du khách đến Bắc Ninh bằng
đường không.
1.2.2. Hệ thống điện
Bắc Ninh có hệ thống điện lưới từ tỉnh về đến huyện, xã và từng thôn xóm được xây
dựng đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên trước đây
mạng lưới điện không đồng bộ, chất lượng kém, không đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế,
xã hội, trong đó có du lịch. Thời gian qua, ngành điện của tỉnh đã đầu tư 400 tỷ đồng để xây
dựng cải tạo hệ thống điện. Đến nay toàn tỉnh có 173,4km đường dây 110KV, 465,3km
đường dây 35KV, 65,2km đường dây 6 – 10 – 22KV và 2.117km đường dây 0,8KV. Nhìn
chung hệ thống điện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân.
1.2.3. Hệ thống cấp, thoát nước
Cấp nƣớc: Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trước đây khá phong phú
với trữ lượng đạt hơn 235 ngàn mét khối một ngày đêm. Bên cạnh đó, với mạng lưới sông
ngòi dày đặc, Bắc Ninh có trữ lượng nước mặt lớn với hàm lượng khoáng chất đảm bảo khai
thác cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên thời gian gần đây do việc khai thác nước ngầm phục vụ
công nghiệp và đô thị còn thiếu kiểm soát nên ảnh hưởng nhiều đến trữ lượng nước ngầm,
đặc biệt vào mùa khô.
Thoát nƣớc: Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt.
1.2.4. Hệ thống thông tin liên lạc

10


Cùng chung đặc điểm như phần lớn các địa phương khách trên cả nước, Bắc Ninh có
dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đảm bảo liên lạc thông suốt. Không những
thế, hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh vẫn tiếp tục được hiện đại hóa, đã đầu tư thêm 1
tổng đài, 17 trạm truyền dẫn cáp quang đến tất cả các huyện thị, 99 điểm bưu điện văn hóa
xã và 149 điểm bưu điện văn hóa thôn, rút ngắn bán kính phục vụ xuống dưới 1km/điểm
phục vụ, thấp hơn mức bình quân cả nước. Bắc Ninh cũng là một trong những tỉnh đầu tiên

trong cả nước xây dựng và đưa vào sử dụng cổng giao tiếp điện tử, bán điện tử phục vụ cho
công tác quản lý và hiện đại hóa dịch vụ thông tin.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở Bắc Ninh có nhiêu thuận lợi nhưng bên cạnh đó không
tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư cho thành phần này để đáp
ứng tốt hơn cho nhu cầu của du lịch của tỉnh.
1.3. Điều kiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch
Có thể kể đến một số văn bản pháp quy về phát triển du lịch như: nghị quyết số
45/CP ngày 22/6/1993 của thủ tướng chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển du lịch,
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 – 2010, luật du lịch số
44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam…Và năm 2011, tổng
cục du lịch Việt Nam đã hoàn thiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2011 –
2020, tầm nhìn 2030.
1.4. Đánh giá chung
1.4.1. Thuận lợi
Căn cứ vào đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, xã hội và mối quan hệ của hệ thống giao
thông, Bắc Ninh cần đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ dọc quốc lộ 283 trên địa bàn
huyện Thuận Thành và quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Quế Võ để đón và phục vụ lượng
khách du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long và khách du lịch từ Trung Quốc đến Hà Nội qua Lạng
Sơn. Do quá gần Hà Nội nên Bắc Ninh khó giữ chân khách qua đêm, đặc biệt với các nhóm
khách đi Hạ Long. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ làm nơi giới
thiệu văn hóa của địa phương, giới thiệu và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới hình thức
quà lưu niệm, đồng thời giới thiệu và cung cấp cho khách các món ăn mang đậm đà bản sắc
địa phương như bánh Phu thê, bánh khúc làng Diềm. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế
cho nhà đầu tư, cho nhân dân địa phương, vừa quảng bá được cho tỉnh nhà.
Trong tương lai, Bắc Ninh có tiềm năng để phát triển du lịch đường sông, đặc biệt là
du lịch sông Đuống. Vì vậy, việc nghiên cứu quy hoạch, đầu tư và quản lý phát triển sản
phẩm du lịch này cần được triển khai trong tương lai gần.
1.4.2. Khó khăn
Hạn chế cơ bản về nguồn lực cho phát triển du lịch Bắc Ninh là:
- Các điều kiện về tự nhiên không phong phú dẫn đến nghèo nàn tài nguyên du lịch tự

nhiên;
- Đây là vùng đất phát triển lâu đời nên phần lớn diện tích đất có sự tập trung dân cư với
mật độ cao, quỹ đất dành cho phát triển các dịch vụ công ích và công trình dịch vụ du lịch
không còn nhiều, ở một số điểm tài nguyên có giá trị thì rất hạn chế về không gian để mở
rộng dịch vụ.
- Các tài nguyên nhân văn (trừ thưởng thức quan họ và nghiên cứu tìm hiểu các di tích lịch
sử) chủ yếu phù hợp với khách nội địa, ít phù hợp nhu cầu của khách quốc tế;
- Nằm trên trục đường nối trung tâm gửi khách lớn nhất miền Bắc với kỳ quan thiên nhiên
thế giới hấp dẫn du khách nhất Việt Nam nhưng lại quá gần trung tâm thành phố đã có sự
phát triển về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch nên khó khai thác dịch vụ lưu trú.

11


Từ những nhận định hạn chế này, tỉnh Bắc Ninh cần nghiên cứu và áp dụng những
giải pháp phù hợp, đầu tư hợp lý thì mới khai thác có hiệu quả những nguồn lực của tỉnh và
khắc phục được những hạn chế nêu trên.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Bắc Ninh - mảnh đất cổ kính, một làng quê văn hiến với những con người siêng
năng, cần cù, chịu khó, thủy chung trong cuộc sống, tinh tế lịch lãm trong ứng xử, thông
minh tài ba trong học hành. Những con người ấy đang hàng ngày, hàng giờ miệt mài cống
hiến dựng xây kiến thiết cho quê hương ngày một thêm giàu đẹp. Bên cạnh đó, với tấm lòng
yêu say các sinh hoạt văn hóa truyền thống, họ đã góp phần tạo ra cho mảnh đất nơi đây một
kho tàng văn hóa phong phú, đa dạng mà không phải bất cứ làng quê nào cũng có được. Sự
phong phú, đa dạng đó còn được thiết lập qua cả một chiều dài lịch sử và sẽ ngày càng phát
triển hơn nữa bởi vì những con người nơi đây luôn biết giữ gìn, hòa mình vào các tài
nguyên văn hóa đó. Trải qua bao năm tháng, Bắc Ninh vẫn luôn tự hào là mảnh đất chứa
đựng nhiều dấu ấn văn hóa nhất. Chính những dấu ấn văn hóa đó là những điều kiện tiên
quyết cho việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.
Bên cạnh đó, những điều kiện về kinh tế xã hội, những cơ chế chính sách của Đảng,

nhà nước và của ngành du lịch cũng có tác động mạnh mẽ thúc đẩy phát triển du lịch nói
chung và du lịch văn hóa nói riêng. Với những điều kiện đó, đáng lẽ ra du lịch văn hóa Bắc
Ninh phải phát triển ngang tầm với các địa phương khác trong khu vực. Tuy nhiên, hoạt
động du lịch ở mảnh đất tươi đẹp, giàu tài nguyên này vẫn chưa phát triển đúng với tiềm
năng của tỉnh. Các thực trạng hoạt động du lịch đó sẽ được tác giả thống kê, phân tích ở
chương sau.

12


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
VĂN HÓA TỈNH BẮC NINH
2.1. Thực trạng thị trƣờng khách du lịch Bắc Ninh
2.1.1. Lượng khách du lịch
Là một tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa, trong những năm qua, Bắc Ninh
đã và đang trở thành một điểm du lịch thu hút đông đảo khách du lịch tới tham quan. Theo
số liệu thống kê về nguồn khách du lịch cho thấy, trong giai đoạn 2001 – 2011, lượng khách
du lịch đến Bắc Ninh có xu hướng ngày càng tăng (tính trên cả phương diện khách du lịch
nội địa và quốc tế), từ 38.000 lượt khách năm 2001 đến năm 2011 đã tăng lên 237.191 lượt
khách, mức tăng trưởng bình quân đạt 20%. Đặc biệt, số lượng khách du lịch đến Bắc Ninh
tăng khá đồng đều và có sự tăng trưởng mạnh từ sau năm 2006 đến 2011 (từ 73.615 lượt
khách năm 2006 tăng lên 103.254 lượt trong năm 2007, những năm tiếp theo cũng tăng từ
20.000 đến 30.000 lượt khách trong một năm). Mặc dù năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và thị trường du lịch của Việt Nam nhưng số lượng
khách tham quan Bắc Ninh vẫn có sự tăng trưởng. Trong đó, khách du lịch nội địa cũng tăng
nhanh từ 36.500 (năm 2001) lên 227.408 lượt khách (năm 2011) và lượt khách quốc tế đến
Bắc Ninh cũng tăng từ 1.500 lượt lên 9.783 lượt. Điều này đã khẳng định sự đầu tư và phát
triển đúng cách các tiềm năng du lịch văn hóa của tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây.
(Xem bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2011)
2.1.1.1. Khách quốc tế

Xem bảng 2.2: Khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh (2001 – 2011), ta có thể thấy số
lượng khách du lịch quốc tế đến Bắc Ninh trong những năm vừa qua (2001 – 2011) có sự
tăng trung bình hàng năm 20,7%. Bảng thống kê cũng cho thấy thị trường khách quốc tế
trọng điểm đến với Bắc Ninh là Bắc Mỹ, Đông Nam Á. Trong đó chủ yếu là các nước Mỹ,
Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan. Mục đích chính của họ là tham quan và tìm hiểu di tích lịch sử, nghiên
cứu giá trị văn hóa tại các di tích tiêu biểu, nổi tiếng như đền Đô, chùa Dâu, tranh Đông Hồ…
Chiếm thành phần chủ đạo trong số lượng khách du lịch quốc tế tới Bắc Ninh phải
kể đến nguồn khách đến từ trong khu vực Đông Nam Á, thường chiếm 60% trong tổng số
khách quốc tế đến Bắc Ninh. Có được điều này là do nền văn hóa của thị trường khách
Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam nên có sức hút hơn cả.
Mặc dù vậy sự tăng trưởng trên diễn ra khá đồng đều song không có sự đột biến và
tăng mạnh. Trung bình hằng năm lượng khách quốc tế đến với Bắc Ninh tăng thêm khoảng
1000 lượt khách và chiếm một tỷ lệ khá thấp trong tổng lượt khách du lịch tới Bắc Ninh.
Cũng lý do giống với khách du lịch nội địa, tỷ lệ khách du lịch quốc tế vãng lai đến
Bắc Ninh cũng đạt 70% cho đến 50% trong thời kỳ 2001 – 2011. Điều này đã phần nào nói
lên mục đích du lịch của khách quốc tế đến với Bắc Ninh chủ yếu là tham quan, tìm hiểu di
tích lịch sử, nghiên cứu giá trị văn hóa tại các di tích tiêu biểu trên địa bàn (chiếm 45 – 46%
lượng khách phân theo mục đích chuyến đi). Vài năm gần đây đối tượng khách này đang có
xu hướng tìm hiểu và thưởng thức di sản dân ca Quan họ.
Trên đây là những con số đáng khích lệ đối với tỉnh song nó cũng đặt ra cho tỉnh bài
toán về thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Đây là cơ hội để Bắc Ninh có thể
giới thiệu tới bạn bè trong nước cũng như quốc tế hiểu rõ hơn về mảnh đất giàu truyền

13


thống văn hóa của mình. Tác giả cũng hi vọng luận văn sẽ cung cấp phần nào lời giải đáp
cho bài toán khó này.
2.1.1.2. Khách nội địa
Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm

chiếm 95,6% tổng lượng khách đến. Lượng khách đến đây chủ yếu là khách du lịch tín
ngưỡng, lễ hội, tham quan các di tích lịch sử (chiếm 45%) và các khách lẻ đến từ một số
tỉnh phụ cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.... Trong giai đoạn 2001 – 2011 tốc độ
tăng trưởng trung bình về lượng khách nội địa đạt 20.95%. Thị trường khách chủ yếu đến từ
Hà Nội (chiếm 45%) và các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (chiếm 20%), thường tập trung vào
thời điểm đầu năm.
(Xem Bảng 2.5: Khách du lịch nội địa đến Bắc Ninh (Giai đoạn 2001 – 2011))
2.1.2. Phân tích đặc điểm nguồn khách đến với Bắc Ninh
2.1.2.1. Thành phần, độ tuổi, giới tính
Theo những đánh giá về lượng khách được trình bày ở phần trên, chúng ta có thể
phân tích thành phần, độ tuổi và giới tính của khách du lịch đến với tỉnh Bắc Ninh. Là một
trong những cái nôi về văn hóa - nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh đã để
lại rất nhiều dấu ấn thông qua các di tích lịch sử. Chính vì lẽ đó, lượng khách đến với Bắc
Ninh chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử và thưởng thức
nghệ thuật. Điều này được thể hiện rất rõ vào thời điểm mùa xuân đầu năm khi lượng khách
đến với Bắc Ninh thường bị quá tải, nhất là vào những ngày diễn ra hội Lim. Tương ứng với
mục đích của chuyến đi, thành phần khách tới Bắc Ninh cũng rất độc đáo, đó chủ yếu là
những người làm ăn, buôn bán luôn coi trọng sự ảnh hưởng của yếu tố tâm linh trong cuộc
sống. Do đó, độ tuổi tương ứng với thành phần khách du lịch này thường là những người
trung tuổi và tập trung chủ yếu vào đối tượng khách là phụ nữ. Ngoài ra, một thành phần
cũng đáng được chú ý khi họ chọn Bắc Ninh để đi du lịch, đó là những người muốn tham
quan, tìm hiểu kiến trúc của các di tích lịch sử hay thưởng thức loại hình nghệ thuật đặc
trưng của tỉnh như Quan họ... Bên cạnh một lượng rất lớn khách du lịch nội địa, những loại
hình du lịch này còn thu hút một số lượng không nhỏ khách du lịch quốc tế. Đối tượng
khách du lịch này thường là những người am hiểu và quan tâm tới những thành tựu văn hóa
đặc sắc của tỉnh. Chính vì vậy họ thường thuộc tầng lớp tri thức trong xã hội hay là những
người có niềm đam mê khám phá văn hóa truyền thống.
2.1.2.2. Quốc tịch
Mặc dù số lượng khách đến Bắc Ninh chủ yếu là khách nội địa (chiếm gần 90%
trước năm 2006), song lượng khách quốc tế đến với tỉnh trong những năm gần đây đã có sự

tăng trưởng. Điều này đã chứng tỏ Bắc Ninh đã phần nào giới thiệu thành công nền văn hóa
của tỉnh mình tới bạn bè quốc tế thông qua du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tỉnh sẽ
phải cố gắng nhiều hơn để kích cầu lượng khách quốc tế tới tham quan Bắc Ninh nhiều hơn.
2.1.2.3. Mức độ chi tiêu
Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và Tổng cục
du lịch tiến hành năm 2005 tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn
Bắc Ninh, bình quân chi tiêu của khách du lịch:
- Khách du lịch quốc tế là 1,05 triệu VND/ngày/người trong đó khách quốc tế chi 300.000
VND cho dịch vụ lưu trú, 250.000 VND cho ăn uống. 150.000 VND cho vận chuyển đi lại,
120.000 VND cho hoạt động tham quan…
- Khách du lịch nội địa chi 304.000 VND/ngày/người trong đó chi trung bình 178.000 VND
cho dịch vụ lưu trú, 100.000 VND cho dịch vụ ăn uống, còn lại là cho các hoạt động khác.
Mặc dù vậy theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thì
năm 2011 mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đạt 80 USD (khoảng 1,6 triệu

14


đồng) và của khách du lịch nội địa đạt 25 USD (khoảng 550.000 đồng), cao hơn con số
thống kê năm 2005 của Tổng cục Thống kê. Rõ ràng đây là mức chi tiêu khá cao so với các
địa phương khác trong trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận.
2.1.2.4. Thời gian lưu trú
Số lượng ngày khách quốc tế và khách nội địa lưu trú tại các khách sạn ở Bắc Ninh
tương đối ngắn, trung bình chỉ khoảng 0,9 – 1,4 ngày… Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do
Bắc Ninh tương đối gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh nên điều kiện đi lại cũng
không khó khăn. Do đó khách đi từ Hà Nội thường chỉ đến tham quan các điểm di tích sau
đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh để nghỉ chứ không
nghỉ tại Bắc Ninh. Một mặt khác là cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du lịch của tỉnh chưa
cao, ít có các dịch vụ giải trí bổ sung trong khi đó Bắc Ninh lại tiếp giáp với các khu du lịch
nổi tiếng của cả nước như Hà Nội, Hạ Long, điều này cũng tạo ra những bất lợi cho tỉnh.

2.1.3. Phân tích nhu cầu của khách
2.1.3.1. Du lịch tín ngưỡng tâm linh
Là loại hình du lịch mà khách thường tìm đến các di tích đình, chùa, các công trình
tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện. Du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận
vẻ yên bình, thanh thản của các di tích tôn giáo nổi tiếng.
Từ những nhu cầu trên Bắc Ninh lại là một mảnh đất còn lưu giữ rất nhiều các giá trị
truyền thống văn hóa, đặc biệt là các di tích tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa.... Chính
điều này đã làm nên sức hút cho loại hình du lịch tín ngưỡng tâm linh, là điểm đến cho rất
nhiều các du khách vào mỗi dịp đầu năm. Theo các chuyên gia đánh giá, số lượng khách du
lịch đến Bắc Ninh đông nhất là vào những thời điểm đầu năm và mục đích du lịch chủ yếu
của các du khách tới đây là du lịch tín ngưỡng tâm linh.
Đây sẽ là một lợi thế mà có lẽ trong những năm tiếp theo, Bắc Ninh sẽ phải tiếp tục
phát huy và quảng bá sâu rộng hơn nữa để thu hút bạn bè trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
đây cũng là một thách thức mà tỉnh cần phải đầu tư nhiều hơn nữa để làm đa dạng các loại
hình du lịch, khiến cho du khách đến với Bắc Ninh nhiều hơn.
2.1.3.2. Tham quan
Đây là một loại hình du lịch khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với Bắc Ninh,
loại hình du lịch này chỉ thu hút được một số đối tượng khách du lịch nhất định, đặc biệt là
khách quốc tế. Nếu như khách nội địa đến với tỉnh tập trung đông vào thời điểm đầu năm
theo mục đích tín ngưỡng tâm linh là chính, có thể kết hợp luôn với tham quan (yếu tố này
được xem nhẹ hơn) thì khách du lịch quốc tế lại chọn tham quan các công trình di tích lịch
sử, tôn giáo là chính và thường tập trung rải rác vào các thời điểm trong năm. Điều này cũng
dễ hiểu bởi tâm lý của khách du lịch quốc tế thường muốn khám phá, hiểu biết nhiều hơn về
đất nước mà họ đi du lịch, họ muốn tìm hiểu về những thứ được coi là vật chất, cái mà được
gọi là thực thể khách quan nhiều hơn là yếu tố tinh thần. Mà Bắc Ninh là một trong những
cái nôi của văn hóa, là nơi phát tích của Phật giáo và có vị trí hết sức thuận lợi, cho nên đây
cũng là một điểm dừng chân hấp dẫn đối với các du khách nước ngoài.
2.1.3.3. Nghỉ dưỡng
Nghỉ dưỡng là loại hình du lịch khá quen thuộc trong du lịch Việt Nam những năm gần
đây. Tên gọi của loại hình này xuất phát từ mục đích của khách khi đi du lịch, đó là vừa kết hợp

tham quan đồng thời vừa nghỉ ngơi, thư giãn. Loại hình này chủ yếu dành cho những người làm
những công việc căng thẳng hay những người chữa bệnh. Nói chung, khi khách du lịch lựa chọn
hình thức này tức là họ mong muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn trong khi đi du lịch và thời gian đi
du lịch theo mục đích này cũng tương đối dài. Nắm bắt được tâm lý này, ngành du lịch đã định
hướng trong việc đầu tư cho loại hình này thông qua việc xây dựng các khu resort, các khu dưỡng

15


bệnh. Những địa điểm được lựa chọn cho loại hình này phải là những nơi yên tĩnh, không khí
trong lành và có phong cảnh đẹp.
Hi vọng với việc đầu tư, đẩy mạnh du lịch phát triển hơn nữa để chuẩn bị cho năm du lịch
quốc gia 2013 về văn hóa đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh sẽ trở thành một điểm hấp dẫn đối với
loại hình du lịch nói trên.
2.1.3.4. Thưởng thức nghệ thuật
Thưởng thức nghệ thuật trong những năm gần đây đã trở thành một loại hình du lịch quen
thuộc. Mục đích của loại hình này là thưởng thức các sản phẩm du lịch mang tính nghệ thuật cao,
thiên về các sản phẩm tinh thần nhiều hơn. Nói cách khác, thưởng thức nghệ thuật chính là loại
hình du lịch được cấu thành từ văn hóa. Tuy nhiên, đây chỉ là một hoạt động đan xen với các loại
hình du lịch khác. Nhưng để loại hình du lịch này hoạt động và phát triển thì
không phải bất cứ tỉnh nào cũng làm được, nó còn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên du lịch nhân
văn của chính tỉnh đó.
Tuy nhiên Bắc Ninh được xem là một tỉnh trong những tỉnh may mắn khi có lợi thế trong
loại hình du lịch này. Năm 2009, Bắc Ninh vinh dự đón nhận bằng công nhận Quan họ là di sản
văn hóa phi vật thể thế giới bởi UNESCO. Điều này không chỉ đem lại tự hào cho tỉnh mà cho
toàn đất nước. Từ đó, khách du lịch trong và ngoài nước biết đến Bắc Ninh nhiều hơn và nhu cầu
thưởng thức di sản văn hóa thế giới tăng cao. Loại hình thưởng thức nghệ thuật cũng nhanh chóng
trở thành một trong những hoạt động du lịch trọng tâm của tỉnh cũng như đối với cả vùng đồng
bằng sông Hồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy loại hình này vẫn chưa thu hút được đông đảo khách
tham quan, đặc biệt là khách nội địa. Họ chỉ tham gia vào loại hình này khi kết hợp cùng với mục

đích tín ngưỡng, lễ hội. Đồng thời, công tác hoạt động của loại hình này còn chưa phổ biến, tính
thương mại hóa đã làm thay đổi một phần trong giá trị văn hóa của nó. Cho nên, để làm tốt công
tác này, tỉnh Bắc Ninh càng phải chú trọng và quan tâm đúng mức với loại hình mang màu sắc rất
riêng của tỉnh.
Kết hợp với thưởng thức làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh, khách du lịch đến Bắc Ninh
còn rất quan tâm vào việc tham gia các hoạt động trong lễ hội và thưởng thức các giá trị văn hóa
tinh thần trong lễ hội đó. Loại hình này phổ biến vào thời điểm đầu năm bởi đây mới là mùa ra đời
của các lễ hội trong đời sống người Việt. Thời gian này, khách du lịch thường kết hợp với du lịch
tín ngưỡng tâm linh với loại hình này. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Bắc Ninh quảng bá, giới thiệu
tới các du khách về hoạt động của du lịch văn hóa tỉnh nhiều hơn.
2.2. Thực trạng khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và
định hướng đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh đã xác định phát triển du lịch văn hóa là chủ yếu
bởi nguồn tài nguyên nhân văn phong phú và các yếu tố nuôi dưỡng tài nguyên văn hóa dồi
dào. Vì vậy, tỉnh đã xây dựng và khai thác một số thành tố văn hóa tiêu biểu nhằm phục vụ
du lịch dựa trên cả hai nguồn tài nguyên: vật thể và phi vật thể.
2.2.1. Khai thác quan họ phục vụ du lịch
Trước khi quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại,
quan họ đã thu hút khá nhiều sự tìm hiểu và thưởng thức của du khách trong và ngoài nước qua
những lễ hội truyền thống của Bắc Ninh, những cuộc thi hát quan họ… Du khách biết đến và yêu
thích quan họ bởi cái hay, cái đẹp vốn có của nó. Đặc biệt, Bắc Ninh hàng năm có rât nhiều du
khách tới lễ hội để được được đắm chìm trong không khí thấm đượm tình qun họ, duyên quan họ.
Không phải ngẫu nhiên người ta bảo Hội Lim (Tiên Du) là lễ hội đặc sắc vùng quan họ. Không
biết bởi duyên trời hay tình người quan họ đằm thắm mà giã bạn rồi, du khách thập phương cứ
vương vấn mãi câu hát “Người ở đừng về” … Và vì thế, cứ 12, 13 tháng Giêng hàng năm, không
hẹn mà gặp, người người nô nức kéo về vùng Lim trẩy hội.

16



Thực trạng hoạt động đầu tƣ khai thác quan họ phục vụ du lịch: Đã có nhiều nhà đầu tư
xây dựng và phát triển nhiều dự án dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa quan trọng này của
Bắc Ninh để phát triển du lịch, thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch tới Bắc Ninh.
Thực trạng công tác quản lý của tỉnh trong việc khai thác quan họ phục vụ du
lịch: Sau khi quan họ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, các cấp
quản lý đã chú trọng hơn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, tỉnh Bắc Ninh
tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những giá trị đặc sắc
và độc đáo của dân ca quan họ Bắc Ninh dưois nhiều hình thức, khơi dậy niềm tự hào dân
tộc, nâng cao ý thức tự tôn, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, các cộng đồng dân cư về
bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động khai thác: Bên cạnh những hoạt động,
những dự án đầu tư có trọng điểm, có sức thu hút và quảng bá quan họ của du lịch Bắc
Ninh, vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập xoay quanh việc phát triển du lịch Bắc Ninh dựa
trên việc khai thác các giai trị văn hóa quan họ. Điều đó dần làm mất đi vẻ đẹp của Quan họ,
của người dân Kinh Bắc. Tháng Giêng, bạn bè hóa hức hẹn nhau đi hội Lim. Hội Lim đã đi
nhiều, nhưng sao vẫn chưa thỏa. Rõ là Hội Lim giờ đây quy mô lớn, tổ chức hoành tráng
nhưng lại thiếu đi cái đằm thắm, chất tâm tình và cái duyên Quan họ - những cái tự nhiên
riêng có của quan họ, khiến cho “Ai xui nên nỗi nhớ nhau đi tìm…” mỗi khi xuân về, tháng
giêng đến. Nhiều người trở về từ hội Lim thất vọng vì “tưởng quan họ thế nào”… Quả thực,
nếu chỉ nghe hát quan họ qua những chiếc loa kích âm, trong không khí lễ hội ồn ào và qua
sự trình diễn của những diễn viên quan họ trẻ tuổi, thì thật khó có thể tưởng tượng được tại
sao quan họ lại ngấm vào máu bao nhiêu thế hệ ở Bắc Ninh, khiến người ta say mê đến thế!
Bên cạnh đó, dân ca quan họ Bắc Ninh vốn hình thành và phát triển gắn liền với không gian
văn hóa làng xã, thì nay quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa khiến không gian văn hóa
truyền thống đang bị thu hẹp dần. Chưa kể tới việc, dân ca quan họ - vốn được xem như một
thú chơi nghệ thuật thuần nhất phi thương mại, rất hiếm trên thế giới – nay bị sân khấu hóa
và thương mại hóa. Một bộ phận không nhỏ những người hát quan họ hiện nay (nhất là các
bạn trẻ) đã gần như rời xa các lề lối và kĩ thuật thanh nhạc cổ điển, lạm dụng nhạc đệm điện
tử và các thiết bị loa đài… dẫn tới việc những nét tinh túcuar quan họ đang bị biến dạng.
Người ta có thể thấy Quan họ Bắc Ninh đang “phủ sóng” Hà Nội bởi chỉ sau một cú

điện thoại, “liền anh liền chị” sẽ đến hát ngay cho khách có nhu cầu tại nhà riêng, cơ quan
hay khách sạn – những sân khấu “liền địa” không thuyền trôi bồng bềnh, không ánh sáng
hoành tráng và âm thanh, đạo cụ. Hát quan họ cũng được đẩy lên thành loại hình kinh doanh
đắt khách tại các quán rượu, nhà hàng tại Hà Nội hiện nay.
Sự đổi mới của hoạt động khai thác quan họ sau khi quan họ đƣợc công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Những vấn đề bất cập của việc khai thác
quan họ phục vụ mục đích du lịch đã phần nào được cải thiện kể từ khi quan họ được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 30-9-2009, bởi từ đây
người dân, các cấp quản lý, du khách và các nhà đầu tư đã nhận biết rõ rệt hơn tầm quan
trọng trong việc khai thác quan họ với mục đích du lịch làm sao cho đúng đắn và đạt hiệu
quả cao, giữ gìn và bảo tồn được quan họ với những tính chất vốn có của quan họ. Có thể
nhận thấy sự thay đổi lớn lao trong công cuộc cải cách, đổi mới này như lời ông Phạm Đăng
Mùi – phó trưởng đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh: Nâng cấp Đoàn Dân ca Quan họ Bắc
Ninh trở thành Nhà hát Quan họ Bắc Ninh hiện là một giải pháp tốt nhất góp phần làm cho
Quan họ trường tồn và lan tỏa, xứng đáng là một điểm nhấn trong sản phẩm du lịch đặc
trưng của Bắc Ninh.
2.2.2. Khai thác làng nghề truyền thống phục vụ du lịch

17


Theo Tổng cục Du lịch: “Du lịch làng nghề đang là lựa chọn số một của du khách. Theo
thống kê, lượng du khách chọn du lịch văn hóa làng nghề chiếm tới 60% trong tổng số 800
triệu du khách trên toàn thế giới”
Những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động du lịch làng nghề: Hầu hết các làng nghề
truyền thống của Bắc Ninh được khách du lịch quan tâm, tham gia có tính chuyên nghiệp và
tập trung nghề cao, có khoảng 30% lượng người trong làng tham gia sản xuất. Một số làng
nghề đang phát triển mạnh cả về nghề cả về thu hút khách du lịch như làng Gốm Phù Lãng,
làng gỗ Đồng Kỵ, mây tre đan Xuân Hội… thì có đến 60 – 80% dân số trong làng tham gia
vào quá trình sản xuất sản phẩm.

Các hình thức tổ chức trong làng nghề du lịch ngày càng phong phú và đa dạng.
Trong một số làng nghề có sự phát triển đa dạng phong phú về các hộ nghề, các hộ kiêm và
hộ chuyên ngành tham gia làm nghề. Một số các hộ đã tập hợp nhau lại để hình thành các
hợp tác xã thủ công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân hay các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủ công truyền thống đã góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, từ đó phát triển hơn đời sống kinh tế - xã hội địa
phương, ngành, vùng. Ngoài ra việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề du lịch đã
có tác động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần đối với sự phát
triển của ngành du lịch. Hiện nay bên cạnh các hình thức du lịch khác nhau của Bắc Ninh:
du lịch văn hóa – lễ hội, tham quan các di tích lịch sử, du lịch sinh thái,… du lịch làng nghề
đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Du lịch làng nghề
làm phong phú các sản phẩm du lịch, các tour du lịch. Những sản phẩm làng nghề có tính
đơn lẻ, độc đáo, có sự kết tinh của văn hóa của văn hóa Kinh Bắc thực sự hấp dẫn khách du
lịch đén với làng nghề.
Về cơ chế, chính sách, các cấp quản lý của tỉnh Bắc Ninh đang có định hướng gìn
giữ, bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời, đồng thời xây dựng và phát
triển các làng nghề mới, đồng thời cũng đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát triển “mỗi
làng – mỗi nghề” nhằm tăng nguồn thu nhập cho các làng, nâng cao mức sống của nhân dân,
đa dạng hóa sản phẩm cũng như các tour du lịch làng nghề.
Du lịch làng nghề phát triển bước đầu đã giúp các làng nghề khôi phục, phát triển
được các hoạt động văn hóa dân gian, xây dựng được môi trường du lịch văn hóa, cải thiện
hơn các cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch sinh thái,đẩy mạnh công tác
dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy trì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của làng
nghề.
Các làng nghề truyền thống đã có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm
làng nghề để thu hút khách du lịch tới làng nghề tham quan, mua sắm.
Các làng nghề khai thác du lịch cũng bước đầu có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng ban
đầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động du lịch như hệ thống cửa hàng mua sắm.
Một số làng nghề cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến, quảng bá cho làng
nghề nhằm chào bán các sản phẩm, thu hút khách du lịch.

Những vấn đề bất cập cần giải quyết:
Du lịch làng nghề như ta đã thấy có một tiềm năng phát triển khá lớn, một vai trò
phải triển rất quan trọng. Nhưng trên thực tế trong thời gian quacos thể nói hiệu quả hoạt
động của các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh bắc Ninh đạt được chưa cao.
Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, tức là do một
địa phương hoặc một tổ chức đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ
và chuyên nghiệp. Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều làng nghề nhất trong cả nước thì hoạt động
du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng hội tụ được những yếu tố như có truyền thống công

18


nghệ đặc sắc, đậm nét cảnh quan truyền thống và thuận tiện thiết lập các tour và các tuyến
du lịch thuộc các địa phương tiêu biểu như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng …
Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương
trình cho các tuyến, du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Rất nhiều tài
nguyên du lịch chưa được quan tâm khai thác, kết hợp hài hòa để tạo ra sức hấp dẫn trong
tour du lịch, tuyến, chương trình du lịch.
Việc quản lý các làng nghề còn lỏng lẻo, không rõ ràng, chồng chéo, khong thống
nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể. Điều đó khiến khu du lịch làng nghề
truyền thống lộn xộn, vệ sinh môi trường lỏng lẻo, không đảm bảo an ninh, an toàn cho du
khách. Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam cho biết phần lớn
dân số ở Việt Nam vẫn đang sống ở nông thôn, văn hóa nông nghiệp đã thấm sâu vào tâm
hồn Việt Nam và trở thành bản sắc văn hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh đã
khiến các làng nghề truyền thống có khả năng biến mất nếu không được quản lý phù hợp.
Mối quan hệ giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh: Việc phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ nâng cao hình ảnh, tên của
làng nghề; sản phẩm được tiếp cận với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, giải quyết
được vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương; góp phần phát triển ổn
định làng nghề, nghề thủ công. Do vậy cần phải có sự gắn kết giữa các ngành, các cấp khảo

sát cũng cố, nâng cấp các làng nghề hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các huyện, thị để xây
dựng các tuyến du lịch gắn với làng nghề và hình thành một số điểm trưng bày và bán sản
phẩm chất lượng cao của các làng nghề, nghề thủ công trong tỉnh như: hàng thủ công mỹ
nghệ và hàng đặc sản địa phương.
2.2.3. Khai thác các giá trị của lễ hội truyền thống phục vụ du lịch
Chẳng hẹn cũng lên, vùng Kinh Bắc với hàng trăm lễ hội lớn nhỏ đã thu hút hàng
triệu lượt khách ghé thăm mỗi dịp xuân về. Không lạ đến mức phải ngỡ ngàng, vậy mà tiếng
trống hội vẫn giục giã dòng người bước chân về trẩy hội. Thời nào cũng vậy, các làng xã
cũng đều quan tâm xây dựng cho mình những thiết chế văn hóa cộng đồng (đình, đền ,
chùa) và hàng năm theo mùa vụ “xuân thu nhị kỳ” đã diễn ra các sinh hoạt lễ hội truyền
thống. Song mỗi làng xã, có lịch sử tồn tại và phát triển riêng, nên có những tục lệ riêng và
hoạt động lễ hội mang màu sắc riêng. Vì vậy trong dân gian có câu: “Tróng làng nào làng ấy
đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ” là phản ánh màu sắc riêng của văn hóa lễ hội. Với sự
phong phú của hệ thống lễ hội tại Bắc Ninh, với sự trải dài cả về không gian và thời gian
của các lễ hội, sức hấp dẫn với du khách quốc tế do chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc,
lễ hội dân gian truyền thống của Bắc Ninh là một “tài nguyên” vô giá đối với sự phát triển
du lịch của tỉnh và của cả nước. Theo thống kê của cơ quan văn hóa tỉnh Bắc Ninh, đến nay
toàn tỉnh có 547 lễ hội, trong đó có 49 hội chùa, 484 hội đình và 14 hội đền.
Công tác quản lý việc khai thác lẽ hội phục vụ du lịch: lễ hội Bắc Ninh vẫn còn
tồn tại hạn chế nhất định. Một số địa phương có lễ hội lớn chưa khoa học trong công tác quy
hoạch không gian lễ hội, việc quản lý khu vực dịch vụ trong lễ hội còn chưa thật sự chặt
chẽ, văn minh dẫn đến phổ biến tình trạng đốt vàng mã, dịch vụ khấn thuê, đội lễ, đổi tiền
lẻ, hay tình trạng giọt dầu để tràn lan, vương vãi … gây phản cảm, mất mỹ quan và giảm ý
nghĩa tâm linh của lễ hội khiến du khách không hài lòng.
Một số lễ hội ngày càng bị mất giá trị nguyên gốc, bị sân khấu hóa, bổ sung, xen kẽ
những yếu tố hiện đại, lai căng không phù hợp.
Một số lẽ hội mang tính chất tâm linh, thần bí, có sự tham gia quá ồn ào ảnh hưởng
đến không gian, tính chất lễ hội nên không nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng dân cư
địa phương. Thậm chí, có lễ hội được tổ chức tràn lan, bị thương mại hóa, gây bức xúc
trong dư luận.


19


Kết quả đạt đƣợc:
Du lịch lễ hội Bắc Ninh mới chỉ thu hút khách nội địa: Lễ hội Bắc Ninh được nhìn
nhận như một “bảo tàng sống” về đời sống, cư dân văn hóa vùng Kinh bắc. Nhất là dịp xuân
về, hàng trăm lễ hội diễn ra chính là cơ hội để hút khách du lịch. Tuy vậy, sức thu hút của lễ
hội ở Bắc Ninh chưa lớn. Bắc Ninh có 547 lễ hội, nhưng chỉ thu hút sự tham gia của cộng
đồng dân cư quanh vùng ở phạm vi hẹp.
Thực trạng du lịch tại một số lễ hội ở Bắc Ninh:
Hội Lim có từ lâu đời và trở thành hội vùng của các làng thuộc Nội Duệ từ thế kỷ
18. Hàng năm vào ngày 13 tháng Giêng dân làng tổ chức lễ hội tưởng nhớ những người đã
có công với cộng đồng dân cư nơi đây.
Lễ hội truyền thống của Bắc Ninh là dịp giới thiệu văn hóa Kinh Bắc tới du khách,
cũng là dịp quảng bá du lịch Bắc Ninh. Tuy nhiên những lễ hội nơi đây đang đứng trước
nguy cơ mai một nghiêm trọng. Như vậy du lịch văn hóa nói chung và cụ thể là du lịch lễ
hội nói riêng có thể phát triển còn là một điều kiện tuyệt vời để giữ gìn và phát triển các lễ
hộiu đang có nguy cơ mai một ở Bắc Ninh, nâng cao đời sống của người dân ở nơi đây.
2.2.4. Khai thác giá trị các di tích lịch sử và những ngôi chùa cổ phục vụ du lịch văn
hóa, du lịch hành hương và du lịch tâm linh tại Bắc Ninh
Bắc Ninh được coi là nơi phát tích của Phật Giáo Việt Nam, vì vậy, du khách đến
đây sẽ có dịp tìm hiểu thêm nhiều thông tin về đạo Phật tại Việt Nam với những truyền
thuyết có từ lâu đời, những ngôi chùa thiêng. Mỗi năm Bắc Ninh thu hút hàng nghìn lượt
khách tới hành hương, thăm quan hệ thống chùa nơi đây.
Tuy nhiên, du lịch hành hương, lễ hội tại Bắc Ninh nói riêng và tại các ngôi chùa của
Việt Nam nói chung đều tòn tại nhiều vấn đề bất cập. Hội chùa diễn ra cũng là lúc nhiều
người dân lợi dụng để kiếm tiền bằng chiếc bàn ghi sớ, xem bói, xem tướng, xem chỉ tay,
khấn vái thuê… Mặc dù ban quản lý đền đã đưa ra những quy định nghiêm cấm mọi hành vi
mê tín dị đoan, nhưng do lượng khách quá đông nên những người khấn vái, rút thẻ vẫn lén

lút hành nghề. Hiện tượng này gây ra cái nhìn phản cảm đối với những chốn linh thiêng như
thế này.
Bên cạnh đó, bắc Ninh cũng có nhiều di tích lịch sử có giá trị truyền thống như văn
miếu Bắc Ninh, thành cổ Bắc Ninh, những quần thể di tích xung quanh chùa… Tuy nhiên
nhìn tổng thể thì công tác gắn kết giữa bảo tồn di tích với khai thác tiềm năng du lịch di tích
lịch sử văn hóa, giáo dục còn bị lãng quên. Sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch chưa
đuwocj đầu tư đủ phục vụ du khách dừng chân. Tại khu di tích vẫn chưa hề có đội ngũ
hướng dẫn viên, thuyết minh viên về kiến trúc cảnh quan, về lịch sử.
Những di tích, danh thắng có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch và có ý nghĩa
sống động về giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng lại không được
chú trọng khai thác hết tiềm năng.
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch văn hóa của tỉnh
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào
việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Nó
lập thành một hệ thống trong cơ cấu chung của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch. Cơ sở
vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm: Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở vui chơi
giải trí, mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, cơ sở y tế, văn hóa, cơ sở thể thao và phục vụ
các dịch vụ bổ sung khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch đóng vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của

20


khách hàng. Vì vậy, sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
2.3.1 Hệ thống lưu trú
Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách và nhu cầu xã hội
ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu
cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách
sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các

thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô. Hiện nay, toàn tỉnh có 178 khách
sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giường) có thể đưa vào phục vụ kinh doanh du lịch,
trong đó có 6 khách sạn được xếp hạng sao (252 phòng và 346 giường), chủ yếu tập trung ở
khu vực thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn.
(Xem Bảng 2.7: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 – 2011))
2.3.2. Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm…)
Bao gồm nhà hàng, phòng hội nghị, cơ sở vui chơi giải trí… Hệ thống cơ sở ăn uống
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh càng ngày càng đa dạng. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều kinh
doanh ăn uống. Các nhà hàng ăn uống luôn đáp ứng nhu cầu của du khách. Các cơ sở vui
chơi giải trí, thể thao số lượng cũng như chất lượng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được
một phần nhỏ nhu cầu của người dân địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du
lịch.
2.4. Nhân lực phục vụ cho du lịch văn hóa tỉnh
Nguồn nhân lực ở đây là bao gồm tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch
từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các khối doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực du lịch hoặc ngay cả đối với cả những người dân địa phương tham gia vào hoạt động du
lịch. Tính đến 31 tháng 12 năm 2011, toàn tỉnh có 1.470 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du
lịch tại tỉnh trong đó các cơ sở kinh doanh lữ hành chiếm 9,7 %, lao động trong các cơ sở
vận chuyển khách chiếm 9,8%, lao động trong các điểm kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí
là 10,2%; còn lại đa số lao động trong các cơ sở lưu trú chiếm 70,3 %.
Hiện tại, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện, thị xã mới chỉ từ 1 đến 2 cán
bộ theo dõi về du lịch theo hướng kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực. Do vậy còn
nhiều hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, mức độ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền
địa phương về du lịch còn yếu. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, công ty TNHH,
lực lượng lao động chưa qua đào tạo du lịch chiếm đến 50%. Tình trạng chung là thừa lao
động lớn tuổi, chưa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về
chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có chất lượng. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và
thuyết minh viên tại các điểm du lịch hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng mỏng
và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Có thể tham khảo điều đó trong bảng
số liệu dưới đây.

(Xem bảng 2.10: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 – 2011))
Với một tỉnh có tiềm năm du lịch văn hóa lớn như Bắc Ninh nếu như trong tương lai
không có định hướng và chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có
chất lượng cao thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường khách, đến sản phẩm du lịch khi
du khách đến với Bắc Ninh vì phát triển du lịch thì vấn đề nhân lực được đưa lên vị trí quan
trọng.
2.5. Tổ chức, quản lí và quy hoạch du lịch văn hóa
2.5.1. Hiện trạng đầu tư phát triển khu, điểm du lịch
Khu du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2010 xác
định 3 dự án ưu tiên đầu tư gồm: khu du lịch văn hóa quan họ Cổ Mễ (Bắc Ninh); khu du

21


lịch văn hóa Đền Đầm (Từ Sơn) và khu du lịch văn hóa Phật Tích (Tiên Du). Dự kiến trong
thời gian tới sẽ quy hoạch thêm 3 khu du lịch: Thiên Thai (huyện Gia Bình); Như Nguyệt
(huyện Yên Phong); Hàm Long – Núi Dạm (Thành phố Bắc Ninh) để xác định quỹ đất phát
triển du lịch và làm động lực phát triển các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn trên
Điểm du lịch: Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2011 có một số điểm di tích
lịch sử, văn hóa, xác định là chủ đạo trong khai thác phát triển du lịch. Hiện tại, có Văn
Miếu Bắc Ninh, chùa Dâu, Lăng Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, đền Đô là một trong
những điểm du lịch đã được lập quy hoạch, lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng theo hướng
phục vụ mục đích du lịch. Còn những điểm du lịch còn lại hiện đang trong quá trình lập dự
án đầu tư để trùng tu tôn tạo là chính.
2.5.2. Các dự án đầu tư khác liên quan đến du lịch
Dự án đầu tƣ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình chính công viên Lý
Bát Đế: Công trình này thuộc phường Đình Bảng – Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh. UBND
tỉnh Bắc Ninh có công văn số 1224/UBND-XDCB của UBND tỉnh ngày 12 tháng 7 năm
2010 đồng ý cho công ty cổ phần đầu tư KINGSLAND lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống
hạ tầng kỹ thuật khu công viên Lý Bát Đế trong quy hoạch đô thị xanh của thị xã Từ Sơn,

theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT).
Dự án đầu tƣ xây dựng tôn tạo khu di tích Đền Đô và Sông Tiêu Tƣơng: Đây là dự án
nằm tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết
định số 1345/QĐ-UBND ngày 1 tháng 10 năm 2010 theo hình thức hợp đồng (BT) do công
ty cổ phần đầu tư A.D.E.L làm chủ đầu tư phối hợp cùng công ty cổ phần sông Đà 2 và
công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Việt thực hiện.
Dự án đầu tƣ xây dựng nâng cấp, mở rộng khu lƣu niệm cố Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn
Cừ: Đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1649/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11
năm 2008, giao Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh làm chủ đầu tư theo hình thức bổ
sung, cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
Dự án đầu tƣ xây dựng quần thể khu lƣu niệm đồng chí Ngô Gia Tự, tại thị xã Từ
Sơn, (giai đoạn 1): Được UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt tại Quyết định số 1017/QĐUBND ngày 7 tháng 8 năm 2008, giao UBND Thị xã Từ Sơn làm chủ đầu tư theo hình thức
đầu tư nâng cấp cải tạo và xây dựng mới.
2.6. Tuyên truyền, quảng bá cho du lịch văn hóa tỉnh
Tuy chưa đáp ứng yêu cầu, nhưng công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch có sự
chuyển biến. Chỉ riêng trong giai đoạn 2007 – 2011, đã tiến hành xuất bản, phát hành:
60.000 tập gấp, tờ rơi giới thiệu về các điểm di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống,
làng nghề tiêu biểu trên địa bàn, 8000 tờ bản đồ du lịch, 4.000 đĩa VCD, DVD giới thiệu về
tiềm năng du lịch Bắc Ninh và đĩa VCD Quan họ cổ giới thiệu giá trị di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loai – dân ca Quan họ Bắc Ninh, 2.000 cuốn sách quản lý, bảo tồn và
phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa tỉnh Bắc Ninh gắn với hoạt động du lịch, 1.000 cuốn
sách cẩm nang du lịch Bắc Ninh, 2000 cuốn sách Về miền Quan họ, xây dựng 02 biển chỉ
dẫn vào các di tích tiêu biểu, hàng chục chương trình quảng bá trên đài truyền hình, báo TW
và địa phương…Tổng kinh phí đạt gần 2 tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2007 – 2011 kinh phí gấp
hơn 4 lần kinh phí tuyên truyền quảng bá của cả giai đoạn 2001 – 2006.
(Xem Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kinh phí quảng bá du lịch (2001 – 2011))
2.7. Tác động của du lịch đến các di sản văn hóa
2.7.1. Tác động tích cực
Kinh tế phát triển: Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ và được các quốc gia trên
thế giới ưu tiên phát triển, là “con gà trống đẻ trứng vàng” nên có ảnh hưởng rất lớn đến

việc phát triển kinh tế trong đó có tác động đến những yếu tố sau:

22


Nâng cao thu nhập người dân
Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp
Kích thích các ngành nghề khác
Tăng cường đầu tư cở sở hạ tầng
Văn hóa phát triển: trong mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, không chỉ riêng du
lịch lấy nguyên liệu để tạo ra sản phẩm là văn hóa mà thông qua hoạt động du lịch cũng góp
phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển văn hóa.
Giao lưu làm cho văn hóa trở nên đa dạng và phong phú
Bảo tồn văn hóa
Giáo dục:
Nâng cao dân trí
Bồi dưỡng nhân lực
2.7.2.Tác động tiêu cực
Sức chứa của các điểm du lịch: Sức chứa là yếu tố chứng minh sự sẵn sàng đón khách
trong du lịch của các khía cạnh như: hạ tầng, sinh thái, tâm lý, kinh tế, xã hội và quản lý.
Về hạ tầng du lịch
Về tâm lý sẵn sàng đón tiếp khách
Môi trƣờng tự nhiên: Khi đánh giá những tác động qua lại giữa môi trường và hoạt
động du lịch, cần xem xét đến những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên bao gồm:
Tác động đến môi trường nước
Tác động đến hệ động thực vật
Thay đổi lối sống
Biến dạng văn hóa
Mâu thuẫn quyền lợi
Kinh tế:

Thương mại hóa văn hóa
Phát triển kinh tế không đồng đều
An ninh quốc gia và an toàn xã hội:
An ninh chính trị:
An toàn xã hội
An toàn thực phẩm
2.8. Đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch văn hóa
2.8.1. Ưu điểm
2.8.2. Tồn tại, hạn chế
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Có thể coi du lịch Bắc Ninh chủ yếu là du lịch văn hóa. Hơn nữa, cần phải thấy vai trò
chủ đạo của loại hình du lịch này đã, đang và sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể
cho địa phương. Trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển du lịch tại đây, dù là du lịch
với nhiều mục đích khác nhau tham quan, học tập, nghiên cứu, tìm về nguồn cội, lịch sử, tín
ngưỡng tâm linh… đều là du lịch văn hóa, hoặc định hướng tận dụng và khai thác hiệu quả
tiềm năng và thế mạnh của nguồn tào nguyên nhân văn ở Bắc Ninh đều không thể tách rời
du lịch văn hóa được. Nguồn tài nguyên nhân văn phong phú của Bắc Ninh là tiền đề tốt để
du lịch phát triển, đem lại nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống kinh tế và hiểu biết xã
hội cho người dân địa phương, nâng cao doanh thu đóng góp, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát
triển chung về mọi mặt của tỉnh. Tuy nhiên trong công tác đầu tư, bảo vệ đó, Bắc Ninh vẫn
còn một số hạn chế, chưa phát huy hết những tiềm năng du lịch văn hóa tỉnh. Đồng thời, tác
động của du lịch đã ít nhiều gây ra sự biến đổi những giá trị bản sắc văn hóa của tỉnh. Đây

23


×