Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ các tỉnh miền đông nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.51 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TRẦN THỊ DUNG

TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TRẦN THỊ DUNG

TRUYỀN THÔNG VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN



Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ nhiệm khoa Báo chí và
Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Các kết quả công bố
trong luận văn là hoàn toàn chính xác. Các trích dẫn, tham khảo đều rõ nguồn. Nếu
sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

Tác giả

Trần Thị Dung


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ
nhiệm Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội đã tận tình hƣớng dẫn và cho tôi những ý kiến quý giá trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Báo chí và Truyền
thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu về chuyên ngành báo chí cũng nhƣ tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn này đúng thời hạn.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và Đồng Nai; các anh (chị) khối Văn phòng Sở
Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và các anh (chị) khối Trung tâm
Tin học và Thông tin khoa học công nghệ Bình Dƣơng và Đồng Nai đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2015

Trần Thị Dung


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................... Error! Bookmark not defined.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn .. Error! Bookmark not defined.
7. Kết cấu của luận văn ............................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CỔNG THÔNG TIN
ĐIỆN TỬ .................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Truyền thông và truyền thông về khoa học công nghệError!
Bookmark
not
defined.
1.2. Khái niệm về cổng thông tin điện tử ................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Chức năng của cổng thông tin điện tử về khoa học và công nghệ trong hệ thống
thông tin đại chúng ................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Phƣơng thức tổ chức và quản lý hoạt động của cổng thông tin điện tử ..... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BA CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
CÁC SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG NAM BỘError!
Bookmark

not defined.
2.1. Giới thiệu chung về cổng thông tin điện tử của ba Sở Khoa học và Công nghệ miền
Đông Nam Bộ ........................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Tổ chức hoạt động của ban biên tập và quy trình xử lý thông tin đăng trên cổng thông
tin điện tử các Sở Khoa học và Công nghệ .............. Error! Bookmark not defined.
2.3. Mức độ cung cấp thông tin, dịch vụ của các cổng thông tin điện tửError! Bookmark
not defined.
2.4. Mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời dùng cổng thông tin điện tửError!
Bookmark not defined.
2.5. Một số điểm khác biệt giữa 3 cổng thông tin điện tửError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG KHOA
HỌC CÔNG NGHỆ TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BA SỞ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ .................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Đánh giá ƣu nhƣợc điểm của 3 cổng thông tin điện tử đối với hoạt động truyền thông
khoa học và công nghệ ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Nguyên nhân khách quan và chủ quan của nhƣợc điểmError!
Bookmark
not
defined.


3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên cổng thông tin
điện tử ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Một số đề xuất trong cách viết và cách trình bày trên cổng thông tin điện tửError!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 11



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay khoa học và công nghệ đã trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy sản xuất
và tiến bộ xã hội. Do đó, truyền thông về khoa học và công nghệ đƣợc xác định là một
trong 6 nhiệm vụ trọng tâm về phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020.
Cùng với sự phát triển vƣợt bậc của công nghệ thông tin (CNTT) và internet mà
Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra nhiều chƣơng trình ứng dụng CNTT trong quản lý. Chính từ
yêu cầu đổi mới nền hành chính nƣớc nhà, hầu hết các cơ quan nhà nƣớc đều triển khai
xây dựng trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử để phục vụ công tác tuyền
thông về hoạt động của cơ quan, đơn vị thông qua việc cung cấp thông tin và các dịch vụ
công trực tuyến nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu cung cấp thông tin và dịch vụ cho ngƣời
dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Hiện nay, việc đƣa cổng TTĐT vào phục vụ ngƣời dân không chỉ nhằm mục đích
cải cách nền hành chính mà còn nhằm mục đích nâng cao giá trị dân chủ và niềm tin của
ngƣời dân đối với cơ quan nhà nƣớc thông qua việc cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc
và dịch vụ công trực tuyến. Thêm vào đó, những cổng TTĐT này còn giúp ngƣời dân
phản hồi thông tin lại cho các cơ quan nhà nƣớc; đồng thời còn là một kênh truyền thông
hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đòi hỏi nền hành chính nƣớc
nhà phải hiện đại, tiện lợi và đặc biệt là quảng bá đƣợc hình ảnh cơ quan, đơn vị; cung
cấp đầy đủ thông tin, giới thiệu đƣợc những thành tựu và tiềm năng nghiên cứu khoa học
của ngành khoa học công nghệ đến với các đơn vị có nhu cầu liên kết, hợp tác nghiên cứu
và chuyển giao khoa học công nghệ trong và ngoài nƣớc.
Do khả năng xuất bản nhiều nguồn thông tin và cho phép tích hợp các phần mềm
ứng dụng nghiệp vụ nên cổng TTĐT có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến
nhƣ: Dịch vụ cấp giấy phép X-Quang; dịch vụ về đề tài khoa học, dịch vụ về Tiêu chuẩn
- Đo lƣờng - Chất lƣợng…. các dịch vụ này vừa là công cụ phục vụ công tác quản lý, vừa
tạo ra sự minh bạch thông tin, giảm phiền hà tiêu cực trong quá trình giải quyết các thủ
tục.



Trong quá trình phát triển, Sở KH&CN các tỉnh/ thành phố luôn xem cổng TTĐT
là một kênh truyền thông khoa học công nghệ hiệu quả. Đồng thời còn là phƣơng tiện rút
ngắn khoảng cách giữa cơ quan nhà nƣớc với doanh nghiệp và công dân nên lãnh đạo Sở
KH&CN các tỉnh/ thành phố luôn quan tâm chỉ đạo, đầu tƣ kinh phí để duy trì, cập nhật
thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Tuy nhiên, để có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng
thông tin và dịch vụ công trực tuyến cùng những tác động của chúng đến công chúng,
nhất thiết phải tiến hành khảo sát ở cả hai mặt: nội dung, chất lƣợng của thông tin và dịch
vụ đang đƣợc cung cấp và nhu cầu của công chúng đối với thông tin trên trên cổng TTĐT
Sở KH&CN các tỉnh, thành phố. Có nhƣ vậy mới đƣa ra đƣợc một mô hình phát triển
hoàn thiện và phù hợp với điều kiện ngành KH&CN và công chúng của cổng TTĐT Sở
KH&CN.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về cổng TTĐT Sở KH&CN các tỉnh miền Đông Nam
Bộ, cụ thể là ba tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tỉnh Đồng
Nai, Bình Dƣơng và thành phố Hồ Chí Minh giúp tìm ra những nguyên nhân và đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển các cổng TTĐT các Sở KH&CN.
Đề tài này đƣợc lựa chọn nghiên cứu còn do bản thân ngƣời thực hiện đề tài hiện
đang trực tiếp quản lý cổng TTĐT Sở KH&CN Đồng Nai và mong muốn có một công
trình nghiên cứu khoa học làm cơ sở phân tích thực trạng của thông tin và dịch vụ công
trực tuyến trên cổng TTĐT hiện tại nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin
và dịch vụ trong tƣơng lai, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nƣớc về khoa học công nghệ và
đáp ứng nhu cầu công chúng.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Cho đến nay vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và internet trong hoạt động
cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ công dân đã đƣợc ứng dụng rộng
rãi trên toàn thế giới. Theo đó vấn đề cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến thông
qua các phƣơng tiện truyền thông trực tuyến nhƣ các trang web, trang blog và mạng xã
hội cho các mục đích quan hệ công chúng khác nhau cũng đƣợc nhiều học giả quan tâm

nghiên cứu. Có thể kể đến một số nghiên cứu liên quan nhƣ:


- Về việc chính phủ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông trực tuyến và tính dân
chủ: Năm 2009 tác giả Broom [51] đã tiến hành nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng
của các hoạt động quan hệ với công chúng của chính phủ khi xét đến hai nguyên tắc dân
chủ; trách nhiệm báo cáo các hoạt động của chính phủ với ngƣời dân và nhu cầu hỗ trợ và
tham gia của ngƣời dân để giúp chính phủ hoạt động có hiệu quả. Tƣơng tự, năm 2012
tác giả Lee [54] đã nghiên cứu và nhấn mạnh về các hoạt động quan hệ với công chúng
của chính phủ là nhằm thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chính phủ bằng cách cung cấp
cho ngƣời dân những thông tin và dịch vụ cần thiết và đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân.
Trong khi đó, vào năm 2003, hai tác giả Welch và Hinnant [58] lại xác định tính minh
bạch và tính tƣơng tác nhƣ hai thành phần chính của các website chính phủ. Welch và
Hinnant cho rằng tính minh bạch có đƣợc chủ yếu bằng cách phổ biến thông tin và tính
tƣơng tác đƣợc đảm bảo bằng cách công khai và đáp ứng nhu cầu thông tin của ngƣời
dân. Tƣơng tự, năm 2010, hai tác giả Searson và Johnson [56] lại nghiên cứu về lợi thế
của các chức năng tiên tiến của các website chính phủ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự
giao tiếp hai chiều giữa chính phủ và ngƣời dân và do đó thúc đẩy tính minh bạch, tính
khả dụng và tính tƣơng tác. Tính tƣơng tác và tính khả dụng của các website chính phủ
đƣợc hỗ trợ bởi các công nghệ tiên tiến đã vƣợt khỏi giới hạn đơn giản chỉ là cung cấp
thông tin.
- Về sự ảnh hƣởng của các kênh truyền thông trực tuyến đối với các mối quan hệ
giữa chính phủ và ngƣời dân: Năm 2003, hai tác giả Welch và Hinnant đã nghiên cứu và
mô tả rằng việc sử dụng một website của chính phủ có tác động gián tiếp đến niềm tin
vào chính phủ thông qua sự dung hòa mức độ nhận thức về tính minh bạch và tính tƣơng
tác của website.
Welch và Hinnant cho rằng hai yếu tố góp phần quan trọng cho các website chính
phủ là sự cải thiện về mặt nhận thức về tính minh bạch và tính tƣơng tác của chính phủ.
Vì vậy, vai trò của các kênh truyền thông trực tuyến đƣợc nhấn mạnh trong khía cạnh
giúp gia tăng cơ hội tham gia của ngƣời dân và thu hẹp khoảng cách thông tin giữa chính

phủ và ngƣời dân. Năm 2012, tác giả Hyehyun Hong [52] tập trung nghiên cứu về ảnh


hƣởng của các website chính phủ và các phƣơng tiện truyền thông xã hội đến cảm nhận
của ngƣời dân.
Nhìn chung, những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài tập trung nghiên cứu
về niềm tin của ngƣời dân vào chính phủ thông qua các các kênh trực tuyến của chính
phủ bằng cách tăng cƣờng các dịch vụ chính phủ cho ngƣời dân, cải thiện khả năng tiếp
cận thông tin chính phủ của ngƣời dân, khuyến khích sự tƣơng tác giữa chính phủ và
ngƣời dân.
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu về cổng TTĐT đã đƣợc nhiều tác giả quan tâm ở góc độ ngành công
nghệ thông tin. Phần lớn các đề tài nghiên cứu đều tập trung tìm ra những giải pháp về
công nghệ phục vụ cung cấp thông tin, tra cứu thông tin và các dịch vụ phục vụ ngƣời
dân, doanh nghiệp và chính quyền. Có thể kể đến một số đề tài nhƣ:
- Đề tài “Xây dựng cổng thông tin điện tử phục vụ tra cứu thông tin về Chủ tịch
Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Dung (năm 2011). Đề tài tập trung nghiên cứu xây
dựng một cổng TTĐT nhằm hỗ trợ việc tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc đời của Bác Hồ.
Cổng TTĐT cho phép ngƣời sử dụng xem, trao đổi, tải thông tin về dƣới nhiều dạng tệp
dữ liệu khác nhau, thực hiện việc trao đổi thông tin giữa hệ thống và ngƣời sử dụng, tăng
hiệu quả công tác nghiên cứu và tra cứu thông tin về Bác Hồ.
- Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin một cửa liên thông trong cấp
phép đầu tƣ tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình Định” của tác giả Nguyễn Bay (năm
2012). Đề tài ứng dụng dịch vụ web xây dựng hệ thống thông tin một cửa điện tử hỗ trợ
quản lý, theo dõi, tra cứu hồ sơ thủ tục hành chính tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Bình
Định.
- Đề tài “Tìm hiểu về kiến trúc Chính phủ điện tử và nghiên cứu, đề xuất mô hình
cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc” của
tác giả Hoàng Tiến Hợi (năm 2013). Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất mô hình tham
chiếu cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đề tài “Xây dựng cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam theo kiến trúc hƣớng
dịch vụ SOA” của tác giả Lƣơng Hoài Nhơn (năm 2011). Đề tài này tập trung nghiên cứu


vào công nghệ mã nguồn mở Liferay nhằm xây dựng một cổng TTĐT tỉnh Quảng Nam
dựa trên SOA nhằm thiết lập một cổng TTĐT có thể tích hợp các dịch vụ hành chính
công để phục vụ nhu cầu của công dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Ở góc độ ngành báo chí - truyền thông, hiện chỉ có tác giả Cao Phƣợng Diễm
nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lƣợng Website Hải quan Việt Nam” (năm 2010). Luận
văn đã tiến hành nghiên cứu về công chúng của website Hải quan dựa trên lí thuyết về
công chúng truyền thông. Cả hai đối tƣợng công chúng chính của website Hải quan là cán
bộ trong ngành và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đều đƣợc xem
xét trên ba bình diện nhân khẩu học xã hội, thực trạng nhận thức và thói quen, sở thích
tiếp nhận sản phẩm truyền thông. Kết quả nghiên cứu về công chúng của website Hải
quan có thể đƣợc áp dụng vào hoạt động của đơn vị này và giúp ích cho những nghiên
cứu về sau.
Nhƣ vậy, dƣới góc độ tiếp cận của ngành báo chí - truyền thông, vẫn chƣa có đề
tài nào nghiên cứu về truyền thông khoa học công nghệ trên cổng TTĐT Sở KH&CN. Vì
vậy, đề tài thực hiện nhằm mục đích đánh giá chất lƣợng hoạt động của cổng TTĐT
thông qua hoạt động cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến đối với ngƣời dân,
doanh nghiệp và chính quyền dƣới góc độ truyền thông đại chúng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận chung và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng hoạt động của cổng
TTĐT, luận văn khảo sát việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên cổng
TTĐT để nắm rõ thực trạng các cổng TTĐT nhƣ thế nào, từ đó đề


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Thông tin và truyền thông (2012), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí,
xuất bản, tập II.
2. IU.V.BABUSHKINA (2008), Website và lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, Thông tin
và Tƣ liệu, số 2.
3. Nguyễn Huy Cƣờng (2012), Mô hình cổng thông tin điện tử quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ địa phương, Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu số 1.
4. Wege, Christian: Portal Server Technology; in: IEEE Internet Computing, May/ June
2002, p.73-77. Đƣợc dịch bởi ông Nguyễn Đức Quỳnh - Giám đốc điều hành Hanoi
Software JSC. Định nghĩa này đã đƣợc sử dụng trong luận văn: Nâng cao chất lƣợng
Website Hải Quan Việt Nam của tác giả Cao Phƣợng Diễm
5. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động.
6. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại từ hàn lâm đến đời thường,
NXB Lao động.
7. Nguyễn Văn Dững (2012), Báo chí và dư luận xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Dững (2012), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Chính trị Quốc
gia.
9. Nguyễn Thị Trƣờng Giang (2014), Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản, NXB
Chính trị Quốc gia.
10. Nguyễn Văn Hà (2011), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Đại học quốc gia Tp.HCM.
11. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Thông Tấn, Hà Nội.
12. Loic Hervouet, Viết cho độc giả, bản Việt văn, Hội Nhà báo Việt Nam xb, H.,1999.
13. Phạm Thành Hƣng (2007), thuật ngữ báo chí - truyền thông, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
14. Đinh Văn Hƣờng (2006), Tổ chức và hoạt động tòa soạn, NXB ĐH Quốc gia.
15. Nguyễn Thế Kỷ, Báo điện tử, Trang tin điện tử và mạng xã hội: định hướng phát
triển và quản lý, Tạp chí Cộng sản, số 830, năm 2011.
16. Kostomarov V. G., Tiếng Nga trên trang báo, M., 1978, tr. 62 (bằng tiếng Nga)
17. LP (2011), xếp hạng Cổng thông tin điện tử 2010: những điểm sáng, Tạp chí CNTTTT kỳ 2.
18. Ngô Văn Phong (2012), từ trang website nghĩ về liên kết vùng, Tạp chí Thƣơng Mại
số 2.

19. Trần Hữu Quang (2000), Chân dung công chúng truyền thông, NXB Tp.HCM.


20. Trần Hữu Quang (2008), Xã hội học truyền thông đại chúng, Đại học Mở Tp.HCM.
21. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, NXB Trẻ.
22. Dƣơng Xuân Sơn (chủ biên) (2011), Cơ sở lý luận Báo chí truyền thông, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
23. Ngô Thanh Thảo (2012), đánh giá website thư viện, Tạp chí Thƣ viện Việt Nam số 1.
24. Bùi Loan Thùy (2009), trang tin điện tử của thư viện đại học Việt Nam phục vụ
nghiên cứu khoa học và đào tạo khoa học và công nghệ trong các trường đại học, kỷ
yếu hội thảo Thông tin khoa học và công nghệ ngày nay.
Cơ sở dữ liệu online
25. Từ điển mở Wikipidea, />26. />27. db.vista.gov.vn/login.aspx
28.
29. />30.
31.
Các văn bản pháp luật
32. Luật Công nghệ thông tin năm 2006.
33. Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi năm 2013).
34. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung
cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông
tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc.
35. Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin
khoa học và công nghệ.
36. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
37. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ về Quản lý,
cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
38. Thông tƣ số 01/2011/TT-BTTTT ngày 04 tháng 01 năm 2011 của Bộ Thông tin và
Truyền thông về việc công bố danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong

cơ quan nhà nƣớc.
39. Thông tƣ số 09/2008/TT-BTTTT ngày 24 tháng 12 năm 2008 của Bộ Thông tin và
Truyền thông hƣớng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.


40. Thông tƣ số 189/2010/TT-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ Tài chính quy định về phí, lệ
phí tên miền quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí tên miền
quốc gia và địa chỉ Internet của Việt Nam.
41. Thông tƣ số 24/2011/TT-BTTTT ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định về việc tạo lập, sử dụng và lƣu trữ dữ liệu đặc tả trên trang
thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc.
42. Thông tƣ số 25/2010/TT-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ
thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan
nhà nƣớc.
43. Thông tƣ số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31 tháng 7 năm 2009 quy định về việc cung
cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử
của cơ quan nhà nƣớc.
44. Thông tƣ số 28/2009/TT-BTTTT ngày 14 tháng 9 năm 2009 của Bộ Thông tin và
Truyền thông quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ ngƣời khuyết tật
tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
45. Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và
định hƣớng đến năm 2020.
46. Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ
phên duyệt chiến lƣợc phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.
47. Công văn số 1654/BTTTT-ƢDCNTT ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Bộ Thông tin và
Truyền thông hƣớng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật của
cổng thông tin điện tử.
48. Công văn số 1725/BTTTT-ƢDCNTT, ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Bộ Thông tin và

truyền thông về việc hƣớng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật
cho hệ thống một cửa điện tử.
Tài liệu tiếng Anh
49. Abebe Rorissa, Dawit Demissie (2010) An analysis of African e-Government service
websites, This is a revised and extended version of the paper “The state of the art of
egovernment services in Africa: An analysis of relevant websites” which the authors
presented at the 42nd Annual Hawaii International onference on System Sciences
(HICSS 2009), January 5-8, 2009, Waikoloa, Hawaii.


50. Alastair G. Smith (2001) Applying evaluation criteria to New Zealand government
websites School of Communications and Information Management, Victoria
University of Wellington, Wellington, New Zealand.
51. Broom, G. M. (2009). Cutlip & Center’s effective public relations. London: Pearson
Education.
52. Department of Advertising & Public Relations, Chung-Ang University
53. Hyehyun Hong (2013), Government websites and social media’s influence on
government-public relationships, Department of Advertising & Public Relations,
Chung-Ang University, South Korea.
54. Lee, M. (2012). Government public relations: What is it good for? In M. Lee, G.
Neeley, & K. Stewart (Eds.), The practice of government public relations (pp. 9-25).
Boca Raton, FL: CRC Press).
55. Naci Karkin, Marijn Janssen (2013), Evaluating websites from a public value
perspective: A reviewof Turkish local government websites.
56. Searson, E. M., & Johnson, M. A. (2010). Transparency laws and interactive public
relations: An analysis of Latin American government Web sites. Public Relations
Review, 36(2), 120-126
57. Yi-Ru Regina Chen (2013), Exploring environmental scanning for China’s
government information: A government official’s perspective, Department of
Communication Studies, Hong Kong Baptist University, NO. 5, Hereford Road,

Kowloon Tong, Hong Kong.
58. Welch, E. W., & Hinnant, C. C. (2003). Internet use, transparency, and interactivity
effects on trust in government. Proceedings of the 36th Hawaii International
Conference
on
System
Sciences.
Retrieved 23.07.12



×