Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

luận văn thạc sĩ truyền thông đai chúng chuyên ngành báo chí học Thực trạng báo mạng điện tử đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.76 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH
QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

THỰC TRẠNG BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Khảo sát báo điện tử baocantho.com.vn, baoangiang.com.vn,
baovinhlong.com.vn, baodongthap.com.vn từ năm 2003 đến 2010)
Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số

: 60.32.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

Cần Thơ - 2015


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi viết. Những
dữ liệu sử dụng trong luận văn có cơ sở và trung thực. Nội
dung trong luận văn chưa được cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào khác.

Tác giả luận văn



3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đếm ngược thời gian, tính từ năm 2003 trở về trước, các trang BMĐT ở
Việt Nam chỉ đếm được ở hàng đơn vị, hàng chục. Cụ thể, năm 2003
VietNamnet, VnMedia, những trang BMĐT độc lập cũng được cấp phép và đi
vào hoạt động, năm 2002 trang Tin nhanh Việt Nam() được
ra mắt độc giả, năm 2000 Đài truyền hình Việt Nam phát hành trang thơng tin
điện tử, tiếng nói Việt Nam hịa mạng 1999, năm 1998 hai trang Lao động
điện tử và Nhân dân điện tử ra đời; trước đó, năm 1997 mốc thời gian có tính
bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự ra đời của trang BMĐT đầu tiên ở Việt
Nam, tạp chí Quê Hương- tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài
trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam (địa chỉ là ). Đến
cuối quí II năm 2010, nước ta đã có gần 200 trang BMĐT và trang thơng tin
điện tử của các cơ quan báo chí đang hoạt động. Điều đó cho thấy, BMĐT
đang phát triển rất nhanh và chi phối nhiều mặt hoạt động đến đời sống xã hội
của đông đảo công chúng Việt Nam.
Các con số như đầu năm 2000, số thuê bao mới đạt 120.000 nhưng một
năm sau, con số này đã lên tới 250.000, đến nửa đầu năm 2004 đã có 1,2 triệu
thêu bao Internet; hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 17 trong số 20 nước có
dân số sử dụng Internet đơng nhất; tính đến tháng 5-2010, số người sử dụng
Internet ở Việt Nam là 24.269.038, đạt 28,9%, gấp đơi mức bình qn trong
khu vực Đông Nam Á, vượt Thái Lan và Trung Quốc…cho thấy nhu cầu sử
dụng Internet của công chúng Việt Nam rất cao, do vậy, các phương tiện
TTĐC nói chung và báo chí nói riêng đang khơng ngừng ứng dụng tiện ích
của Internet vào các sản phẩm báo chí của mình. Kết quả là, song song các
trang BMĐT hoạt động độc lập và có thương hiệu, các cơ quan báo chí
ngành, cơ quan báo đảng cũng đã chú trọng lập các trang báo mạng riêng với



4

tơn chỉ, mục đích phù hợp trang báo in, đồng thời, quảng bá thương hiệu, mở
rộng vùng “phủ sóng” cho mình.
Tuy nhiên, một thực tế đặt ra hiện nay là, bên cạnh một số ít các trang
báo mạng phát triển mạnh thì phần đa các trang báo mạng địa phương của các
cơ quan báo đảng đang chậm phát triển.
Các trang BMĐT thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL phát triển không
đồng đều, chưa kể một số cơ quan vẫn chưa thành lập được trang mạng điện
tử cho báo mình. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này vẫn chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu chun sâu và có hệ thống về các trang BMĐT địa
phương nói chung và BMĐT ĐBSCL nói riêng.
Mặt khác, báo Kiên Giang là một trong một số trang báo còn lại của
khu vực ĐBSCL chưa thành lập được trang báo điện tử cho riêng mình, mặc
dù, Kiên Giang là nơi có nhiều danh thắng, khu di tích, lịch sử cần được
quảng bá.
Với những thực trạng và nhu cầu cấp thiết trên, tác giả chọn “Thực
trạng BMĐT ĐBSCL” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
Hy vọng, các khảo sát và phân tích thực tiễn từ luận văn được ứng dụng một
cách hiệu quả vào các hoạt động thực tiễn ở các trang BMĐT địa phương, đặc
biệt là ở các tỉnh ĐBSCL.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trước khi BMĐT Việt Nam ra đời, trên thế giới đã có nhiều cơng trình
lớn nghiên cứu về nó. Trong đó, nổi lên một số cơng trình nghiên cứu lớn,
tiếp cận báo mạng với các góc độ khác nhau như:
- Developing Online Content: The Principles of Writing and Editing
for the Wed của Irene Hammerich, Claire Harrison
Do những hạn chế nhất định về ngoại ngữ nên rất ít người nghiên cứu

tiếp cận một cách đầy đủ các tài liệu này. Tuy nhiên, năm 2004 khoa Phát
thanh-Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên tuyền đã biên dịch tóm tắt


5

nội dung 2 cuốn Journalism Online của Mike Ward, Online Journalism:
Reporting, Writing, and Editing for New Media của Richard…làm tài liệu
tham nghiên cứu cho cán bộ ở khoa.
Đến thời điểm hiện tại, sách và những tài liệu liên quan đến BMĐT ở
Việt Nam vẫn cịn rất ít.
Về sách liên quan báo mạng, báo điện tử có các quyển:
- Quyển sách chuyên khảo “BMĐT những vấn đề cơ bản” (Nguyễn Thị
Trường Giang, NXB Chính trị- Hành chính, năm 2010)
- “Các thủ thuật làm báo điện tử” (NXB Thông Tấn, Hà Nội 2006)
- “Tổ chức tịa soạn đa phương tiện” (Bộ Thơng tin và Truyền thông phối
hợp với Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam biên soạn Hà Nội 2009)
- “Thương mại điện tử Việt Nam” nhiều tác giả( NXB Văn hóa-Thơng
tin, 2007)
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu đề tài này tác giả đã tham khảo với hơn
41 luận văn, khóa luận, luận án tốt nghiệp thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học
về Báo mạng điện tử (BMDDT) từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trường
đại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Tp.HCM) và trường
đại học Khoa học Xã hội và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội). Nhìn chung,
các cơng trình này tập trung nghiên cứu lý luận chung về BMĐT hoặc về một
thể loại, một đặc trưng, một đặc điểm hình thức,.. của các trang báo mạng. Có
thể nêu ra một số đề tài như: đề cương chi tiết học phần “Nhập môn BMĐT”,
đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
H.2006 và “Tổ chức và quản lý BMĐT ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, H.2007 của

cùng tác giả Nguyễn Thị Thoa; “Đặc điểm công chúng của độc giả báo
Internet Việt Nam” của tác giả Hà Thu Hương, đề tài “Thực trạng và triển
vọng kinh doanh báo chí ở Việt Nam” của Nguyễn Thu Hương, hay đề tài “
Thực trạng và giải pháp xử lý thơng tin trong tịa soạn BMĐT Việt Nam hiện


6

nay” của tác giả Trần Hồng Vân, “Hoạt động tương tác trên BMĐT” (Trần
Quang Huy), “Phát thanh trên báo Internet” (Nguyễn Sơn Minh)…
Do vậy, theo góc độ giới hạn khảo sát của mình, cho đến nay, tác giả
vẫn chưa tìm thấy cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống
về thực trạng hoạt động của BMĐT địa phương nói chung và BMĐT ĐBSCL
nói riêng.
Từ những lý do trên, tác giả cho rằng đề tài “BMĐT ĐBSCL” là đề tài
chưa bị trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng BMĐT ở ĐBSCL nhằm đề ra những giải pháp
về tổ chức, mở rộng mạng lưới BMĐT và nâng cao chất lượng các sản phẩm,
hiệu quả các trang BMĐT khu vực này
Nhiệm vụ:
-Tìm hiểu những vấn đề lý luận về BMĐT, những văn bản luật và dưới
luật, các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan
đến loại hình báo chí này
- Cập nhật những thông tin, qui định, cơ chế, chính sách có liên quan
đến hoạt động Báo mạng ở các tỉnh ĐBSCL
-Khảo sát thực trạng hoạt động của BMĐT ĐBSCL
-Phỏng vấn sâu những người trực tiếp quản lý, những người tham gia
làm nên các sản phẩm báo mạng của các tỉnh ĐBSCL

- Đề xuất các giải pháp cơ bản về tổ chức, mở rộng mạng lưới BMĐT
ĐBSCL và nâng cao chất lượng các sản phẩm trên các trang BMĐT khu vực này
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng BMĐT ĐBSCL
- Phạm vi: Khảo sát hoạt động 4 trang BMĐT thuộc khu vực ĐBSCL:
Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.


7

-Thời gian khảo sát: Từ năm 2003 đến năm 2010
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Dựa trên các quan điểm của Đảng, quản lý Nhà nước về
cơng tác tư tưởng nói chung và báo chí nói riêng; đồng thời, tác giả dựa trên
cơ sở lý luận, nghiệp vụ báo chí, các tài liệu, các kết quả điều tra, nghiên cứu
về thực tiễn báo chí, về BMĐT từ nhiều nguồn khác nhau.
Các phương pháp công cụ được sử dụng chủ yếu là:
-Khảo sát, nghiên cứu
-Thống kê-phân loại
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra xã hội học(xây dựng bảng hỏi)
- Quan sát
- Phỏng vấn(đặc biệt là phỏng vấn sâu)…
6. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn rút ra những nét khác biệt giữa BMĐT ĐBSCL và các khu
vực khác, từ đó đề ra những giải pháp về tổ chức, mở rộng mạng lưới BMĐT
ĐBSCL, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của BMĐT khu vực này.
Đây là điểm mới mà các cơng trình trước đó chưa nghiên cứu sâu và hệ thống.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về lý luận: Từ những nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn và so sánh

với các vùng, luận văn có thể rút ra những đặc điểm riêng của BMĐT ĐBSCL.
- Về thực tiễn: Luận văn có tính ứng dụng nâng cao chất lượng các sản
phẩm báo mạng cho BMĐT ĐBSCL và thúc đẩy việc mở rộng các trang
BMĐT ĐBSCL.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính luận văn gồm 3 chương, 13 tiết.


8

Chương 1
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN BÁO MẠNG
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm Báo mạng điện tử
Từ khi máy tính được ứng dụng vào đời sống, mọi việc của con người
diễn ra một cách tiện ích và hiệu quả hơn trước đó. Bởi vậy, trong quyển sách
“Nhà quản trị trong thời đại thông tin” (nhóm biên dịch Thanh Hoa) đã đánh
giá rất cao tầm ảnh hưởng của máy tính:
“Ngày nay tơi khơng thể quyết định nếu khơng có máy vi tính.
Cơng việc thường ngày của tơi đều dựa vào máy vi tính. Đối với
tơi, việc quản lý khơng có máy vi tính cũng giống như một bác sĩ
khám bệnh mà khơng có ống nghe. Những chương trình phần mềm
trọn gói đã được thảo chương sẵn và rất gần gũi với người sử dụng
đã giúp tơi truy cập thơng tin rất nhanh chóng, và do đó việc ra
quyết định dễ dàng hơn. Việc phụ thuộc vào cảm giác đã giảm một
cách đáng kể” [20, tr.122].
Chính Internet đã thể hiện xuất sắc vai trị của mình thơng qua những
chiếc máy tính, những thiết bị có khả năng truy cập, kết nối trực tuyến. Dựa
vào ưu thế kết nối không biên giới của Internet, các nhà truyền thơng đã cho

ra đời một loại hình báo chí mới thu hút hàng triệu triệu độc giả trên khắp
hành tinh. Loại hình báo chí đó chính là BMĐT. Vậy BMĐT là gì? Vì sao nó
hấp dẫn cơng chúng đến vậy?
1.1.1. Về tên gọi của Báo mạng điện tử
Tháng 5/1992 trang Diễn đàn Chicago được thành lập đánh dấu sự ra
đời của BMĐT (BMĐT). Sau đó, người ta đã ứng dụng tối đa những ưu thế
vượt trội về kỹ thuật của Net và cho ra đời một loại hình báo chí mới tích hợp


9

được sức mạnh của các loại báo chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền
hình). Từ khi ra đời đến nay loại hình báo chí thứ tư có rất nhiều cách gọi
khác nhau: Online Newspaper (báo trực tuyến), Elictronic Journal (báo điện
tử), Cyber Newspaper (báo mạng), Internet Newspaper (báo Internet), BMĐT
(theo quy ước của Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
+ Online Newspaper (báo trực tuyến) là cách gọi của những nước sử
dụng tiếng Anh đối với loại hình báo chí có sản phẩm đăng trên Internet. Từ
“trực tuyến” có nghĩa là đường thẳng, sử dụng từ này trong điện tử tin học với
hàm nghĩa mô tả phương thức tương tác hoặc truyền thông tin, dữ liệu của các
thiết bị với nhau theo một đường thẳng (hai chiếc máy tính hoặc hai chiếc
điện thoại di động kết nối với nhau có thể xem là tực tuyến). Từ đó cho thấy
ngay bản thân khái niệm này đã không phản ánh được hết khả năng ứng dụng
những ưu thế vượt trội về kỹ thuật NET của BMĐT, cho nên, cần có một khái
niệm đầy đủ, phổ quát hơn về BMĐT.
+ Electronic Newspaper (Báo điện tử): được hiểu là trang báo được thực hiện
bởi các kỹ thuật điện tử. Hiện nay, ở Việt Nam không chỉ các trang báo phát hành
trên mạng, như: Http://www.nhandan.com.vn, ,
, … mà một số văn bản pháp
quy của Nhà nước cũng sử dụng thuật ngữ này. Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật báo chí (Quốc hội khóa X thơng qua ngày 12-6-1999) đã
đưa thêm báo điện tử (được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính) vào các
loại hình báo chí (Điều 3 luật báo chí 1989). Trong điều 1, chương 1 nghị
định 51/2002/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí giải thích “báo điện tử là tên gọi
loại hình báo chí thực hiện trên mạng thơng tin máy tính (Internet, Intranet).
Điều 12 nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp dịch vụ Internet có
ghi: “Dịch vụ thơng tin trên Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng


10

Internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí( báo in, báo hình, báo điện tử),
phát hành xuất bản trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình điện tử
khác trên Internet”. Những thuật ngữ này nhấn mạnh đến việc các trang báo
được thực hiện bởi kỹ thuật điện tử. Và nếu dừng lại ở khái niệm này thì chúng
ta không thể lột tả được lợi thế của loại hình báo chí mới theo đúng tinh thần
của chỉ thị 52/CT-TW của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử nước
ta hiện nay : “Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chí
truyền thống, dung lượng thơng tin lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hành
không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới, quốc gia…”
+ Internet Newspaper (Báo Internet): được hiểu là trang báo sử dụng
công nghệ kỹ thuật mạng Internet để truyền tải thông tin. Thuật ngữ Báo
Internet được sử dụng rộng rãi trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, hội
thảo khoa học về vai trị của cơng nghệ thơng tin đối với loại hình báo chí
mới. Cịn theo tiến sĩ Thang Đức Thắng-Tổng Biên tập VnExpress- thì: “Gọi
tên loại hình báo chí thứ tư một cách chính xác nhất là Báo chí Internet”[38].
Theo những cách hiểu trên thì thuật ngữ này cho phép nắm bắt và hiểu
rõ về bản chất, đặc trưng của loại hình báo chí có sự hình thành và phát triển
gắn liền với Internet. Tuy nhiên, trên thực tế trên thực tế một trang báo phát

hành trên mạng Internet đúng là một trang Web nhưng không phải trang Web
nào cũng là trang báo.
+Báo mạng là cách gọi khác của báo Internet mà người Việt hay dùng.
Nhưng nếu dừng ở thuật ngữ này thì khải niệm cũng mơ hồ và chung chung,
rất khó nắm bắt được bản chất của loại hình báo chí thứ tư.
Năm 1997, sau khi tạp chí Quê Hương có phiên bản điện tử, loại hình
báo chí mới này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà báo, những
người làm truyền thông. Trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân số ra
ngày 12-10-1997, nhà báo Phan Quang trăn trở:


11

“Cần định nghĩa lại báo chí chăng?”. Bài viết khẳng định:
“Sự xuất hiện của các phương tiện thông tin mới được dự báo từ
nhiều năm nay đang trở thành thực tế. Bên cạnh các loại hình báo chí
truyền thống như báo in, phát thanh và truyền hình, đã bắt đầu lưu
hành và đang trên đà mở rộng nhanh chóng loại hình được tạm gọi là
“báo điện tử”. Ngay cách gọi này đã buộc phải xem xét lại khái niệm
“báo chí điện tử” áp dụng những tiến bộ về tin học có khác các
phương thức mà phát thanh, truyền hình cổ điển vẫn thực hiện xưa
nay…Ở các nước, người ta đang tìm lời giải đáp cho câu hỏi cụ thể:
Trên Internet (và các mạng khác) cái gì và thế nào thì được gọi là
báo chí? Lời giải đáp này rất quan trọng, vì một khi sản phẩm đã
được xem là một loại hình báo chí, đương nhiên có quyền và nghĩa
vụ của một phương tiện thông tin đại chúng quy định trong Luật, và
đương nhiên chịu sự chế tài của các luật về báo chí” [31, tr. 292].
Cho nên, việc tìm khái niệm có thể bao hàm hết ý nghĩa, chức năng
nhiệm vụ của loại hình báo chí thứ tư này là rất cần thiết.
+BMĐT: là khái niệm do Học viện Báo chí và Tuyên truyền sử dụng để

đặt tên cho một ngành đào tạo mới: BMĐT. Sở dĩ Học viện Báo chí và Tuyên
truyền chọn thuật ngữ này để gọi loại hình báo chí thứ tư, bởi nhiều lý do:
-Thứ nhất, tên gọi này khẳng định: loại hình báo chí thứ tư là con
đẻ của sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, hoạt động
được nhờ các kỹ thuật số tiên tiến, các máy tính nối mạng và các
server, các phần mềm ứng dụng.
- Thứ hai, tên gọi này cho phép hiểu một cách chuẩn xác về bản
chất, đặc trưng cơ bản của loại hình báo chí thứ tư: tính đa phương
tiện; tính tương tác cao; tính tức thời, phi định kỳ; khả năng truyền
tải thông tin không hạn chế; lưu giữ thông tin dưới dạng siêu văn


12

bản; khả năng siêu liên kết-các trang báo được tổ chức thành từng
lớp, có cơ chế nở ra với số trang không hạn chế…
- Thứ ba, tên gọi này chỉ rõ: người làm báo và người đọc báo phải
có trình độ kỹ thuật nhất định, có thể giao lưu với nhau trực tiếp
bằng nhiều hình thức: Email, chat, diễn đàn, thảo luận…
-Thứ tư, tên gọi là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như:
báo, mạng, điện tử. Chính vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếu
tố: Việt hóa; đặc trưng của loại hình báo chí thứ tư; khắc phục được
sự thiếu về nghĩa, sự máy móc của từ ngoại lai. [42 tr.5-6]
Từ những viện dẫn trên, đồng thời BMĐT là một trong những chuyên
đề được qui định chính thức trong chương trình học của lớp Cao học báo chí
Khóa 15, nên chúng tơi chọn tên gọi này làm khái niệm chính thức để đi vào
nghiên cứu đề tài “Thực trạng BMĐT ĐBSCL”
1.1.2. Các quan niệm về Báo mạng điện tử
Trước khi BMĐT ở Việt Nam ra đời, trên thế giới đã xuất hiện nhiều
công trình nghiên cứu về loại hình báo chí thứ tư này. Mỗi một tác giả, nhóm

nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau, sau đây là những cách tiếp cận thu hút
được sự quan tâm của nhiều người.
1.1.2.1. Các quan niệm trên thế giới
Sau sự xuất hiện của trang Chicago, trong “Editor and Publisher của M.
Fitzgerald BMĐT cho rằng BMĐT là tất cả các phương tiện thơng tin đại
chúng có sự hiện diện của Web. Cơng chúng sẽ tìm thấy những thơng tin mà
trước đây họ thường tìm kiếm qua các cơng ty, hiệp hội, các tạp chí, các báo,
các dịch vụ thông tin và các syndycates, cũng như các đài phát thanh, truyền
hình trên một cơ sở dữ liệu mới. Cách hiểu này đã đồng nhất các trang Web
chứa đựng những thông tin trên một cơ sở dữ liệu chuẩn và một giao diện nhất
định với các trang BMĐT. Trên thực tế, vào cuối những năm của thế kỷ XX rất


13

nhiều trang Web chứa đựng thông tin của cá nhân, tổ chức, các tập đồn kinh tế
ra đời vì những mục đích nhất định. Tuy nhiên chúng khơng thể đáp ứng được
đặc thù, chức năng, nhiệm vụ…của một trang báo thực thụ. Do đó, quan niệm
này khơng thỏa mãn được đầy đủ về bản chất của một trang BMĐT.
Đến năm 1998, cơng tình nghiên cứu mang tên “Newspaper Publishing
and the world wide web của hai tác giả Michel H.Jackson và Norr Paul đã đưa
ra những tiêu chuẩn cần phải tránh của một trang BMĐT sau:
+ Trang web của một công ty truyền thông hay tổ chức mà không cung
cấp một sản phẩm riêng biệt để làm báo.
+ Trang Web không được cập nhật thơng tin trong vịng 15 ngày.
+ Trang web khơng có bản in tương ứng.
+ Trang web chỉ cung cấp những thông tin rao vặt, quảng cáo.
+ Trang web chỉ bao gồm một trang
+ Trang web chỉ cung cấp khung trang(đề mục) mà khơng có nội dung
đi kèm.

Đến nay, những tiêu chuẩn mà hai tác giả trên đưa ra vẫn còn đúng. Tuy
nhiên, đối với tiêu chuẩn 2,3 thì khơng cịn phù hợp. Bởi tính chất của BMĐT là
tức thời, phi định kỳ, tin bài phải luôn cập nhật liên tục theo từng phút, giây chứ
khơng thể tính thể đơn vị ngày như trước đó. Mặt khác, hiện nay có rất nhiều
trang BMĐT khơng có bản in tương ứng vẫn hoạt động hiệu quả.
Năm 2001, tiến sĩ Mark Deuze- nghiên cứu về giảng dạy báo chí ở các
trường đại học của Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha- đã đưa ra định nghĩa tương đối
hoàn chỉnh về BMĐT: “BMĐT là hình thức báo chí kế tiếp thứ tư sau báo in,
báo nói, truyền hình nhưng lại có những đặc điểm khác hẳn so với các loại
hình báo chí truyền thống. BMĐT sử dụng yếu tố công nghệ cao như là một
nhân tố quyết định. Các phóng viên BMĐT phải lựa chọn phương tiện nào là
tốt nhất để đăng một câu chuyện (tính đa phương tiện), phải đặt ra một không


14

gian, một đường dẫn để tạo nên sự tương tác giữa tác phẩm và cơng chúng
(tính tương tác cao), phải kết nhắc đến kết nối, đồng thời mở rộng những câu
chuyện, đưa người đọc từ không gian này đến không gian khác (tính siêu văn
bản) [theo Mark Deuze. Online Journalism modelling the first generation of
news on the world wide web (Báo trực tuyến mơ hình phương tiện thơng tin
thế hệ thứ nhất trên mạng toàn cầu. Trường nghiên cứu hệ thống giao tiếp
Amsterdam, Hà Lan. Tháng 12/1998].
Khái niệm tiến sĩ Mark Deuze đưa ra khá đầy đủ về đặc trưng của
BMĐT ở các tính đa phương tiện, tính tương tác cao, tính siêu văn bản; khái
niệm này được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận nhưng hơi dài.
Trên “Conser Cataloging manual 2002” đưa ra khái niệm về BMĐT
sau: “Sự tiếp cận từ xa với một trang báo trên mạng điện tử thì được gọi là
BMĐT”. Khái niệm này tuy ngắn gọn nhưng không giúp người ta hiểu một
cách rõ ràng về thực chất BMĐT là gì?

1.1.2.2. Các quan niệm ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm BMĐT cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa X ngày 12-6-1999, Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật báo chí được thơng qua. Điều 1 của Luật này(luật
số 12/1999/QH10)ghi rõ “Sửa đổi, bổ sung Lời mở đầu và một số điều của
Luật báo chí”, trong đó, BMĐT được đưa thêm vào điều 3 của Luật: “Báo
điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng
các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngồi”. Theo Luật này thì BMĐT
chủ khác các loại hình khác ở chỗ được đăng tải trên mạng Internet.
Nghị định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử
dụng dịch vụ Internet xem : “BMĐT là việc phát hành báo chí (báo in, báo nói,
báo hình, BMĐT) trên Internet”. Theo nghị định này, các nhà cung cấp dịch vụ
thông tin Internet (ICP-Internet Content Provider, nhà cung cấp nội dung thông


15

tin) phải tuân theo các quy định về báo chí, xuất bản phẩm trên Internet của Bộ
Văn hóa Thơng tin. Đồng thời khi các trang thông tin đủ chuẩn được cấp phép
sẽ được hưởng đủ mọi quyền lợi của Luật báo chí quy định. Điều này đánh
đồng BMĐT cũng như các loại hình dịch vụ thơng tin Internet.
Trong buổi họp báo giới thiệu Nghị định 55 của Chính phủ, nguyên thứ
trưởng Bộ Văn hóa Thơng tin Phan Khắc Hải cho rằng: căn cứ vào việc cấp
phép của Bộ VH-TT thì chưa có trang báo nào được coi là BMĐT thực sự và
chưa có phóng viên nào được cấp thẻ phóng viên BMĐT. Bộ VH-TT chỉ cấp
phép cho các cơ quan báo chí đưa báo chí của mình lên mạng và cấp phép cho
một số ICP để đưa thông tin lên mạng chứ không phải cho phép ra một trang
BMĐT.[Dẫn theo lời của tiến sĩ Nguyễn Thị Thoa trong đề tài khoa học cấp
cơ sở trọng điểm về tổ chức và quản lý BMĐT ở Việt Nam năm 2007]. Cách
giải thích này không thống nhất với Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật

báo chí- bổ sung thêm báo điện tử vào các loại hình báo chí.
Từ nhiều phân tích trên, tiến sĩ Nguyễn Thị Thoa nêu lên khái niệm về
BMĐT như sau:
BMĐT là hình thức báo chí thứ tư được sinh ra từ sự kết hợp những ưu
thế của báo in, báo nói, báo hình; sử dụng yếu tố cơng nghệ cao như một nhân
tố quyết định; quy trình sản xuất và chuyển tải thông tin dựa trên nền tảng
mạng Internet toàn cầu. [42, tr.10]
Trong khi tác giả Nguyễn Thị Trường Giang đưa ra khái niệm sau:
“BMĐT là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức trang web và
phát hành trên mạng Internet [56].
Tóm lại, dù ở nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung các nhà khoa
học có điểm giống nhau: đều xem BMĐT là một loại hình báo chí mới, có
khả năng cung cấp thông tin sống động bằng chữ viết và âm thanh, hình ảnh,
chỉ trong vịng vài phút đến vài giây, với số trang không hạn chế.


16

Từ những cách hiểu trên chúng tơi có thể rút ra một khái niệm như sau:
BMĐT là loại hình báo chí ra đời dựa trên sự tích hợp những ưu thế
của các loại hình báo chí truyền thống; được xây dựng dựa trên kỹ thuật công
nghệ cao và phát hành trên mạng Internet; khu vực phủ sóng tồn cầu; cơng
chúng của loại hình báo chí này phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về
trình độ kỹ thuật.
1.2. Đường lối, chính sách Đảng, Nhà nước liên quan đến Báo
mạng điện tử
Hồ Chí Minh hiểu rõ báo chỉ có thể phát huy tối đa vai trị của mình
nếu biết dùng pháp luật điều chỉnh đúng hướng. Cho nên, ngay sau khi đất
nước giành chính quyền, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban bố Sắc lệnh lệnh số 41
ngày 19-3-1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho nền báo chí Cách mạng Việt

Nam. Trong Hiến pháp đầu tiên của nước ta ra đời đã khẳng một số quyền tự
do cơ bản của nhân dân:“ Cơng dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận; tự
do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại
trong và ra ngoài nước” (Điều 10, Hiến pháp 1946).
Đến cuối năm 1956, nền báo Cách mạng Việt Nam có nhiều khởi sắc,
yêu cầu lúc này là phải tạo khung pháp lý cơ bản liên quan đến quản lý nhà
nước về báo chí. Và ngày 14-12-1956 Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 282 về
chế độ báo chí, sắc lệnh này sau trở thành Luật số 100/SL-L.002 ngày 20-51957 quy định chế độ báo chí. Đây là đạo luật đầu tiên dành riêng cho báo chí
ở Việt Nam lúc bấy giờ. Hai Nghị định tiếp theo thể hiện sự quan tâm sâu sắc
của Chính phủ với báo chí là: Nghị định 297/Ttg ngày 9-7-1957 “quy định
chế độ và quyền lợi của những người làm công tác nghiên cứu chuyên
nghiệp” và Nghị định 298/Ttg ngày 9-71957 quy định chi tiết thi hành luật về
chế độ báo chí.
Đến năm 1989 khi luật báo chí ngày 28-2-1989 được Quốc hội thông
qua đã thay thế cho Luật số 100/SL-L.002 về chế độ báo chí. Luật này gồm 7


17

chương, 31 điều(Đến luật sửa đổi bổ sung còn 30 điều) với đầy đủ những qui
định về đối tượng, chức năng nhiệm vụ, điều kiện thành lập trang báo, quyền
lợi của người hoạt động trong lĩnh vực báo chí; cơng chúng báo chí, các cơ
quan quản lý nhà nước về báo chí…
Bên cạnh đó, các hiến pháp 1946 (điều 10), 1959 (điều 25), 1980 (điều
45, 67), 1992 (điều 69, điều 33) đều nêu lên quyền tự do ngôn luận của nhân
dân, sự đánh giá tích cực về hoạt động của báo chí. Sau đó, các văn bản
hướng dẫn thi hành các Luật báo chí, xuất bản dần dần được hồn chỉnh. Nghị
định 133/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ban hành ngày 20-4-1992 quy định
chi tiết thi hành Luật báo chí về các mặt: bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do
ngơn luận trên báo chí của cơng dân, tổ chức báo chí và nhà báo, quản lý nhà

nước về báo chí, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Những Luật và văn bản quy phạm pháp quy trên đã góp phần quan
trọng trong việc điều chỉnh, định hướng hoạt động của các loại hình báo chí
truyền thống. Và ngay sau khi Internet xuất hiện, hàng loạt các văn bản khác
cũng lần lượt ra đời. Nghị định 21/CP ngày 5/3/1997 của Chính phủ về “Qui
chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam”. Kế
tiếp là Quyết định 136/Ttg ngày 3-5-1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thành lập Ban điều phối quốc gia mạng Internet. Sau Nghị định này, các
ngành Bưu điện, Văn hóa, Bộ Nội vụ phối hợp ra Thông tư liên tịch số
8/TTLT tổng cục Bưu điện- Bộ Văn hóa-Thơng tin-Bộ Nội vụ ngày 24-51997 “Hướng dẫn cấp phép việc kết nối cung cấp và sử dụng Internet ở Việt
Nam”. Ngày 21-5-1997, Bộ Văn hóa Thơng tin ban hành Quyết định số
110BC về việc cấp giấy phép cung cấp thông tin lên mạng Internet gồm 4
chương, 8 điều.
Thông tin được đưa lên mạng, phát hành tồn cầu thì các yếu tố liên
quan đến nước ngồi cần được quản lý, kiểm sốt chặt chẽ hơn. Vì thế, Nghị


18

định số 98-CP ngày 13-9-1997 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động
báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngồi. Cuối năm 1997, Thơng tư liên bộ
số 97/TTLB-VHTT-NG của Bộ Văn hóa-Thơng tin-Ngoại giao hướng dẫn thi
hành Quy chế hoạt động báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài. Quyết
định số 1268/ VHTT- QĐ ngày 6-7-1998 của Bộ Văn hóa -Thơng tin về chọn
đơn vị thực hiện đề án quản lý thông tin trên mạng Internet đặt tại Vụ Báo chí
gồm 3 điều… Những văn bản này ra đời mở ra hướng phát triển mới cho các
phương tiện truyền thông mở rộng tầm ảnh hưởng. Từ đây, các loại hình dịch vụ
kinh doanh, các tổ chức, cá nhân… có điều kiện quảng bá mình ra tồn thế giới.
Đây chính là cơ hội và cũng là tiền đề để BMĐT sau này phát triển thuận lợi.
Đánh dấu bước ngoặt sự cơng nhận loại hình báo chí thứ tư (BMĐT) là

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật chí 1999. Luật sửa đổi này bổ sung
báo điện tử vào các loại hình báo chí truyền thống. Luật này ra đời tạo điều
kiện cho các trang báo mạng độc lập và phụ thuộc có điều kiện hoạt động theo
đúng hướng, đúng chủ trương, hợp cơ chế và hiệu quả.
Ngoài Luật báo chí và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật báo chí,
cơ quan Nhà nước có thẩm còn ban hành nhiều văn bản quy định rõ việc xuất
bản, lưu chiểu và phát hành báo chí. Cụ thể, Nghị định 72/2000/NĐ-CP ngày
5-1-2000 của Chính phủ có đề cập đến cá nội dung: công bố, phổ biến tác
phẩm ra nước ngoài. Đặc biệt văn bản được xem là “mở nút” cho các cơ quan
báo chí có điều kiện phát triển phù hợp với xu thế “số hóa” là Nghị định
55/2001/NĐ-CP về việc quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet tại
Việt Nam, quy định: Năng lực quản lý phải theo kịp với yêu cầu phát triển;
Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp
lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Sau khi Nghị định 55 của Chính phủ ra đời, Tổng cục Bưu điện ban
hành Thông tư 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20-11-2001 hướng dẫn thi hành Nghị


19

định 55. Các quy định này chứng tỏ, Nhà nước đã mở rộng cửa cho các cơ
quan báo chí cơ hội phát huy hết ưu thể của mình, trong đó, BMĐT là một ví
vụ thuyết phục nhất. Tuy nhiên, sự quản lý của cơ quan chủ quản phải song
song theo kịp tốc độ của báo chí, các dịch vụ Internet, khơng để xảy ra tình
trạng mở rộng tràn lan và khơng thể kiểm sốt.
Vì lẽ đó, Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã đặt
ra vấn đề định hướng, trách nhiệm xã hội của các loại hình truyền thơng dựa
trên nền tảng Internet. Văn kiện nêu: “Sử dụng Internet đẩy mạnh thông tin
đối ngoại, đồng thời hạn chế, ngăn chặn những hoạt động tiêu cực qua mạng”
Thông tin cung cấp trên mạng như thế nào được xem là hợp pháp?.

Tháng 3 năm 2005, Bộ Văn hóa –Thơng tin ra cơng văn số 456 về tiêu chuẩn
của một trang BMĐT được coi là hợp pháp, phải thỏa mãn những qui định chi
tiết trong điều 4, điều 5 của công văn.
Điều 4: Mọi thông tin của đơn vị cung cấp thông tin trên Internet,
trang tin điện tử nói trong Qui chế 27/2002/QĐ – BVHTT phải thực
hiện theo những qui định sau đây:
1. Nội dung thông tin không gây phương hại đến độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, phá hoại
khối đại đồn kết tồn dân.
2. Khơng được kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm
lược gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động
dâm ơ, đồi trụy, tội ác.
3. Khơng được tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh,
kinh tế đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước
CHXHCN Việt Nam quy định.
4. Không được cung cấp thông tin trên Internet khi chưa có giấy
phép của bộ VHTT.


20

5. Không được cung cấp thông tin trái tôn chỉ, mục đích, phạm vi
thơng tin đã được Bộ VHTT cấp phép.
Điều 5: Các nội dung ghi trên trang chủ, trang mặt của Đơn vị cung
cấp thông tin Internet, trang thông tin điện tử trên Internet.
1. Tên gọi của Đơn vị cung cấp thông tin, trang thông tin điện tử.
2. Tên cơ quan chủ quản (nếu có).
3. Tên giấy phép, ngày cấp, cơ quan cấp giấy phép.
4. Họ, tên người chịu trách nhiệm của Đơn vị cung cấp thông tin và
trang tin điện tử. [16]

Mở rộng và phát triển các ấn phẩm, các trang thông tin, những trang
báo “con” là xu hướng phát triển tất yếu của báo chí. Dự đốn được xu thế
trên, các cơ quan tham mưu và ban hành Luật đã tính đến việc làm thế nào để
các cơ quan báo chí, những người tham gia hoạt động báo chí hiểu đúng, hiểu
rõ tinh thần của Luật. Điều này đặt ra một yêu cầu mới là phải có các bản
hướng dẫn cụ thể việc thi hành các Luật liên quan đến báo chí. Nghị định số
51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ra đời trên
cơ sở đó. Trong Nghị định này, điều 14 nêu rất cụ thể: “Sau khi nhận được
giấy phép hoạt động của báo chí, cơ quan báo chí mới được thơng báo trên
các phương tiện thơng tin đại chúng, hợp đồng in, đưa lên mạng thông tin
máy tính, phát sóng thử nghiệm…”
Khi các cơ sở pháp lý để thành lập một trang báo được hoàn chỉnh thì
việc hoạt động ra sao, quản lý chúng như thế nào? Làm sao được khuyến
khích báo chí phát triển lại là vấn đề đặt ra kế tiếp. Chỉ thị 58/CTTW của Bộ
Chính trị ra ngày 17-10-2001 khuyến khích đẩy nhanh xây dựng viễn thơng
và Internet. Bên cạnh đó, Bộ Chính trị ra tiếp Chỉ thị 22 đặt hình thức truyền
thơng trực tuyến gắn chặt với an ninh. Ngày 10-10-2002, Bộ Văn hóa-Thơng


21

tin đã ký Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế “Quản lý và
cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên mạng
Internet. Quyết định nhấn mạnh: việc cung cấp thông tin trên Internet, thiết
lập trang tin trang điện tử trên Internet không được thực hiện khi chưa có giấy
phép của Bộ Văn hóa-Thơng tin và không được cung cấp thông tin trái tôn
chỉ, mục đích, phạm vi thơng tin đã được Bộ Văn hóa- Thơng tin cho phép.
Bộ Văn hóa-Thơng tin(nay quyền này thuộc về Bộ Thơng tin Truyền thơng)
có trách nhiệm soạn thảo dự án Luật liên quan đến báo chí. Chính phủ có

trách nhiệm trình các Luật ấy lên Quốc hội. Quốc hội thảo luận và có quyền
thơng qua. Các văn bản dưới Luật liên quan đến báo chí khác, như: Nghị
định, Quyết định sẽ do Chính phủ ban hành trên cơ sở kiến nghị của Bộ thông
tin và Truyền thông.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 33/2002/QĐ-Ttg phê duyệt
dự án phát triển Internet Việt Nam giai đoạn 2001-2005 đã đưa vị thế của
Internet lên một tầm cao mới, mà sức ảnh hưởng của nó chi phối mọi hoạt
động của đời sống con người. Cụ thể, điều 1 có ghi mục tiêu đối với Internet:
“Phát triển hạ tầng Internet thành mơi trường ứng dụng thuận lợi cho các loại
hình dịch vụ điện tử về thương mại, hành chính, báo chí, bưu chính viễn
thơng, tài chính, ngân hàng, giáo dục từ xa, y tế qua mạng…phục vụ cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…”. Trong thời gian này, Bộ Văn hóaThơng tin cũng ra một Quyết định số 28/2002/QĐ-BVHTT ngày 21-11-2002
ban hành Quy chế xuất bản bản tin, tài liệu, trang rơi; phát hành thơng cáo
báo chí; đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử của các cơ quan, tổ chức
nước ngồi, pháp nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam. Khai thác tài
nguyên cũng phải tuân thủ đúng quy định, đó là nội dung của một quyết định
của Bộ Bưu chính-Viễn thơng. Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 265-2003 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính-Viễn thơng ban hành Quy định về quản
lý và sử dụng tài nguyên Internet.


22

Theo tinh thần của Nghị định 55 của Chính phủ là: phát triển đến đâu,
quản lý đến đó. Do vậy, khi các loại hình thơng tin đến mạng và Internet được
xây dựng và phát triển, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan ban
hành hàng loạt các văn bản để tăng cường quản lý Internet và báo chí sử dụng
Internet làm nền tảng.
Liên quan đến việc bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nhà nước của báo chí
và Internet, đầu năm 2004, Bộ Cơng an đã có quyết định cụ thể về vấn đề này.
Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA ngày 29-1-2004 của Bộ trưởng Bộ Công an

ban hành Quy định về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý,
cung cấp sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam. Ngày 1-12-2004 Bộ Chính trị
đã có thơng báo Kết luận số 162 TB/TW về một số biện pháp tăng cường
quản lý báo chí trong tình hình hiện nay.
Cuối năm 2004, Thông tư số 05/2004/TT-BCVT ngày 16-12-2004 của
Bộ Bưu chính - Viễn thơng hướng dẫn thực hiện một số điều về xử lý vi phạm
hành chính và khiếu nại, tố cáo quy định tại chương IV Nghị định 55 của
Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
Để triển khai Thông báo 162TB/TW, ngày 13-5-2005, Thủ tướng
Chính phủ ra Quyết định số 388/QĐ-TTg ban hành kế hoạch của Chính phủ
thực hiện Thơng báo đó của Bộ Chính trị. Trong thời gian này, Chỉ thị số
52/CT-TW ngày 22-7-2005 của Ban Bí thư “về Phát triển và quản lý báo điện
tử ở nước ta hiện nay” là đánh giá sâu sát những ưu, khuyết điểm của loại
hình báo chí thứ tư này. Chỉ thị khẳng định: “Báo điện tử có tác dụng và tiện
ích hơn hẳn các loại hình báo chí truyền thống, dung lượng thơng tin rất lớn,
tương tác thông tin nhanh, phát hành không bị trở ngại về không gian, thời
gian, biên giới, quốc gia. Từ khi ra đời báo điện tử đã góp phần vào việc phổ
biến tuyên tuyền chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
mở rộng hiệu quả thơng tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu


23

thơng tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân…”. Bên cạnh việc nêu ra một số
hạn chế cần khắc phục đối với báo điện tử, Chỉ thị nhấn mạnh đến nhiệm vụ
cần phải làm của các cơ quan báo chí là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục nhằm nâng cao nhận thức toàn thể các cấp, ngành và nhân dân về vị
trí tầm quan tọng và tính hai mặt của Internet và báo điện tử; tăng cường công
tác quản lý nhà nước đối với báo điện tử và các mạng thơng tin điện tử; sửa
đổi, bổ sung hồn thiện các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách phát

triển, quản lý báo điện tử và mạng Internet; nâng cao năng lực quản lý báo
điện tử của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quản quản lý nhà nước từ
Trung ương đến địa phương.
Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008 về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet đã thay thế cho Nghị định
55/2001/NĐ-CP. Trong năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban
hành nhiều Quyết định, Thông tư liên quan đến Internet: Quyết định 37/200/QĐBTTTT ngày 13-6-2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thơng tin điện tử; Thông tư số
05/TT-BTTTT ngày 12-11-2008 hướng dẫn một số điều của Nghị định 97/2008/
NĐ-CP; Thông tư số 7/2002/TT-BTTTT ngày 18-12-2008 hướng dẫn một số
nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân
trong Nghị định 97/2008/ NĐ-CP; Thông tư số 09/TT-BTTTT ngày 24-12-2008
hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet…
Từ các văn bản nêu trên có thể thấy, phần lớn nội dung các văn bản này
đều tập trung quy định quản lý nhà nước về Internet, trang tin, báo điện tử.
Trong khi, ngày nay, các trang mạng xã hội, trang tin cá nhân đang phát triển
rầm rộ, kết nối nhanh, khó kiểm sốt, như: Blogs, Facebook, các hình thức
Online trực tuyến… nhưng chưa có văn bản, luật định có hình thức quản lý
hoặc xử phạt khi vi phạm.


24

1.3. Báo mạng điện tử ở Việt Nam
Tạp chí Quê Hương Online ra đời năm 1997 đã đánh dấu mốc quan
trọng cho sự nở rộ của các trang BMĐT tiếp theo. Kể từ đó, hàng loạt các
trang báo in có tên tuổi cho ra đời phiên bản của mình trên Internet, đáng kể
nhất là sự xuất hiện các trang BMĐT độc lập VnExpress, Vietnamnet,
Vnmedia. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, cộng thêm nhu cầu
hội nhập quốc tế, ở Việt Nam, cứ năm sau cao hơn năm trước, các trang

BMĐT liên tục tăng không ngừng.
Trong quyển “Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản”, NXB Chính trịHành chính 2010, tác giả Nguyễn Thị Trường Giang chia quá trình hình thành
và phát triển của các BMĐT Việt Nam thành ba giai đoạn: giai đoạn 1 từ
1997 đến 2001, giai đoạn 2 từ 2001 đến 2005 và cuối cùng là từ 2005 đến
nay. Trong đó, tác giả phân tích giai đoạn đầu là giai đoạn sơ khai của BMĐT
với rất nhiều khó khăn. Nổi cộm nhất vẫn là những khó khăn về hạ tầng kỹ
thuật cơng nghệ kỹ thuật, về vấn đề trình độ và tính chun nghiệp của nhân
sự hoạt động trong loại hình báo chí thứ tư này, vấn đề tâm lý tiếp nhận của
bạn đọc cịn dè dặt. Giai đoạn tiếp theo tuy có sự xuất hiện hàng các phiên
bản con của các trang báo lớn, các trang BMĐT độc lập nhưng số lượng
người được đào tạo chưa nhiều, đội ngũ làm báo trực tiếp vẫn tỏ ra lúng túng
và thiếu chuyên nghiệp. Giai đoạn thứ ba BMĐT ở Việt Nam không chỉ phát
triển nhanh về số lượng mà còn nâng dần đươc chất lượng. Đáng ghi nhận là
giai đoạn này ngoài các trang báo tuyền thống có thương hiệu thì các trang
báo mạng của các cơ quan báo đảng tỉnh cũng xuất hiện rầm rộ. Các trang báo
mạng trực thuộc báo truyền thống và báo tỉnh khơng dừng lại là bản sao mà
cịn tích hợp được những ưu thế vượt trội của BMĐT về đa phương tiện, đồ
hình đồ họa, tính tương tác cao. Các trang báo Tuổi Trẻ Tp.HCM, Nhân Dân,
Thanh Niên, Yên Bái…đều cung cấp các video bài hát, các chương trình
truyền hình hay các bộ phim hấp dẫn cơng chúng trên trang web của mình.


25

Theo thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam, đến tháng 12/2009, cả nước
có 37 báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan báo chí, hàng ngàn trang
thơng tin điện tử. Tuy nhiên, đến nay chưa có tài liệu nào phân định rõ 37
trang báo điện tử này gồm những trang nào và chúng là trang BMĐT độc lập
hay cả độc lập và phụ thuộc (vào những trang báo mẹ). Ở nước ta, nói đến
BMĐT thì phải kể đến một số trang tiêu biểu như: Vietnamnet, VnExpress,

Vnmedia, Tuổi trẻ online, Tiền Phong Online, Sài Gịn Giải Phóng Online,
Lao động điện tử, Nhân Dân điện Tử, Dân Trí điện tử….
Bên cạnh những trang BMĐT nêu trên, từ năm 2001 về sau, báo Đảng
trong cả nước cũng cho ra đời các phiên bản của mình trên Internet. Điều này
tạo nên một làng báo mạng đa sắc màu, phong phú đem đến nhiều sự lựa chọn
cho độc giả trên khắp mọi miền của cả nước. Một đặc thù làng báo ở Việt
Nam là hàng ngày các trang báo lớn như: Nhân Dân, Tuổi Trẻ, Thanh Niên…
đều thông tin các sự kiện nổi bật trong nước. Tuy nhiên, nếu một độc giả xa
xứ muốn tìm hiểu những thơng tin tỉ mỉ về Cần Thơ hoặc một tỉnh lẻ nào khác
thì lựa chọn đầy đủ nhất vẫn là Báo Cần Thơ điện tử hoặc báo đảng online
của tỉnh đó. Và câu hỏi đặt ra là: Nên xem các trang website của các bảo
Đảng là BMĐT hay trang web thông tin?
Trong đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm 2007 “Tổ chức và quản lý
BMĐT ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thoa có nêu ra sự khác biệt giữa
các web thơng tin và BMĐT. [42, tr.19-21]
BMĐT
Là một tổ chức chính tị xã hội

Trang web thông tin
Của tổ chức xã hội, công ty,

nhất định, độc lập trên mạng
đơn vị kinh tế, cá nhân
Là hoạt động chính trị (có
Quảng bá cho tổ chức, cá
nhiệm vụ chính trị, phục vụ cơng tác nhân, sản phẩm, vì mục đích kinh tế
tư tưởng, phục vụ lợi ích quốc gia, là chủ yếu
dân tộc, nhân dân theo luật báo chí



×