Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tiểu luận cao học lịch sử tư tưởng chính trị Tìm hiểu về đảng dân chủ hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.66 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC MY
1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
2. Đặc điểm hệ thống chính tri
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ ĐẢNG DÂN CHỦ MY
1. Khái quát về đảng dân chủ My
2. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ My
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ My
4. Nền tảng ý thức hệ và ý thức hệ của Đảng Dân chủ My
5. Biểu tượng của Đảng Dân chủ My
6. Danh sách các Tổng thống đắc cử của Đảng Dân chủ My
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ MY

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước My từ lâu đã hình thành cái gọi là chế độ đa đảng: Đảng Dân chủ và
Đảng Cộng hòa, đại biểu cho quyền lợi cuả những tư bản lũng đoạn lớn, thay
phiên nhau nắm chính quyền và là hai đảng đối lập hợp pháp. Đảng Dân chủ là
một trong hai đảng chính tri có ảnh hưởng nhất ở My, ra đời năm 1791. Mặc dù
trong thực tế, việc nghiên cứu về Đảng Dân chủ của My không phải là một vấn
đề mới, thậm chí là đã có rất nhiều người đã chọn đảng này để làm tiều luận hay
các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên việc em chọn Đảng Dân chủ để làm bài
tiểu luận tìm hiểu về một đảng chính tri lớn và lâu đời trên thế giới trong khuôn
khổ môn Quyền lực chính tri và cầm quyền bởi vì:
Thứ nhất, hiện nay đảng này đang là đảng cầm quyền;
Thứ hai, là đảng chính thức trong hệ thống chính tri của một nước lớn trên
thế giới;
Thứ ba, Đảng Dân chủ là đảng được người dân My và nhân dân thế giới ủng


hộ nhiều hơn, biểu hiện rõ nhất qua các cuộc bầu cử Tổng thống My.
2. Tình hình nghiên cứu
Có một số nghiên cứu như :
- Vài nét về Đảng Dân Chủ Ở My của GS, TS. Nguyễn Hoàng Giáp - Viện
trưởng Viện Quan hệ quốc tế, Học viện CT-HCQG HCM
- Các Đảng chính tri ở Hoa Kỳ
- Hay các nghiên cứu có liên quan như tìm hiểu “Chế độ Tổng thống My”,
luận văn với đề tài “Vài nét về chế độ và quá trình bầu cử của Hoa Kỳ”...
Trong khuôn khổ tìm hiểu các công trình nghiên cứu đi trước và tham khảo
2


một số tài liệu có liên quan đến Đảng Dân chủ My, em đã hoàn thành bài tiể
luạn với chủ đề: “Tìm hiểu Đảng Dân chủ My - một đảng lớn và lâu đời trên thế
giới”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát về nước My:
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
- Đặc điểm hệ thống chính tri
Nghiên cứu tổng thể và chi tiết về Đảng Dân chủ My :
- Khái quát chung về Đảng Dân chủ My
- Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ My
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ my
Trong phạm vi kiến thức còn hạn hẹp, bài tiểu luận “Tìm hiểu về Đảng Dân
chủ Hoa Ky của em không thể tránh khỏi những thiếu xót, em mong cô sửa
chữa và bổ sung để bài tiểu luận của em được đầy đủ, chi tiết hơn.

3



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC MY
1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ (hay thường bi gọi với tên không chính xác là Hợp
chủng quốc Hoa kỳ) là tên đầy đủ của Hoa Kỳ hay còn gọi là nước My, được
thành lập khi 13 thuộc đia cũ của Anh tại Bắc My tuyên bố vào năm 1776 rằng
họ là những bang tự do và độc lập. Hoa Kỳ có 50 bang gồm 3 bộ phận lãnh thổ
cách biệt nhau. Bộ phận thứ nhất gồm 48 bang, nằm giữa lục đia Bắc My, giáp
Canađa, Mêhicô, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Bộ phận thứ hai là bang
Alaxka nằm ở Tây Bắc lục đia Bắc My, giáp Canađa, biển Bôxpho và biển
Bêrinh. Bộ phận thứ ba là đảo Hawai nằm giữa Thái Bình Dương, cách thành
phố Sanphranxico khoảng 3.900 km đường biển.
Thủ đô Hoa Kỳ hiện nay là Washington D.C có diện tích 176 km² và
khoảng gần 600 nghìn dân. Hoa Kỳ là một nước Cộng hòa Liên bang với diện
tích 9.373.000 km², dân số 313.847.465 người (năm 2012).
Các nhóm dân tộc : người da trắng 80%, da đen 11%, người Hispaníc 6%,
người Châu Á 2%, người da đỏ và các nhóm người khác 1%.
Ngôn ngữ chính : tiếng Anh, một bộ phận nói tiếng Tây Ban Nha.
Tôn giáo : Đạo Tin lành 49%, Đạo Thiên chúa 30%, Đạo Cơ đốc 4%, Đạo
Do thái 3%, Anh quốc giáo 2%, Đạo Hồi 2%...
Kinh tế -xã hội : My là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất
thế giới. GDP năm 2012 là 15.643 tỷ USD, đạt 2,2%, cao hơn mức tăng
trưởng 1,8% trong năm 2011.
Văn hóa-giáo dục: số học sinh trên giáo viên : bậc tiểu học 20, trung học 15,
bậc trên trung học 10. Tỷ lệ GNP giành cho giáo dục 6,7%. Tỷ lệ người biết
chữ 97%. Số dân trên bác sĩ 413. Tuổi thọ trung bình : nam 72, nữ 79 tuổi.
4


2. Đặc điểm hệ thống chính tri
Chính thể My là Cộng hòa Tổng thống. Hệ thống chính tri My được hình

thành trên nguyên tắc của Hiến pháp My. Hiến pháp My quy đinh những
nguyên tắc và giới hạn quyền lực cho hoạt động chính tri của toàn hệ thống
chính tri: Phân chia quyền lực, kiềm chế và đối trọng, chế độ liên bang, chính
phủ hạn chế và xét duyệt tư pháp.
Phân chia quyền lực và kiềm chế – đối trọng là hai nguyên tắc quan trọng
nhất của Hiến pháp My, theo đó bộ máy nhà nước được chia làm 3 nhánh: lập
pháp có nhiệm vụ thông qua các đạo luật, được trao cho Quốc hội; hành pháp
có nhiệm vụ thi hành luật, được trao cho Tổng thống; tư pháp – giải thích luật,
được trao cho Tòa án tối cao.
Chế độ liên bang quy đinh việc phân bố quyền lực giữa chính quyền trung
ương và chính quyền các bang, chính quyền trung ương và chính quyền bang
đều có ảnh hưởng trực tiếp đối với công dân và mỗi chính quyền lại có những
quyền lực riêng.
Chính phủ hạn chế: nền tảng cơ bản của chính phủ hạn chế là quyền lực
chính phủ bi hạn chế bởi các quyền và tự do của người dân; người dân trao cho
chính phủ một số quyền và nghĩa vụ nhất đinh; khế ước chính tri – các hành
động của chính phủ phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền đã được người dân
nhất trí (dù là gián tiếp) và được thể hiện thông qua Hiến pháp.
Nguyên tắc xét duyệt tư pháp: cơ quan tư pháp có quyền quyết đinh tính
hợp hiến của các hoạt động của nhiều chủ thể từ chính quyền liên bang, chính
quyền bang và chính quyền đia phương. Xét duyệt tư pháp đặt vi trí Tòa án tối
cao vào vi trí là người giám sát hoạt động của chính phủ trung ương và do đó,
trở thành người bảo vệ cho chế độ liên bang.

5


Hệ thống chính tri My là hệ thống đa nguyên đa đảng nhưng lich sử chính
tri My lại luôn luôn chứng kiến sự thay nhau cầm quyền của hai đảng lớn đó là
Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Có bốn lý do của sựu tồn tại chế độ 2 đảng

nổi trội ở My:
Thuyết nhi nguyên mang tính lich sử về xung đột chính tri ở My. Sự chia re
chính tri lớn đầu tiên diễn ra là sự chia re giữa những người theo chủ nghĩa liên
bang và những người chống chủ nghĩa liên bang. Cuộc đấu tranh này tạo nên
truyền thống chi phối nền chính tri 2 đảng ở quốc gia này.
Những quan điểm trung hòa của cử tri My. Khác với các nền dân chủ châu
Âu, ở My không tồn tại chế độ phong kiến hay quý tộc, nên không có tầng lớp
nào để hình thành một đảng chính tri lớn theo khuynh hướng cực hữu; dân
nghèo thì không thể hình thành một đảng chính tri lớn cực tả; nền dân chủ My
thiên về trung dung. Cử tri My không muốn lựa chọn chính tri cực đoan. Các
đảng phái theo hướng cực tả hoặc cực hữu đều không có chỗ đứng trong nền
chính tri My.
Cấu trúc của hệ thống bầu cử khuyến khích sự chi phối của hệ thống hai
đảng. Chế độ bầu cử theo phương thức đa số tương đối. Ứng cử viên thắng cử
là người giành nhiều phiếu bầu nhất trong số những người cạnh tranh. Trong
bầu cử Tổng thống, đảng nào giành nhiều phiếu nhất tại một bang thì đảng đó
giành được tất cả các phiếu đại cử tri của bang đó.
Các Đảng Dân chủ và Cộng hòa đủ sức chi phối nền chính tri My bởi nó
thích nghi được với những biến cố xã hội; linh hoạt chấp nhận các quan điểm
khác để mở rộng liên minh (thu hút bất cứ đảng thứ ba nào nổi lên). Cương
lĩnh của hai đảng này cũng đã bao quát hầu như tất cả các vấn đề của đời sống
kinh tế – chính tri – xã hội My, học đã đóng được vai trò đại diện các tầng lớp
dân cư.
6


Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính tri My. Việc phân quyền còn
được tổ chức theo chiều dọc: phân quyền giữa chính quyền liên bang – chính
quyền bang – chính quyền đia phương. Bầu cử giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong hoạt động chính tri My – lựa chọn những người vào cương vi lãnh đạo

cao nhất của bộ máy các cấp từ trung ương đến đại phương.
Hoạt động tranh cử, nhất là cuộc chạy đua vào Nhà trắng giành chiếc ghế
Tổng thống là quyết liệt nhất. Thực chất đây là cuộc cạnh tranh giữa Đảng Dân
chủ và Đảng Cộng hòa. Tổng thống My không do người dân trực tiếp bầu, mà
do cử tri đoàn bầu ra. Thành viên của cử tri đoàn đưuọc gọi là đại cử tri. Mỗi
bang có số đại cử tri bằng số thượng nghi sĩ và hạ nghi sĩ của bang đó cộng lại.
Để trở thành Tổng thống, ứng cử viên phải giành được ít nhất 270 phiếu của cử
tri đoàn. Các đại cử tri không được là quan chức của chính phủ hoặc nghi sĩ
Quốc hội, nhưng mang tính đảng phái. Các đại cử tri phải cam kết bỏ phiếu cho
đảng mà họ đứng tên đại diện.
Quá trình bầu cử tổng thống trải qua ba giai đoạn: giai đoạn bầu cử sơ bộ;
giai đoạn hội nghi đảng toàn quốc, chiến dich vận động tranh cử; giai đoạn bầu
tổng thống và phó tổng thống.
Bầu cử Quốc hội đơn giản hơn nhiều so với bầu tổng thống. Nó diễn ra qua
hai giai đoạn: bầu cử sơ bộ để chọn ứng cử viên của mỗi đảng và bầu chính
thức quyết đinh người thắng cuộc. Kết quả bầu cử được quyết đinh theo
phương pháp đã số tương đối – người trúng cử là người giành được số phiếu
cao hơn đối thủ của mình, kể cả khi số phiếu bầu không vượt quá 50%.
Nhìn chung hoạt động bầu cử ở My về hình thức là lựa chọn đại diện cho
dân, nhưng thực chất đó là cuộc ganh đua giành quyền lực giữa các đảng phái,
các lực lượng xã hội với sự tham gia, tác động của tất cả các thành tố trong hệ
thống chính tri.
7


CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ ĐẢNG DÂN CHỦ MY
1. Khái quát chung về Đảng Dân chủ My
Trong nửa đầu thế kỷ XIX, Đảng Dân chủ My thể hiện lợi ích của chủ đồn
điền miền nam và giai cấp tư sản ngân hàng, thương nghiệp miền bắc. Đảng
còn bao gồm cả tầng lớp tiểu tư sản thành thi và các phác-mơ phản đối chính

sách của đại tư sản. Đến năm 1860, Đảng Dân chủ phân hóa nặng nề: bộ phận
những người dân chủ miền Bắc gồm đại tư sản và chủ nô muốn củng có nền
kinh tế và đia vi của mình, phản đối việc duy trì chế độ nô lệ ở miền Bắc và
miền Tây; bộ phận những người dân chủ miền Nam đại diện cho lực lượng
chủ đồn điền bảo thủ, phản động, chủ trương duy trì chế độ nô lệ, phân biệt
chủng tộc. Trong hàng ngũ chủ nô, còn có một bộ phận ôn hòa, đại diện cho
các chủ nô vùng biên giới và một số bang miền Nam.
Trong lich sử chính tri nước My, Đảng Dân chủ là một trong những chính
đảng lớn nhất, ra đời sớm và tồn tại lâu đời nhất. Đảng Dân chủ từ khi thành
lập đến nay luôn là một nhân tố quan trọng hàng đầu cấu thành hệ thống và thể
chế chính tri My. Sau khi Đảng Cộng hòa ra đời năm 1854, Đảng Dân chủ
cùng với đảng này trở thành hai chính đảng tư sản thay nhau nắm quyền trong
suốt 155 năm qua. Với thắng lợi trong cuộc bầu cử cuối năm 2008, Đảng Dân
chủ với ứng cử viên tổng thống B. Ôbama đã giành lại quyền kiểm soát Nhà
trắng sau 8 năm rơi vào tay Đảng Cộng hòa, đồng thời giành quyền kiểm soát
cơ quan lập pháp ở cả Thượng viện và Hạ viện.
Các đảng phái chính tri ở My bắt đầu hình thành từ đầu thập niên 90 thế kỷ
XVIII. Dưới thời Tổng thống đầu tiên G. Oasinhtơn, chính quyền My bi chia re
thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất theo tư tưởng liên bang đứng đầu là Bộ trưởng
Tài chính A. Hamiltơn chủ trương hình thành một chính phủ quốc gia mạnh,
tăng cường quyền lực trung ương, nâng đỡ giới công nghiệp-tài chính miền
8


Đông Bắc. Nhóm thứ hai đứng đầu là Bộ trưởng Ngoại giao T. Jefferson chủ
trương phân quyền cho các bang, nâng đỡ giới đia chủ, nông dân, tiểu thủ công
ở miền Nam. Sau khi Hiến pháp liên bang được phê chuẩn (1789), nhóm thứ
nhất trở nên mạnh hơn và hoạt động như một đảng chính tri. Thomas Jefferson
không được Tổng thống Oasinhtơn ủng hộ, nên từ chức và năm 1791 lập ra
một đảng đối lập với tên gọi Đảng Dân chủ-Cộng hòa, được coi là tiền thân của

Đảng Dân chủ ngày nay. Năm 1800 dưới danh nghĩa đảng này, Jefferson ra
tranh cử tổng thống và đã thắng cử, trở thành Tổng thống thứ ba của nước My,
mở ra thời kỳ 24 năm cầm quyền liên tục của Đảng Dân chủ-Cộng hoà. Trong
thời kỳ này, nền kinh tế My, đặc biệt là nông nghiệp phát triển mạnh, do đó
Đảng Dân chủ-Cộng hoà giành được sự ủng hộ của những người nghèo, nô lệ
da đen và nông dân.
Đảng này xuất phát nguồn là một đảng phản cách mạng và chống lại việc
thành lập Liên bang Hoa Kỳ, sau đó Đảng dần dần trở thành đảng theo xu
hướng trung tả trên bàn cờ chính tri nước My kể từ những năm 90 của thế kỷ
XIX và đặc biệt rõ nét hơn vào những năm 30 của thế kỷ XX, dưới nhiệm kỳ
của Tổng thống Franklin Roosevelt. Những năm 60 và 70 của thế kỷ XX,
nghiêng về phía cánh tả dưới sự thúc đẩy của các Thượng nghi sĩ Hubert
Humphrey, George McGovern hay Edward Kennedy; trong những năm 90 của
thế kỷ XX, Đảng Dân chủ đã nghiêng rõ rệt về cánh hữu dưới thời Tổng thống
Bill Clinton.
Về mặt đia phương cục bộ, Đảng Dân chủ có nhiều người bảo thủ và gần
gũi với đối thủ Đảng Cộng Hòa, đặc biệt tập trung ở các khu vực miền Tây,
miền Trung và miền Nam đất nước. Ngược lại, rất nhiều chi bộ của Đảng Dân
chủ, chủ yếu trong các vùng San Francisco thuộc California, Seattle, quận King
ở Washington, miền trung của Oregon, các vùng thuộc phía Tây khu vực Hồ
9


lớn (Minnesota và Wisconsin) lại nghiêng về cánh tả.
2. Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Dân chủ My
Đảng Dân chủ cùng với Đảng Cộng hòa là hai chính đảng lớn nhất tại Hoa
Kỳ. Đảng Dân chủ My ra đời năm 1791.
Sau khi Đảng Liên bang biến mất, Đảng Dân chủ - Cộng hòa (rất nổi tiếng
ở thời kỳ đó dưới tên gọi duy nhất là Đảng Cộng hòa) đã trở thành đảng chính
tri duy nhất quan trọng ở Hoa Kỳ.

Từ năm 1824 do những mâu thuẫn nội bộ nên Đảng Dân chủ-Cộng hoà bi
phân liệt thành nhiều phe phái khác nhau. Kết quả là, vào năm 1828 Đảng này
bi chia re thành hai đảng mới: Đảng Dân chủ và Đảng Whig. Thời kỳ từ năm
1828 đến trước cuộc nội chiến ở My (1861-1865), Đảng Dân chủ và Đảng
Whig thay nhau cầm quyền.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Andrew Jackson (3/1829-3/1837) sự chia
re đã xuất hiện trong nội bộ Đảng. Những người ủng hộ Jackson thành lập
Đảng Cộng hòa – Dân chủ, những người chống đối Tổng thống thì tập hợp lại
dưới cái tên Đảng Quốc gia Cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của John Quincy
Adams. Đảng Cộng hòa – Dân chủ đã nhanh chóng đổi tên thành Đảng Dân
chủ.
Từ năm 1833-1856, Đảng dân chủ đối lập với Đảng Whig, là một đảng có
xu hướng tự do và liên bang, gần gũi với giới doanh nhân và đặc biệt đây là
một đảng của phía Bắc.
Năm 1854, một liên minh của Đảng Whig với những người thuộc Đảng Dân
chủ có xu hướng chống chế độ nô lệ đã thành lập Đảng Cộng hoà, đại diện cho
quyền lợi của tư bản công-thương nghiệp miền Bắc và miền Tây, Đảng Dân
chủ đại diện cho chế độ nô lệ ở miền Nam. Đây là nguyên nhân dẫn đến cuộc
10


nội chiến kéo dài từ 1861 đến 1865 với thắng lợi của tư bản miền Bắc.
Từ năm 1856, đối thủ chính của Đảng Dân chủ là Đảng Cộng hòa, Đảng đã
thay thế Đảng Whig vốn đã trở nên yếu kém bởi vấn đề nô lệ.
Đảng Dân chủ trước hết là một đảng ủng hộ quyền lợi của các bang chống
lại sự lấn quyền của Nhà nước Liên bang. Một cách gián tiếp, Đảng này ủng hộ
việc duy trì chế độ nô lệ, chính điều này đã khiến cho Đảng Dân chủ được lòng
dân trong các cuộc bầu cử ở miền Nam.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1860, Đảng Dân chủ bi phân chia nội
bộ giữa những người dân chủ phía Bắc (ôn hòa) và những người dân chủ phía

Nam (ủng hộ chế độ nô lệ). Mỗi phe đều đưa ra một ứng cử viên tổng thống để
tranh cử với ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là Abraham Lincoln, người đã
chiến thắng sau cùng trong bầu cử này.
Thất bại của Đảng Dân chủ đã kéo theo sự ly khai của các bang và các cử tri
miền nam đã bầu người của Đảng Dân chủ là Jefferson Davis là Tổng thống
mới của họ.
Chiến tranh ly khai kéo dài đến năm 1865,năm thắng lợi của miền bắc. Thất
bại của miền nam đã khiến Đảng Dân chủ mất đi bệ đỡ trong các cuộc bầu cử,
hơn thế nữa, các bang nổi dậy miền nam còn bi tước quyền bỏ phiếu bầu cử
trong những năm đầu tiên của thời kỳ tái thiết đất nước.
Trước nội chiến 1861-1865, Đảng Dân chủ gần như liên tục nắm chính
quyền. Năm 1877, sau khi tất cả các hợp bang cũ được khôi phục lại các quyền
lợi và quân miền bắc chấm dứt việc chiếm đóng miền nam, Đảng Dân chủ lại
trở thành nơi ẩn náu của tất cả những người trước đây chủ trương ủng hộ chế
độ nô lệ và chủ trương ly khai.
Trong những năm 1880-1890, Đảng Dân chủ do William Jennings Bryan
11


nắm quyền đã thông qua Cương lĩnh Phong trào bình dân và hướng quan điểm
kinh tế theo cánh tả, mặc dù về mặt xã hội còn rất bảo thủ. Tuy nhiên dưới sự
thôi thúc của những người theo khuynh hướng tiến bộ, những người hành động
theo hai trường phái chính tri khác nhau, một số người trong Đảng Dâm chủ đã
tham gia đấu tranh chống tham nhũng và hành động theo ý chí của nhân dân.
Franklin Roosevelt và chính sách New Deal của ông đã đưa những người
dân chủ trở lại cơ quan quyền lực một cách bền vững nhờ vào chương trình cấp
tiến tự nguyện và chương trình kinh tế của Keynes. Sau chiến tranh lại nắm
chính quyền từ 1885-1889, từ 1893-1897, từ 1913-1919 và 1933-1935.
Trong các bang miền bắc, Đảng Dân chủ tìm sự ủng hộ ở những người nhập
cư trong vùng New-England, đặc biệt là những tín đồ Công giáo gốc Ailen;

trong các bang miền Tây là những người nhập cư đến từ các nước châu Âu,
những người này thường phải đương đầu với chính quyền cộng hòa về các vấn
đề thuế hải quan.
Tóm lại, Đảng Dân chủ thường giành được lá phiếu của những người da
trắng miền Nam, những người Do Thái và Công giáo, các tầng lớp bình dân và
những người vừa mới nhập cư ở miền Đông-Bắc.
Thời kỳ từ năm 1865-1932, sự thống tri của Đảng Cộng hòa là rõ ràng,
nhưng không hoàn toàn là tất cả bởi cũng có những Tổng thống là người của
Đảng Dân chủ được bầu trong thời kỳ này như: Grover Cleveland (1884-1888;
1892-1896) hay Woodrow Wilson (1912-1916).
Thời kỳ 1933-1945 là thời kỳ của Tổng thổng Franklin Delano Roosevelt.
Cuộc bầu cử năm 1932 mang đến cho Đảng Dân chủ đa số ghế trong cả hai
viện cũng như các ghế thống đốc tiểu bang. Những chương trình ban hành năm
1933 được các sử gia gọi là “New Deal thứ nhất”. Các đảng viên Đảng Dân
12


chủ bảo thủ nổi giận, dưới sựu lãnh đạo của Al Smith đã thành lập Liên minh
Tự do My năm 1934 và tổ chức phản công, những những nỗ lực ấy không hiệu
quả. “New Deal thứ hai” là một chương trình về lập pháp đầy tham vọng.
Ông xây dựng một Liên minh New Deal gồm các nghiệp đoàn lao động thành
phần thiểu sô quan trọng đó là người Công giáo, người Do Thái và lần đầu tiên
người da đen tham gia. Liên minh này chiến thắng hầu hết các cuộc bầu cử
Tổng thống và tan rã vào năm 1968.
Ngay từ thời kỳ cuối những năm 40 của thế kỷ XX, những người dân chủ ở
phía Bắc dưới tác động của Tổng thống Harry Truman và của Thượng nghi sĩ
Hubert Humphrey, tuyên bố ủng hộ việc chấm dứt việc phân biệt đối xử giữa
người da trắng và người da đen, trước hết là trong quân đội, sau đó là trong xã
hội dân sự.
Tại miền nam phân biệt chủng tộc đó là một tin tức làm rụng rời những

người theo Đảng Dân chủ ở miền nam, những người đã thành lập một đảng lu
khai để chuẩn bi cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1948. Strom Thurmond
đại diện cho Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống với ứng cử viên của
Đảng Cộng hòa là Harry Truman, chỉ giành được sự ủng hộ về đa số của bốn
bang miền nam , tức là đạt được 39 phiếu của đại cử tri.
Năm 1964, phần lớn các bang miền nam đã bỏ phiếu lần đầu tiên cho một
ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, một người cực kỳ bảo thủ – Barry Goldwater,
trong khi đó Tổng thống Johnson được thông qua với đa số phiếu áp đảo ở
phần còn lại của đất nước.
Năm 1968, những người dân chủ miền nam đã thành lập Đảng (American
Independent Party, viết tắt là AIP). Ứng cử viên tổng thống của Đảng AIP cho
cuộc bầu cử năm 1968 là thống đốc bang Alabama, đạt được 13,5% số phổ
thông đầu phiếu và được đa số phiếu của các đại cử tri các bang ở miền nam.
13


Chính điều này đã tước đi cơ hội thắng cử cảu ứng cử viên Đảng Dân chủ là
Hubert Humphrey trước ứng cử viên của Đảng Cộng hòa là Richard Nixon.
Trong cùng thời gian này, do sự ly khai của các đảng viên bảo thủ, Đảng
Dân chủ đã cấp tiến hóa và vào năm 1972 đã giới thiệu George Mc Govern ra
ứng cử Tổng thống , ông này bi tố cáo ủng hộ chủ nghĩa cộng sản nên đã thất
bại trước Nixon.
Như vậy, cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, những người dân chủ đã có
32 năm nắm Nhà Trắng, 44 năm giữ vai trò kiểm soát cả hai viện. Nhưng 15
năm sau đó, Đảng dân chủ lại lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc vè tổ chức,
chính tri, tư tưởng. Hiệu ứng cho thấy trong năm lần vận động tranh cử Tổng
thống, liên danh ứng cử của người dân chủ thất bại bốn lần.
Năm 1976, Jimmy Carter đã thành công trong việc hợp nhất những người tự
do miền bắc với những người bảo thủ miền nam mà không cần chương trình
cấp tiến của Đảng Dân chủ.

Làn sóng bảo thủ của năm 1980 (đã đưa Reagan lên nắm quyền ở Nhà
Trắng và cho phép Đảng Cộng hòa, lần đầu tiên sau 30 năm dạt được đa số ghế
ở Thượng viện) là một lời cảnh báo nghiêm khắc đối với Đảng Dân chủ. Nếu
như đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Đảng Dân chủ chủ trương cải cách
thành đảng thiên về chủ nghĩa tự do, ví dụ như giới thiệu Walter Mondale ra
ứng cử Tổng thống năm 1984 thì phong trào những người dân chủ mới lại
hướng đảng về phía trung lập, và điều đó đã dẫn tới thắng lợi của Bill Clinton
trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1992.
Trong cuộc bầu cử năm 1980 và 1984, Đảng Dân chủ chỉ có 41% cử tri ủng
hộ. Năm 1980, lần đầu tiên sau nhiều năm cầm quyền, Đảng Dân chủ bi mất đa
số tín nhiệm, qua đấy cũng bộc lộ rõ chỗ yếu về quan điểm truyền thống trước
14


đây của Đảng đối với các nhóm bầu cử là lao động chân tay, thành viên công
đoàn và một số nhóm dân tộc ít người. Ảnh hưởng của Đảng yếu đi nghiêm
trọng trong thanh niên, sinh viên. Mặc dù giới lãnh đạo của liên minh công
đoàn lớn nhất AFT-KPP lãnh đạo liền trong ba cuộc bầu tranh cử Tổng thống
luôn luôn ủng hộ nhất quán cho Đảng Dân chủ nhưng điều đó không có ý nghĩa
quyết đinh tìm ra lối thoát cho việc bầu cử Tổng thống.
Sau thất bại trong cuộc bầu cử năm 1980, nội bộ Đảng Dân chủ phát sinh
mâu thuẫn, chia re, lại đưa Đảng Dân chủ tới thất bại liên tiếp trong cuộc bầu
cử Tổng thống năm 1984 và 1988. Nhưng trong quá trình nhận thức lại kết quả
tranh cử Tổng thống 1984, một cuộc đấu tranh chính tri, tư tưởng xung quanh
vấn đề nội bộ và chính sách đối ngoại đã được triển khai trong Đảng. Kết cục
là Đảng Dân chủ đã có đinh hướng chiến lược cho ứng cử viên tranh chức
Tổng thống năm 1992, với một chương trình cụ thể là:
- Tập trung phát triển kinh tế
- Cắt giảm ngân sách quốc phòng
- Tăng đánh thuế người giàu chuyển sang phúc lợi xã hội

- Giới hạn mậu dich để bảo vệ hàng hóa Hoa Kỳ
- Ngăn cản nhà máy Hoa Kỳ đòi ra nước ngoài (nhằm lợi nhân công rẻ mạt
nhưng tăng thất nghiệp trong nước).
Nhờ có chương trình tranh cử thực dụng lại giải đáp đúng nhiệm vụ, những
vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội đã có tác dụng thức tỉnh, lấy lại niềm tin
của bộ phận cử tri truyền thống của Đảng Dân chủ. Kết quả bầu cử Tổng thống
năm 1992 ứng cử viên Đảng Dân chủ Bill Clinton đã thắng cử.
Đảng Dân chủ luôn chiếm đa số ghế trong Thượng viện (trừ thượng viện
các năm từ 1980-1986). Tuy nhiên năm 1994 Đảng này đã phải nếm chiu một
15


thất bại lich sử khi đánh mất đa số ghế trong cả Thượng viện và Hạ viện, đồng
thời mất đi đã số vi trí thống đốc các bang.
Đảng Cộng hòa đã thất bại trong bầu cử Tổng thống nhưng vẫn giành đa số
ghế ở cả hai viện trong Nghi viện. Với chương trình và bằng hành động thực tế
của nhiệm kỳ 1992-1996, Đảng dân chủ không những giữ vững mà còn nâng
cao hơn nữa lòng tin của dân chúng. Nhờ vậy, trong cuộc bầu cử Tổng thống
ngày 5-11-1996, Bill Clinton ứng cử viên Đảng Dân chủ lại được tái bầu, cũng
trong lần bầu cử này, trong số 11 ghế thống đốc bang bầu lại, Đảng Dân chủ
giành 7 ghế, Đảng Cộng hòa chỉ giành được 4 ghế.Nhưng Đảng thất bại hai
nhiệm kỳ liên tục 2000-2004 và 2004-2008.
Năm 2005, Đảng Dân chủ chiếm thiểu số trong Thượng viện Hoa Kỳ, chỉ
chiếm 44/100 ghế, ở Hạ viện với 202/435 ghế, và 22/50 vi trí thống đốc bang.
Đảng thất bại 7/10 cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất. Trở thành đảng của
những người thành thi, Đảng Dân chủ có nguy cơ thất bại ở các bang Illinois,
Michigan, Washington và Wisconsin nếu họ không tận dụng được sự ủng hộ đa
số ở Chicago, Detroit, Seattle hay Milwaukee. Các khu đô thi tạo thành nền
tảng vững chắc của Đảng Dân chủ nhờ vào việc những người My gốc Phi,
công nhân trong các nghiệp đoàn, những người đồng tính luyến ái nam và nữ

sinh sống tại đó (những người này thường chọn sống ở các thành phố để chạy
trốn sự cô lập).
Cựu thống đốc Vermont Howard Dean đã trở thành Chủ tich mới của Ủy
ban quốc gia dân chủ, Đảng dân chủ cũng đang tìm kiếm một chiến lược mới
nhưng đang bi giằng co giữa:
- Cánh tả cải cách đại diện bởi Nancy Pelosi và Edward Kennedy
- Cánh hữu bảo thủ hơn đại diện bởi Bill Clinton, Bill Richardson, Joe Biden
hay Joseph I. Lieberman. Những người này đặc biệt mong muốn cạnh tranh với
16


những người cộng hòa trên mọi tri và hướng quan điểm, lập trường của Đảng
vào các vấn đề nạo thai, phi tôn giáo...để giành thắng lợi ở miền nam và miền
tây trước những người bảo thủ.
Những đại diện chính của Đảng cho rằng, kể từ năm 1964, chỉ những ứng
cử viên dân chủ xuất thân từ miền nam đất nước (Texas với Lyndon Johnson,
Georgia với Jimmy Carter và Arkansas với Bill clinton) mới có thể chiến thắng
trong các cuộc bầu cử tổng thống; điều này đặc trưng cho sức mạnh của miền
nam trong bất kỳ chiến lược mới nào của Đảng Dân chủ. Quả vậy, chưa từng
có một ứng cử viên dân chủ nào giành đa số tuyệt đối phổ thông đầu phiếu kể
từ thời Jimmy Carter năm 1976.
Đến kỳ bầu cử Tổng thống 2008-2012 Đảng lại thắng cử. Barack Obama
thủ lĩnh của Đảng trúng cử Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
Sau nội chiến đến đầu thế kỷ XX, Đảng Cộng hoà 6 lần thắng cử tổng
thống, nắm chính quyền 24 năm, Đảng Dân chủ 3 lần thắng, nắm chính quyền
12 năm. Tính đến năm 2010 Đảng Dân chủ đã 21 lần giành thắng lợi trong bầu
cử tổng thống với 81 năm cầm quyền, so với con số tương ứng của Đảng Cộng
hòa là 22 lần.
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Đảng Dân chủ My
Xét về mô hình cơ cấu tổ chức và hoạt động, Đảng Dân chủ cũng như Đảng

Cộng hòa ở My có nhiều điểm khác biệt so với các chính đảng ở phương Tây
nói riêng và trên thế giới nói chung. Trước hết, hai đảng này thực chất là những
đảng bầu cử, do đó không có cương lĩnh chính tri cố đinh và nhất quán, ít có
cam kết công khai về lý tưởng chính tri-tư tưởng; khi bầu cử kết thúc thì, về cơ
bản, hoạt động của các đảng cũng chững lại. Đảng có tổ chức lỏng lẻo, quyền
lực phân tán, không có nội quy, kỷ luật đảng, không có chế đinh đảng viên.
17


Đảng và đảng viên không có mối liên hệ chặt che về tổ chức, mà chỉ có quan
hệ được thiết lập trong bầu cử. Ai bầu cho Đảng thì là đảng viên của Đảng, cơ
cấu đảng được tổ chức theo khu vực bầu cử.
Hoạt động của Đảng Dân chủ vào dip chuẩn bi bầu cử tổng thống trở nên
rất sôi động. Đảng chuẩn bi xây dựng cương lĩnh, trong đó thể hiện quan điểm
chung về chương trình tranh cử, lựa chọn các vấn đề đối nội và đối ngoại bức
xúc đang đặt ra, đưa ra những cam kết và lời hứa khi thắng cử, chuẩn bi
chương trình trong hội nghi đề cử ứng cử viên tổng thống của đảng. Thông
thường, các chính đảng ở My quan tâm hàng đầu tới việc phải chiến thắng
trong các cuộc bầu cử và giành được các vi trí trong Chính phủ. My là một
quốc gia rộng lớn và đa dạng, nên để xây dựng được một đảng đủ mạnh có thể
giành được sự ủng hộ của đa số cử tri đòi hỏi phải có một liên minh gồm rất
nhiều tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo… ở nhiều khu vực khác nhau. Mặt khác,
các đảng cũng rất chú trọng các đối tượng cử tri truyền thống. Đảng Dân chủ
thường bảo vệ quyền lợi giới lao động, chủ trương phân phối lại sản phẩm
quốc dân có lợi cho tầng lớp nghèo và trung lưu, mở rộng hệ thống bảo hiểm
và phúc lợi xã hội, nên thường nhận được sự ủng hộ của những người Thiên
chúa giáo, Do thái, những người da màu, người lao động bình dân. Trong khi,
Đảng Cộng hoà thường gắn với giới kinh doanh, tài chính, công nghiệp; bảo
thủ trong kinh tế; ủng hộ nguyên tắc điều tiết nhà nước đối với kinh tế thi
trường, nhưng lại đặt mục tiêu nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp, phản

đối vai trò phân phối lại phúc lợi xã hội. Đảng này được nhiều người da trắng,
tầng lớp trung lưu theo đạo Tin lành và giới kinh doanh giàu có ủng hộ. Tuy
nhiên, để giành thắng lợi trong bầu cử, hai đảng đều có đinh hướng một cách
thực dụng, luôn đưa ra những quan điểm sao cho được đông đảo người My ủng
hộ.
18


Về hệ thống tổ chức, Đảng Dân chủ có 3 cấp: Uỷ ban toàn quốc, bang-quận,
cơ sở đia phương, nhưng các cấp hoạt động tương đối độc lập với nhau, quan
hệ trên dưới không chặt che. Trong hệ thống quyền lực ở nước My có sự phân
quyền cho chính quyền bang và chính quyền các đia phương khá mạnh, tổ chức
và hoạt động của chính quyền mỗi bang có nhiều nét đặc thù, cho nên tổ chức
và hoạt động của Đảng ở mỗi bang cũng không giống nhau. Do đó nhiều người
cho rằng, trên thực tế, không phải chỉ có một Đảng Dân chủ trên toàn nước
My, mà có tới 50 đảng dân chủ khác nhau ở 50 bang. Đảng Dân chủ ở My thực
chất chỉ là những liên minh 50 đảng dân chủ mỗi khi đến kỳ bầu cử.
Trong mối quan hệ tổ chức, Đảng Dân chủ là liên đoàn tổ chức đảng ở các
bang. Ở mỗi bang có một tổ chức đảng gọi là chi bộ đảm trách việc tổ chức vận
động quần chúng trong tất cả các vòng bầu cử và các khu vực bầu cử. Đứng
đầu Liên bang là Ủy ban dân tộc của Đảng Dân chủ, có nhiệm vụ phối hợp
hành động giữa ban chấp hành đảng các bang, đảm bảo mối liên hệ lãnh đạo
toàn quốc và đảng đoàn trong Nghi viện, xác đinh thủ tục bầu cử đại biểu đi dự
đại hội đảng, tổ chức các nguồn thu cho quy đảng, tổ chức thực hiện vận động
bầu cử và nhiều chức năng nhiệm vụ khác. Ủy ban toàn quốc của Đảng Dân
chủ lựa chọn ra Ban Tư vấn, cứ 4 năm một lần (vào năm nhuận) tiến hành đại
hội đảng để bầu các ứng cử viên vào Phó Tổng thống và Tổng thống. Nhìn
chung , sinh hoạt nội bộ Đảng Dân chủ được điều hành bằng điều lệ đã được
thông qua năm 1974. Lãnh đạo chính thức của Đảng là Tổng thống hay Phó
Tổng thống (trong thời kỳ cầm quyền) hoặc là các ứng cử viên được đại hội

bầu ra để tranh cử. Đội ngũ kế cận của Đảng là các tổ chức thanh niên trong đó
tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất là “Những người dân chủ trẻ ở My” thành lập
năm 1932, có khoảng 200 nghìn thanh niên và 2000 tổ chức đia phương. Ngoài
ra còn có các trung tâm nghiên cứu (trường Đại học lớn nhất là Bruking và
19


nhóm nghiên cứu của những người dân chủ) hành động và hợp tác với Đảng
dưới sự bảo trợ của Đảng. Đảng thực thi sựu lãnh đạo bằng cương lĩnh, phương
châm chỉ đạo công tác đà được Đại hội Đảng thông qua.
Từ hệ thống cơ cấu tổ chức của Đảng Dân chủ, có thể thấy, các tầng bậc
chủ yếu sau: các tổ chức đảng đia phương là cấp thấp nhất ở khu dân cư,
phường, thi trấn, các uỷ ban cấp hạt ở trên, tiếp theo là uỷ ban cấp bang. Uỷ
ban toàn quốc của Đảng là cấp cao nhất và đại hội đảng toàn quốc là cơ quan
quyền lực tối cao. Tuy nhiên, các tầng bậc tổ chức này lại không phản ánh
chính xác quyền hạn của mỗi cấp. Quyền lực ở mỗi cấp độc lập, có tính tự tri
rất cao.
Ở đia phương, một đơn vi tổ chức đảng nhỏ nhất là khu dân cư, đây đồng
thời cũng là một khu vực bỏ phiếu. Những hoạt động tích cực của cơ sở đảng
tại các khu dân cư là một trong những nhân tố quan trọng góp phần giành thắng
lợi của Đảng trong các kỳ bầu cử. Tiếp theo là uỷ ban cấp phường, thi trấn và
cấp hạt. ở cấp hạt có uỷ ban đảng với một chức chủ tich đảng. Hoạt động của
đảng cấp đia phương chủ yếu tập trung vào các cuộc vận động bầu cử bầu
chính quyền đia phương.
Tại 50 bang và các vùng lãnh thổ của nước My đều có tổ chức của Đảng
Dân chủ. Mỗi bang đều có một ủy ban Trung ương (UBTƯ) bang, một chủ tich
đảng bang và một bộ máy giúp việc chuyên nghiệp được trả lương. Các uỷ viên
của UBTƯ bang được lựa chọn từ các đại hội cấp hạt, từ các cuộc bầu cử sơ bộ
và từ các hội nghi của đảng. Ngoài ra, một bộ phận các thành viên đại diện cho
các khu vực bầu cử Quốc hội, Nghi viện bang. Chức năng chính của UBTƯ

bang là đề cử ứng cử viên cho các cơ quan chính quyền bang, đồng thời tiến
hành vận động tranh cử cho các ứng cử viên của Đảng. Uỷ ban có nhiệm vụ
quảng bá, giới thiệu các hoạt động của Đảng, quyên tiền, xây dựng đường lối
20


chung của Đảng, đồng thời thi hành các quyết đinh được thông qua tại Đại hội
Đảng cấp bang. Chủ tich Đảng cấp bang là người hưởng lương và làm việc
thường trực, chỉ đạo trực tiếp việc hoạch đinh chính sách và các hoạt động của
Đảng như: tăng nguồn quy, xây dựng tổ chức đảng, xây dựng chiến lược cho
chiến dich vận động tranh cử.
Tổ chức đảng cấp quốc gia là Uỷ ban toàn quốc của Đảng, bao gồm những
đại biểu được lựa chọn từ tổ chức đảng cấp bang và các nhóm khác nhau của
Đảng. Lãnh đạo uỷ ban là một Chủ tich thường do ứng cử viên tổng thống của
Đảng lựa chọn với nhiệm kỳ 4 năm. Dưới cơ quan quyền lực này là đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp của Đảng. Đây là những chuyên gia nắm vững và
hiểu biết công nghệ vận động tranh cử hiện đại và các đạo luật phức tạp điều
chỉnh việc quyên góp và chi tiêu tài chính.
Hội nghi toàn quốc của Đảng thường được tổ chức vào mùa hè trước khi
diễn ra cuộc bầu cử tổng thống. Các đại biểu được lựa chọn bằng nhiều cách
khác nhau từ các tổ chức đảng ở cấp bang. Các đại biểu dự Hội nghi thông qua
cương lĩnh của Đảng, bầu ra ứng cử viên tổng thống của Đảng. Hội nghi đóng
vai trò là cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng trên phạm vi toàn quốc.
Tổ chức đảng ở cấp bang, hạt và thành phố không chiu sự chỉ dẫn, hoặc
kiểm soát của Uỷ ban toàn quốc hoặc Chủ tich Đảng cấp toàn quốc. ủy ban
đảng ở mỗi cấp có một chương trình hoạt động riêng, một chương trình gây
quy và gây dựng cơ sở của riêng mình. Về nguyên tắc, các uỷ ban đảng của các
đia phương không phải là cấp dưới của uỷ ban đảng ở cấp bang và toàn quốc
không nhất thiết phải nghe theo mệnh lệnh của ủy ban đảng cấp trên. Trong
công việc hàng ngày, các đơn vi đảng ở các cấp này là những đơn vi tự quản và

độc lập.
Việc đăng ký trở thành đảng viên của Đảng là hoàn toàn dựa trên cơ sở tự
21


nguyện. Sau khi đã trở thành đảng viên, họ không phải đóng đảng phí và thực
hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đối với Đảng. Khi đảng viên cảm thấy Đảng
không đem lại lợi ích gì cho mình, họ có thể ra khỏi Đảng và có thể đăng ký trở
thành đảng viên một đảng khác, hoặc trở thành một cử tri độc lập.
So với Đảng Cộng hòa, cách thức tiến hành bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ
có những điểm khác biệt. Để củng cố tính thống nhất tổ chức đảng của mình,
Đảng Dân chủ đã đưa ra các nguyên tắc bầu cử áp dụng trên phạm vi toàn
quốc, theo đó Đảng này yêu cầu 75% số đại biểu của mỗi bang phải được bầu ở
những khu vực bầu cử có dân số tương đương với khu vực bầu cử Quốc hội để
tăng cường sự đại diện của các nhóm thiểu số. Tại Hội nghi Đảng toàn quốc,
Đảng Dân chủ cũng nêu ra những yêu cầu bắt buộc về cơ cấu, về giới tính cho
các ứng viên tổng thống và phó tổng thống, đây là điều mà Đảng Cộng hòa
không đặt ra.
Mặc dù về tổ chức và hoạt động, Đảng Dân chủ cũng như Đảng Cộng hòa ở
My đều không có sự gắn bó và kỷ luật chặt che, không có cương lĩnh chính tri
nhất quán như nhiều chính đảng cầm quyền khác ở các nước tư bản phát triển
phương Tây, nhưng hai đảng này vẫn thay nhau cầm quyền. Tuy nhiên cũng
cần thấy rằng, xét về thực chất, đây là các chính đảng của giai cấp tư sản nên
cương lĩnh của họ chính là sự nhất quán với các cơ sở nền tảng của xã hội
TBCN, với những mục tiêu chung là: bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân, chế độ nhà
nước cộng hoà, hiến pháp liên bang, thể chế chính tri đương thời, chống cộng
sản và coi bá chủ thế giới luôn là “sứ mệnh” của nước My. Chính điều đó trở
thành đặc điểm chủ yếu nhất của hệ thống hai đảng cầm quyền ở My, nó đảm
bảo sự thống tri của hai đảng trong gần suốt lich sử hơn 200 năm của nước My.
Mặt khác, hệ thống bầu cử My phức tạp, theo nguyên tắc đa số tương đối,

“người thắng được tất cả”, các ứng cử viên của đảng nào thu được đa số tương
22


đối phiếu bầu ở một bang se giành được toàn bộ số phiếu đại cử tri của bang
đó. Cơ chế đó ngăn cản các đảng nhỏ và người nghèo tham gia vào hệ thống
quyền lực, đồng thời loại bỏ được các đối thủ chính tri của cả Đảng Dân chủ và
Đảng Cộng hòa.
4. Nền tảng ý thức hệ và ý thức hệ của Đảng Dân chủ My
Lập trường chủ đạo của Đảng Dân chủ kể từ thập niên 30 của thế kỷ XX vẫn
được xem là có khuynh hướng tự do. Trên trường quốc tế, quan điểm của Đảng
Dân chủ thường được xem là dân chủ xã hội vì chủ nghĩa tự do ở My có ý nghĩa
khác với ở nước ngoài. Quan điểm chính tri của Đảng Dân chủ bắt nguồn từ
phong trào tiến bộ ở My và từ hệ tư tưởng của những nhà trí thức như John
Dewey.
Đảng Dân chủ ủng hộ quyền tự do dân sự, tự do xã hội, bình đẳng, cơ hội
đồng đều, và hệ thống doanh nghiệp tự do được điều tiết bởi sự can thiệp của
chính quyền. Đảng Dân chủ tin rằng chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong
nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có
nghĩa là phải dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng
thuế để chi trả cho các dich vụ xã hội.
Không dễ dàng gì để đinh nghĩa những nguyên tắc và giá tri của bất cứ đảng
phái chính tri nào, và cũng không cần phải áp dụng chúng cho tất cả thành viên
của đảng. Một số thành viên có thể bất đồng với một vài điều khoản hoặc nhiều
hơn nữa trong cương lĩnh của đảng. Cương lĩnh đảng thường chỉ thể hiện quan
điểm của đa số đại biểu đến dự đại hội cấp quốc gia và thường chiu ảnh hưởng
sâu đậm bởi ứng viên tổng thống được đảng đề cử vào lúc ấy.
Với 72 triệu thành viên đăng ký, Đảng Dân chủ là một cấu trúc đa dạng về ý
thức hệ, trong đó thành phần cấp tiến chiếm đa số, cũng là nhóm đảng viên có
23



nhiều ảnh hưởng nhất trong đảng.
5. Biểu tượng của Đảng Dân chủ My
Ngày 15-1-1870, một truyện tranh về chính tri xuất hiện trong tuần báo
Harper (Harper’s Weekly), được đặt tên là “Con lừa sống cho con sư tử chết
một cú đá” đã gợi ý cho Đảng Dân chủ chọn biểu tượng là con lừa.
Từ đó, hình ảnh con lừa đã được sử dụng rộng rãi như là biểu tượng của
Đảng. Tuy nhiên, trái ngược với hình ảnh con voi của Đảng Cộng hòa, hình
ảnh con lừa của Đảng Dân chủ chưa bao giờ được chính thức thông qua như là
logo chính thức của Đảng.
Vào đầu thế kỷ XX, các bang giữa miền Tây như Ohio, Indiana đã thông
qua hình ảnh con gà trống, đối lập với hình ảnh con đại bàng của đảng Cộng
hòa. Ở Missouri, những người dân chủ lại lựa chọn hình ảnh bức tượng của nữ
thần tự do.
6. Danh sách các Tổng thống đắc cử của Đảng Dân chủ My
1. John Adams (Đảng Liên bang – không đảng) (04/03/1797 – 04/03/1801)
2. Thomas Jefferson (04/03/1801 - 04/03/1809)
3. James Madison (04/03/1809 - 04/03/1817)
4. James Monroe (04/03/1817 - 04/03/1825)
5. John Quincy Adams (04/03/1825 - 04/03/1829)
6. Andrew Jackson (04/03/1829 – 04/03/1837)
7. Martin Van Buren (04/03/1837 – 04/03/1841)
8. James K. Polk (04/03/1845 – 04/03/1849)
9. Franklin Pierce (04/03/1853 – 04/03/1857)
10.James Buchanan (04/03/1857 – 04/03/1861)
24


11.Andrew Johnson (15/04/1865 – 04/03/1869)

12.Grover Cleveland (04/03/1885 – 04/03/1889)
13.Grover Cleveland (tái nhiệm) (04/03/1893 – 04/03/1897)
14. Woodrow Wilson (04/03/1913 – 04/03/1921)
15.Franklin D. Roosevelt (04/03/1933 – 12/04/1945)
16.Harry S. Truman (12/04/1945 – 20/01/1953)
17.John F. Kennedy (20/01/1961 – 22/11/1963)
18.Lyndon B. Johnson (22/11/1963 – 20/01/1969)
19.Jimmy Carter (20/01/1977 – 20/01/1981)
20.Bill Cinton (20/01/1993 – 20/01/2001)
21.Barack Obama (20/01/2009 – đương nhiệm)

25


×