Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

khai quat văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.57 KB, 14 trang )

Tên đề tài: Những tác động tâm lý ảnh hưởng đến khả năng
thuyết trình của sinh viên k53 - Khoa Sư phạm - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
1. Lí do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lí luận:
Thuyết trình là một trong những kĩ năng đóng vai trò quan trọng trong quá
trình học và tự học của sinh viên hiện nay. Kĩ năng này có tác dụng giúp cho
người học có thể trình bày những hiểu biết của mình về các vấn đề tri thức
cũng như các vấn đề phát triển của xã hội thông qua các kênh thông tin khác
nhau. Thuyết trình cũng giúp cho bản thân người học tự tin hơn trong các
môi trường giao tiếp khắt khe đòi hỏi phải có sự khéo léo, thông minh, năng
động.
Đối với sinh viên các trường sư phạm - những thầy cô giáo tương lai, thuyết
trình và việc rèn luyện các kĩ năng thuyết trình còn có một ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Khả năng thuyết trình nói chung và thuyết trình sư phạm nói
riêng chỉ có thể có được thông qua quá trình tích luỹ, rèn luyện một cách
thường xuyên, liên tục trong suốt bốn năm học tập trong môi trường sư
phạm. Và thực tế cho thấy việc rèn luyện này chỉ có kết quả tốt nếu trong
những năm đầu, đặc biệt là năm thứ nhất, sinh viên ý thức được tầm quan
trọng của vấn đề thuyết trình và có các biện pháp rèn luyện phù hợp.
Nhưng thực tế cho thấy, năm học thứ nhất không ít các sinh viên còn gặp
nhiều khó khăn trong khả năng thuyết trình một hay nhiều vấn đề. Đây là
một trong những thực trạng đòi hỏi các cán bộ làm công tác giáo dục cần
phải nghiên cứu và đưa ra được một lời giải thoả đáng.
1
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Khoa sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo
các cử nhân sư phạm cung cấp đội ngũ giáo viên cho các cơ sở giáo dục
trong cả nước. Sinh viên khoa Sư phạm bên cạnh là một cử nhân được đào
tạo bài bản về NCKH cơ bản còn được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn
nghiệp vụ sư phạm, nhằm đáp ứng được hai nhiệm vụ : NCKH và dạy học


sư phạm. Ngay từ những năm thứ nhất, sinh viên khoa Sư phạm đã được rèn
luyện các kĩ năng sư phạm thông qua các môn học đại cương tiên quyết. Một
trong những kĩ năng sư phạm được chú trọng đó là kĩ năng thuyết trình. Tuy
nhiên do đặc điểm đặc trưng của các sinh viên k53 là sinh viên năm thứ nhất
mới rời ghế nhà trường phổ thông, các em chưa thực sự có sự chuẩn bị chu
đáo về mặt tâm lý cũng như chưa được trang bị các kĩ năng thuyết trình cơ
bản ở chương trình phổ thông nên khả năng thuyết trình còn rất nhiều hạn
chế.
Để khắc phục tình trạng này và đồng thời tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm, chúng
tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu : “ Những tác động tâm lý ảnh hưởng
đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học
Quốc gia Hà Nội” nhằm tìm ra những nguyên nhân về mặt tâm lý ảnh hưởng
đến sự rèn luyện kĩ năng này ở người học. Từ đó làm cơ sở để đưa ra các
giải pháp khắc phục thực trạng trên.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: tìm ra những nguyên nhân về mặt
tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư
phạm - Đại học quốc gia Hà Nội từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm
khắc phục, nâng cao khả năng thực hiện kĩ năng này.
2
3. Câu hỏi nghiên cứu:
Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên
k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội như thế nào?
4. Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát ý kiến của 200 sinh viên k53 Khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia
Hà Nội thuộc 6 chuyên ngành: Văn, Sử, Toán, Lí, Hoá, Sinh.
5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng
thuyết trình của sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà

Nội.
- Khách thể nghiên cứu:
+Sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội
+ Khả năng thuyết trình của sinh viên k53- Khoa Sư phạm - Đại học
Quốc gia Hà Nội.
6.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình của
sinh viên k53 – Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội trên 3 nhiệm
vụ:
- Tìm hiểu vai trò cũng như tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình đối
với sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng.
- Tìm hiểu những nguyên nhân về mặt tâm lý ảnh hưởng đến khả năng
thuyết trình của sinh viên k53- Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà
Nội.
3
- Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân tâm lý ảnh
hưởng đến khả năng thuyết trình của sinh viên cũng như các giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa khả năng thuyết trình của sinh viên khoa Sư
Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
7.Phương pháp nghiên cứu và các kĩ thuật triển khai:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Tìm hiểu các công trình nghiên cứu, các tài liệu nghiên cứu về khả
năng thuyết trình của sinh viên nói chung và sinh viên ngành sư phạm nói
riêng.
+ Tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ tâm lý học có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
+ Phân tích, tổng hợp, khái quát các tư liệu tìm hiểu.
( Nhóm phương pháp này thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thứ nhất là tìm
hiểu vai trò cũng như tầm quan trọng của kĩ năng thuyết trình đối với
sinh viên nói chung và sinh viên ngành sư phạm nói riêng)

- Nhóm phương pháp nghiên cứư thực tiễn:
+ Nghiên cứu, điều tra bằng bảng hỏi đối với sinh viên k53 – Khoa Sư
Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm tìm hiểu các yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến khả năng thuyết trình của bản thân họ như thế nào (các biểu
hiện tâm lý ảnh hưởng đến khả năng thuyết trình một vấn đề, mức độ ảnh
hưởng, tần suất, khả năng phản ứng của bản thân)
+ Phỏng vấn trực tiếp sinh viên ( khoảng 50 sinh viên khoa Sư Phạm -
những sinh viên được đánh giá có khả năng thuyết trình tốt ) nhằm đi sâu
vào tìm hiểu các nguyên nhân tâm lý gây ảnh hưởng đến khả năng thuyết
trình của sinh viên sư phạm cũng như việc đề xuất một số biện pháp
4
nhằm khắc phục thực trạng và nâng cao hơn nữa khả năng thuyết trình
của sinh viên sư phạm.
+ Phỏng vấn sâu với các chuyên gia tâm lí nhằm có thể đưa ra tổng hợp
các nhóm biện pháp rèn luyện, nâng cao khả năng thuyết trình của sinh
viên sư phạm.
+ Thống kê và xử lí số liệu
+ Phân tích và tổng kết kinh nghiệm (Đề xuất một số biện pháp nhằm
nâng cao khả năng thuyết trình của sinh viên Khoa Sư Phạm).
8. Kế hoạch nghiên cứu:
Đề tài dự kiến được thực hiện trong khoảng thời gian là 3 tháng, bắt đầu
từ ngày 15 / 11/ 2008 đến ngày 15/ 2 / 2009.
Thời gian Hoạt động triển khai
15 / 11 / 2008 – 20 / 11 / 2008 Thu thập và tổng hợp tài liệu lí
thuyết nhằm xây dựng cơ sở lí luận
cho đề tài nghiên cứu.
21 / 11 / 2008 – 30 / 11 / 2008 Xây dựng bảng hỏi phục vụ cho công
tác điều tra thực tiễn và tiến hành
điều tra thực tiễn bằng bảng hỏi.
1 / 12 / 2008 – 10 / 12 / 2008 Phỏng vấn 50 sinh viên Khoa Sư

phạm thuộc 6 chuyên ngành : Văn,
Toán, Lí, Hoá, Sinh, Sử.
11 / 12 / 2008 - 20/ 12 / 2008 Phỏng vấn các chuyên gia tâm lí
nhằm đưa ra các biện pháp khắc phục
sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lí
đến khả năng thuyết trình của sinh
viên và đưa ra một số biện pháp
nhằm nâng cao khả năng thuyết trình
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×