Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Khái quát văn học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.23 KB, 3 trang )

Kh¸i qu¸t vÒ V¨n häc viÖt nam
- Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học truyền khẩu và
văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần
lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do
nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ
Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam
được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.
- Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn
học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học dân tộc chỉ có văn học dân gian;
khi có chữ viết nền văn học nầy bao gồm hai bộ phận: văn học dân gian và văn
học viết.
- Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện, từ
nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có ảnh hưởng trở
lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học
dân gian với văn học cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với
văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc
âm.
A. V¨n häc d©n gian.
- Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp
dân chúng, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển qua các thời kỳ lịch
sử cho tới ngày nay.
- Ba thuật ngữ sau đây được xem là tương đương: Văn học dân gian, sáng
tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân.
* Những đặc trưng của văn học dân gian:
1. Tính nguyên hợp: Biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau
của ý thức xã hội trong các thể loại. Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật
ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau,
tồn taị dưới ba dạng: ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian), cố định (tồn
tại bằng văn tự) và hiện (tồn tại thông qua diễn xướng).
2. Tính tập thể: Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không
phải tất cả nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình


sử dụng tác phẩm.
Hai đặc trưng trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn
học dân gian như tính khả biến (gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm),
tính truyền miệng, tính vô danh.
B. V¨n häc viÕt.
1
Khác với văn học dân gian, văn học viết hình thành đã "mở ra một thời
kỳ lịch sử mới, oanh liệt, rực rỡ" (Đặng Thai Mai). Sự va chạm gần 10 thế kỷ
giữa nền Hán học và văn hóa dân gian Việt tuy có phần làm văn hóa, tín ngưỡng,
phong tục cũng như nghệ thuật của dân tộc Việt bị "sứt mẻ, mất mát" nhưng
cũng tác động không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của văn học viết.
Nhiều phát hiện mới của khảo cổ học chứng minh từ thời đại Hùng
Vương, người Việt đã có một nền văn hóa với nhiều nét cá tính khá rõ rệt và thể
hiện qua nhiều thần thoại và truyền thuyết. Tiếp theo một thời gian dài tiếp xúc
với nền văn hóa Trung Quốc tiên tiến hơn nhiều mặt, người Việt đã biết cách
chuyển hóa chữ Hán trên nền tảng văn hóa Việt, đọc theo thanh điệu của tiếng
Việt mà vẫn hiểu được một cách chính xác các giá trị tư tưởng, văn hóa, triết học
của Trung Quốc lẫn của người Việt.
Từ truyền thống văn hóa có sẵn, Hán học tiếp sức cho người Việt hình
thành nền văn học độc lập của dân tộc và là nền tảng, cơ sở để sáng tạo ra chữ
viết đầu tiên: chữ Nôm.
Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự chủ
so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính chất trang trọng, thâm trầm của loại chữ
viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy
giờ. Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như một "phương tiện
giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm
vua-tôi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học
viết dần dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau
một thời gian dài văn-sử-triết bất phân. Ba dòng tư tưởng Nho-Phật-Lão trở
thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích

cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều
ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất cận nhân tình.
Về mặt thể loại, hình thức; văn học viết thời kỳ đầu chủ yếu là thơ với hai
loại: cổ thể và cận thể - tôn trọng khuôn phép mẫu mực của thơ ca Trung Quốc;
ngoài ra theo Dương Quảng Hàm (trong quyển Văn học Việt Nam) thì văn viết
trong thời kỳ đầu "có nhiều thể, nhưng có thể chia ra làm ba loại lớn" gồm:
1. Vận văn: tức loại văn có vần.

2. Biền văn: tức loại văn không có vần mà có đối (như câu đối).

3. Tản văn hoặc văn xuôi: tức loại văn không có vần mà cũng không có
đối.

- Cuối thế kỷ 18 trở đi, khi chữ Nôm hình thành thì văn học viết có vài
chuyển biến trong sáng tác: văn học từ chiếu cung đình dần thâm nhập vào đời
sống thường nhật (văn chương bình dân) và cái tôi cá nhân bắt đầu được đề cập
2
đến. "Bà Chúa thơ Nôm" Hồ Xuân Hương và Truyện Kiều (của Nguyễn Du)
được xem là những thành tựu nổi bật của chữ Nôm trong văn học Việt Nam.
- Từ khi có việc truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam thì diện mạo văn
học có những thay đổi sâu sắc và toàn diện. Ngoài ảnh hưởng các dòng tư tưởng
truyền thống phương Đông thì sự thâm nhập của phương Tây mang đến cho văn
học viết con đường "hiện đại hóa" từ hình thức, thể loại đến tư tưởng và nội
dung sáng tác. Riêng về thể loại nếu so sánh văn học viết Việt Nam giữa hai thời
kỳ lớn: Văn học Trung đại và Văn học Hiện đại thì có thể hiểu một cách tổng
quát về các thể loại chính như sau:
+ Thời kỳ văn học Trung đại (từ thế kỷ 10 đến cuối thế kỷ 19) gồm:
tự sự và trữ tình.

+ Thời kỳ văn học Hiện đại (từ đầu thế kỷ 20 đến nay) gồm: tự sự,

trữ tình, kịch.

- Sau hơn 10 thế kỷ hình thành và phát triển, văn học viết Việt Nam đạt
được những thành tựu nhất định và vẫn đang tiếp tục "dòng chảy" của mình để
có thể hội nhập vào nền văn học chung của thế giới.
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×