Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Môi trường đầu tư quốc tế ở việt nam, so sánh môi trường ĐTQT ở VN với phillippines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.17 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM VÀ SO SÁNH
VỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA PHILIPPINES

Nhóm: 3
Lớp: K52 E-D
GV: ThS Trương Hoàng Anh Thơ

Tp Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 10 năm 2015
1


2


DANH SÁCH NHÓM

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, ĐTQT có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
của tất cả các nước trên thế giới. Chẳng hạn như vào đầu những năm 60 Hàn Quốc
còn kém về lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Mỹ, Nhật và các nước
khác mà năm 1993 họ đã trở thành những nước sản xuất ô tô lớn thứ 7 thế giới. Hầu
hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra các sản phẩm hướng vào xuất
khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phá triển xuất khẩu là khá lớn


trong nhiều nước đang phát triển. Ví dụ như Singapore lên72,1%, Brazin là 37,2%,
Mehico là 32,1%, Đài loan là 22,7%, Nam Hàn 24,7%, Agentina 24,9%. Hơn hết là
các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang mang lại nguồn vốn, công nghệ, tinh thần cạnh
tranh và ý tưởng vào thị trường mới.
Với bối cảnh tự do hóa đầu tư quốc tế hiện nay, nguồn vốn đến từ các quốc gia
phát triển là một trong những tiềm năng giúp các nước đang phát triển thực hiện được
những chính sách đã được đặt ra và phát triển. Thu hút đầu tư quốc tế là chủ trương
quan trọng, góp phần khai thác các nguồn lực trong nước, mở rộng hợp tác kinh tế
3


quốc tế, hỗ trợ và phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia để phát triển. Bởi vậy
hầu hết các quốc gia đều nhận thấy tầm quan trọng của đầu tư quốc tế nên rất tích cực
trong việc cải thiện môi trường đầu tư để hấp dẫn, thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Hiện nay, VN và Philippines cũng đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư để
thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn, nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định, bắt nhịp với nền kinh tế trong khu vực và toàn thế giới. Nguồn vốn
đầu tư nước ngoài là vô cùng cần thiết để VN thực hiện công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước từ một nền kinh tế kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu.
Để hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam cũng như Philippines,
nhóm đã nghiên cứu đề tài “Môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam. So sánh môi
trường ĐTQT ở VN với Philippines”.

MỤC LỤC

4


1. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm đầu tư quốc tế


Đầu tư quốc tế là hình thức di chuyển vốn từ nước này sang nước khác để tiến
hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi
nhuận và/hoặc đạt các lợi ích KT-XH.
Phân loại theo chủ đầu tư, ĐTQT gồm có 2 loại: đầu tư tư nhân quốc tế và đầu
tư phi tư nhân quốc tế.
Đầu tư quốc tế là một tất yếu khách quan do sự khác nhau về vốn của các quốc
gia, do việc tìm kiếm nơi kinh doanh có lợi của các doanh nghiệp, do tránh hàng rào
thuế quan và phi thuế quan, hay do các nguyên nhân chính trị, kinh tế khác. Đầu tư
quốc tế đều có lợi cho bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, tuy nhiên cũng có những tác
động tiêu cực; phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan. Đầu tư quốc tế ở các
nhóm nước khác nhau về quy mô, cơ cấu, chính sách cũng đưa đến các tác động khác
nhau.
1.2 KẾT CẤU MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
1.2.1
Môi trường kinh tế

Đối với nhân tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặc
đang phát triển đều cần nguồn vốn nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước tùy
theo các mức độ khác nhau. Những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng
cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế
phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao.
Tùy theo mục đích của chủ đầu tư, họ sẽ quan tâm đến các mặt khác nhau của
môi trường kinh tế. Hiện tại nhóm chia làm ba nhóm chính:
- Nhóm chủ đầu tư có muốn tìm kiếm thị trường sẽ quan tâm đến các yếu tố
như dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng của
thị trường; khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới; các sở thích đặc biệt của
người tiêu dùng ở nước nhận đầu tư và cơ cấu thị trường.
- Nhóm chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu và tài sản sẽ quan tâm đến tài
nguyên thiên nhiên; lao động chưa qua đào tạo với giá rẻ; lao động có tay nghề; công

nghệ, phát minh, sáng chế và các tài sản do doanh nghiệp sáng tạo ra (thương
5


hiệu, ...); cơ sở hạ tầng phần cứng (cảng, đường bộ, hệ thống cung cấp năng lượng,
mạng lưới viễn thông).
- Nhóm chủ đầu tư tìm kiếm hiệu quả sẽ chú trọng đến chi phí mua sắm các
nguồn tài nguyên và tài sản được đề cập ở phần trên, có cân đối với năng suất lao
động; các chi phí đầu vào khác như chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc đi/ đến
hoặc trong nước nhận đầu tư; chi phí mua bán thành phẩm; tham gia các hiệp định hội
nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu
vực.
1.2.2

Môi trường chính trị, pháp lý
- Môi trường chính trị: sự ổn định của chế độ chính trị, quan hệ các đảng phái
đối lập và vai trò kinh tế của họ, sự ủng hộ của quần chúng, của các đảng phái, tổ
chức xã hội và của quốc tế đối với chính phủ cầm quyền, năng lực điều hành và phẩm
chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo đất nước, ý thức dân tộc và tinh thần tiết kiệm của
nhân dân, mức độ an toàn và an ninh trật tự xã hội.
- Môi trường pháp lý bao gồm tính đầy đủ và đồng bộ của hệ thống pháp luật;
tính rõ ràng, công bằng và ổn định của hệ thống pháp luật; khả năng thực thi pháp
luật; khả năng bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư của pháp luật; những ưu đãi và hạn chế
dành cho các nhà đầu tư của hệ thống pháp luật; thủ tục hành chính và hải quan

1.2.3

Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội ở nước nhận đầu tư cũng là một vấn đề được các
nhà đầu tư rất chú ý và coi trọng. Hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sở thích

tiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc
triển khai và thực hiện một dự án đầu tư. Thông thường mục đích đầu tư là nhằm có
chỗ đứng hoặc chiếm lĩnh thị trường của nước sở tại với kỳ vọng vào sức tiêu thụ tiềm
năng của nó. Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng hay miền nào có sức
tiêu dùng lớn, thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu tiêu dùng tăng thì sẽ
thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn.

1.2.4

Môi trường cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường sá, cầu cống, sân bay, cảng, ...; mức độ thoả mãn các dịch vụ
điện, nước, bưu chính viễn thông, khách sạn, ...; khả năng thuê đất và sở hữu nhà; chi
6


phí thuê đất, đền bù giải toả, thuê nhà; chi phí dịch vụ vận tải, điện, nước, thông tin
liên lạc, ...
Cơ sở hạ tầng là một trong số các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn với FDI nên thực
tế cũng cho thấy những quốc gia nào mà cơ sở hạ tầng yếu kém rất khó thu hút các
nhà đầu tư nước ngoài, khi đã không thu hút được đầu tư nước ngoài thì khả năng tạo
cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế. Do đó để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này cần đi trước
một bước, tiến hành đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu
FDI đặt ra với lĩnh vực này.
Khi một thị trường mới xuất hiện, thời gian đầu luôn là thời kỳ thăm, ào ạt vào
thời gian đầu là những công ty nhỏ, thậm chí có cả những môi giới đầu tư. Những đầu
tư vào lúc này vốn không lớn, thời gian không dài và chủ yếu ở khu vực dịch vụ và
sản xuất nhỏ. Trong khi đó, các nhà đầu tư lớn lại đứng ở ngoài quan sát để quyết định
xem có đầu tư hay không.
1.2.5


Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ bao tập hợp bối cảnh của nơi diễn ra hoạt động công
nghệ, thường được xác định 7 các yếu tố: trình độ phát triển kinh tế, xã hội, trình độ
cơ sở hạ tầng, đội ngũ cán bộ công nghệ, hiện trạng công nghệ trong sản xuất, hiện
trạng giáo dục, đào tạo công nghệ, đầu tư công nghệ, các chế độ môi trường và phát
triển công nghệ.

1.2.6

Môi trường tự nhiên
Về khía cạnh tự nhiên, các chủ đầu tư quan tâm đến 2 yếu tố chính đó là:
-

Tài nguyên thiên nhiên và khả năng khai thác
Các chính sách bảo vệ môi trường tự nhiên và tình trạng môi trường tự
nhiên tại nước nhận đầu tư.

Một nước có nguồn tài nguyên dồi dào với chính sách về môi trường nới lỏng
sẽ thu hút được nhiều nguồn đầu tư. Tuy nhiên việc thu hút các nhà đầu tư bằng môi
trường tự nhiên cần gắn với việc bảo vệ, xử lý và tái chế chúng hợp lý
1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TRONG

NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
2.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
7


2.1.1

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong giai đoạn

2010-2014
- FDI giải ngân tăng trưởng khả quan
FDI giải ngân tăng trưởng là dấu hiệu đáng tích cực khi trong năm qua xảy ra
nhiều biến động ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài như sự việc Trung
Quốc đặt giàn khoan trái phép hay các vụ kiện trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này cho
thấy trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn là điểm đến đầy tiềm năng,
hưởng lợi đáng kể từ các hiệp định Mậu dịch tự do (FTAs) đã và đang được đàm
phán.

Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tính đến thời điểm 15/12/2014 đạt hơn 20
tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và bất động sản thu hút đa số vốn
FDI khi chiếm lần lượt 71.6% và 12.6% tổng vốn đăng ký FDI. Hàn Quốc tiếp tục là
quốc gia dẫn đầu về đầu tư vào Việt Nam với các siêu dự án của tập đoàn Samsung,
chiếm khoảng 36.2% tổng số vốn FDI trong khi Thái Nguyên và TP HCM là 2 địa
phương dẫn đầu về thu hút FDI khi có 3.35 tỷ USD và 3.1 tỷ USD đầu tư vào đây.
Doanh nghiệp FDI vẫn chiếm vai trò chủ đạo của nền kinh tế khi hoạt động xuất khẩu
chiếm 68% tổng kim ngạch xuất khẩu và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu. Năm
2014, doanh nghiệp FDI tạo ra thặng dư thương mại 17.03 tỷ USD.
8


2.1.2

Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2015
Trong 9 tháng năm 2015, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải
ngân được 9,65 tỷ USD, tăng 8,4% với cùng kỳ năm 2014, tổng vốn đăng ký cấp mới
và tăng thêm là 17,15 tỷ USD, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2014 ( vì trong tháng 8
và tháng 9 đã cấp phép một số dự án có tổng vốn đầu tư lớn như: Dự án Nhà máy điện
Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD của nhà đầu tư Malayssia đầu tư tại
Trà Vinh: Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam của Hàn Quốc với số vốn đầu

tư tăng thêm là 3 tỷ USD dự án được đầu tư tại KCN Bắc Ninh). Khu vực đầu tư nước
ngoài xuất siêu 11,9 tỷ USD trong giai đoạn này

2.2 Vị trí của Việt Nam trong các bảng xếp hạng về môi trường đầu tư quốc tế
2.2.1 Theo ngân hàng thế giới(WB)

Theo báo cáo môi trường kinh doanh 2015 ngày 29/10/2014 đã xếp hạng Việt
Nam ở thứ hạng 78/189 về chỉ số môi trường kinh doanh thuận lợi. Như vậy, Việt
Nam đã tụt 6 bậc so với năm 2014 và đang thua vị trí số một (Singapore) 64,4 điểm.
Năm 2014 là năm đầu tiên WB áp dụng phương pháp xếp hạng mới, theo phương
pháp này thì thứ bậc của Việt Nam được đáng giá cao hơn so với phương pháp cũ.
Bảng 1: So sánh các chỉ số thành phần của Việt Nam trong Báo cáo Môi trường kinh
doanh 2015 (DB2015) và năm 2014. Nguồn: WB
Chỉ số thành phần
Khởi đầu kinh doanh

DB 2015
125

DB 2014
120

Thay đổi
-5

Xin cấp phép xây dựng
Kết nối điện

22
135


23
135

1
Không thay đổi

Đăng ký tài sản

33

34

1

Vay vốn
Bảo vệ các nhà đầu tư thiểu số
Nộp thuế

36
117
173

30
115
171

-6
-2
-2


Thương mại xuyên biên giới
Thực hiện hợp đồng
Giải quyết tình trạng phá sản

75
47
104

74
47
104

-1
Không thay đổi
Không thay đổi

Dựa theo các tiêu chí đánh giá trên cho thấy, tình hình kinh doanh tại Việt Nam
năm 2015 được dự báo là không khả quan lắm. Đặc biệt, đánh giá về khởi đầu kinh
doanh và vay vốn giảm mạnh. Mặc dù Việt Nam đã căn cứ vào các chỉ số này để triển
9


khai hàng loạt những cải cách thời gian qua. Theo phương pháp đánh giá của Ngân
hàng Thế giới thì dữ liệu quốc gia được tổng hợp từ năm 2013 đến giữa năm 2014 để
thực hiện đánh giá, xếp hạng cho năm 2015. Như vậy, chỉ số xếp hạng 2015 sẽ không
phản ánh nỗ lực chính sách trong năm qua và với độ trễ 2 năm, những cải cách mạnh
mẽ của Chính phủ Việt Nam trong năm 2014 sẽ chỉ được ghi nhận tại xếp hạng năm
2016. Tuy vậy, kết quả trên cũng cho thấy Chính phủ còn phải tiếp tục và liên tục
nâng cao chất lượng, hiệu quả của chính sách lên môi trường kinh doanh, đồng thời

đẩy mạnh truyền thông tới cộng đồng quốc tế về những kết quả đạt được tại Việt
Nam.
2.2.2

Theo diễn đàn kinh tế thê giới (WEF)
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu
2015 - 2016, trong đó cho biết Thụy Sĩ là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, còn
Việt Nam được xếp thứ 56, nhảy hơn mười bậc so với thứ hạng 69 trong báo cáo năm
ngoái. Tại Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore (2), Malaysia (18), Thái
Lan (32), Indonesia (37) và Philippines (47) và đứng thứ 7 trong khu vực châu Á.
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có mức tăng bậc mạnh nhất. WEF
đánh giá các nước trên thang điểm 7. Theo đó, điểm năng lực cạnh tranh (GCI) của
Việt Nam năm nay được 4,3. Thứ hạng này đã liên tục được cải thiện từ năm 2012.
Các tiêu chí đánh giá của WEF được chia thành 3 nhóm chính, gồm: Yêu cầu căn bản
(kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản - y tế, cơ sở hạ tầng, thể chế); yếu tố nâng cao (giáo
dục và đào tạo bậc cao, độ hiệu quả trên thị trường lao động, hiệu quả trên thị trường
hàng hóa, sự phát triển của hệ thống tài chính, trình độ công nghệ, quy mô thị trường)
và các yếu tố về tinh vi – đột phá (sự tinh vi của hệ thống doanh nghiệp, khả năng đột
phá). Trong 3 nhóm tiêu chí này, Việt Nam được chấm điểm cao nhất ở Yêu cầu căn
bản, với 4,54 điểm, xếp thứ 72. Một số tiêu chí nhỏ cũng có sự cải thiện, như kinh tế
vĩ mô (hạng 69), độ hiệu quả của thị trường hàng hóa (83), cơ sở hạ tầng (76), quy mô
thị trường (34) và trình độ công nghệ (92).

10


Đồ thị: Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển
tại châu Á. Nguồn: WEF

Thực tế những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực nhằm cải

thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
Việt Nam. Tháng 3 năm nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19/NQ-CP về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia, với những biện pháp cụ thể trong ngắn hạn cũng như trung
hạn. Một số kết quả rõ nét trong thời gian qua như: Ngay trong năm 2014, thời gian
nộp thuế của doanh nghiệp giảm được 290 giờ, từ 537 giờ/năm xuống còn 247
giờ/năm, thời gian kê khai thuế sẽ giảm thêm được 80 giờ, từ 247 giờ/năm xuống còn
167 giờ/năm (thấp hơn mức bình quân 171 giờ/năm của ASEAN-6). Theo báo cáo của
Bộ Tài chính, riêng việc áp dụng Cơ chế một cửa hải quan quốc gia giảm được 10 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Thời gian nộp bảo hiểm xã hội giảm được 100 giờ, từ 335 giờ/năm xuống còn 235
giờ/năm. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thành lập, tổ chức lại, giải thể
doanh nghiệp giảm 50%, thời gian giải thể doanh nghiệp xuống còn 180 ngày. Thời
11


gian tiếp cận điện năng của doanh nghiệp giảm từ 115 ngày xuống còn 70 ngày. Bên
cạnh đó, hạ tầng kỹ thuật cũng được nâng cao nhằm minh bạch hóa thông tin trên thị
trường. Trong những năm qua, sự ra đời của Hệ thống Thông tin đăng ký doanh
nghiệp quốc gia là điểm sáng của cải cách giúp giảm thời gian đăng ký doanh nghiệp
qua Hệ thống chỉ còn ba ngày làm việc. Cùng với việc xây dựng Hệ thống, cơ quan
quản lý nhà nước đã triển khai hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh
nghiệp.
Theo Thủ tướng cho biết tại Diễn đàn Đầu tư Toàn cầu tại Việt Nam sáng
30/9/2015: “Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia duy trì tăng trưởng kinh tế
dương, liên tục, và khá cao. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng cao thứ 2 thế giới trong 20 năm qua…Nhưng khả năng trong năm 2015 có thể
đạt được mục tiêu ngang bằng các nước ASEAN 4.”
Cũng trong khoảng thời gian này đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng
thêm là 5,74 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí

thứ hai với số vốn là 2,4 tỷ USD chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư. Các nhà đầu tư nước
ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh thành phố, trong đó Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư
đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,34 tỷ USD, chiếm 20,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
TP Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,61 tỷ
USD, chiếm 15,2%. Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn
ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, chiếm 37,3%
tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư quốc tế ở Việt Nam
2.3.1 Môi trường kinh tế

Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2015 với nhiều dấu
hiệu tích cực khi tăng trưởng kinh tế tiếp tục được cải thiện, giá cả được kiềm chế ở
mức thấp so với năm trước, đầu tư đạt kết quả khả quan, thu chi Ngân sách Nhà nước
có chuyển biến tích cực… Đây là những tiền đề tạo động lực cho nền kinh tế nước ta
khởi sắc trong thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: GDP 6 tháng đầu năm 2015
ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng:
9,53% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát được kiềm chế và được kiểm soát ở mức
0,55%/ tháng. Từ cuối tháng 5, đầu tháng 6/2015, các ngân hàng thương mại đã có sự
12


điều chỉnh tăng lãi suất huy động, chủ yếu là các kỳ hạn dài để đảm bảo phù hợp hơn
với diễn biến thị trường cũng như đảm bảo cân đối nguồn vốn. Cùng với đó là nhờ sự
chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, nhiều biện pháp hiệu quả được thực hiện
nhằm đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án đã góp phần thúc đẩy thu
hút và giải ngân dòng vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ
tiếp tục thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực đầu tư trong xã hội và đẩy nhanh
tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ngân sách nhà nước, theo đó, tổng vốn đầu tư toàn
xã hội thực hiện 6 tháng theo giá hiện hành ước tính đạt 553,8 nghìn tỷ đồng, tăng
9,4% so với cùng kỳ năm trước và bằng 31,1% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà

nước đạt 214 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% tổng vốn và tăng 7,2% so với cùng kỳ năm
trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 202,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,6% và tăng
11,4%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 137 nghìn tỷ đồng, chiếm
24,7% và tăng 9,9%.
Tính đến 20/5/2015, đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự chuyển biến tích cực khi
số dự án bao gồm cả cấp mới và lượt dự án tăng vốn đều tăng so với cùng kỳ năm
trước (lần lượt là 18,4% và 19,3%) và số vốn thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt
4,95 tỷ USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, do không có nhiều dự
án vốn lớn nên số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm giảm và chỉ đạt 78% so với cùng
kỳ năm trước.
Nhìn chung nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế
hàng hóa kém phát triễn, mang nặng tính tự cung tự cấp thành nền kinh tế hàng hóa
phát triễn từ thấp đến cao. Do nền kinh tế nước ta có cơ sở hạ tầng vật chất và hạ tầng
xã hội thấp kém, trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp lạc hậu,
không có khả năng cạnh tranh. Điều này chính là trở ngại lớn khiến nhiều nhà đầu tư
2.3.2

khó lòng tin tưởng hoàn toàn vào việc đầu tư ở Việt Nam.
Môi trường chính trị, pháp lý
Việt Nam có tình hình chính trị - an ninh ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng
được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Từ sau khi gia nhập WTO, chúng ta đã
có các chính sách kinh tế phù hợp hơn, không những với các doanh nghiệp Việt Nam
mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta. Cơ chế điều hành
của nước ta hiện nay chủ trương đường lối theo Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhìn
13


chung chúng ta có môi trường chính trị và xã hội ổn định hơn so với các nước khác
trong khu vực. Tổ chức tư vấn Rủi ro Kinh tế và Chính trị (PERC) cũng đánh giá cao
tình trạng ổn định chính trị và xã hôi ở nước ta do đó Việt Nam được coi là nơi an

toàn để đầu tư, là tầm ngắm của rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nước ta cũng đang đối mặt với những vấn đề chính trị khá nóng
như: Tình trạng tham nhũng phổ biến ở mọi cấp chính quyền, đây chính là rào cản
quan trọng ngăn cản nước ngoài đầu tư; Hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền:
Tình trạng tham nhũng, sự thiếu trách nhiệm, thiếu minh bạch, tính quan liêu của các
quan chức nhà nước đã gây cản trở và tác động xấu đến việc vận hành của bộ máy
chính quyền có thể ảnh hưởng đến công cuộc cải cách kinh tế và tái cấu trúc doanh
nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả; Tình trạng xã hội bất ổn định: tại Việt
Nam trong những năm gần đây, những cuộc đình công, biểu tình và tranh chấp đất đai
xảy ra ngày càng nhiều đã gây ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tình
trạng xáo trộn đã bùng lên tại các vùng nông thôn có liên quan đển việc nhà nước
xung công đất đai và tình trạng tham nhũng của các quan chức địa phương.
2.3.3

Môi trường văn hóa – xã hội
Mỗi quốc gia có một nền văn hóa khác nhau, phong tục tập quán xã hội khác
nhau. Sự khác biệt này ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư vào một
thị trường hay một quốc gia nhất định. Khi đầu từ tại Việt Nam, các doanh nghiệp
phải chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ môi trường văn hóa xã hội đến các hoạt động như:
lựa chọn sản phẩm, định mức giá thành, chất lượng và kiểu dáng sản phẩm, chính sách
tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên và các hoạt động quan hệ công chúng như
trách nhiệm xã hội, đóng góp xã hội.
Sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa và của cuộc cách mạng khoa
học, kỹ thuật và công nghệ. bên cạnh những mặt tích cực, nhiều chuyển biến trong đời
sống văn hóa xã hội, trình độ văn hóa của dân chúng, người dân dễ tiếp thu và chấp
nhận những giá trị mới của văn hóa nước ngoài. Mặt khác, nó cũng đem đến những
tiêu cực trên lĩnh vực tư tưởng, đạo đức và lối sống của một bộ phận nhân dân, nhất là
lớp trẻ. Sự bùng nổ về thông tin, truyền thông đi liền với quá trình mở cửa, đẩy mạnh
giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa, áp lực từ việc du nhập các văn hóa phẩm vào
nước ta ngày càng gia tăng và khó kiểm soát, trong khi trình độ quản lý và phương

14


diện kỹ thuật để quản lý những vấn đề mới mẻ này còn hạn chế, dẫn đến lúng túng, bị
động trong tổ chức thực hiện.
2.3.4 Môi trường cơ sở hạ tầng
2.3.4.1 Hệ thống giao thông
a) Đường bộ

Tuyến giao thông quan trọng nhất là quốc lộ 1A với chiều dài 2301km, bắt đầu
từ km số 0 tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan tỉnh Lạng Sơn và kết thúc tại km số 2301 +
340m thuộc địa phận tỉnh Cà Mau, tuyến giao thông huyết mạch này được xây dựng
từ thời Pháp và không ngừng được tu dưỡng, cải tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển
ngày càng cao của đất nước. Ngoài ra tuyến đường Hồ Chí Minh cũng ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là các vùng không có
quốc lộ 1A như là Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, trong nhiều năm gần đây, hàng loạt hệ thống giao thông đường bộ
hiện đại đã và đang được xây dựng, trở thành động lực lớn cho phát triển kinh tế, đặc
biệt đóng vai trò lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, điển hình là: cao tốc
TP Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Giây, cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương,
Hà Nội – Lào Cai, hệ thống cầu vượt Ngã Ba Huế (Đà Nẵng)… hay điển hình là cao
tốc Hà Nội – Thái Nguyên là một trong những nhân tố quan trọng nhất khiến tập đoàn
Samsung đầu tư nhà máy sản xuất lớn nhất Việt Nam tại đây.
Nhiều cây cầu lớn được xây dựng trở thành động lực phát triển kinh tế ở nhiều
vùng như: Cầu Nhật Tân (sông Hồng), Cầu Phú Mỹ (sông Sài Gòn), cầu Cần Thơ, cầu
Mỹ Thuận, cầu Thuận Phước (Đà Nẵng)…
Tuy nhiên bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam còn nhiều hạn
chế về chất lượng công trình, tình trạng quá tải và quy hoạch bất hợp lí ở một số
tuyến… là trở ngại không nhỏ đối với việt thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
b) Đường sắt


Nằm rất gần với với lộ 1A là hệ thống đường sắt Bắc – Nam nối liền Hà Nội –
Cần Thơ với tổng chiều dài 1811km, bên cạnh đó là các tuyến đường sắt vùng như Hà
Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng. Hiện nay, nhà nước độc quyền khai thác đường
sắt. Tuyến đường này chủ yếu dùng để vận chuyển hành khách. Vận chuyển hàng hóa
bằng đường sắt chưa được chú trọng đúng mức cũng như tồn tại nhiều bất cập, mặc dù
tiềm năng phát triển của đường sắt Việt Nam là rất lớn khi mà lãnh thổ đất liền nước
15


ta rất “dài và hẹp”. Tuy nhiên, gần đây một số nhà đầu tư đã có những tín hiệu muốn
đầu tư vào ngành này khi mà nhà nước đã bắt đầu nới lỏng chính sách và nhận ra được
tầm quan trọng của đường sắt.
c) Đường thủy:

Hệ thống cảng biển: tính đến 09/2014, Việt Nam có tổng cộng 44 cảng biển các
loại trải dài từ Bắc đến Nam với 219 bến cảng và 44km cầu cảng, trong đó quan trọng
nhất là cụm cảng Phía Bắc và cụm cảng Đông Nam Bộ.
Đường thủy nội địa: Việt Nam có hệ thống sông ngòi chằng chịt nhưng chủ yếu
là các sông nhỏ và dốc do phần lớn diện tích là đồi núi. Do đó hệ thống giao thông
đường thủy nội địa không phát triển nhiều, phát triển hơn cả là khu vực Đông Nam Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long
Lượng hàng hóa thông quan: năm 2014, lượng hàng hóa thông quan qua hệ
thống cảng biển Việt Nam ước đạt 370,3 triệu tấn, trong đó hàng container đạt 10,24
triệu TEUs.
Qui hoạch phát triển cảng biển: tập trung phát triển các cảng biển Hải Phòng và
Bà Rịa - Vũng Tàu là các cảng biển cửa ngõ của Việt Nam có thể phát triển thành
cảng trung chuyển quốc tế, đặc biệt là cảng Đình Vũ (Hải Phòng) và cảng Cái Mép –
Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu). Hiện nay cảng Cái Mép – Thị Vải đang nhận được sự
đầu tư, hợp tác của tập đoàn APM Terminal để xây dựng một trong các hệ thống cảng

hiện đại nhất thế giới. Quá trình cổ phần hóa cảng biển đang diễn ra mạnh mẽ.
Hạn chế: số lượng cảng biển Việt Nam tuy nhiều nhưng chủ yếu là các cảng
vừa và nhỏ, độ sâu không đảm bảo khiến tàu lớn không vào được. Trong khi đó cảng
Cái Mép – Thị Vải đủ năng lực đón tàu lớn thì lại không có đủ hàng. Ngược lại một số
cảng lại quá tải, hay bị tắt ngẳn giao thông khu vực cảng. Một số cảng quy hoạch chưa
hợp lí, chẳng hạn cảng cầu cảng tại cảng Cái Mép – Thị Vải “đón một tàu thì dư mà
hai tàu lại thiếu”.
d) Đường hàng không

Vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Một số sự kiện đáng chú ý của hàng
không Việt Nam như: khánh thành nhà ga quốc tế T1 – sân bay quốc tế Nội Bài Hà
Nội, hay siêu dự án sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai) để phát triển thành trạm
16


trung chuyển quốc tế và giảm bớt áp lực cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ
Chí Minh), dự án mở rộng sân bay Phú Quốc, sân bay quốc tế Đà Nẵng lọt top những
sân bay tốt nhất thế giới theo khảo sát của hãng hàng không Dragon Air (Hồng Kông)

Ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài: Đề nghị bố trí nhà ga chuyên dụng
tại sân bay quốc tế Nội Bài cho hàng xuất khẩu của tập đoàn Samsung được chấp
nhận. Rõ ràng đây là tín hiệu tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư
tại Việt Nam. Ưu đãi này cho phép các doanh nghiệp nước ngoài rút ngắn thời gian
xuất khẩu hàng hóa, làm giảm chi phí Logistics, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa là
lợi thế không nhỏ mà bất kì nhà đầu tư nào cũng quan tâm.
2.3.4.2 Mức độ thỏa mãn các dịch vụ điện, nước, đất đai, bưu chính viễn thông…

Việt nam dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài về phí dịch vụ điện,
nước, tiền thuê đất… đặc biệt là ở những khu công nghiệp, khu chế xuất.

Mạng lưới điện Việt Nam gồm 3 cấp 500KV, 200KV và 100KV với việc áp
dụng những công nghệ truyền tải điện tiên tiến cùng với các nguồn cung cấp điện lớn
như thủy điện Sơn La, Sông Đà, Trị An, nhiệt điện Quảng Ninh… thì nhìn chung đảm
bảo cung cấp đầy đủ an toàn cho các trung tâm công nghiệp, các khu đô thị lớn.
Hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tỉnh thành tạo ra một cuộc chạy đua
về ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, hiện tại, khi đầu tư vào khu
công nghệ cao Đà Nẵng, nhà đầu tư sẽ được hưởng giá thuê đất từ 5.250 – 10.500
đ//năm, nhiểu dự án được miễn giảm tiền thuê đất và tiền sử dụng cơ sở hạ tầng.. Tiếp
theo đó địa phương này còn đề xuất về việc xin ý kiến các các bộ và Thủ tướng Chính
Phủ về các chính sách ưu đãi vượt trội với các dự án có vốn đầu tư từ 200 triệu USD
trở lên, hoặc dự án sản xuất công nghệ cao có tổng chi bình quân cho hoạt động
nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam hàng năm lớn hơn 1% tổng doanh thu.
Hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông Việt Nam tuy còn nhiều hạn chế về
mặt tốc độ, chất lượng dịch vụ nhưng hiện nay có những tiến bộ đáng kể. Một số nhà
mạng lớn như Vietteltelecom, VNPT đã bắt đầu triển khai thử nghiệm dự án 4G và sẽ
sớm đưa vào sử dụng với mức phí tương đương 3G nhưng tốc độ cao hơn nhiều. Tuy
vậy, tình trạng cáp quang quốc tế bị đứt vẫn thường xuyên diễn ra trong những năm

17


gần đây làm cho việc truyền dữ liệu giữa Việt Nam và quốc tế gặp nhiều khó khăn
trong thời gian dài. Đây là một điểm trừ lớn đối trong mắt các nhà đầu tư.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong
những năm gần đây tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu kém nếu so với các quốc gia khác
trong khu vực. Để dẫn chứng cho vấn đề này, nhóm xin trích nhận xét về cơ sở hạ
tầng của Việt Nam của ông Richard Gilmore – CEO Tập đoàn GIC, sáng lập viên
kiêm chủ tịch Diễn đàn An toàn thực phẩm toàn cầu: “Trong 7 quốc gia ASEAN
chúng tôi nghiên cứu, Việt Nam đứng vị trí thứ 5 về thời gian chuyên chở sản phẩm
trong lãnh thổ cũng như thời gian cần để vận chuyển sản phẩm ra khỏi lãnh thổ quốc

gia. Việc mất nhiều thời gian vận chuyển sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh
doanh, gây thất thoát, thiệt hại cho doanh nghiệp rất lớn. Những ai từng làm hoạt động
xuất khẩu có thể hiểu điều này. Điều kiện cơ sở vật chất như vậy cho thấy những hạn
chế rất lớn, đặc biệt khi Việt Nam muốn tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn
cầu.”
2.3.5

Môi trường công nghệ
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ ở Việt Nam chưa cao, mức độ áp
dụng khoa học công nghệ vào kinh tế, đời sống còn thấp do thiếu đầu tư cho công
nghệ như các phòng nghiên cứu, máy móc thiết bị.
Năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ của các tổ chức trong nước còn thấp.
Hiện nay điều này đã được phát triển phần nào nhờ chính sách xây dựng các khu công
nghệ cao, viện khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển ở
các trường đại học (ĐH Bách Khoa, CNTT, KHTN..), các doanh nghiệp.
Việt Nam đứng trước thời cơ lớn để nâng cao năng lực công nghệ khi là điểm
đến lí tưởng của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, LG, Canon,
Intel…
Chính phủ có nhiều chính sách ưu tiên cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
như miễn giảm thuế, tiền thuê đất, phí điện nước… cho các doanh nghiệp đầu tư vào
các khu công nghệ cao hoặc dành nhiều kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và phát
triển.
Hiện nay có nhiều doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ
tại Việt Nam như: FPT cung cấp giải pháp công nghệ cho ngành đường sắt Việt Nam
18


hay tập đoàn APM terminal đầu tư xây dựng cảng Cái Mép – Thị Vải với công nghệ
tiên tiến hàng đầu thế giới, hệ thống Metro ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một
số địa phương bắt đầu xây dựng cơ quan hành chính công tích hợp với công nghệ

quản lí, sử dụng hiện đại như tòa nhà Hành chính Đà Nẵng…
Nhìn chung, môi trường công nghệ Việt Nam còn nhiều hạn chế nhưng ngày
càng có những chuyển biến tích cực.
2.3.6

Môi trường tự nhiên
Việt nam có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu thời tiết mát mẻ thuận lợi để
thu hút các nguồn vốn đầu tư vào để phát triển du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó, ta cũng
có nguồn tài nguyên phong phú và lao động giá rẻ là nhân tố tích cực thu hút lượng
lớn vốn đầu tư nước ngoài. Các nước chủ đầu tư, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn
nguyên liệu thô trên thị trường thế giới, muốn giảm bớt sự lệ thuộc này để đảm bớt sự
ổn định cho nền kinh tế. Họ thường tìm cách đầu tư trực tiếp qua các nước có nguồn
tài nguyên phong phú như Việt Nam để có quyền khai thác lâu dài nguồn tài nguyên
đấy.
Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường,
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác quá mức và có nguy cơ cạn kiệt, đa
dạng sinh học đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng… Theo đánh giá mới đây của Ngân
hàng thế giới tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt
động môi trường, Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng. Các nước
khác trong khu vực như Philippines đạt 66 điểm, Thái Lan 62 điểm, Lào 60 điểm, …
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 - 2011, mỗi năm Việt Nam xuất
khẩu 2,1 - 2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) với điểm đến chủ
yếu là Trung Quốc, nhưng chỉ mang lại giá trị 130 - 230 triệu USD. Riêng năm 2012,
lượng khoáng sản xuất khẩu vẫn gần 800.000 tấn thông qua đường chính ngạch. Nếu
cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng xuất khẩu còn lớn hơn nữa
(vào năm 2008, chỉ riêng xuất lậu quặng ti-tan ước tính đã lên đến 200.000 tấn)... Đây
cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài còn e
dè, đắn đo khi đầu tư một khoản tiền lớn vào Việt Nam.

2.4

2.4.1

Kết luận về môi trường đầu tư ở Việt Nam
Thành tựu
19


Với vị thế là một quốc gia vững chắc về chính trị, ổn định về xã hội, năng động
về kinh tế, chúng ta đã và đang là điểm đến hấp dẫn của vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn vốn này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nước ta. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2010 đạt khoảng
7,5%, trong giai đoạn 2011-2013 dù gặp nhiều khó khăn vẫn đạt trên 5% và năm 2014
là 5.98%. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan
hơn trong những năm tiếp theo. FDI tạo ra khoảng 40% giá trị sản lượng công nghiệp,
có tốc độ tăng khá cao, 2001- 2010 tăng 17,4%/năm trong khi toàn ngành công nghiệp
tăng 16,3%/năm. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, 2001 - 2005 là
57,8 tỷ USD, 2006 - 2010 là 154,9 tỷ USD, bằng 2,67 lần, chiếm 55% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước (kể cả dầu thô).
Bên cạnh đó, FDI đã góp phần quan trọng hình thành nhiều ngành kinh tế, như
khai thác, lọc hóa dầu, ô tô, xe máy, điện tử, xi măng, sắt thép, thực phẩm, thức ăn gia
súc; cũng như góp phần hình thành một số khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng,
Nam Thăng Long, nhiều khách sạn 4- 5 sao, khu nghỉ dưỡng cao cấp, văn phòng cho
thuê... Lĩnh vực dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bán buôn, bán lẻ đã du nhập
phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thỏa mãn nhu cầu ngày càng
cao của các tầng lớp dân cư.
Kể từ năm 1986, khi chính sách Đổi mới bắt đầu được áp dụng và luật đầu tư
nước ngoài được thông qua, Chính phủ không ngừng cải thiện những chính sách về
đầu tư nước ngoài và luôn cố gắng tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi
và bình đẳng, qua đó hiệu quả và chất lượng của dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam đang không ngừng tăng nhanh qua thời gian.

Một thành tựu khác, tính đến cuối năm 2011, khu vực FDI tạo ra hơn 2,3 triệu
việc làm trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp, trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà
quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng, du
nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến.
Hoạt động đầu tư quốc tế cũng đồng thời là một khâu đột phá trong hội nhập
với thế giới. Việc mở cửa đất nước, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp
nước ngoài góp phần củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nhiều nước đã
dỡ bỏ lệnh cấm vận và sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Hiện nay Việt
20


Nam đang là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới như là thành viên
WTO, đã và đang tham gia tích cực nhiều liên kết kinh tế quốc tế và đàm phán Hiệp
định xuyên Thái Bình Dương (TPP),...
2.4.2

Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, hoạt động đầu tư nước ngoài cũng đã
bộc lộ những nhược điểm và khuyết điểm, như chưa phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành và vùng kinh tế, một số máy móc thiết bị công nghệ lạc hậu đã được nhập khẩu,
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... Chuyện ô nhiễm ở sông Thị Vải, sông Cầu,
sông Nhuệ là ví dụ điển hình.
Cùng với đó, cũng đã xảy ra “cuộc chiến giữa các tỉnh, thành phố chào mời nhà
đầu tư quốc tế” bằng những ưu đãi quá mức thuế, tiền thuê đất, ảnh hưởng tiêu cực
đến phúc lợi chung của cộng đồng. Đã xảy ra tranh chấp lao động trong một số doanh
nghiệp FDI. Gần đây, việc “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI, gây ra tình
trạng “lỗ giả lãi thật” nổi lên như vấn đề thời sự.
Theo báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2010” của Cơ quan
Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam
(VNCI) trên cơ sở khảo sát 1.155 doanh nghiệp của 47 quốc gia, đại diện cho 21% số

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động thì “doanh nghiệp FDI tại
Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ và có lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ cho
các công ty đa quốc gia lớn hơn, do đó thường nằm trong khâu thấp nhất của giá trị
sản phẩm”; khoảng 5% doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghệ hiện đại,
5% vào dịch vụ khoa học - công nghệ, 3,5% vào dịch vụ tài chính, quản lý đòi hỏi kỹ
năng cao.
Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài còn do dự và thận trọng về đầu tư
tại Việt Nam. Trả lời câu hỏi doanh nghiệp có ý định cân nhắc đầu tư ở nước khác hay
chỉ tập trung đầu tư ở Việt Nam, thì 55% doanh nghiệp tham gia phỏng vấn cho biết,
có cân nhắc đầu tư ở nước khác, trong đó 30% sang Trung Quốc, 10% sang Thái Lan,
8% sang Campuchia, 6% sang Indonesia, 4% sang Philippines và 4% qua đó cho thấy
chính sách về hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều hạn chế.
Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện, nhưng so với nhiều nước trong khu
vực thì chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư có tiềm năng lớn. Đối với Việt Nam, cuộc cạnh
21


tranh thu hút đầu tư càng gay gắt hơn khi theo xếp hạng năm 2011, Trung Quốc vẫn
dẫn đầu, Indonesia, Malaysia và Singapore lọt vào top 10 quốc gia có môi trường đầu
tư tốt nhất thế giới; và khi trong số 5 nước mới nổi BRICS, thì 4 nước đã lọt vào danh
sách 10 quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới, là Trung Quốc (thứ 2), Brazil (thứ
6), Nga (thứ 9) và Ấn Độ (thứ 10). Với dân số gần 3 tỷ người, 4 nước này là những thị
trường hấp dẫn FDI nhất thế giới.
2. SO SÁNH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Ở VN & PHILIPPINES
3.1 Môi trường kinh tế
a. Ổn định kinh tế vĩ mô (Macroeconomic stability)

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WB, ta có bảng sau:
Bảng tổng hợp kết quả xếp hạng mức độ ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam và


Việt Nam
Philippines

2010
85
68

2011
2012
2013
65
106
87
54
36
40
Philippines từ 2010 – 2015

2014
75
26

2015
69
24

Qua bảng số liệu ta thấy:
-

Philippines có lợi thế hơn Việt Nam trong yếu tố ổn định môi trường vĩ mô.

Kinh tế vĩ mô ở Philippines khá cao và xếp ở những vị trí gần đầu ở bảng xếp hạng,

-

trong khi các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn ở mức độ trung bình.
Xếp hạng môi trường vĩ mô của Philippines có xu hướng cao lên theo các năm, trong
khi xếp hạng mức độ kinh tế vĩ mô của Việt Nam lại tăng giảm không ổn định.
Từ bảng số liệu ta có biểu đồ trên.
Hình 1: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi xếp hạng chỉ số mức độ ổn định kinh tế vĩ mô
của Việt Nam và Philippines giai đoạn 2010 – 2015
Đặc điểm chung có thể nhận thấy về môi trường vĩ mô của Việt Nam và
Philippines đó là tính chất biến động do nền kinh tế mở cửa với các nước khác, có sự
phụ thuộc lớn vào môi trường kinh tế bên ngoài. Tuy nhiên, xếp hạng môi trường vĩ
mô của Philippines có biên độ dao động nhỏ hay mức độ ổn định kinh tế vĩ mô cao
hơn của Việt Nam, chính vì vậy mà môi trường Philippines lại càng hấp dẫn các nhà
đầu tư nước ngoài hơn môi trường Việt Nam xét trên góc độ yếu tố ổn định vĩ mô.
Mức tăng trưởng trung bình của Philippines, nhu cầu nội địa mạnh, kết hợp với tổng
sản phẩm trong nước (GDP) tăng trưởng 7,2% trong năm 2013 làm cho Philippines
22


trở thành điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). FDI
tăng trong năm 2013 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng cùng với Chính quyền Philippines tập
trung tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế toàn diện. Nhờ có lực lượng lao động chất
lượng cao và có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt; chi phí trả cho lương công nhân,
nhà ở và thực phẩm là khá thấp; môi trường chính sách kinh doanh thân thiện với
nhiều lĩnh vực cho phép 100% sở hữu nước ngoài; dịch vụ thuê ngoài/ gia công quy
trình kinh doanh (BPO) và ngành du lịch đã tăng trưởng trong những năm gần đây và
xu hướng này có thể tiếp tục. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá
trình xây dựng môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đây có thể là

một môi trường đầu tư đầy triển vọng cho các nhà đầu tư khai thác tận dụng lợi thế,
tiềm năng của nó.
b. Quy mô thị trường

Dựa vào báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu hằng năm của WEF ta có bảng
sau:
Bảng tổng hợp xếp hạng quy mô thị trường của Việt Nam và Philippines giai
đoạn 2010 – 2015:
Việt Nam 35
Philippines 37

33
36

32
35

36
33

34
35

33
30

Từ bảng số liệu ta có biểu đồ trên.
Hình 2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi xếp hạng chỉ số quy mô thị trường của Việt Nam
và Philippines giai đoạn 2010 – 2015
Từ biểu đồ ta nhận thấy, quy mô thị trường của hai nước tương đối cao, khá

hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư. Xếp hạng quy mô thị trường của cả hai nước đều
có xu hướng cao lên theo từng năm và không vượt quá mốc 30 – 40. Trong yếu tố
này, khoảng cách xếp hạng giữa hai nước khá hẹp, chứng tỏ quy mô thị trường của hai
nước có sức cạnh tranh khá cao. Từ năm 2010 – 2012, xếp hạng quy mô thị trường
của hai nước có xu hướng giảm nhẹ và đều đặn, nhưng từ năm 2013 – 2015 xếp hạng
của hai nước lại tăng giảm ngược nhau và không ổn định.
3.2 Môi trường chính trị, pháp lý
3.2.1 Tình hình chính trị
a. Việt Nam

23


Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính
trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ
thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Tình hình chính trị, an ninh ở
Việt Nam các năm qua hầu như rất ổn định. Gần đây có nổi lên vấn đề về Biển đông
từ khi Trung Quốc hạ đặt dàn khoan HD981 trái phép tại vùng biển Việt Nam, nhưng
cho đến nay vẫn chưa xảy ra giao tranh mặc dù đã có một số hành vi khiêu khích từ
phía Trung Quốc.
b. Philippines

Philippines là 1 quốc gia Đông Nam Á theo thể chế Cộng Hòa đa đảng.
Vào tháng 3 năm 2007 Chính phủ Philippines đã lần đầu tiên công nhận quyền
tự quyết của người Moro sau 3 thập kỉ xung đột.
Tuy nhiên vào ngày 12 tháng 7 năm 2007, các chiến binh Hồi giáo tại đảo
Basilan ở miền Nam Philippines đã sát hại 14 thủy quân lục chiến, trong đó 11 người
bị chặt đầu, còn 9 thủy quân lục chiến khác bị thương và 4 phiến quân bị giết. Cuộc
giao tranh xảy ra khi các binh sĩ thủy quân lục chiến đang tìm kiếm linh mục người Ý

Giancarlo Bossi bị bắt cóc từ ngày 10 tháng 6 năm 2007. Một chỉ huy của MILF đã
xác nhận rằng một số thành viên của tổ chức đã tham gia vào trận đấu súng, bất chấp
việc đã có thỏa thuận hòa bình với chính phủ Philippine. Mohagher Iqbal, nhà đàm
phán trưởng của MILF, đã phủ nhận việc tổ chức chức của ông phải chịu trách nhiệm
cho các vụ chặt đầu và bắt cóc linh mục. Ngày 19 tháng 7 năm 2007, mặc dù không có
tiền chuộc, Giancarlo Bossi đã được trả tự do. Nhà chức trách Philippines đã mô tả
những kẻ bắt cóc ông là những thành viên của Abu Sayyaf. Các cơ quan chính phủ
quy trách nhiệm cho một chỉ huy phản bội của MILF trong vụ bắt cóc.
Ngày 7 tháng 10 năm 2012, Tổng thống Benigno Aquino đã công bố một hiệp
định hòa bình với MILF và nói rằng "Hiệp định khung này sẽ mở đường cho một nền
hòa bình cuối cùng và lâu dài ở Mindanao,". Phó chủ tịch của MILF là Ghazali Jaafar
được trích lời nói rằng "Chúng tôi rất hài lòng. Chúng tôi cảm ơn Tổng thống về điều
này." Hiệp định tự trị sẽ được thực hiện dần dần và cũng sẽ đổi tên khu vực tự trị
thành Bangsamoro theo tên người Moro.

24


Tình hình chính trị, an ninh tại Philippines các năm gần đây đã dịu xuống tuy
nhiên 21/9 vừa qua lại xảy ra 1 vụ bắt cóc du khách đã làm dấy lên sự lo lắng về các
cuộc xung đột đã kéo dài hơn 45 năm qua sẽ trở lại.
Kết luận: Về tình hình an ninh chính trị trật tự xã hội ta có thể dễ dàng thấy
được Việt Nam có lợi thế hơn Philippine đối với các nhà đầu tư với mục đích phát
triển ổn định lâu dài.
3.2.2

Môi trường pháp lý
a. Việt Nam.
Chính phủ luôn tạo điều kiện tốt nhất cả về thể chế pháp lý cũng như cơ sở hạ
tầng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong hai ngày 03 và 04 tháng 02 năm 2009,

Chính phủ họp phiên thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm
2009 và phương hướng, giải pháp thúc đẩy tăng cường phát triển kinh tế. Chính phủ
đã thảo luận, đánh giá công tác thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại
Việt Nam thời gian qua và đã thống nhất một số định hướng và giải pháp cơ bản cho
những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, những vấn đề về thủ tục luôn là một rào cản khiến cho các doanh
nghiệp nước ngoài gặp khó khăn khi đầu tư vào Việt Nam.
“Ông Quách Ngọc Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
phân tích, theo quy định hiện nay, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư có nội dung
giao thoa về thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký đầu tư, đó là giấy chứng nhận đầu
tư (CNĐT) và giấy đăng ký kinh doanh (ĐKKD).
Điều này này làm phát sinh nhiều bất cập, khó khăn trong thực tiễn, như làm
tăng thêm số lượng cơ quan có chức năng ĐKKD ở các cấp; khó theo dõi, quản lý
hoạt động ĐKKD; không tách biệt được chức năng quản lý ĐKKD và dự án đầu tư;
khó khăn cho nhà đầu tư khi muốn mở thêm chi nhánh…” – Hồng Sơn,
Ví dụ Nhà đầu tư nước ngoài này muốn mua lại máy móc, nhà xưởng và xin
thuê đất để thực hiện dự án, nhưng vì chưa thành lập doanh nghiệp, chưa có tư cách
pháp nhân, nên không làm được việc đó. Do vậy, họ phải thực hiện thủ tục đầu tư để
được cấp giấy CNĐT và đồng thời là giấy ĐKKD.
Tuy nhiên, để thực hiện được thủ tục đầu tư cho dự án nói trên, nhà đầu tư đó
phải hoàn tất việc xin thuê đất, mua lại máy móc, nhà xưởng để hoàn tất bộ hồ sơ
25


×