Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.71 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THANH NGỌC

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THANH NGỌC

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRIỆU THẾ VIỆT

Hà Nội, 2015


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình hoàn thành Luận văn Thạc sĩ, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác
giả luận văn xin phép được gửi lời tri ân chân thành tới:
PGS.TS. Triệu Thế Việt - giảng viên Khoa Du lịch học, Đại học Khoa học



hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, người thầy đã đồng hành cùng tác giả trong
suốt quá trình thực hiện đề tài, một tấm gương về sự nghiêm túc, chỉn chu trong từng vấn
đề nghiên cứu. Thầy không chỉ là một giáo viên hướng dẫn tận tình mà còn truyền cho
học viên sự đam mê trong nghiên cứu khoa học.
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa và quý thầy cô
giáo trong Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Lào Cai; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh
Lào Cai; Trung tâm thông tin du lịch các huyện Sapa, Bắc Hà, Mường Khương; Các
đồng chí lãnh đạo các thôn: Bản Hồ, Thanh Kim, Thanh Phú, Phố Mới… và bà con các
thôn bản tại Sapa, Bắc Hà, Mường Khương đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nhiệt tình
cho tác giả trong quá trình thu thập tài liệu để hoàn thành luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ, thông cảm của quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè trong suốt
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn cao học của tác giả.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả tâm huyết và năng lực bản thân
song vẫn không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự ủng hộ
và những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 01 năm 2015
Tác giả

Vũ Thanh Ngọc



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em - Vũ Thanh Ngọc,
học viên cao học khóa 2012 - 2014, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Em xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào tạo , Khoa Du lịch học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Học viên

Vũ Thanh Ngọc


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................ 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................. 6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................... Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 9
6. Bố cục luận văn ................................................................ Error! Bookmark not defined.
7. Đóng góp của luận văn .................................................... Error! Bookmark not defined.
B. NỘI DUNG..................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu ............. Error! Bookmark not defined.
1.3. Điều kiện phát triển du lịch văn hóa Lào Cai ............................................................... 20
1.4. Những bài học kinh nghiệm trong nghiên cứu, phát triển du lịch văn hóaError! Bookmark
not defined.
1.5. Những vấn đề chưa khai thác ........................................................................................ 41
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................... 42
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH LÀO CAIError!

Bookmark not defined.
2.1. Các sản phẩm du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Lào CaiError! Bookmark not defined.
2.2. Các sản phẩm du lịch văn hóa khác. ............................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Các tuyến du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Lào Cai .. Error! Bookmark not defined.
2.4. Thực trạng về sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai. Error! Bookmark not defined.
2.5. Thực trạng về hoạt động quản lý điểm đến................... Error! Bookmark not defined.
2.6. Thực trạng công tác phối hợp bảo tồn di sản văn hóa. . Error! Bookmark not defined.
2.7. Nhận định về chu kỳ sống của điểm đến, xác định cơ hội, thách thức cho du lịch văn hóa
tỉnh Lào Cai.......................................................................................................................... 71
Tiểu kết chương 2 ............................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH
LÀO CAI............................................................................. Error! Bookmark not defined.


3.1 Những căn cứ đề xuất giải pháp..................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Nhóm đề xuất, giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa. Error! Bookmark not defined.
3.3. Nhóm đề xuất, giải pháp về quản lý điểm đến. ............. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................... 91
C. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 11

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

: Ban quản lý.

KHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
EU

: European Union

(Liên minh Châu Âu)

HIGO

: Health life science, Interdisciplinary and Glocal Oriented
(Tổ chức Khoa học sức khỏe đời sống, liên ngành và định hướng cho cộng
đồng địa phương)

ICOMOS

: International Council on Monuments & Sites
(Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích)

ILO

: International Labor Organization
(Tổ chức Lao động Quốc tế)

NXB

: Nhà xuất bản

SNV

: Smart Development World Netherland Vietnam
(Tổ chức Phát triển Hà Lan - Việt Nam)

UBND

: Uỷ ban Nhân dân.


UNESCO

: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc)

UNWTO

: United Nation World Tourism Organization
(Tổ chức du lịch thế giới)

VD

: Ví dụ


VHTTDL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VTOS

: Vietnam Tourism Occupational Skills Standards

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm đầu của thế kỷ XXI, du lịch văn hóa đã trở thành một xu thế mới
được ưa chuộng trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, bởi chính những
nền văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của các quốc gia mới là điểm hấp dẫn tự thân mạnh nhất
thu hút du khách đến với quốc gia đó và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Du lịch văn

hóa là cầu nối giữa các nền văn hóa nhằm giúp thỏa mãn bản chất của du lịch là khám
phá cái khác lạ và mới lạ, do đó bản sắc văn hóa là tiềm năng du lịch mạnh nhất mà mỗi
quốc gia sở hữu. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về du lịch văn hóa tại mỗi quốc gia nói
chung hay mỗi địa phương nói riêng giúp chúng ta có tầm nhìn xa hơn, định hướng tối ưu
hơn cho việc sử dụng tài nguyên văn hóa vào phát triển du lịch một cách có hệ thống và
bền vững.
Lào Cai có thế mạnh là tài nguyên văn hóa với sự hội tụ những bản sắc văn hóa
truyền thống của hơn 25 dân tộc anh em, họ đã sáng tạo và lưu giữ hàng trăm di tích lịch
sử và văn hóa cho nơi đây. Những di tích nổi bật như: khu bãi đá trạm khắc cổ tự với các
hình khắc về bản đồ, chữ viết hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở
thung lũng Mường Hoa (Sapa); hệ thống các di tích lịch sử văn hóa như đền Mẫu, đền
Thượng, đền Bảo Hà…Với sự kết hợp nhiều nền văn hóa của các dân tộc dẫn tới các
phong tục tập quán và lễ hội của Lào Cai vô cùng phong phú, đặc sắc với nhiều quy mô
khác nhau như: quy mô của cộng đồng làng, bản; quy mô vùng (hội Gầu Tào ở Pha Long
- Mường Khương, hội Roóng Poọc người Giáy ở Tả Van, Sapa...) và cũng có quy mô cấp
tỉnh như hội xuân Đền Bảo Hà... thời gian lễ hội cũng trải dài cả 4 mùa Xuân, Hạ, Thu,
Đông. Đặc biệt, khác với các tỉnh đồng bằng, mùa hè ở các làng bản vùng cao của Lào
Cai cũng là mùa của lễ hội, đặc điểm này rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch văn hoá.
Bên cạnh đó Lào Cai còn có vị thế thiên phú về du lịch, là cửa ngõ vùng Tây Bắc đưa du
khách vào sâu nội địa Việt Nam, sang Trung Quốc, thậm chí là đi các nước Asean.


Nguồn tài nguyên tự nhiên đặc sắc với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú như đỉnh
Fanxipan hùng vĩ (Sapa), những hang động kỳ ảo (Bát Xát, Bắc Hà…) làm nên vẻ đẹp
đậm chất núi rừng của Lào Cai. Tất cả những ưu thế trên là nguồn tài nguyên độc đáo
phục vụ cho việc phát triển du lịch của Lào Cai
Trong những năm qua, Lào Cai đã có những định hướng phát triển nhất định cho
ngành du lịch, tạo được ấn tượng ban đầu về hình ảnh du lịch Lào Cai. Dựa vào thế mạnh
về văn hóa, tỉnh cũng đã có những định hướng và triển khai những dự án đẩy mạnh phát
triển du lịch văn hóa tại địa phương như: kết hợp vòng cung Tây Bắc xây dựng chương

trình du lịch về cội nguồn, chợ phiên Tây Bắc hay các chương trình du lịch lễ hội. Tuy
nhiên, phương pháp khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên văn hóa của Lào Cai chưa
thực sự được định hướng theo từng giai đoạn phát triển của điểm đến do đó thành tựu đạt
được chưa tương xứng với nguồn tài nguyên. Do đó du lịch Lào Cai cần được đánh giá
lại về thực trạng, nhìn nhận một cách đúng đắn về du lịch văn hóa và tìm ra những giải
pháp đúng hướng, khả thi để khai thác tối ưu những tiềm năng văn hóa nổi trội, tạo sự kết
hợp linh hoạt nhằm đem lại sự phát triển một cách hệ thống và bền vững cho du lịch văn
hóa Lào Cai.
Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch văn
hóa tỉnh Lào Cai” để làm đề tài luận văn cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Nhóm đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa
Trong nhóm đề tài này có thể kể đến các công trình nghiên cứu, các tài liệu tham
khảo về du lịch văn hóa như:
- Trần Thúy Anh, Giáo trình du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, là nguồn
tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan trọng và thực tiễn được đúc rút từ kinh
nghiệm của hoạt động văn hóa. Tài liệu này giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ
du lịch văn hóa để tiếp cận hướng nghiên cứu của mình [3].
- Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng quát về
văn hóa Việt Nam, địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc và tác


giả luận văn dựa vào đó để bổ sung, hoàn thành cũng như có những lý giải chính xác hơn
về các vấn đề trong luận văn của mình [45].
- Tổ chức ICOSMOS, Công ước quốc tế về du lịch văn hóa mang lại sự hệ thống hóa và
trình tự của việc nghiên cứu về du lịch văn hóa, cũng như cho tác giả luận văn thấy sự so
sánh, đối chiếu giữa các định nghĩa, khái niệm về du lịch văn hóa cũng như quy trình
nghiên cứu [12].
Các công trình nghiên cứu về du lịch văn hóa nói chung không chỉ có một số tác
phẩm nêu trên, nhưng nghiên cứu tập trung về du lịch văn hóa của tỉnh Lào Cai thì chưa

có công trình nào cụ thể. Trong quá trình tìm hiểu và tham khảo tài liệu của tác giả, chỉ
có thể kể ra các công trình có tính chất liên quan như:
- Lê Quốc Thắng, Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai nhằm đưa ra những
giải pháp về phát triển kinh tế, du lịch nói chung của toàn tỉnh để cân bằng giữa tiềm
năng và thực trạng phát triển [35].
- Nguyễn Thị Hường, Nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng vùng núi phía Bắc Việt
Nam (trường hợp Lào Cai và Mai Châu). Công trình này chủ yếu dựa trên đặc điểm dân
tộc của cư dân địa phương và nghiên cứu để phát triển loại hình du lịch cộng đồng tại hai
địa bàn trên [14].
- Nguyễn Đình Dũng, Lào Cai phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa vùng miền đưa
ra những vấn đề về bảo tồn di sản văn hóa và trách nhiệm, nghĩa vụ của du lịch đối với
công tác bảo tồn văn hóa [6].
- Trần Hữu Sơn, Nghiên cứu xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch ở Sapa là một công
trình nghiên cứu rất chi tiết, chỉ ra những nét đặc sắc, thực trạng phát triển của làng văn
hóa du lịch (trường hợp bản Dền, thôn Bản Hồ, Sapa) và từ đó khái lược các đặc trưng và
định hướng phát triển cho loại hình này [32].
Những công trình trên là nguồn tài liệu phong phú và rất hữu ích đối với tác giả
luận văn trong việc kế thừa các nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc hoàn thiện đề
tài nghiên cứu của mình về du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai.
2.2 Nhóm đề tài nghiên cứu về các vấn đề bổ sung


Nhóm đề tài nghiên cứu về các vấn đề bổ sung ở đây tác giả muốn đề cập đến là
các công trình nghiên cứu về địa bàn tỉnh Lào Cai như điều kiện tự nhiên, tộc người, các
phong tục tập quán hay lễ hội đặc trưng… Từ các nghiên cứu này, tác giả được cung cấp
một nguồn thông tin nền vững chắc về các nguyên nhân, yếu tố có tác động tới nền văn
hóa tỉnh Lào Cai. Có thể kể đến một số công trình của tác giả Trần Hữu Sơn như:
- Nghiên cứu vấn đề tộc người ở Lào Cai đã chỉ ra những đặc trưng của các tộc người
trên địa bàn tỉnh Lào Cai và các yếu tố tác động đến văn hóa của từng tộc người nói riêng
[33].

- Địa chí khái lược Lào Cai cũng là một tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả bởi tính
tổng quát về điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai, một trong những yếu tố có ảnh hưởng
lớn tới nền văn hóa các tộc người [30].
- Các tác phẩm như: Văn hóa dân gian Lào Cai [27] hay Lễ hội cổ truyền Lào Cai [28]
mang lại cho tác giả luận văn những góc nhìn chi tiết và tỉ mỉ hơn về các yếu tố góp phần
làm nên sự đặc sắc cho sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai.
- Các công trình khác như: Văn hóa H’mông [26]; Văn hóa dân gian người Kháng ở Tây
Bắc [31] hay Lễ cưới người Dao tuyển [29] là những tài liệu cung cấp cho tác giả luận
văn những căn cứ, lập luận và bằng chứng để chứng minh sự khác biệt, tính đặc sắc của
bản sắc văn hóa các dân tộc ở Lào Cai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
- Đánh giá sơ bộ về tiềm năng và thực trạng của du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất các căn cứ khoa học phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa.
- Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu về du lịch văn hóa tỉnh Lào Cai và nhóm vấn đề bổ
sung cho việc phát triển du lịch văn hóa tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch, du lịch văn hóa, điều kiện phát triển du
lịch văn hóa.


- Đánh giá về tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Lào Cai từ đó
chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn đọng và tìm ra những nguyên
nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Trần Thị Kim Anh (2012), Sapa mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, số 11/2012, trang 28-29.
2. Trần Thúy Anh (2004), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.
3. Trần Thúy Anh (Chủ biên, tái bản 2014), Giáo trình du lịch văn hóa những vấn đề
lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam.
4. Ban chỉ đạo đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam (2010), Cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, Nxb Giáo dục.
5. Cục thống kê tỉnh Lào Cai (2006 - 2013), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê.
6. Nguyễn Đình Dũng (2014), Lào Cai phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa vùng
miền, đề tài nghiên cứu khoa học Sở VHTTDL Lào Cai.
7. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học Kỹ
thuật.
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Đại
học kinh tế quốc dân.
9. Bùi Xuân Đính (2012), Các tộc người ở Việt Nam, Nxb Thời đại.
10. Vũ Hương Giang (2014), Đánh giá mức độ hấp dẫn của Sapa, Tạp chí Du lịch Việt
Nam, số 12/2014, Trang 32-33.
11. Trần Dũng Hải (2013), Nâng cao chất lượng điểm đến, Tạp chí Du lịch Việt Nam,
số 4/2013, trang 46-47.
12. Hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS, 1999), Công ước quốc tế về du
lịch văn hóa.


13. Nguyễn Phạm Hùng (2013), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa vùng đồng bằng
sông Hồng, những vấn đế lý luận. Đề tài khoa học trọng điểm nhóm A, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Hường (2011), Nghiên cứu về phát triển du lịch cộng đồng vùng núi
phía Bắc Việt Nam (trường hợp Lào Cai và Mai Châu), Luận văn Thạc sĩ, ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
15. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Trần Ngọc Nam (2000), Marketing Du lịch, Nxb Tổng hợp, Đồng Nai.

17. Nguyễn Quang Ngọc (2006), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục.
18. Phan Đăng Nhật (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số - những giá trị đặc sắc, Nxb
Khoa học Xã hội.
19. Nhiều tác giả, Giáo trình Nghiệp vụ Lữ hành, ĐH KHXH&NV Hà Nội.
20. Nhiều tác giả (1998), Hỏi và đáp về văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.
21. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn hóa,
Nxb Lao Động.
22. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch, Nxb
Lao động.
23. Dương Văn Sáu, Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam
số 3/2010, Tr.33.
24. Hà Văn Siêu (2013), Du lịch văn hóa trong tầm nhìn chiến lược, Tạp chí Du lịch
Việt Nam, số 6/2013, trang 16-18.
25. Hà Văn Siêu (Chủ biên, 2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt
Nam, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Cơ quan hợp
tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
26. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hóa H’mông, Nxb Văn hóa dân tộc.
27. Trần Hữu Sơn (1997), Văn hóa dân gian Lào Cai, Nxb Văn hóa dân tộc.
28. Trần Hữu Sơn (1998), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, Nxb Văn hóa dân tộc.


29. Trần Hữu Sơn (2001), Lễ cưới người Dao tuyển, Nxb Văn hóa dân tộc.
30. Trần Hữu Sơn, (Chủ biên, 2002), Địa chí khái lược Lào Cai, Nxb Văn hóa dân tộc.
31. Trần Hữu Sơn (Chủ biên, 2010), Văn hóa dân gian người Kháng ở Tây Bắc, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Trần Hữu Sơn (2011), Nghiên cứu xây dựng mô hình làng văn hóa du lịch ở Sapa,
đề tài nghiên cứu khoa học Sở VHTTDL Lào Cai.
33. Trần Hữu Sơn (2012), Nghiên cứu về vấn đề tộc người ở Lào Cai, tham luận Dân
tộc học (Tr. 186 -209), Nxb Dân tộc.

34. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai (2014), Quy hoạch phát triển du lịch Lào
Cai đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
35. Lê Quốc Thắng (2010), Nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch ở Lào Cai, luận văn
thạc sĩ ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
36. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
37. Trần Diễm Thúy (2008), Văn hóa du lịch, NXB VHTT, Hà Nội.
38. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2004), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin.
39. Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, Nxb Thống kê.
40. Lê Anh Tuấn (2014), Liên kết phát triển nguồn nhân lực du lịch Tây Bắc, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, số 9/2014, trang 34-35.
41. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (1999), Địa lý du lịch, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
42. Vương Tuyển (2009), Lễ hội dân gian Việt Nam, Nxb Dân tộc.
43. UBND tỉnh Lào Cai (2008 - 2013), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội.
44. Triệu Thế Việt (Chủ biên, 2014), Giá trị văn hóa nghệ thuật trong di tích truyền
thống nhìn từ góc độ du lịch, Nxb Văn hóa thông tin.
45. Trần Quốc Vượng (2007), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
46. Bùi Thị Hải Yến (2006), Giáo trình Địa lý, Kinh tế-Xã hội thế giới, Nxb Giáo dục.
Tài liệu nước ngoài
47. Bob McKercher and Hilary du Cros (2002), Cultural tourism - the partnership
between tourism and cultural heritage management, Routledge.


48. Borowiecki, K.J. and C. Castiglione (2014), Cultural participation and tourism
flow: An empirical investigation of Italian provinces, Tourism Economics,
forthcoming.
49. Dallen J.Timothy, Stephen W. Boyd (2003), Heritage tourism, Prentice Hall, Page
107.
50. John Akama & Patricia Sterry (2002), Cultural tourism in Africa - strategies for the
new millennium, ISBN 90-75775-12-1 - Mombasa Kenya.
51. Richards, G. (1996) Cultural Tourism in Europe. CABI, Wallingford.




×