ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
PHẠM THỊ LY LY
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ
CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
PHẠM THỊ LY LY
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ
CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ TIẾN LỘC
Hà Nội - 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC HÌNH .................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BIỂU.......................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .................................. 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 4
1.1.1. Những công trình khoa học đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài ...... 4
1.1.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứuError! Bookmark no
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợError! Bookmark not defined
1.2.1. Những vấn đề chung về phát triển công nghiệp hỗ trợError! Bookmark not defined.
1.2.2. Chính sách phát triển CNHT ...................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Khái niệm và phân loại ngành điện tử ở Việt NamError! Bookmark not defined.
Khái niệm.............................................................. Error! Bookmark not defined.
Phân loại .............................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nƣớc và bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số nướcError! Bookmark not defi
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... Error! Bookmark not defined.
2.1. Quy trình nghiên cứu: ..................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin .. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ
TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN
NAY .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt NamError! Bookmark not defined.
3.1.1. Thực trạng công nghiệp điện tử của Việt NamError! Bookmark not defined.
3.1.2. Thực trạng CNHT ngành điện tử của Việt NamError! Bookmark not defined.
3.2. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam giai
đoạn từ năm 2006 - đến nay................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Chiến lược phát triển CNHT giai đoạn từ năm 2006 đến nayError! Bookmark not de
3.2.2. Thực trạng phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam giai đoạn từ
năm 2006 - đến nay ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đánh giá chung về các chính sách phát triển CNHT ngành điện từ của
Việt Nam giai đoạn từ năm 200 6 - đến nay......... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH ĐIỆN TỬ CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Quan điểm phát triển ...................................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Mục tiêu phát triển .......................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Mục tiêu chung ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Định hƣớng phát triển ..................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Về sản phẩm ............................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Về thị trường............................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.3. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ... Error! Bookmark not defined.
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CNHT ngành
điện tử của Việt Nam ............................................. Error! Bookmark not defined.
4.4.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách phát triển công nghiệp hỗ
trợ ngành điện tử .................................................. Error! Bookmark not defined.
4.4.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực CNHT ngành điện tửError! Book
4.4.3. Phát triển nguồn nhân lực CNHT ngành điện tửError! Bookmark not defined.
4.4.4. Phát triển cụm CNHT ................................. Error! Bookmark not defined.
4.4.5. Hỗ trợ phát triển KHCN ............................. Error! Bookmark not defined.
4.4.6. Các giải pháp khác ..................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 6
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam, là một nƣớc đang phát triển, đang trong tiến trình đẩy nhanh sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc để xây dựng và phát triển nền
kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phát triển công nghiệp hỗ trợ có vai
trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc. Khảo sát doanh nghiệp của
Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố vào tháng
4/2015 đã cho thấy 46% doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc và 50% doanh nghiệp
FDI dự kiến sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, đây là mức
cao nhất kể từ năm 2012 đến nay. Trong đó công nghiệp FDI có vai trò quan trọng
trong vấn đề phát triển sản xuất công nghiệp và nâng cao giá trị xuất khẩu (khoảng
70% giá trị sản xuất công nghiệp và trên 60% giá trị xuất khẩu). Tuy nhiên, ngành
công nghiệp hỗ trợ (CNHT) còn rất non yếu là một hạn chế lớn cho vấn đề phát
triển công nghiệp nói chung và công nghiệp khu vực FDI nói riêng. CNHT phát
triển sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm nhập khẩu, giảm giá thành sản
phẩm, đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, CNHT phát triển sẽ tạo
thuận lợi cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu nhất là trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế giới nhƣ hiện nay.
Hiện nay, ở nƣớc ta, các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo nói chung,
trong đó có ngành điện tử hầu nhƣ chƣa có CNHT đi kèm, nên phải phụ thuộc rất
nhiều vào nguyên vật liệu, linh phụ kiện nhập khẩu, tỉ lệ nội địa hóa thấp, khiến chi
phí sản xuất cao, giá trị gia tăng cũng thấp và sản xuất nhiều khi còn bị động bởi sự
biến động về giá cả của thị trƣờng bên ngoài. Hệ thống chính sách chƣa đủ mạnh để
tạo điều kiện về môi trƣờng pháp lý, định hƣớng và khuyến khích đầu tƣ, phát triển
ngành CNHT nên không thu hút đƣợc doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp
FDI vào sản xuất các sản phẩm cơ khí, nhựa, linh kiện, vật liệu điện tử, các linh
kiện và các vật tƣ khác hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp tham gia chuỗi cung ứng.
1
Ngành điện tử Việt Nam đã hình thành đƣợc một mạng lƣới nghiên cứu, thiết
kế, sản xuất các sản phẩm điện tử. Tuy nhiên, mối liên kết giữa nghiên cứu và sản
xuất chƣa đƣợc hình thành rõ nét, nên không tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm đáp ứng
nhu cầu.
Để giải quyết vấn đề này, cần triển khai các chƣơng trình nghiên cứu thúc đẩy
CNHT tại Việt Nam mà các doanh nghiệp FDI là đầu tàu và các doanh nghiệp nội
địa đóng vai trò quan trọng để tiến tới là chủ lực. Nhƣ vậy, họ không chỉ tiếp cận
tham gia vào chuỗi cung ứng mà còn nhận đƣợc sự hỗ trợ công nghệ từ các nhà đầu
tƣ nƣớc ngoài, nhất là trong bƣớc khởi động hiện nay. Đây là một vấn đề cấp thiết
đƣợc đặt ra cả về lý luận và thực tiễn. Với ý nghĩa đó tác giả chọn đề tài:
“Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam” làm
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Câu hỏi nghiên cứu:
Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
-
Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt
Nam? Có những nguyên nhân, hạn chế nào kìm hãm sự phát triển CNHT
ngành điện tử của Việt Nam?
-
Cần có những định hƣớng và giải pháp gì để hoàn thiện chính sách phát triển
CNHT ngành điện tử của Việt Nam? Để thực hiện đƣợc những giải pháp
này, cần những điều kiện gì?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-
Nghiên cứu tổng quan về chính sách phát triển CNHT. Trong nội dung này,
luận văn sẽ tập trung vào trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở
lý luận về chính sách phát triển CNHT của Việt Nam.
-
Trên cơ sở khung lý thuyết và các tiêu chí đánh giá về chính sách phát triển
CNHT, từ đó tác giả phân tích thực trạng, chỉ ra các kết quả đạt đƣợc, nguyên
nhân hạn chế trong chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam.
-
Định hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển
CNHT ngành điện tử của Việt Nam trong thời gian tới.
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tƣợng nghiên cứu: Chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt
Nam nhằm thúc đẩy các DN trong và ngoài nƣớc, tham gia vào chuỗi cung ứng.
-
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách phát triển
CNHT ngành điện tử của Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 - đến nay.
5. Những đóng góp mới của luận văn
-
Làm sáng tỏ thêm những khái niệm về CNHT, các tiêu chí đánh giá sự phát
triển của CNHT.
-
Làm rõ vai trò và những nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển CNHT.
-
Đánh giá tổng quan CNHT ngành điện tử của Việt Nam. Phân tích, đánh giá
thực trạng chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam giai
đoạn từ năm 2006 - đến nay.
-
Trên cơ sở đó đƣa ra định hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách phát triển
công nghiệp hỗ trợ
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chính sách phát triển CNHT ngành điện tử của Việt Nam
giai đoạn từ năm 2006 - đến nay
Chương 4: Định hƣớng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển CNHT ngành điện tử
của Việt Nam
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những công trình khoa học đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ” (CNHT) đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều
quốc gia trên thế giới, bao gồm cả nƣớc phát triển và đang phát triển. Tùy theo từng
hoàn cảnh, mục đích sử dụng mà mỗi quốc gia có cách định nghĩa riêng về CNHT.
CNHT không phải là điều gì mới đối với các nƣớc công nghiệp phát triển, rất nhiều
nƣớc nhận thức rõ vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội và sớm quan tâm,
xây dựng hệ thống lý thuyết, chính sách phát triển cho ngành CNHT nhƣ: Nhật Bản,
Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia... Hiện nay, có một số công trình khoa học của các
nƣớc nghiên cứu về CNHT dƣới các khía cạnh khác nhau mà tác giả đƣợc biết,
cụ thể nhƣ sau:
1.1.1.1. Một số công trình khoa học nghiên cứu của nước ngoài
-
Bộ Công thƣơng Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và
Thƣơng mại, METI), 1985. White paper on Industry and Trade (Sách trắng về hợp
tác kinh tế), Tokyo. Trong cuốn sách này, thuật ngữ CNHT lần đầu tiên đƣợc nhắc
đến để chỉ các DNVVN có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp
ở các nƣớc Châu Á trong trung và dài hạn hay đó chính là các công ty sản xuất
linh phụ kiện. Trong tài liệu, các tác giả đã đánh giá vai trò của các công ty sản xuất
linh phụ kiện trong quá trình CNH - HĐH và phát triển các DNVVN ở các nƣớc
ASEAN, đặc biệt là ASEAN 4 (gồm bốn nƣớc: Indonesia, Malaysia, Philipines và
Thái Lan). Việc thúc đẩy phát triển hệ thống các DNVVN chính là việc thúc đẩy
phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ trong quá trình CNH - HĐH.
-
GS. Porter E. Michael, 1990. The competitive advantage of nations, Harvard
business review (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia), Trƣờng Đại học Havard New York Mỹ. Tác giả là nhà quản trị chiến lƣợc nổi tiếng của Mỹ, trong bài viết
4
tác giả đã phân tích, giải thích thuật ngữ “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ”. Tác giả
phân tích khá sâu sắc thuật ngữ này thông qua việc đƣa ra lý thuyết về khả năng
cạnh tranh quốc gia qua mô hình “viên kim cƣơng”. Trong đó, công nghiệp liên
quan và hỗ trợ đƣợc coi là một trong bốn yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh
của một quốc gia. “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đƣợc coi là sự tồn tại của
ngành cung cấp và ngành công nghiệp liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế. Tác
giả đã chia yếu tố này thành hai phần là CNHT và công nghiệp liên quan. Theo đó,
sự phát triển của một ngành công nghiệp đạt đƣợc phải dựa trên khả năng sáng tạo,
đổi mới và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ thông qua mối quan hệ tác động
qua lại và sự liên kết bền vững nhƣ cấu trúc tinh thể của kim cƣơng giữa bốn nhóm
yếu tố, trong đó có nhấn mạnh vai trò của CNHT.
-
Ratana. E, 1999. The role of small and medium supporting industries in
Japan and Thailand (Vai trò của CNHT vừa và nhỏ ở Nhật Bản và Thái Lan),
Trung tâm nghiên cứu IDE APEC, Working Paper Series 98/99 Tokyo. Tác giả đã
phân tích sâu mối quan hệ giữa DNVVN với CNHT tại hai quốc gia là Nhật Bản và
Thái Lan, từ đó chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa DNVVN với CNHT. Nghiên cứu
chỉ rõ, CNHT chủ yếu do DNVVN thực hiện, do đó muốn CNHT phát triển, phải
tạo điều kiện thúc đẩy DNVVN phát triển. Nghiên cứu khẳng định vai trò quan
trọng của CNHT trong thúc đẩy hệ thống các DNVVN phát triển.
-
Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield, 2002. Multinational
cooperation and technological effort by local firm: a case study of the Malaysia
Electronics and Electrical Industry (Tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công nghệ
của doanh nghiệp địa phƣơng: trƣờng hợp nghiên cứu ngành công nghiệp điện và
điện tử Malaysia). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những giải pháp phát triển CNHT
cho ngành công nghiệp điện tử và đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng từ phía
Chính phủ trong việc hỗ trợ đổi mới và phát huy sáng tạo của các doanh nghiệp
nội địa nhằm cung ứng hỗ trợ cho ngành điện tử phát triển.
-
Cục xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật Bản (JETRO), 2003. Japanese - Affiliated
Manufactures in Asia (Các nhà sản xuất Nhật Bản tại Châu Á) báo cáo phân tích
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hoàng Ánh, 2008. Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng
tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam (Đề tài nghiên cứu
cấp Bộ). Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Ngoại thƣơng.
2. Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng), 2007. Quyết định số 34/2007/QĐBCN ngày 31/7/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp
hỗ trợ giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Hà Nội.
3. Bộ Công thƣơng, 2014. Quyết định số 9028/QĐ-BCT ngày 8/10/2014
về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm
2020 tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
4. Bộ Bƣu chính Viễn thông, 2007. Kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp
điện tử Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020. Hà Nội.
5. Bộ Công thƣơng Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và
Thƣơng mại, METI), 1985. White paper on Industry and Trade (Sách trắng
về hợp tác kinh tế). Tokyo.
6. Bộ Tài chính, 2011. Thông tư số 96/2011/TT-BTC ngày 04/07/2011 về
hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính quy định tại Quyết định số
12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách
phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Hà Nội.
7. Hoàng Văn Châu, 2010. Công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm từ các nước và
giải pháp cho Việt Nam. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền thông.
8. Hoàng Văn Châu, 2010. Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt
Nam. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền thông.
9. Cục xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật Bản (JETRO), 2003. Japanese - Affiliated
Manufactures in Asia (Các nhà sản xuất Nhật Bản tại Châu Á).
6
10. Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), 2006. Hoạch định chính sách công
nghiệp ở Thái Lan, Malaysia và Nhật Bản: Bài học kinh nghiệm cho các
nhà hoạch định chính sách Việt Nam. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.
11. Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), 2007. Xây dựng công nghiệp hỗ trợ
tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.
12. Đặng Thu Hƣơng và Trần Ngọc Thìn, 2009. Thực trạng công nghiệp hỗ trợ
tại Việt nam và một số giải pháp khắc phục. Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
số 139, trang 15-18.
13. Halim Mohd Noor, Roger Clarke, Nigel Driffield, 2002. Multinational
cooperation and technological effort by local firm: a case study of the
Malaysia Electronics and Electrical Industry (Tập đoàn đa quốc gia và các
nỗ lực công nghệ của doanh nghiệp địa phƣơng: trƣờng hợp nghiên cứu
ngành công nghiệp điện và điện tử Malaysia).
14. Mori J, 2005. Phát triển CNHT cho quá trình công nghiệp hóa của Việt
Nam: tăng cường tính ngoại hiện tích cực theo chiều dọc thông qua đào tạo
liên kết. Master thesis, Trƣờng Fletcher, Đại học Tufts, Hoa Kỳ.
15. Ohno, Kenichi(chủ biên), 2007. Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF),
Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.
16. Ohno, Kenichi, 2008. Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, từ quy hoạch đến Kế
hoạch hành động thông qua quan hệ đối tác Monozukuri Việt Nam – Nhật
Bản, Kỷ yếu Hội thảo Kế hoạch hành động và phát triển công nghiệp phụ
trợ. Hà Nội, năm 2008. Diễn đàn phát triển Việt Nam.
17. Porter E. Michael, 1990. The competitive advantage of nations, Harvard
business review (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia). Trƣờng Đại học
Havard - New York Mỹ.
18. Ratana. E, 1999. The role of small and medium supporting industries in Japan
and Thailand (Vai trò của CNHT vừa và nhỏ ở Nhật Bản và Thái Lan).
Trung tâm nghiên cứu IDE APEC, Working Paper Series 98/99 Tokyo.
7
19. Lê Xuân Sang, 2011. Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý
luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam. Hội thảo Chính sách tài chính
hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Hà Nội, tháng 12 năm 2011.
Bộ Công thƣơng và Bộ Tài chính.
20. Trần Đình Thiên (chủ nhiệm), 2007. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đánh giá thực trạng và hệ quả. Đề tài khoa học cấp Bộ.
21. Nguyễn Thị Kim Thu, 2012. Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
22. Thủ tƣớng Chính phủ, 2006. Quyết định 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/4/2006 về
việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam
theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Hà Nội.
23. Thủ tƣớng Chính phủ, 2007. Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày
28/5/2007 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể công nghiệp điện tử Việt
Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Hà Nội.
24. Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6 2009
về trợ giúp phát triển DNNVV. Hà Nội.
25. Thủ tƣớng Chính phủ, 2009. Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày
19/8/2009 về việc ban hành quản lý cụm công nghiệp. Hà Nội.
26. Thủ tƣớng Chính phủ, 2010. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010
về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế
nhập khẩu. Hà Nội.
27. Thủ tƣớng Chính phủ, 2011. Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 về
chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. Hà Nội.
28. Thủ tƣớng Chính phủ, 2011. Quyết định 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 về ban
hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Hà Nội.
29. Thủ tƣớng Chính phủ, 2011. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011
về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Hà Nội.
8
30. Thủ tƣớng Chính phủ, 2012. Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012
về phê duyệt đề án “Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh
vực CNHT”. Hà Nội.
31. Thủ tƣớng Chính phủ, 2014. Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 9/6/2014 về
phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2035. Hà Nội.
32. Thủ tƣớng Chính phủ, 2015. Nghị định ngày 12/02/2015 về quy định chi tiết
thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi,
bổ sung một số điều của các nghị định về thuế. Hà Nội.
33. Thủ tƣớng Chính phủ, 2015. Nghị định ngày 14/02/2015về đầu tư theo hình
thức đối tác công tư. Hà Nội.
34. Tổng cục Thống kê, 2000-2013. Số liệu website (www.gso.gov.vn) 2000 2013.Hà Nội.
35. Tổng cục Thống kê, 2013. Số liệu tổng điều tra, website (www.gso.gov.vn)
2013. Hà Nội.
36. Tổng cục Thống kê, 2006, 2011-2013. Số liệu tổng điều tra,website
(www.gso.gov.vn) 2006, 2011, 2012, 2013. Hà Nội.
37. Phan Đăng Tuất, 2005. Trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp
Nhật Bản - Con đƣờng nào cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Công
nghiệp, Kỳ 1, tháng 12 năm 2005.
38. Phan Đăng Tuất, 2008. Kế hoạch hành động về phát triển công nghiệp hỗ
trợ. Trình bày tại diễn đàn Liên kết Hội nhập cùng phát triển, VCCI.
39. Trƣơng Đình Tuyển, 2011. Phát triển công nghiệp hỗ trợ. Kiến nghị cách
tiếp cận và chính sách cho Việt Nam, Hội thảo Khoa học Chính sách tài
chính phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hà Nội, tháng 12 năm 2011. Viện chiến
lƣợc và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) và Viện nghiên cứu Chiến lƣợc
chính sách công nghiệp (Bộ Công thƣơng).
9
40. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2013. Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày
13/8/2013 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực
công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 – 2020. Hà Nội.
41. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, 2013. Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày
10/10/2013 về việc quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh
Long An đến năm 2020. Long An.
42. Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh, 2015. Quyết định số 504/QĐ-UBND
ngày 04/02/2015 về phê duyệt Đề cương Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ
trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025.
TP. Hồ Chí Minh.
43. Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách công nghiệp - Bộ Công thƣơng,
2007. Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đến năm
2010, tầm nhìn đến 2020. Hà Nội.
44. Viện Nghiên cứu Chiến lƣợc và Chính sách công nghiệp - Bộ Công thƣơng,
2010. Nghiên cứu chính sách tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ trong
điều kiện hội nhập. Hà Nội.
10