Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

06 QT hinh thanh DD thich nghi TLBG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.64 KB, 3 trang )

Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

QT hình thành đặc điểm thích nghi

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI
(TÀI LIỆU BÀI GIẢNG)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Đặc điểm thích nghi của sinh vật
Quần thể sâu ăn rau có màu xanh lục, màu xanh lục là đặc điểm thích nghi với môi trường sống .
Đặc điểm hình dạng của sâu sồi là đặc điểm thích nghi. Vậy đặc điểm thích nghi của sinh vật là gì?
Đặc điểm thích nghi: Là các đặc điểm giúp sinh vật thích nghi với môi trường làm tăng khả năng sống
sót và sinh sản của chúng.
Phân loại: Gồm thích nghi kiểu hình và thích nghi kiểu gen
- Thích nghi kiểu hình là sự phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự
thay đổi của các yếu tố môi trường. Thích nghi kiểu hình là những thường biến trong đời cá thể, đảm bảo
sự thích nghi thụ động của cơ thể trước môi trường sinh thái.
- Thích nghi kiểu gen là sự hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất đặc trưng
cho từng loài, từng nòi trong loài. Thích nghi kiểu gen là những đặc điểm bẩm sinh đã được hình thành
trong lịch sử của loài dưới tác dụng của CLTN.
Ví dụ: :
+ Về thích nghi kiểu hình: Con tắc kè có thể thay đổi màu sắc theo nền môi trường, một số cây rụng lá
về mùa hè…
+ Về thích nghi kiểu gen: Con bọ que có thân và chi giống cái que, con bọ lá có đôi cánh giống lá cây,
nhờ đó nguỵ trang không bị chim tiêu diệt…
Ý nghĩa:
- Thích nghi kiểu hình: tương ứng với điều kiện sống không có liên quan đến sự biến đổi kiểu gen nên
không di truyền.
- Tuy nhiên nhờ có những thường biến mà cơ thể phản ứng linh hoạt về kiểu hình và có thể tồn tại
trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kỳ của điều kiện sống. CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh


sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn.
- CLTN tác động lên kiểu hình của cá thể, qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới hệ quả chọn lọc kiểu gen, cho
thấy vai trò của thường biến trong tiến hoá.
- Thích nghi kiểu gen là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài của CLTN các đột biến, biến dị tổ hợp
có lợi cho sinh vật thích nghi với điều kiện sống, nhờ đó loài tồn tài, sinh sản con cháu ngày một đông.
CLTN trên quy mô rộng lớn, với thời gian lịch sử lâu dài dẫn đến phân ly tính trạng, được cách ly với
quần thể gốc hình thành loài mới.
II. Quá trình hình thành quần thể thích nghi.
1. Cơ sở di truyền của hình thành quần thể thích nghi
1.1. Vai trò của quá trình đột biến trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi
- Sự xuất hiện một đặc điểm thích nghi nào đó nói riêng và bất kỳ đặc điểm di truyền nào nói chung trên
cơ thể sinh vật là do kết quả của đột biến cũng như sự tổ hợp lại các gen. Alen quy định một đặc điểm mới
xuất hiện thường chỉ ở một hoặc một số rất ít các cá thể
- Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp trong quá trình chọn lọc tự nhiên chủ yếu là các đột biến gen, do
tính phổ biến của nó so với các loại đột biến khác.
- Các gen đột biến thường có hại vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hoà giữa các thành phần trong kiểu gen,
giữa kiểu gen với môi trường quen thuộc cũ, nhung khi môi trường sống đổi mới, đột biến mới có thể tạo
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

QT hình thành đặc điểm thích nghi

ra sự hài hoà mới, thích nghi hơn và trở thành có lợi.
1.2. Vai trò của quá trình giao phối trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi

- Làm cho các đột biến tái bản lan tràn qua các thế hệ trong quần thể.
- Tạo ra vô số các biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu tứ cấp cho quá trình CLTN.
- Tạo ra những tổ hợp gen tốt, thích nghi với điều kiện sống.
- Huy động kho dự trữ các gen đột biến đã phát sinh từ lâu nhưng còn tiềm ẩn trong trạng thái dị hợp.
1.3. Vai trò của CLTN trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi
- CLTN giữ lại những đột biến, biến dị có lợi giúp cho sinh vật thích nghi với điều kiện sống và đào
thải những biến dị tổ hợp, những đột biến gen không có lợi cho sinh vật.
- CLTN không tác động với từng gen riêng lẻ mà đối với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động đến từng
cá thể riêng lẻ mà đối với cả quần thể.
- CLTN là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi kiểu gen hình thành đặc điểm thích nghi
cho sinh vật.
Kết luận: Quá trình hình thành quần thể thích nghi là quá trình tích lũy các alen cùng tham gia quy định
kiểu hình thích nghi . Môi trường chỉ đóng vai trò sàng lọc những cá thể có kiểu hình thích nghi trong số
các kiểu hình có sẵn trong quần thể mà không tạo ra các đặc điểm thích nghi
2. Giải thích sự hình thành một số đặc điểm thích nghi
2.1. Giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi của sâu ăn lá có màu xanh.
- Quần thể giao phối đa hình về kiểu gen và kiểu hình. Quá trình đột biến và quá trình giao phối đã làm
cho các cá thể trong quần thể loài sâu không đồng nhất về màu sắc.
- Khi sâu ăn lá cây thì trên nền xanh của lá những con sâu nào mang biến dị màu sắc ngả về màu lục là
có lợi, vì chim ăn sâu khó phát hiện để tiêu diệt. Vì vậy những con sâu có màu xanh lục được sống sót
(CLTN giữ lại biến dị có lợi) sinh sản con cháu ngày một đông.
Trái lại, những sâu có màu sắc lộ rõ thì từ xa chim ăn sâu đã phát hiện, tiêu diệt nên con cháu hiếm dần.
Quá trình CLTN đã chọn lọc những hệ gen (do đột biến hay do biến dị tổ hợp) hình thành sâu ăn lá có
mầu xanh phù hợp với màu lá.
2.2. Giải thích màu sắc báo hiệu của côn trùng
- Côn trùng độc thường có màu sắc sặc sỡ gọi là màu sắc cảnh báo, khiến các loài sinh vật khác không
dám ăn chúng.
Giải thích màu sắc sặc sỡ ở nấm
- Màu sắc sặc sỡ của nấm còn được gọi là màu “cảnh báo”.
- Trong quá trình sống và sinh sản, quần thể nấm có thể xuất hiện đột biến khiến một số cây nấm có

màu sắc sặc sỡ, thu hút sự chú ý của động vật ăn nấm, nhưng khi ăn thì động vật sẽ bị ngộ độc hoặc tổn
thương. Lần sau khi nhìn thấy những cây nấm sặc sỡ chúng sợ không dám ăn.
- Những cây nấm mang đột biến màu sắc sặc sỡ là những đột biến có lợi, qua chọn lọc tự nhiên ngày
càng được củng cố và tăng cường.
Chú ý: Các loài sinh vật khác sống cùng với loài côn trùng này trong quá trình sống tình cờ xuất hiện
đột biến hoặc biến dị tổ hợp khiến cá thể nào đó có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng độc
nên loài thiên địch của chúng không dám ăn mặc dù sinh vật “bắt chước” không chứa chất độc.
- Đặc điểm bắt chước này có lợi nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại và củng cố.
2.3. Giải thích sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn
- Giả thiết: Khả năng kháng DDT của ruồi liên quan đến những đột biến (biến dị tổ hợp) phát sinh từ
trước.
Đặc tính kháng DDT của ruồi do đột biến gen lặn tạo nên (gen A gen a, gen B gen b, gen C gen
c, gen D gen d). Các gen lặn a, b, c, d có tác động cộng gộp.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2 -


Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

QT hình thành đặc điểm thích nghi

- Theo quan niệm hiện đại: Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ
yếu:
+ Đột biến: Tạo nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.
+ Giao phối: phát tán đột biến, tạo tổ hợp gen mới.
+ Chọn lọc tự nhiên: tăng tần số tương đối của các alen có lợi hay tổ hợp gen thích nghi.
III. Hiện tượng đa hình cân bằng

- Khái niệm: Hiện tượng đa hình trong cân bằng di truyền là trường hợp quần thể tồn tại song song
một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định.
- Ý nghĩa: Đảm bảo cho quần thể thích ứng với những điều kiện khác nhau của môi trường sống.
- Ví dụ: Sự tồn tại của hệ nhóm máu A, B, O ở quần thể người.
IV. Sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi
- Đặc điểm thích nghi chỉ hợp lý tương đối vì:
+ Mỗi đặc điểm thích nghi là kết quả của quá trình CLTN trong hoàn cảnh nhất định.
Khi hoàn cảnh thay đổi, một số đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi, và bị thay thế bới những đặc
điểm thích nghi hơn.
+ Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, thì các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN
không ngừng tác động.
+ Không thể có một sinh vật nào có nhiều đặc điểm thích nghi với nhiều môi trường khác nhau
+ CLTN chọn lọc kiểu hình của một sinh vật theo kiểu “thỏa hiệp”.
Vì vậy trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lý hơn những sinh
vật xuất hiện trước.
Ví dụ: Cá ra khỏi nước sẽ chết. Chuột chũi hoạt động đắc lực trong đêm tối, khi ra ánh sáng thì không
thấy đường. Kanguru là thú sống ở dưới đất đi bằng hai chân sau, nhung khi trở lại sống trên cây thì 2
chân trước lại phát triển. Bò sát kém thích nghi hơn thú, trong lớp thú, thì thú bậc cao thích nghi hơn thú
bậc thấp…
Giáo viên : Nguyễn Quang Anh
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 3 -




×