Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thị xã sơn tây – tp hà nội theo quan điểm tiếp cận hai chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.6 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------

Đinh Thị Thu Thủy

NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CHÍ NH SÁCH
BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐINH
CƢ KHI NHÀ NƢỚC
̣
THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DƢ̣ ÁNTRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM
TIẾP CẬN HAI CHIỀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------

Đinh Thị Thu Thủy

NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CHÍ NH SÁCH
BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐINH
CƢ KHI NHÀ NƢỚC
̣
THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DƢ̣ ÁNTRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO QUAN ĐIỂM


TIẾP CẬN HAI CHIỀU

Chuyên ngành: Quản Lý Đất Đai
Mã số: 60 85 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thị Hà Thành

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................6
1.1. Khái niệm và đặc điểm của công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ.........6
1.1.1.Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ..................................6
1.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư .................................7
1.2. Cơ sở pháp lý của chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất tại Việt Nam ..................................................................................8
1.2.1 Trước luật đất đai 1993 ......................................................................................8
1.2.2 Luật Đất đai 1993 ............................................. Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai hiện hành .. Error! Bookmark not defined.
1.2.4 Cơ sở pháp lý của chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội ................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu............. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ
ở nƣớc ta từ năm 2004 đến nay .............................. Error! Bookmark not defined.

1.4.1. Thực tiễn của việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4.2.Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập .. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH
CƢ CỦA HAI DỰ ÁN .............................................................................................31
2.1. Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Sơn Tây.
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ............... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế .. Error! Bookmark not
defined.


2.1.3. Đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế - xã
hội thị xã Sơn Tây ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng đất của thị xã Sơn Tây ......... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Tình hình quản lý nhà nước về đất đai ............ Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và biến động sử dụng đất ... Error! Bookmark not
defined.
2.2.3. Một số dự án thu hồi đất trên địa bàn.............. Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Cơ sở pháp lý để thực hiện hai dự án .............. Error! Bookmark not defined.
2.3.4. Bồi thường, hỗ trợ về đất, giá đất tính bồi thường ........ Error! Bookmark not
defined.
2.3.5. Bồi thường, hỗ trợ về tài sản nhà ở, công trình vật kiến trúc, cây cối hoa màu
trên đất bị thu hồi và giá bồi thường, hỗ trợ.............. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG,
HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƢ KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT TẠI CÁC DỰ
ÁN NGHIÊN CỨU .................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Kết quả điều tra đánh giá việc thực hiện chính sách .. Error! Bookmark not

defined.
3.1.1. Ý kiến của người quản lý, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư ............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Những thay đổi đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ dân do bị thu hồi đất
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Đánh giá chung việc thực hiện các chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái
định cƣ dự án trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội ..........................80
3.3. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bồi thƣờng, hỗ
trợ và tái định cƣ ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội ..... Error! Bookmark not
defined.
3.3.1. Các giải pháp chung ........................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Các giải pháp cụ thể ........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ Error! Bookmark not defined.


1. Kết luận ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị .............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................9
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế toàn cầu, đất nước ta
đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều dự án
đầu tư phát triển như: khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, các khu kinh
tế mở, khu dân cư, hệ thống đường giao thông,… đã và đang được triển khai xây
dựng một cách mạnh mẽ. Để thực hiện được các dự án trên thì mặt bằng đất đai là
một trong những nhân tố quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu
tư và ảnh hưởng đến cả tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.
Bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề hết sức

nhạy cảm và phức tạp tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội của nhiều
người, của cả cộng đồng dân cư. Công tác bồi thường GPMB là điều kiện ban đầu
và tiên quyết để triển khai thực hiện các dự án. Việc làm này còn ảnh hưởng trực
tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh
thần của người bị thu hồi đất, góp phần thu hút vốn cho đầu tư phát triển.
Trong những năm gần đây Nhà nước đã từng bước hoàn thiện pháp luật
về đất đai và ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện về công tác bồi
thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư nhằm khắc phục những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư


khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án vì lợi ích quốc gia công cộng,
kinh tế và an ninh quốc phòng.
Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế Nhà nước thu hồi đất của người đang sử
dụng đất để giao đất cho các nhà đầu tư vẫn đang gây nhiều bức xúc trong thực
tế triển khai, nhất là những bức xúc của người bị thu hồi đất về phương thức
thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Nguyên nhân là bởi vì phần lớn các
chính sách được thực hiện theo kiểu áp đặt từ trên xuống, ít khi các hộ gia đình
bị ảnh hưởng được tham gia ý kiến trong quá trình ra chính sách thu hồi đất.
Không nằm ngoài những khó khăn, thách thức chung của cả nước, công
tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự
án trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội trong những năm qua cũng
gặp không ít khó khăn, vướng mắc, cũng như những xung đột nảy sinh giữa các
bên liên quan trong quá trình thực hiện.
Xuất phát từ thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài sau để làm luận văn
tốt nghiệp:“Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thị xã Sơn Tây,
thành phố Hà Nội theo quan điểm tiếp cận hai chiều”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên để đánh

giá tổng hợp những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án đầu tư xây dựng nhà ở và
giao thông trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư để giải quyết những tồn tại, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải
phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn thị xã
Sơn Tây.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống lại cơ sở chính sách, pháp luật đất đai, chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và các văn bản có liên quan.


- Thu thập các số liệu, tài liệu về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư của dự án xây dựng tiểu khu nhà ở Đồi Dền và dự án xây dựng công trình
đường trục phát triển thị xã Sơn Tây lý trình Km 13+ 740,6 đến Km 14+ 704 tại
thị xã Sơn Tây.
- Điều tra, phỏng vấn các cán bộ quản lý dự án, cán bộ địa phương để hiểu
những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư cho dự án xây dựng tiểu khu nhà ở Đồi Dền và dự án xây
dựng công trình đường trục phát triển thị xã Sơn Tây lý trình Km 13+ 740,6 đến
Km 14+ 704 tại thị xã Sơn Tây.
- Điều tra, phỏng vấn người dân bị ảnh hưởng và đánh giá những tác động
của dự án đến người dân.
- Căn cứ kết quả nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Nhà nước thu hồi đất thực
hiện các dự án trên địa bàn thị xã Sơn Tây.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị xã Sơn Tây
Phạm vi thời gian nghiên cứu:

- Đề tài được thực hiện trên địa bàn thị xã Sơn Tây từ tháng 12 năm 2014
đến tháng 9 năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp thống kê, phân tích
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của hai dự án.
Chương 3: Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu.


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm và đặc điểm của công tác thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ
1.1.1.Khái niệm về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Thu hồi đất
Thu hồi đất :“Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu
lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này”[20].
Bồi thường
Bồi thường: Có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao động cho
một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác [13].
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất:“Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho
người bị thu hồi đất”[20].
Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc
Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm

mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”[20].
Tái định cư


Tái định cư là việc di chuyển đến một nói khác với nói ở trước đây để sinh
sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà
nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.
TĐC được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tài sản; di
chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộc sống, thu nhập,
có sở vật chất, tinh thần tại đó. Như vậy, TĐC là hoạt động nhằm giảm nhẹ các tác
động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phận dân cư đã gánh chịu vì sự phát
triển chung.
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì
người sử dụng đất được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở.
- Bồi thường bằng giao đất ở mới.
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở [20].
TĐC là một bộ phận không thể tách rời và giữ vị trí rất quan trọng trong
chính sách GPMB. Các dự án TĐC cũng được coi là các dự án phát triển và phải
được thực hiện như các dự án phát triển khác [22].
1.1.2. Đặc điểm của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Trong công tác giải phóng mặt bằng thì chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đảm bảo việc bồi hoàn đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi đúng đối tượng, đúng
chính sách và hơn nữa là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất bằng
những chính sách phù hợp để tạo hướng phát triển nghề nghiệp ổn định.
Có thể thấy bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một quá
trình đa dạng và phức tạp nó không đơn thuần là bồi thường về vật chất mà còn phải đảm
bảo được lợi ích của các bên tham gia và lợi ích của toàn xã hội.
- Tính đa dạng : Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều
kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Ở khu vực nội thành, khu vực

ven đô, khu vực ngoại thành, mật độ dân cư khác nhau, ngành nghề đa dạng và đều
hoạt động sản xuất theo một đặc trưng riêng của vùng đó.
- Tính phức tạp: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong


đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ
yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất
quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề
nghiệp khó khăn do đó tâm lý người dân là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ
cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê.
Đối với đất ở, tính phức tạp khi thu hồi đất lại càng gia tăng vì:
- Đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống sinh hoạt của
người dân. Cộng thêm tâm lý người dân là ngại di chuyển chỗ ở, thay đổi môi
trường sống.
- Nguồn gốc hình thành đất đai khác nhau do tồn tại chế độ cũ để lại và do cơ
chế chính sách không đồng bộ dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất đai, xây nhà trái
phép gây khó khăn cho việc xác định diện tích đủ điều kiện bồi thường.
- Dân cư một số vùng sống chủ yếu bằng nghề buôn bán nhỏ và sống bám
vào các trục đường giao thông của khu dân cư làm kế sinh nhai nay chuyển đến ở
khu vực mới điều kiện sống thì bị thay đổi nên họ không muốn di chuyển.
Từ các đặc điểm trên cho thấy công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất tại mỗi địa bàn khác nhau và những đặc điểm khác nhau. Từ
đó phải có những phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư sao cho phù hợp và
thỏa đáng đối với chủ sử dụng đất bị thu hồi đất [20].
1.2. Cơ sở pháp lý của chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà
nƣớc thu hồi đất tại Việt Nam
1.2.1 Trước luật đất đai 1993
Ngay khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), Đảng và Nhà nước đã
khẳng định con đường tất yếu của Cách Mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Để đáp ứng nhiệm vụ đất nước

trong giai đoạn cách mạng mới năm 1953, Nhà nước ta thực hiện cải cách ruộng đất
nhằm phân phối lại ruộng đất cho nhân dân với khẩu hiệu: “Người cày có ruộng” và
từ đó luật cải cách ruộng đất được ban hành. Đồng thời Nhà nước ta cũng khẳng
định đất đai được tồn tại dưới 3 hình thức đó là: Sở hữu Nhà nước, sở hữu tập thể
và sở hữu tư nhân.


Hiến pháp năm 1959, Nhà nước thừa nhận tồn tại ba hình thức sở hữu đất đai
ở nước ta, gồm có sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể. Thời kỳ này
quan hệ đất đai trong bồi thường chủ yếu là thoả thuận, sau đó thống nhất giá trị bồi
thường mà không cần cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi
thường hay ban hành giá bồi thường [14].
Nghị định 151/TTg ngày 14/4/1959 của Thủ tướng Chính phủ “Quy định thể
lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất”, là văn bản pháp quy đầu tiên liên quan đến
việc bồi thường và tái định cư ở Việt Nam. Nghị định này quy định những nguyên
tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân trong việc xây dựng các
công trình do Nhà nước quản lý đó là: “Đảm bảo kịp thời và đủ tiện ích cần thiết
cho xây dựng công trình, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Đảng bộ Thị xã Sơn Tây khóa XVIII (2010), Báo cáo chính
trị trình Đại hội Đảng bộ Thị xã Sơn Tây lần thứ XIX nhiệm kỳ 2010-2015.
2. Ban chỉ đạo Thành phố (2012), Báo cáo số 929/BC-BCĐ ngày 13/12/2012
báo cáo kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng năm 2012 và chương trình
cho năm 2013.
3. Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Thị xã Sơn Tây (2013), Báo cáo tổng
kết công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thị xã Sơn Tây.
4. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của
Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004
của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo số 193/BC-BTNMT ngày

6/9/2012 Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa
đổi Luật Đất đai
6. CARE Quốc tế tại Việt Nam - Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt
Nam (2005). Quản lý và sử dụng đất đai ở nông thôn Miền Bắc nước ta, NXB Lao
động- xã hội
7. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc
đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an


ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
8. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của
Chính phủ về bồi thường thiệt hại và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
9. Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính
phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai
10. Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của
Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, hỗ trợ
và tái định cư
11. Phòng Tài nguyên và Môi trường Thị xã Sơn Tây (2010-2013), Số liệu
thống kê đất đai các năm 2010-2013.
12. Phòng Thống kê Thị xã Sơn Tây (2005-2013), Niên giám thống kê các năm
2005 -2013.
13. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1959), Hiến pháp, Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia, Hà Nội -1995.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1980), Hiến pháp, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1987), Luật Đất đai, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1993), Luật Đất đai, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2001), Luật sửa đổi, bổ sung một số
Điều của Luật Đất đai, NXB Bản đồ, Hà Nội.
20. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Đất đai, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
21. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đất đai, NXB Chính trị


Quốc gia, Hà Nội.
22. Viện Nghiên cứu Địa chính (2008). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Điều
tra nghiên cứu xã hội học về chính sách đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư,
Hà Nội.



×