Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tự chủ tài chính trong các trường đại học, cao đẳng công lập nghiên cứu taị trường cao đẳng du lịch hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.99 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LÊ THỊ THANH HÀ

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG CÔNG LẬP: NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG
CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

LÊ THỊ THANH HÀ

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC,
CAO ĐẲNG CÔNG LẬP: NGHIÊN CỨU TẠI TRƢỜNG
CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẤN THẾ NỮ

Hà Nội – 2016




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP ..............................................................................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu: .................................................................4
1.2. Cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ tài chính đối với các trƣờng đại học, cao
đẳng cộng lập. .......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. 1. Khái quát về đào tạo dại học, cao đẳng: . Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Cơ chế tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập.
........................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... Error! Bookmark not defined.
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu: ....... Error! Bookmark not defined.
2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu: ....................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Phƣơng pháp so sánh: ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: ................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG
CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI ............................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Khái quát chung về trƣờng Cao đẳng Du lịch ............. Error! Bookmark not
defined.
3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của trường .... Error! Bookmark not
defined.
3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý ......................... Error! Bookmark not defined.



3.2. Tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Du lịch
Hà Nội ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Tình hình thực hiện tự chủ quản lý tạo lập các nguồn tài chính ....... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2 Tình hình thực hiện tự chủ quản lý sử dụng các nguồn tài chính ..... Error!
Bookmark not defined.
3.2.3 Cơ cấu nguồn thu cấp cho chi thường xuyên: ........ Error! Bookmark not
defined.
3.2.4 Cơ chế phân phối chênh lệch thu chi. ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.5 Cơ chế quản lý tài sản của nhà nước. ....... Error! Bookmark not defined.
3.2.6 Xây dựng, thực hiện và giám sát thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ Error!
Bookmark not defined.
3.3 Đánh giá chung về thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại trƣờng Cao
đẳng Du lịch Hà Nội. ............................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Những kết quả đạt được........................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân: ............. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI .... Error! Bookmark not defined.
4.1 Định hƣớng của nhà nƣớc về phát triển đào tạo đại học và thay đổi cơ
chế quản lý tài chính về đại học ............................. Error! Bookmark not defined.
4.2 Mục tiêu, định hƣớng phát triển của trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại
trƣờng Cao đẳng Du lịch Hà Nội. .......................... Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Mục tiêu thực hiện quản lý tài chính theo hướng tực chủ, tự chịu trách
nhiệm tại trường cao đẳng du lịch Hà Nội......... Error! Bookmark not defined.
4.3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường
Cao đẳng Du lịch Hà Nội................................... Error! Bookmark not defined.



KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................7
PHỤ LỤC ..................................................................... Error! Bookmark not defined.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu đối với mỗi
quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Nâng cao chất lượng giáo dục cũng là
mục tiêu cao nhất mà Việt Nam đang đặt ra trong thời gian tới
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của
Nhà nước, đất nước ta đang từng bước đổi mới. Nền giáo dục nói chung và giáo dục
đại học Việt Nam nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa của toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đã đạt được, giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn một số vấn đề bất
cập. Công tác quản lý của Bộ GD & ĐT đối với các trường đại học, cao đẳng chưa
thực sự đổi mới để phù hợp với các quy luật chi phối hoạt động của hệ thống giáo
dục đại học và đòi hỏi của phát triển xã hội. Phương pháp quản lý nhà nước đối với
các trường đại học, cao đẳng công lập chưa tạo đủ điều kiện để các cơ sở đào tạo
thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ, mặt khác không đủ khả năng đánh giá thực
chất hoạt động và sự chấp hành luật pháp của tất cả các trường đại học, cao đẳng.
Qua hai lần cải cách cơ chế tài chính (Nghị định 10/2002/NĐ-CP; Nghị định
43/2006/NĐ-CP) đã giảm bớt một số rào cản nhưng tính hiệu lực, hiệu quả, tính
linh hoạt, công bằng, tính ràng buộc tổ chức, sự chấp thuận của cộng đồng đối với
cơ chế tự chủ tài chính chưa cao.
Những bất cập trong cơ chế quản lý được coi là một nguyên nhân hạn chế
tính tự chủ, kéo theo hạn chế về chất lượng đào tạo, khiến các trường khó có điều
kiện phát huy tính năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Cơ chế quản lý hành
chính Nhà nước đã không còn phù hợp với một nền kinh tế - xã hội phát triển
nhanh, phức tạp và đa dạng. Muốn các trường đại học, cao đẳng công lập thật sự đạt

hiệu quả đào tạo cao thì cơ chế tự chủ tài chính cần thay đổi để tạo ra những giải
pháp đột phá về cơ chế tài chính, cơ chế quản trị điều hành. Để góp phần trong việc
đưa ra một cái nhìn tổng quan về tình hình tự chủ trong các trường đại học, cao

1


đẳng công lập, tôi đã nghiên cứu chọn đề tài “Tự chủ tài chính trong các trường đại
học,cao đẳng công lập: Nghiên cứu tại trường cao đẳng du lịch Hà Nội “ làm luận
văn thạc sỹ tài chính - ngân hàng.
Câu hỏi đặt ra cần tìm lời giải đáp đối với đề tài này là: Những hạn chế, khó
khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đằng Du lịch
Hà Nội và nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn, vướng mắc ấy? Các giải pháp
nhằm hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội?
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Một số vấn đề về tự chủ tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công
lập. Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn
thiện cơ chế tự chủ tài chính tại các trường đại học, cao đẳng công lập Việt Nam.
Vấn đề cốt lõi của tự chủ tài chính trong trường đại học là gì? Nên trao quyền tự
chủ cho các cơ sở giáo dục như nào và cần thực hiện quyền tự chủ như thế nào để
đảm bảo mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học đồng
thời vẫn đảm bảo được công bằng xã hội?
- Phân tích cơ chế tự chủ tài chính từ góc độ các trường đại học, cao đẳng
công lập. Những thuận lợi, khó khăn của cơ chế tới tạo và sử dụng nguồn thu, trách
nhiệm giải trình tài chính trước xã hội, khả năng tự chủ tài chính của nhà trường.
- Một số gợi ý tăng cường công tác tự chủ tài chính tại trường cao đẳng du
lịch Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ những nhân tố tạo nên cơ
chế tự chủ tài chính; các tiêu chí đánh giá, ảnh hưởng của cơ chế tới tạo và sử dụng

nguồn thu; các vấn đề liên quan tới chế độ, chính sách, cơ chế tài chính của Nhà
nước , của trường cao đẳng du lịch Hà Nội nhằm thúc đẩy Nhà trường nhanh chóng
có đủ điệu kiện hội nhập quốc tế.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng du lịch Hà
Nội.

2


- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng
du lịch Hà Nội giai đoạn 2011-2013.
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về cơ chế tự chủ
tài chính đối với các trường đại học, cao đẳng công lập.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng du lịch Hà Nội.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng
du lịch Hà Nội.

3


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO
ĐẲNG CÔNG LẬP
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Quản lý tài chính đối với giáo dục Đại học, cao đẳng là một bộ phận của nền

tài chính công, chịu sự điều tiết, chi phối bởi những cơ chế, quy định chung của
quản lý nhà nước nhưng cũng có những đặc trưng riêng biệt xuất phát từ vai trò và
vị trí quan trọng của các trường Đại học, Cao đẳng. Các vấn đề về chính sách giáo
dục và đào tạo, trong đó có chính sách huy động và sử dụng các nguồn tài chính, cơ
chế tự chủ quản lý tài chính ở các trường đại học, cao đẳng đã được nghiên cứu
trong nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả.
Tác giả Đặng Văn Du với luận án: “ Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam”, đã phân tích sâu sắc về đầu tư tài chính
cho đào tạo đại học. Luận án đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư tài
chính cho giáo dục đại học ở Việt Nam, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả
đầu tư tài chính qua các tiêu chí được xây dựng, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp có
tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục đại học ở nước ta
Tác giả Nguyễn Anh Thái (2008) với đề tài luận án tiến sỹ “Hoàn thiện cơ
chế quản lý tài chính đối với các trường Đại học của Việt Nam.” đã đề cập đến
những ảnh hưởng của cơ chế tài chính đối với kết quả hoạt động của các trường đại
học của Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn cơ chế quản
lý tài chính đối với các trường đại học của Việt Nam, như:
Thứ nhất: tạo dựng khung pháp lý về quản lý giáo dục đại học một cách
đồng bộ;
Thứ hai: Cải tiến việc phân bổ và cấp phát NSNN;
Thứ ba: Hoàn thiện cơ chế quản lý nguồn thu đối với các trường đại học
công lập

4


Thứ tư: Xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích đa dạng hóa nguồn tài
chính cho phát triển giáo dục đại học công lập;
Thứ năm: Tăng cường phân cấp quản lý tài chính theo hướng tăng tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập;

Thứ sáu: Xây dựng chính sách công về tài chính giáo dục đại học công lập;
Tác giả Nguyễn Thu Hương (2011) với nghiên cứu “Tự chủ học phí gắn với
đào tạo chất lượng cao và trách nhiệm xã hội của các trường Đại học công lập.” đã
chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong khi cơ chế
thu học phí vẫn chưa đồng bộ, các trường đại học vẫn chưa được tự chủ mức thu
học phí đối với các chương trình đào tạo phổ thông (vẫn phải thực hiện mức thu
trần đối với học phí)…;
Tác giả Trần Đức Cân (2012) trong luận án tiến sỹ “Hoàn thiện cơ chế tự chủ
tài chính các trường đại học công lập ở Việt Nam” đã phân tích cơ chế tự chủ tài
chính theo góc độ từ các trường đại học công lập, đồng thời nêu ra những thuận lợi,
khó khăn và đánh giá hiệu quả ban đầu của cơ chế tới tạo và sử dụng nguồn thu,
trách nhiệm giải trình tài chính trước xã hội, khả năng tự chủ tài chính của các
trường. Qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giớ về tự chủ tài chính trường
đại học, tác giả rút ra một số kết luận và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, cụ thể:
Một là, giao quyền tự chủ tài chính ở mức độ cao và đi kèm với giao quyền
tự chủ đại học.
Hai là, Nhà nước vần đổi mới cách phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra
và đảm bảo tính công khai, minh bạch, có các tiêu chí định lượng rõ ràng. Ngân
sách cấp theo cơ chế khoán không phải lập theo các tiểu mục để các trường được
toàn quyền chi cho tiền lương, chi đầu tư phát triển…và áo dụng chế độ hậu kiểm
cho đối với các trường.
Ba là, Nhà nước cần cáo những cơ chế chính sách khác đi kèm để hỗ trợ cho
cơ chế tự chủ tài chính như tăng cường chính sách cho vay đối với người học; trợ
cấp cho sinh viên nghèo, sinh viên thuộc đối tượng chính sách…; ban hành cơ chế

5


góp vốn chung về đầu tư cơ sở vật chất, thư viện dùng chung giữa các trường nhằm
giảm bớt chi phí đầu tư nhưng lại nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng…

Bốn là, Nhà nước cần định hình rõ về mô hình tài chính cho giáo dục đại học
theo hướng tăng cường chia sẻ học phí từ người phù hợp với chất lượng đào tạo
được cung cấp. Cho phép các trường được quyền tự xây dựng các mức học phí đối
với những chương trình đào tạo theo nhu cầu của người học, nhu cầu của xã hội để
tăng cường tính xã hội hóa, giảm gánh nặng về chi NSNN cho giáo dục đại học
công lập
Năm là, cần thành lập một cơ quan kiểm định độc lập nằm ngoài sự quản lý
của Bộ GD& ĐT để kiểm tra, đánh giá chất lượng của các trường được giao quyền
tự chủ tài chính.
Tác giả Bùi Tiến Hanh (2006) với đề tài “Hoàn thiện c ơ chế tài chính nhằm
thúc đẩy xã hội hóa giáo dục Việt Nam.” đã hệ thống hóa, phân tích làm rõ cơ sở lý
luận và thực tiễn về vai trò của giáo dục, xã hội hóa giáo dục, cơ chế quản lý tài
chính xã hội hóa giáo dục. Phân tích rõ thực trạng xã hội hóa giáo dục và những tác
động tích cực, hạn chế của cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục ở nước ta
những năm qua. Đồng thời tổng kết một số kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính
phát triển giáo dục của một số nước trên thế giới. Đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính có tính khả thi nhằm thúc đẩy xã hội hóa giáo dục ở
nước ta phát triển nhanh và bền vững, thực hiện tốt hơn công bằng và hiệu quả
trong phát triển giáo dục, cụ thể:
Thứ nhất: bỏ quy định giới hạn trần về tổng thu nhập hàng năm trả cho
người lao động trong các cơ sở giáo dục công lập thực hiện cơ chế tự chủ;
Thứ hai: cụ thể hóa quy định trách nhiệm các cơ sở giáo dục công lập tự
đảm bảo nguồn để thực hiện khoản tiền lương cấp bậc, chức vụ tăng thêm theo chế
độ nhà nước khi nhà nước điều chỉnh các quy định về tiền lương, nâng mức lương
tối thiểu;

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI ,2013. Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo. Hà Nội.
2. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ. tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công
lập. Hà Nội.
3. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ. tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công
lập. Hà Nội.
4. Chính phủ, 2002. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho
đơn vị sự nghiệp có thu. Hà Nội.
5. Chính phủ, 2006. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ. tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập. Hà Nội.
6. Chính phủ, 2010. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí,
hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 –
2015 Hà Nộiả
7. Chính phủ, 2012, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp
chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã
hội, Hà Nội.
8. Chu Văn Thành, 2004. Dịch vụ công và xã hội hóa dịch vụ công- Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc gia.
9. Dương Thị Bình Minh, 2005. Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam, thực trạng và

7



giải pháp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
10. Đặng Bá Lẫm, 2006. Luận cứ khoa học cho các giải pháp đổi mới quản lý Nhà
nước về giáo dục ở nước ta trong thập niên đầu thế kỷ 21. Đề tài độc lập, mã số
DTDL – 2002/06.
11. Nguyễn Anh Thái, 2008. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường
Đại học của Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.
12. Nguyễn Tấn Lượng, 2011. Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học
công lập tự chủ tài chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sỹ,
Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
13. Nguyễn Thu Hương, 2011. Tự chủ học phí gắn với đào tạo chất lượng cao và
trách nhiệm xã hội của các trường Đại học công lập. Tạp chí Khoa học – Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 23.
14. Phạm Văn Ngọc , 2007. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đại học Quốc
gia Hà Nội trong tiến trình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay.
Luận án tiến sĩ quản lý kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Quốc hội, 2005. Luật giáo dục số 38/2005/QH11. Hà Nội.
16. Quốc hội, 2008. Luật quản lý tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 Hà Nội.
17. Quốc hội, 2010. Luật NSNN số 46/2010/QH12. Hà Nội.
18. Quốc hội, 2010. Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày Hà Nội.
19. Sử Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài ,2009. Tài chính công và phân tích chính
sách thuế. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội.
20. Trần Đức Cân, 2012. Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học
công lập ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế Quốc dân.
21. Trường Cao đẳng Du lich Hà Nội, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tài chính.
22. Trường Cao đẳng Du lich Hà Nội, 2011. Quy chế chi tiêu nội bộ
23. Viện Nghiên cứu Quản lý giáo dục, 2002. Chiến lược phát triển giáo dục trong
thế kỷ
24. Võ Kim Sơn ,2004. Phân cấp quản lý nhà nước, lý luận và thực tiễn. Hà Nội:
Nxb Chính trị Quốc gia.
25.


8



×