Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

06 tong hop kien thuc phan co so vat chat va co che di truyen BTTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.92 KB, 3 trang )

Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Tổng hợp kiến thức phần CSVC và cơ chế di truyền

TỔNG HỢP KIẾN THỨC PHẦN CƠ SỞ VẬT CHẤT
VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN)
GIÁO VIÊN: NGUYỄN QUANG ANH

Câu 1. Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’; 3’UGA5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.

B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.

Câu 2. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể
B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 3. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành
phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số
đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột
biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Câu 4. Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG – Gly; XXX – Pro; GXU –


Ala; XGA – Arg; UXG – Ser; AGX – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các
nuclêôtit là 5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit
có 4 axit amin thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Ser-Ala-Gly-Pro.
B. Pro-Gly-Ser-Ala. C.Ser-Arg-Pro-Gly. D. Gly-Pro-Ser-Arg.
Câu 5. Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
B. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
D. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
Câu 6. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. giảm phân và thụ tinh. B. nhân đôi ADN. C. phiên mã
D. dịch mã.
Câu 7. Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật
nhân thực là
A. đều theo nguyên tắc bổ sung.
B. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
C. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.
D. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Tổng hợp kiến thức phần CSVC và cơ chế di truyền


Câu 8. Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?
A. Vùng vận hành (O).
B. Gen điều hòa (R).
C. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).

D. Vùng khởi động (P).

Câu 9. Gen phân mảnh
A. có ở mọi tế bào của mọi loài sinh vật.
B. có khả năng tạo được nhiều loại phân tử mARN trưởng thành.
C. nằm ở trong nhân hoặc trong tế bào chất của tế bào nhân thực.
D. nếu bị đột biến ở đoạn intron thì cấu trúc của prôtêin sẽ bị thay đổi.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã của gen trong nhân ở tế bào
nhân thực?
A. Chỉ có một mạch của gen tham gia vào quá trình phiên mã tổng hợp mARN.
B. Enzim ARN pôlimeraza tổng hợp mARN theo chiều 5’ 3’ không cần có đoạn mồi.
C. mARN được tổng hợp xong tham gia ngay vào quá trình dịch mã tổng hợp protêin.
D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung: A - U, T – A, X – G, G – X.
Câu 11. Ở sinh vật nhân thực đoạn exon trên vùng mã hóa của gen cấu trúc có chức năng:
A. Mã hóa axit amin
B. Không mã hóa axit amin.
C. Khởi động dịch mã
D. Kết thúc dịch mã
Câu 12. Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền
A. Bộ ba 5'UUX3' quy định tổng hợp phêninalanin.
B. Bộ ba 5'UUA3', 5'XUG3' cùng quy định tổng hợp lơxin.
C. Bộ ba 5'AUG3' quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã.
D. Bộ ba 5'AGU3' quy định tổng hợp sêrin.
Câu 13. Đột biến thay thế nuclêôtit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gây ra hậu quả

nghiêm trọng nhất?
A. 5’XTA3’
B. 5’XAG3’
C. 5’XAT3’
D. 5’TTA3’
Câu 14. Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di truyền cùng quy định tổng hợp axit
amin prôlin là 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXX3’. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nuclêôtit nào trên
mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuối pôlipeptit.
A. Thay đổi vị trí của tất cả các nuclêôtit trên một bộ ba.
B. Thay đổi nuclêôtit đầu tiên trong mỗi bộ ba.
C. Thay đổi nuclêôtit thứ ba trong mỗi bộ ba.
D. Thay đổi nuclêôtit thứ hai trong mỗi bộ ba.
Câu 15. AND có chức năng
A. cấu trúc nên enzim, hoocmon và kháng thể.
B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. lưu trữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 16. Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ
A. ADN → ARN → Prôtêin→ Tính trạng

B. ARN→ ADN → ARN → Prôtêin

C. ADN → ARN → Tính trạng→ Prôtêin

D. ARN→ ADN → Prôtêin

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12


- Trang | 2 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Tổng hợp kiến thức phần CSVC và cơ chế di truyền

Câu 17. Điều gì sẽ xảy ra nếu gen điều hoà của Opêron Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu
hình không gian bất thường?
A. Opêron Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có lactôza.
B. Opêron Lac sẽ không họat động ngay cả khi môi trường có lactôza.
C. Opêron Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactôza.
D. Opêron Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào.
Câu 18. Mô tả nào dưới đây về quá trình phiên mã và dịch mã là đúng?
A. Phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra gần như đồng thời.
B. Chiều dài của phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ đúng bằng chiều dài đoạn mã hoá của gen.
C. Mỗi gen ở sinh vật nhân sơ được phiên mã ra một phân tử mARN riêng.
D. Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã xong mARN mới được dịch mã.
Câu 19. Hãy chọn phát biểu đúng:
A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
B. Đơn phân cấu trúc của mARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtionin.
D. Phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 20. Phân tử AND ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường
mới chỉ có N14 thì sau 5 lần tự sao, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN con còn
chứa N15.
A. 4
B. 2.
C. 6.
D. 8

Câu 21. Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh
dạng đột biến:
A. thêm 1 cặp nuclêôtit
B. thêm 2 cặp nuclêôtit
C. mất 1 cặp nuclêôtit
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit
Câu 22. Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit:
1-gen
2-mARN
3-axitamin
4-tARN
5-RBX
6-enzim
Phương án đúng:
A. 1, 2, 3, 4, 5.
B. 2, 3, 4, 6.
C. 3, 4, 5, 6.
D. 2, 3, 4, 5, 6.
Câu 23. Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại Nu: A,
T, G, X trong đó A = T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là
A. ADN mạch kép.

B. ARN mạch kép.

C. ADN mạch đơn.

D. ARN mạch đơn.
Giáo viên: Nguyễn Quang Anh
Nguồn


Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

:

Hocmai.vn

- Trang | 3 -



×