Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

13 bai tap tong hop ve cac quy luat di truyen phan 1 BTTL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.46 KB, 3 trang )

Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

BT tổng hợp về các QLDT (Phần 1)

BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN (PHẦN 1)
(BÀI TẬP TỰ LUYỆN)

Giáo viên: NGUYỄN QUANG ANH

I. Bài tập về phân li độc lập
Câu 1. Nếu các gen phân li độc lập và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai: AaBbCcDd x AabbCcdd
có thể sinh ra đời con có kiểu hình A-bbC-D- chiếm tỉ lệ:
A. 27/128.
B. 9/64.
C. 9/32.
D. 3/32.
Câu 2. Cho P: AaBbDd x AabbDd, biết mỗi gen quy định một tính trạng có quan hệ trội lặn hoàn toàn,
các gen phân li độc lập. Tỉ lệ con có kiểu hình lặn ít nhất về 2 trong 3 tính trạng trên là bao nhiêu?
A. 9/64.
B. 7/32.
C. 5/32.
D. 1/4.
Câu 3. Tế bào ban đầu có 3 cặp NST tương đồng kí hiệu là: AaBbDd. Khi tế bào này giảm phân bình
thường thì ở kì giữa giảm phân II người ta có thể gặp tế bào có thành phần gen là:
A. AaBbDd
B. AABBaa
C. AabbDD
D. AAbbDD
Câu 4. Ở một loài động vật xét hai cặp alen A bình thường, a bệnh P và B bình thường, b bệnh Q . Hai
cặp alen đều nằm trên NST thường. Giả sử trong quần thể có kiểu gen AA chiếm 72%, Aa chiếm 8%, BB
chiếm 76%, Bb chiếm 4%. Xác suất cặp lai bố mẹ bình thường sinh một con mắc cả hai bệnh này là:


A. 0.02%
B. 0.03125%
C. 0.04175%
D. 0.08%
Câu 5. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với phép lai giữa các cá thể
có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 71,875%.
B. 85,9375.
C. 28,125%.
D. 43,75%.
Câu 6. Phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là :
A. aabbdd x AAbbDD
B. AABBDD x aaBBDD
C. AABBdd x AAbbdd
D. aabbDD x AABBdd
II. Bài tập về tương tác gen
Câu 1. Bố mẹ thuần chủng đều có kiểu hình hoa màu trắng giao phối với nhau thu được F1 100% hoa màu
trắng. Cho F1 tự thụ phấn, F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 13 : 3. Tiếp tục cho cây hoa trắng F1 giao
phấn với cây hoa đỏ dị hợp thu được đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ:
A. 3 hoa đỏ : 5 hoa trắng.
B. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
C. 1 hoa đỏ : 7 hoa trắng.
D. 5 hoa đỏ : 3 hoa trắng.
Câu 2. Ở một loài hòa thảo, chiều cao của cây được quy định bởi 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen) phân li độc
lập, tác động cộng gộp với nhau.Trung bình cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10cm.
Người ta tiến hành lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được cây thế hệ lai F1 có độ cao trung bình
180cm. Nếu cho F1 tự thụ phấn thì thu được cây có chiều cao 200 cm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/64.
B. 9/16.
C. 3/32.

D. 27/64.
Câu 3. Ở một loài động vật, màu lông được quy định bởi 2 cặp gen không alen (A,a và B,b) phân li độc
lập, tác động qua lại theo sơ đồ sau:
gen A
gen B

enzim A

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

enzim B

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

Chất không màu

Chất màu đen

BT tổng hợp về các QLDT (Phần 1)

Chất màu xám.

Giao phối 2 cá thể thuần chủng khác nhau (lông đen và lông trắng) thu được F1 toàn cá thể lông xám. Cho
F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là
A. 9 lông xám : 3 lông trắng : 4 lông đen.

B. 9 lông xám : 3 lông đen : 4 lông trắng.
C. 9 lông xám : 7 lông đen.
D. 12 lông xám : 3 lông đen : 1 lông trắng.
Câu 4. Bộ lông của gà được xác định bởi 2 cặp gen không alen di truyền độc lập. Ở một cặp, gen trội A
xác định bộ lông màu, gen lặn a xác định bộ lông trắng. Ở cặp kia, gen trội B át chế màu, gen lặn b không
át chế màu. Cho 2 nòi gà thuần chủng lông trắng khác nhau giao phối với nhau thu được F1, cho F1 giao
phối tự do với nhau được F2: 13 lông trắng : 3 lông màu. Cho lai phân tích gà ở F1 thu được tỉ lệ kiểu hình
ở đời lai là
A. 3 lông trắng : 1 lông có màu.
B. 3 lông có màu : 1 lông trắng.
C. 5 lông trắng : 3 lông có màu.
D. 3 lông trắng : 5 lông có màu.
Câu 5. Cho một cây hoa (P) lai với 2 cây hoa khác cùng loài.
-Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ : 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng
- Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng.
Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là:
A. P: AaBb; cây 1: AABB; cây 2: AaBb.
B. P: AaBb; cây 1: Aabb; cây 2: AaBb.
C. P: AaBb; cây 1: aaBb; cây 2: AaBb.
D. P: AaBb; cây 1: aabb; cây 2: AaBb.
Câu 6. Để tạo ưu thế lai về chiều cao cây thuốc lá, người ta tiến hành lai giữa hai thứ: một thứ có chiều cao
trung bình 120cm, một thứ có chiều cao trung bình 72 cm. Ở cây lai F1 có chiều cao trung bình 108cm.
Chiều cao trung bình của những cây F2 là
A. 96.
B. 102.
C. 104.
D. 106.
Câu 7. Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá thể thuần
chủng có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu được F1 100% kiểu
hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 gồm 104 con lông trắng và 24 con lông màu.

Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 3 con lông trắng : 1 con lông màu.
B. 1 con lông trắng : 3 con lông màu.
C. 1 con lông trắng : 1 con lông màu.
D. 5 con lông trắng : 3 con lông màu.
Câu 8. Điểm khác nhau trong tác động bổ sung gen không alen giữa 3 tỉ lệ kiểu hình ở F2 gồm 9 : 7; 9: 6 :
1 và 9 : 3 : 3 : 1 là
A. số tổ hợp tạo ra ở F2 và số kiểu hình khác nhau ở F2.
B. số kiểu hình khác nhau ở F2.
C. số lượng gen không alen cùng tác động qui định tính trạng.
D. số loại giao tử tạo ra ở F1.
Câu 9. Các phép lai trong các quy luật di truyền sau
(1) Aa x Aa tác động riêng rẽ, trội hoàn toàn. (2) AaBb x aabb tương tác át chế trội hai kiểu hình. (3) AaBb
x aabb tương tác bổ sung của 2 gen trội. (4) AaBb x aabb tương tác cộng gộp của 2 gen trội. (5) AaBb x
AaBB át chế trội. Ở đời con phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3 : 1 là:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4, 5.
C. 1, 3, 4, 5.
D. 2, 3, 4, 5.
Câu 10. Khi cho lai thứ ngô thuần chủng hạt đỏ với ngô hạt trắng thu được F1 toàn ngô hạt hồng. cho ngô
hạt hồng F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỷ lệ 1 : 4 : 6 : 4 : 1. Tính trạng này được chi phối bởi quy luật
di truyền:
A. trội không hoàn toàn.
B. tương tác cộng bổ trợ của hai gen trội.
C. tác động cộng gộp của hai gen trội.
D. di truyền liên kết với giới tính.
Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12


- Trang | 2 -


Khóa học Luyện thi đại học môn Sinh học – Thầy Nguyễn Quang Anh

BT tổng hợp về các QLDT (Phần 1)

Câu 11. Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa màu đỏ: 7/16 hoa màu
trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai phân li theo
tỉ lệ kiểu hình 9/16 hoa màu đỏ: 7/16 hoa màu trắng là
A. 4/9
B.7/9
C.1/9
D. 2/9
Câu 12. Cho một cây tự thụ phấn, đời F1 thu được 56,25% cây cao; 43,75% cây thấp. Trong số những cây
thân thấp ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là
A. 1/7.
B. 3/7.
C. 1/9.
D. 3/16.
Câu 13. Lai F1 dị hợp về 2 cặp gen với cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn về 2 cặp gen trên cùng quy định
1 tính trạng được tỉ lệ kiểu hình là 1 : 2 : 1. Kết quả này phù hợp với kiểu tương tác bổ sung nào?
A. 9 : 6 : 1.
B. 13 : 3
C. 9 : 7.
D. 9 : 3 : 3 : 1
Câu 14. Biết A là gen át chế gen không cùng lôcut với nó. Kiểu gen A-B-, A-bb, aabb: đều cho lông trắng
Kiểu gen aaB-: cho lông đen. Khi cho hai cơ thể F1 tạo ra từ một cặp P thuần chủng khác nhau giao phối
với nhau thu được ở con lai có 16 tổ hợp. Cho F1 nói trên giao phối với cơ thể có kiểu gen và kiểu hình nào
sau đây để con lai có tỉ lệ kiểu hình 7 : 1?

A. aaBb, kiểu hình lông đen.
B. Aabb, kiểu hình lông trắng.
C. Aabb, kiểu hình lông đen.
D. AaBb, kiểu hình lông trắng.

Giáo viên : NGUYỄN QUANG ANH
Nguồn :

Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

Hocmai.vn

- Trang | 3 -



×