Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề cương ôn tập thi thẩm định viên về giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.45 KB, 24 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
THI THẨM ĐỊNH VIÊN VỀ GIÁ
1. MÔN LUẬT KINH TẾ:
1.1. Pháp lệnh giá:
• Phạm vi, đối tượng điều chỉnh.
• Sự cần thiết, mục tiêu ban hành của Pháp lệnh giá.
• Điều hành giá của Nhà nước:
• Bình ổn giá
: danh mục, thẩm quyền, biện pháp.
• Định giá : danh mục, thẩm quyền định giá.
• Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
• Thẩm định giá:
• Khái niệm thẩm định giá.
• Phân biệt sự khác nhau giữa định giá của Nhà nước và Thẩm định giá.
• Tài sản phải thẩm định giá: Lọai tài sản phải thẩm định giá và giá trị
tài sản phải thẩm định giá theo quy định hiện hành (NĐ170 và 101).
• Doanh nghiệp thẩm định giá:
- Mô hình doanh nghiệp thẩm định giá theo NĐ101.
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp thẩm định giá.
- Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá.
• Tiêu chuẩn thẩm định giá:
- Sự cần thiết ban hành hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá.
- Giới thiệu các tiêu chuẩn thẩm định giá đã ban hành.
- Giá trị pháp lý Kết quả thẩm định giá theo quy định hiện hành.
- Các hành vi vi phạm về lĩnh vực thẩm định giá.
- Quản lý Nhà nước về thẩm định giá.
+ Nội dung quản lý Nhà nước về thẩm định giá.
+ Thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá:
+ Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực giá theo
Pháp lệnh giá.
+ Các nguyên tắc quản lý giá và căn cứ định giá theo quy định của


pháp luật.
- Để phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập, cơ chế quản lý
giá cần phải sửa đổi bổ sung gì: quản lý bằng môi trường pháp lý là
chủ yếu, cơ quan quản lý nhà nước về giá ở trung ương quy định về
cơ chế, chính sách giá … các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế
đó. Thay đổi danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước
định giá (bổ sung hay giảm đi). Thẩm quyền quyết định giá: theo


hương địa phương và doanh nghiệp quyết định là chủ yếu. Bộ máy
tổ chức cán bộ về giá, thẩm định giá …
1.2. Luật đất đai năm 2003:
• Nội dung cơ bản:
• Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: phân loại, phân hạng đất, các
căn cứ pháp lý về đất đai.
• Nguyên tắc xác định giá đất theo quy định của Luật đất đai năm 2003.
• Nội dung Nghị định 188/CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá
các lọai đất. Sự cần thiết phải ban hành Nghị định 188/CP; Những nội dung
chủ yếu quan trọng của Nghị định 188/CP. Trình bày các phương pháp xác
định giá đất theo Nghị định 188/CP. Thông tư 144 hướng dẫn Nghị định
188/CP: Các phương pháp xác định giá đất, mục đích của việc xác định giá
đất theo quy định của Nghị định 188/CP.
1.3. Một số luật thuế:
• Lý luận chung về thuế: Khái niệm, vai trò hệ thống thuế Việt Nam.
• Luật thuế GTGT, luật thuế TNDN, luật thuế TTĐB: Khai niệm, đối tượng
chịu thuế, các phương pháp tính thuế, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thuế.
ĐỀ THI MÔN LUẬT KINH TẾ
LẦN II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------• Đề chẵn:

Câu 1: Trình bày nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định của Luật đất
đai năm 2003.
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa thẩm định giá và định giá của Nhà nước.
Câu 3: Nêu nguyên tắc quản lý giá và căn cứ xác định giá được quy định trong
Pháp lệnh giá.
Câu 4: Cho biết các hình thức doanh nghiệp thẩm định giá quy định trong Pháp
lệnh giá và Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá? Anh chị có nhận xét gì
về quy định này.
Câu 5: Cho biết mục đích của việc xác định giá đất trong Nghị định 188/2005/NĐCP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và
khung giá đất các loại để làm gì?

• Đề lẻ:
Câu 1: Trình bày nội dung quản lý Nhà nước về giá theo quy định của Pháp lệnh
giá.
Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa thẩm định giá và định giá của Nhà nước.

Trang 2


Câu 3: Cho biết quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định
của Pháp lệnh giá và Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
Câu 4: Theo Anh (Chị), để thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
phù hợp với xu thế hội nhập thì cơ chế quản lý giá của Nhà nước phải thực
hiện những đổi mới gì?
Câu 5: Cho biết danh mục tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo
quy định của Nghị định 170//2003/NĐ-CP ngày 25/12/2005 của Chính phủ
quy định chi thiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá? Danh mục này có

phải thẩm định giá không?

1. MÔN NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ:
1.1. Trình bày:
• Vai trò của thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường.

Thực hiện đường lối chủ trương đổi mới của Đảng, nền KT nước ta chuyển từ cơ chế
KH hóa tập trung sang cơ chế TT có định hướng XHCN. Từ đó cơ chế TT đã trở thành cơ
chế vận hành của nền KT đất nước, cơ chế này đã xóa bỏ hầu hết sự bao cấp qua bù giá, bù
lỗ cho các DNNN, buộc các DN phải chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính. Nhà nước đã
chuyển từ cơ chế định giá sang cơ chế giá thị trường, thương mại hóa tư liệu sản xuất, xóa bỏ
cơ cxhế phân phối theo KH với giá thấp phân lớn các loại vật tư phục vụ sản xuất. Nền KT
nước ta chuyển từ cơ chế KH hóa tập trung sang cơ chế TT có định hướng XHCN đã kéo
theo sự thay đổi của cơ chế QLNN về giá cả.

• Sự cần thiết phải quy hoạch, phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam.
• Bản chất của thẩm định giá: thẩm định giá là một nghề chuyên nghiệp.
• Khái niệm thẩm định giá, cách phân loại tài sản thẩm định giá.
• Một số khai niệm, thuật ngữ có liên quan đến thẩm định giá.
• Cơ sở thẩm định giá tài sản.
1.2. Trình bày nguyên tắc cơ bản chi phối trong hoạt động thẩm định giá.
1.3. Các phương pháp thẩm định giá: Bất động sản, Máy móc thiết bị.
1.4. Quy trình thẩm định giá.
1.5. Sự giống và khác nhau giữa nhà thẩm định giá bất động sản và nhà thẩm định
giá máy móc thiết bị.
1.6. Tiêu chuẩn thẩm định giá:
• Sự cần thiết ban hành hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá.
• Giới thiệu các tiêu chuẩn thẩm định giá đã ban hành.
ĐỀ THI MÔN NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ
LẦN II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------• Đề lẻ:
Trang 3


Câu 1: Phân tích nội dung của phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các
loại bằng phương pháp thu nhập được thực hiện đối với nước ta hiện nay.
Câu 2: Phân tích phạm trù giá trị đối với công tác thẩm định giá tài sản trong nền
kinh tế thị trường.
Câu 3: Phân tích nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá bất động sản trong nền
kinh tế thị trường.

• Trả lời:
Câu 1: Phân tích nội dung của phương pháp xác định giá đất và khung giá đất
các loại bằng phương pháp thu nhập được thực hiện đối với nước ta hiện nay.
Ở nước ta hiện nay, phương pháp xác định giá đất và khung giá đất các loại được thực
hiện theo NĐ số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của CP và Theo Thông tư số
114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính. Theo Điều 4, Điều 5 Chương 3 NĐ số
188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của CP về PP XĐ giá đất và khung giá đất các loại: “ …
Phương pháp thu nhập: là phương pháp xác định mức giá tính bằng thương số giữa mức thu
nhập thuần tuý thu được hàng năm trên 1 đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm
bình quân một năm (tính đến thời điểm xác định giá đất) của loại tiền gửi VND kỳ hạn 01
năm (12 tháng) tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao
nhất trên địa bàn.” Với điều kiện “Phương pháp thu nhập chỉ áp dụng để định giá cho các
loại đất xác định được các khoản thu nhập mang lại từ đất”.
* Phương pháp thu nhập: Việc định giá đất theo phương pháp thu nhập phải tiến
hành các bước sau:
a- Bước 1: Tính tổng thu nhập hàng năm do thửa đất cần định giá mang lại.
- Đối với đất được sử dụng để cho thuê hoặc đất có xây dựng công trình kiến trúc (nhà
cửa) để cho thuê thì tổng thu nhập của thửa đất cần định giá chính là số tiền cho thuê đất
hoặc số tiền cho thuê đất và công trình trên đất thu được hàng năm.

- Đối với loại đất được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp thì tổng thu nhập của thửa
đất cần định giá chính là tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất trên thửa đất, loại đất thu được
hàng năm.
b- Bước 2: Tính tổng chi phí phải chi ra hình thành tổng thu nhập và các khoản
phải nộp theo luật định.
Tổng chi phí bao gồm các khoản chi phí cụ thể như thuế, chi phí đầu tư cải tạo, chi phí
sản xuất. Các khoản chi phí này được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước; khoản
chi phí nào không có quy định của Nhà nước thì tính theo giá thực tế phổ biến tại thị trường
địa phương mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã chi trả (qui định trong hợp đồng, hóa đơn mua
bán hàng hóa do cơ quan tài chính có thẩm quyền phát hành).
c- Bước 3: Xác định thu nhập thuần túy hàng năm theo công thức sau:
Thu nhập thuần
Tổng thu nhập hàng
Tổng chi phí đã
=
túy hàng năm
năm tính được ở Bước 1
tính ở Bước 2
d- Bước 4: Ước tính mức giá đất cần định giá theo công thức sau:
Giá đất
ước tính

=

Thu nhập thuần túy hàng năm thu được từ thửa đất
----------------------------------------------------------Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng

Khi định giá đất theo phương pháp thu nhập, tổng thu nhập, các chi phí xác định ở
Bước 1, Bước 2 và thu nhập thuần túy xác định ở Bước 3 phải là tổng thu nhập, tổng chi phí
Trang 4



và mức thu nhập thuần túy bình quân của hạng đất hoặc vị trí đất của loại đất cần định giá và
đúng với mục đích sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tính bình
quân cho từng năm trong 3 năm ngay trước thời điểm xác định giá đất.
Trường hợp không thu thập được số liệu trong 3 năm thì sử dụng số liệu của năm
ngay trước thời điểm xác định giá đất.
Ví dụ, áp dụng phương pháp thu nhập để xác định giá đất trồng lúa (đất trồng cây
hàng năm) hạng IV tại xã A (là xã đồng bằng) của huyện C, tỉnh X ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long một năm sản xuất được 3 vụ lúa, theo số liệu giả định sau:


Ghi chú: (∗ ) Giả định đó là mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân năm của
loại tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, là ngân hàng quốc doanh có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trong số các ngân
hàng thương mại quốc doanh tại địa phương.
+ Tổng thu nhập của 3 năm là 119.900.000 đ/ha.
+ Tổng chi phí sản xuất 3 năm là 54.250.000 đ/ha.
+ Thu nhập thuần túy bình quân một năm là :
119.900.000 54.250.000 65.650.000
=
= 21.883.333 (đ/ha)
3
3

+ Lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND tại ngân hàng thương mại quốc doanh loại kỳ hạn
12 tháng bình quân là 7%/năm.
+ Giá trị 1 hecta (10.000m2) đất trồng lúa tính theo công thức nêu ở Bước 4, Mục 2,
Phần I Thông tư này sẽ là:
1.883.333

Giá trị 1 héc ta
=
x
100
= 312.619.000 (đ/ha)
đất trồng lúa
7
hoặc
≈ 31.260 đ/m2
Như vậy, giá trị đất trồng lúa (cây hàng năm) hạng IV tại xã X nói trên ước tính
khoảng 31.260 đ/m2. Mức giá này là một căn cứ để xây dựng phương án giá đất trình Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giá đất cụ thể.
* Khấu trừ giá trị tài sản trên đất:
Đối với trường hợp giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm cả giá trị các tài
sản trên đất (công trình, nhà cửa, vật kiến trúc, đất đã có trồng cây lâu năm như cao su, cà
phê, chè, tiêu, điều, v.v., hoặc cây ăn quả) thì khi tính giá đất phải khấu trừ phần giá trị còn
lại của công trình, nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng đã đầu tư trên đất theo công thức sau:
Giá đất tại thời
= Tổng giá trị khu đất (gồm Giá trị còn lại của công
Trang 5


điểm xác định giá

cả giá trị của đất và công
trình trên đất) tại thời
điểm xác định giá

trình, nhà cửa, vật kiến
trúc, cây trồng tại thời

điểm xác định giá

Trong đó:
Nguyên giá
Số năm
Giá trị còn lại của
Nguyên giá
Tỷ lệ
hoặc tổng
đã sử
công trình, nhà cửa,
hoặc tổng chi
khấu
chi phí đầu
dụng các
vật kiến trúc, cây
phí đầu tư
hao
công
x tư xây dựng x
trồng tại thời điểm = xây dựng các - hàng
các công
trình đầu
xác định giá
công trình
năm (%)
trình

Phương pháp tính tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình, vườn cây lâu năm; phương
pháp tính khấu hao; tỷ lệ khấu hao áp dụng theo những quy định hiện hành của Nhà nước.

Đối với những công trình, vật kiến trúc hoặc cây lâu năm không nằm trong danh mục
các qui định hiện hành về khấu hao của Nhà nước thì Sở Tài chính phối hợp với các Sở,
ngành liên quan căn cứ vào nguyên tắc tính khấu hao để hướng dẫn phương pháp tính khấu
hao cho phù hợp.
Trường hợp các công trình, nhà cửa, vật kiến trúc hoặc cây trồng lâu năm trên thửa đất
đã hết thời hạn khấu hao mà vẫn được khai thác sử dụng, thì giá trị của nó được tính theo giá
trị đánh giá lại tài sản.
Đối với cây trồng đang trong thời kỳ đầu tư xây dựng cơ bản thì không tính khấu hao.
Nguyên giá cây trồng lâu năm đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản là giá trị đầu tư lũy kế đến
thời điểm định giá đất hoặc tính theo giá trị đánh giá thực tế.
Câu 2: Phân tích phạm trù giá trị đối với công tác thẩm định giá tài sản trong
nền kinh tế thị trường.
TĐG TS là một công cụ quản lý giá cần thiết tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế
xã hội của mọi nền KT SXHH, đặc biệt đối với các nước phát triển nền kinh tế theo cơ chế
thị trường, các nước vận hành theo nền kinh tế thị trường TĐG TS trở thành một nghề. Có
nhiều khái niệm về thẩm định giá nhưng hầu hết các nhà định giá tài sản đều thống nhất và
đều đề cập đến nôin dung cốt lõi nhất của đánh giá giá trị tài sản đó là xác định hoặc ước tính
giá trị của tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản bằng hình thái tiền tệ.
Theo hoạc thuyết của C.Mác, thước đo giá trị của hàng hóa là sự hao phí lao động kết
tinh trong hàng hóa. Mục tiêu nghiên cứu về giá trị của C.Mác là hướng tới nền kinh tế kế
hoạch hóa. Nếu chỉ dựa vào học thuyết đó để xác định giá trị tài sản trong nền kinh tế thị
trường thì chưa đủ, mà phải được bổ sung phạm trù giá trị kinh tế của lý thuyết kinh tế thị
trường.
Trong KTTT, giá trị của hàng hóa dịch vụ được tạo và duy trì bởi mối quan hệ của 4
yếu tố gắn liền với nhau: Tính hữu ích; Tính khan hiếm; Nhu cầu và Sự chuyển giao. Thiếu 1
trong 4 yếu tố đó thì GTTT của một hàng hóa đó không tồn tại.
Theo lý thuyết của KTTT: “Giá trị tài sản biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà tài
sản mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định” – Chủ thể có thể nhận được
các lợi ích bằng tiền, nhận được giá trị, không nhất thiết phải qua trao đổi, mua bán, ví dụ
như giá trị doanh nghiệp, giá trị bảo hiểm.

Theo IVSC, thuật ngữ giá trị mang tính giả thiết, không có trên thực tế mà là mức giá
dự tính của người mua, người bán hàng hóa dịch vụ tại một thời điểm nhất định. Giá trị của
tài sản được thể hiện mức giá cả dự tính sẽ được chấp nhận trong một cuộc giao dịch. Biểu
hiện giá trị trong nền KTTT đó là số tiền ước tính của hàng hóa hoặc dịch vụ tại một thời
điểm trên một thị trường nhất định.
Trang 6


Từ khái niệm giá trị lý thuyết kinh tế thị trường, giá trị của tài sản có những đặc trưng
cơ bản sau:
- Giá trị TS được đo bằng tiền.
- GT TS có tính thời điểm, luôn thay đổi theo th điểm hoặc thời kỳ.
- GT của một TS có thể khác nhau đối với các cá nhân hay chủ thể khác nhau; GT
của một TS cao cấp hay phụ thuộc vào 2 yếu tố quyết định: Công dụng hữu ích
vốn có của TS và Khả năng khai thác của chủ thể đối với các công dụng của TS.
- Đo lường tiêu chuẩn về giá trị của TS là khoản thu nhập bằng tiền mà TS mang lại
cho mỗi cá nhân trong từng bối cảnh giao dịch nhất định.
Giá trị TS mang tính chủ quan và khách quan.
- Tính chủ quan thể hiện ở chỗ cùng một tài sản nhưng đối với các đối tượng khác
nhau thì tùy thuộc vào khả năng, sở thích, TS đó có thể được sử dụng cho những
mục đích khác nhau và có thể khai thác lợi ích, công dụng với những mức độ khác
nhau. Do vậy, GTTS có thể được đánh giá khác nhau theo từng đối tượng sử dụng.
Chính vì thế, để đo lường và phản ánh ý nghĩa giá trị này có các khái niệm về giá
trị: GT đang sử dụng; GT hữu ích; GT đầu tư; GT bảo hiểm … Như vậy ý nghĩa
chủ quan của giá trị đó là sự đánh giá chủ quan của mỗi người về giá trị TS.
- Tính khách quan của GT TS được thể hiện là cơ sở để xác định giá cả của TS.
Trong nền kinh tế thị trường, để phản ánh và đo lường giá trị mang tính khách
quan này được thông qua các khái niệm: GT trao đổi; GT công bằng. Ý nghĩa quan
trọng tính khách quan của GTTS trong nền KTTT đó là sự thừa nhận của thị
trường về giá trị của TS đó.

Sự phân biệt tính chủ qun và khách quan của GT là cơ sở quan trọng để lựa chọn các
tiêu chuẩn cũng như các phương pháp phù hợp trong việc đánh giá GTTS. Theo tính chủ
quan, cơ sở để đánh giá GTTS về cơ bản dựa vào GT phi thị trường (GT ngoài thị trường).
Theo tính khách quan, cơ sở để đánh giá GTTS dựa vào GTTT.
Trong nền KTTT cơ sở của giá trị cho việc đánh giá GTTS đó là GTTT và GT phi TT.
* GTTT:
Trong học thuyết về giá trị của C.Mác, GTTT là Gt XH của hàng hóa hình thành do sự
cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong cùng một ngành trong điều kiện trung bình, xấu và tốt
quyết định. Trên cơ sở học thuyết này, C.Mác đã sử dụng để phân tích sự hình thành và bản
chất của quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền KT TBCN.
Theo Quyết định số 24 / 2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính Về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam thì Nội dung giá trị thị
trường của tài sản như sau: “Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được
mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng
mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc
lập, trong điều kiện thương mại bình thường” . Định nghĩa trên được hiểu như sau:
- Một là Mức giá ước tính được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ, là số tiền ước định, dự
báo sẽ được thanh toán trên thị trường vào thời điểm giáo dịch. Đó là mức giá phổ
biến nhất của TS trên thị trường mà ngời mua và người bán TS thỏa thuận được.
Mức giá đó phải loại trừ được các yếu tố: lạm phát, giảm phát; bán hàng không
công khai; bán ưu đãi, giảm giá đặc biệt mang tính thỏa thuận trước hoặc bất cứ
yếu tố nào làm phát sinh giá trị đặc biệt.
- Hai là đối với các thành viên tham gia trên thị trường:
• Bên bán sẵn sàng bán trong điều kiện và hoàn cảnh giao dịch thương mại
thông thường. Họ bán với mức giá tốt nhất trên thị trường sau một giao dịch
thương mại công khai của một quá trình tiếp thị.
Trang 7


• Bên mua sẵn sàng mua trong điều kiện giao dịch thương mại thông thường.

có thể sẽ mua với giá thấp nhất có thể được.
• Cả hai bên mua và bán đều có được những thông tin đầy đủ về TS, thị
trường và thời điểm mua bán. Các bên mua và bán không có quan hệ phụ
thuộc hay quan hệ đặc biệt nào
- Ba là GTTT của một TS được xác định tại thời điểm nhất định. Bởi vì GTTT có
thể và được thay đổi theo các thời điểm khác nhau.
* GT phi TT:
Trong thực tế có những TS cần định giá nhưng chúng lại rất ít được mua bán, không
phổ biên trên thị trường, thậm chí không có thị trường đối với chúng, ví dụ như TS chuyên
dùng do tính chất đặc biệt của chúng chỉ sử dụng hạn hẹp cho một mục đích hoặc một dối
tượng sử dụng nào đó nên không có trên thị trường, hoặc không dễ dàng bán được, trừ khi
được bán cùng Ts của DN. Hoặc những TS có thị trường hạn chế, do tính đơn chiếc của TS
hay điều kiện của thị trường, hay do những nhân tố khác tác động làm cho TS ít có khách
hàng tìm mua. Vậy khi tiếp cận giá trị để xác định GTTS, không thể dựa vào GTTT để xác
định mức giá cụ thể. Để đánh giá giá trị đối với những loại Ts này, người ta dựa vào yếu tố
phi thị trường chi phối GTTS với những quan niệm đặc biệt về giá trị (GT trong sử dụng;
GTTS tiếp tục sử dụng; GT bảo hiểm; GT tính thuế; GT thanh lý; GT đầu tư; GT doanh
nghiệp, …) nhằm thực hiện nhiều mục đích khác theo yêu cầu của đời sống kinh tế như:
chuyển nhượng, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể, thanh lý, sáp nhập, bảo hiểm, đánh thuế. GT
được ước tính như vậy gọi là GT phi TT hoặc là GT ngoài TT. GTPTT là khái niệm chung
nhất để chỉ các loại GT đặc biệt khi hình thanh giá cả TS.
Theo Quyết định số 77/ 2005/QĐ-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính về việc ban hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2) nội dung giá trị
phi thị trường của tài sản là: “Giá trị phi thị trường của tài sản là mức giá ước tính được xác
định theo những căn cứ khác với giá trị thị trường hoặc có thể được mua bán, trao đổi theo
các mức giá không phản ánh giá trị thị trường như: giá trị tài sản đang trong quá trình sử
dụng, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài sản bắt buộc
phải bán, giá trị doanh nghiệp, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị trường hạn
chế, giá trị để tính thuế...”. Trong thẩm định giá, TS định giá dựa trên cơ sở GTPTT nếu
không thuộc dạng đầu tư, thông thường cho mức giá thấp hơn khi định giá trên cơ sở GTTT.

Vì vậy trong trường hợp bán tài sản theo giá Nhà nước quy định, bán thanh lý TS, bán TS
chuyên dùng … cần giảm thiểu các yếu tố tạo ra các yếu tố chủ quan, không công bằng trong
việc định giá TS, nhằm tránh tổn thất cho TS Nhà nước.
Câu 3: Phân tích nội dung cơ bản của báo cáo thẩm định giá bất động sản trong
nền kinh tế thị trường.
Báo cáo kết quả thẩm định giá: là văn bản do thẩm định viên lập để nêu rõ ý kiến
chính thức của mình về quá trình thẩm định giá, mức giá thẩm định (thể hiện bằng tiền hoặc
vật ngang giá khác) của tài sản mà khách hàng yêu cầu thẩm định giá.
Báo cáo kết quả thẩm định giá phải thể hiện những thông tin đúng theo thực tế,
mang tính mô tả và dựa trên bằng chứng cụ thể để thuyết minh về mức giá của tài sản qua
thẩm định giá. Những thông tin này phải được trình bày theo một trình tự lô-gíc, hợp lý, từ
mô tả về tài sản đến những yếu tố tác động tới giá trị thị trường của tài sản, phân tích những
dữ liệu thu thập trên thị trường để có được kết quả thẩm định giá. Báo cáo kết quả phải thể
hiện được những lập luận, cách thức, phương pháp được áp dụng trong quá trình thẩm định
và giải thích một cách rõ ràng tất cả những vấn đề có tác động đến giá trị tài sản.

Trang 8


Nội dung chi tiết của báo cáo kết quả thẩm định giá có thể thay đổi theo đối tượng
thẩm định giá, mục đích, yêu cầu tiến hành thẩm định và theo yêu cầu của khách hàng, tuy
nhiên một báo cáo thẩm định giá phải gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Những thông tin cơ bản về:
- Tên, loại tài sản.
- Vị trí của bất động sản (đất đai, nhà cửa và công trình kiến trúc khác).
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, số Fax của khách hàng yêu cầu thẩm định giá.
- Ngày tháng năm thẩm định giá .
- Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá hoặc
chi nhánh.
- Họ và tên thẩm định viên lập báo cáo thẩm định giá.

- Họ và tên, chữ ký của giám đốc doanh nghiệp, người đứng đầu tổ chức thẩm định
giá hoặc phụ trách chi nhánh.
2. Những căn cứ pháp lý để thẩm định giá.
Những văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn có liên quan do cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền Trung ương hoặc địa phương ban hành.
3. Mô tả đặc điểm tài sản về mặt kỹ thuật.
- Vị trí của bất động sản.
+ Vị trí địa lý và hành chính của bất động sản.
+ Đối với đất ở: số lô đất, số địa chính, diện tích đất, phân loại đường phố, nhóm
đất.
+ Đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp: số lô đất, số địa chính, diện tích đất,
phân loại nhóm đất, điều kiện thời tiết, đặc điểm địa hình, hệ thống giao thông,
hệ thống tưới và tiêu nước.
+ Đối với công trình kiến trúc trên đất (nhà cửa, đường xá, cầu cống): loại nhà,
cấp nhà, hạng nhà, diện tích xây dựng và diện tích sử dụng (m2), chất lượng
nhà (% còn lại, tuổi đời), mục đích sử dụng, cấu trúc nhà, số phòng, diện tích
sử dụng từng phòng, hệ thống điện, hệ thống cấp và thoát nước; loại, hạng
đường xá, cầu cống…
+ Vị trí của bất động sản trong mối tương quan với những trung tâm khu vực gần
nhất, điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh, hình dạng của thửa đất,
khoảng cách từ đó đến những địa điểm giao thông công cộng, cửa hàng, trường
học, công viên, bệnh viện, những trục đường chính.
- Tác động của quy hoạch, phân vùng đến giá trị của đất đai, nhà cửa và công trình
kiến trúc trên đất.
- Mục đích sử dụng hiện tại của bất động sản có theo đúng mục đích được phép sử
dụng theo qui hoạch phân vùng và mang lại giá trị tối ưu cho bất động sản hay
không.
4. Mô tả đặc điểm tài sản về mặt pháp lý.
- Bất động sản đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà:
những nội dung Giấy chứng nhận (bao gồm số lô đất, tên địa phương và tên nước,

ngày cấp và số đăng ký của Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản).

Trang 9


-

Bất động sản chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu
nhà: nguồn gốc tài sản (nhà, đất), tổ chức, cá nhân giao tài sản, ngày làm giấy tờ
chuyển dịch tài sản, các giấy tờ kèm theo.
- Có tranh chấp hay không với các chủ bất động sản liền kề.
- Những lợi ích kinh tế thu được từ bất động sản (trường hợp bất động sản đang cho
thuê: giá thuê, thời hạn thuê, hợp đồng thuê, thu nhập hàng tháng từ người thuê bất
động sản để mở cửa hàng, cửa hiệu, văn phòng đại diện).
- Những tài liệu khác thể hiện tính pháp lý của bất động sản.
5. Những giả thiết và hạn chế trong thẩm định giá trị tài sản.
- Tính hợp lý của việc đưa ra những giả thiết và hạn chế liên quan đến đặc điểm thị
trường, các nhân tố tác động đến giá trị thị trường của tài sản.
- Nếu không đưa ra những hạn chế như vậy thì kết quả sẽ ra sao, ảnh hưởng đến kết
quả thẩm định giá như thế nào.
6. Kết quả khảo sát thực địa.
- Mục đích, thời gian, người tiến hành khảo sát thực địa.
- Kết quả thu được từ khảo sát thực địa.
- Sự chênh lệch (nếu có) giữa kết quả khảo sát thực địa với hồ sơ địa chính. Nêu rõ
lý do sự chênh lệch đó.
- Trường hợp trưng cầu ý kiến tư vấn của các chuyên gia về công suất thiết kế, tính
năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thì báo cáo kết quả
thẩm định phải nêu rõ mục đích, thời gian tiến hành và kết luận của chuyên gia tư
vấn.
7. Những lập luận về mức giá cuối cùng, bao gồm:

- Phân tích về vị trí, những nhân tố tác động, xu hướng vận động của thị trường tài
sản trong khu vực, hành vi của những người mua, bán trên thị trường này, những
ưu thế hoặc bất lợi của tài sản cần thẩm định giá trên thị trường.
- Mục đích sử dụng tài sản tốt nhất và tối ưu, mang lại giá trị cao nhất. Trường hợp
mục đích sử dụng tốt nhất và tối ưu khác với mục đích sử dụng hiện tại của tài sản
thì trình bày về tiềm năng của nó, những điều kiện pháp lý, tự nhiên cho phép hoặc
không cho phép ảnh hưởng đến giá trị sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của tài
sản.
8. Phương pháp thẩm định giá:
+ Phương pháp so sánh trực tiếp:
kết quả :
+ Phương pháp chi phí:
kết quả :
+ Phương pháp chiết khấu dòng thu nhập:
kết quả :
+ Phương pháp khác:
kết quả:
- Những so sánh, phân tích và điều chỉnh, điều kiện giả thiết, bảng tính tóan các
mức giá thu được từ các phương pháp nêu trên để đi đến mức giá cuối cùng thể
hiện giá trị thị trường của tài sản. Trường hợp chỉ áp dụng được 01 hoặc 02 trong
các phương pháp thẩm định giá nêu trên thì nêu rõ lý do vì sao có sự hạn chế đó.
- Mức độ phù hợp/chênh lệch giữa giá trị trong báo cáo kết quả thẩm định với giá tài
sản do Nhà nước đã công bố tại khu vực.
9. Xử lý những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trong quá trình thẩm định giá
- Không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản.
Trang 10


- Hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập đối với tài sản.
- Phân loại, hạng tài sản.

- Lượng hoá những nhân tố tác động đến giá tài sản.
Những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trên đã được xử lý như thế nào, cách thức xử lý
trong quá trình thẩm định giá, mức độ tác động của những hạn chế nêu trên đến mức giá của
tài sản cần thẩm định.
10. Những quyền và lợi ích cá nhân (nếu có) của thẩm định viên liên quan đến tài
sản cần thẩm định giá, có thể làm nảy sinh những xung đột lợi ích trong quá trình thực
thi nhiệm vụ.
11. Tên, chữ ký của thẩm định viên tiến hành thẩm định giá tài sản.
12. Phụ lục đính kèm báo cáo kết quả thẩm định giá.
Phụ lục là những thông tin bổ sung, thuyết minh cho báo cáo kết quả thẩm định giá.
Phụ lục bao gồm:
- Hộ khẩu thường trú của chủ bất động sản (bản sao) - đối với tài sản cá nhân.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao) - đối với tài sản doanh nghiệp.
- Bản đồ quy hoạch tổng thể khu vực (trích lục).
- Bản đồ quy hoạch chi tiết khu vực (trích lục).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản
- Một trong các loại giấy chứng nhận nguồn gốc bất động sản (trường hợp chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản) bao gồm:
+ Quyết định giao, cấp đất ở của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố hoặc
UBND quận, huyện.
+ Quyết định phân nhà, phân đất của thủ trưởng cơ quan đơn vị.
+ Hợp đồng mua nhà của các đơn vị có tư cách pháp nhân được UBND tỉnh,
thành phố giao đất làm nhà bán.
+ Các giấy tờ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp.
Trường hợp chủ nhà có các giấy tờ kể trên nhưng không đúng tên chủ đang sử dụng
thì phải có các gíây tờ kèm theo như: giấy tờ mua bán nhà, giấy tờ thừa kế, chia, tặng... nhà
ở, đất ở.
- Giấy phép xây dựng nhà, bản vẽ thiết kế xây dựng, sơ đồ vị trí bất động sản và các
bản vẽ khác (bản sao).
- Chi tiết về qui hoạch từ cơ quan có chức năng ở địa phương hoặc của văn phòng

qui hoạch đô thị (bản sao).
- Các hợp đồng mua, bán và cho thuê bất động sản (bản sao).
- Ảnh chụp toàn cảnh bất động sản.
- Những tài liệu khác trực tiếp bổ trợ cho báo cáo kết quả thẩm định giá.

1. MÔN THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC THIẾT BỊ:
1.1. Cơ sở thẩm định giá máy móc thiết bị.
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của thẩm định giá máy, thiết bị.
1.3. Quy trình thẩm định giá máy, thiết bị.

Trang 11


1.4. Phương pháp thẩm định giá máy máy, thiết bị: Nội dung phương pháp: khai
niệm, phạm vi áp dụng, các bước xác định tiến hành thực hiện, các hạn chế của
từng phương pháp.
ĐỀ THI MÔN THẨM ĐỊNH GIÁ MÁY MÓC THIẾT BỊ
LẦN II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------• Đề chẵn:
Câu 1: Trình bày phương pháp so sánh trực tiếp trong thẩm định giá máy móc thiết bị.

1. Cơ sở thẩm định giá MMTB: PP này dựa trên cơ sở GTTT của TS cần thẩm
định có quan hệ mật thiết với giá trị của các TS tương tự đã hoặc đang được mau bán trên thị
trường.
a. Nguyên tắc áp dụng: Dựa vào nguyên tắc thay thế nghĩa là một nhà đầu tư có lý trí
sẽ không trả giá cho một tài sản coa hơn chi phía để sản xuất ra tài sản đó cùng sự hữu ích do
mỗi Ts mang lại.
b. Đặc điểm:
- PP này không có công thức hay một mô hình nhất định, mà chỉ dựa vào các giao
dịch mua bán TS tương tự trên thị trường để cung cấp số liệu thực tế so sánh với TS cần

thẩm định.
- Mục đích của việc đánh giá các giao dịch mua bán TS trên thị trường phải dựa vào
nguyên tắc thỏa mãn lý thuyết: “người bán tự nguyện và người mua tự nguyện” và càng có
khả năng so sánh với TS mục tiêu cần thẩm định thì sẽ cho kết quả thẩm định càng chính xác
hơn.
c. Các trường hợp áp dụng: Phương pháp này thường được sử dụng trong việc thẩm
định giá TS để mau bán, cầm cố, thế chấp, tính thuế TS ...
d. Yêu cầu:
- Phải có những thông tin liên quan của các TS tương tự được mau bán trên thị trường
thì phương pháp này mới sử dụng được. Nếu không có thông tin trên thị trường về việc mua
bán các tài sản tương tự thì không có cơ sở để so sánh với tài sản mục tiêu cần thẩm định giá.
- Thông tin thu thập được trên thực tế phải so sánh được với tài sản mục tiêu cần thẩm
định giá, nghĩa là phải có sự tương quan về mặt kỹ thuật: kích cỡ, công suất, kiểu dáng và
các điều kiện kỹ thuật khác ...
- Chất lượng của thông tin cần phải cao, tức là phải tương đối phù hợp về cấu tạo, kịp
thời, chính xác, có thể kiểm tra được, đầy đủ và thu thập được từ các nguồn thông tin đáng
tin cậy như: tạp chí, bản tin giá cả thị trường hàng ngày; thông tin giá của các công ty kinh
doanh thiết bị, máy móc; Nguồn tin này đáng tin cậy vì có thể đối chiếu, kiểm tra khi có yêu
cầu.
- Thị trường phải ổn định: nếu thị trường có biến động mạnh thì phương pháp này khó
chính xác, mặc dù các đối tượng so sánh có các tính chất giống nhau ở nhiều mặt.
- Phải có sở sách ghi chép đáng tin cậy, chính xác, kịp thời về các loại TS nhằm tạo
điều kiện cho việc thẩm định có cơ sở.
- Người thẩm định giá cần phải có kinh nghiệm và kiến thức thực tế về thị trường mới
có thể vận dụng phương pháp thẩm định giá thích hợp để đưa ra mức giá đề nghị hợp lý và
được công nhận.
Trang 12


e. Nội dung: Do không có TS nào giống nhau hoàn toàn về mặt cấu tạo và GTTT của

TS biến động theo thời gian, nên khi tiến hành thẩm định giá theo phương pháp trực tiếp cần
phải tuân theo các bước sau:
- Tìm kiếm các thông tin về những Ts được rao bán trong thời gian gần nhất trên thị
trường có thể so sánh được với TS đối tượng cần thẩm định về mặt cấu tạo, cụ thể: kích cỡ,
công suất, kiểu dáng và các chi tiết kỹ thuật khác ...
- Kiểm tra các thông tin về TS có thể so sánh được để xác định GTTT của nó làm cơ
sở để so sánh với TS mục tiêu cần TĐG. Thông thường nên chọn một số TS thích hợp nhất
về mặt cấu tạo có thể so sánh được với TS mục tiêu cần TĐG, khoảng từ 3 đến 6 TS.
- Phân tích các giá bán, xác định những sự khác nhau về đặc điểm kỹ thuật như: kích
cỡ, kiểu loại, tuổi thọ và các điều kiện khác 9tốt hơn hoặc xấu hơn) của mỗi TS só với TS
cần TĐ, sau đó điều chỉnh giá bán tài sản này (có thể tăng lên hoặc giảm xuống) so với TS
cần thẩm định. Quá trình điều chỉnh để đi đến xác định giá trị của TS đối tượng cần TĐG
được tiến hành như sau:
“Lấy TSTĐG làm chuẩn, nếu TSSS tốt hơn thì điều chỉnh GT giáo dịch của TS so
sánh xuống và ngược lại”.
“Mỗi sự điều chỉnh đều có thể chứng minh được từ bằng chứng thị trường”.
- Ước tính GT của TS đối tượng cần TĐG trên cơ sở các giá bán có thể so sánh được
sau khi đã điều chỉnh.
2. Các yếu tố tác động đến giá trị tài sản:
- Thời gian bán TS: ngày giáo dịch có ảnh hưởng quan trọng đối với GTTT của TS.
- Bán TS trong ĐK cưỡng ép: nghĩa là người bán không tự nguyện hoặc người mua
không tự nguyện thì sẽ ảnh hưởng đến GT mua bán của TS trên thị trường.
3. Ưu nhược điểm của PPSS:
* Ưu điểm:
- Được áp dụng phổ biến rộng rãi và được sử dụng nhiều nhất trong thức tế vì nó là
một phương pháp không khó khăn về kỹ thuật.
- Có cơ sở vững chắc để được công nhận vì nó được dựa vào GTTT để so sánh, đánh
giá.
* Nhược điểm:
- Có khi việc so sánh không thể thực hiện được do tính chất đặc biệt về kỹ thuật của

TS mục tiêu cần TĐG nên khó có thể tìm đượ một TS đang được mau bán trên thị trường
hoán toán giống với TA mục tiêu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của PP này.
Tính chính xác của PP này sẽ giảm khi thị trường có biến động mạnh về giá.
Câu 2: Công ty Cổ phần Sản xuất và Đầu tư công nghệ tỉnh X có nhu cầu thẩm định giá
một thiết bị quang phổ tử ngoại (do một cổ đông - ông Nguyễn Văn A - góp vốn) để đưa vào hạch
toán trên sổ sách kế toán của đơn vị.
Hồ sơ thiết bị do ông A cung cấp có số liệu như sau: Catalog máy cho thấy máy có Model:
Nicolet 200, do hãng Thermo Electron của Mỹ sản xuất năm 2000.
* Đặc tính kỹ thuật:
thuật: Hệ quang học có hai chùm tia:
- Khoảng bước sóng
: 190 - 1.100nm.
- Khoảng trắc quang
: - 3.0 - 6.0
- Độ rộng khe phổ
: 0.5; 1.0; 2.0; 4.0nm.
- Độ phân giải bước sóng
: 0.1nm.
- Tốc độ quét
: 1 - 3.800nm/phút.
- Tốc độ điều khiển bộ tạo đơn sắc: 4.000nm/phút.

Trang 13


* Cấu hình chuẩn của máy bao gồm:
gồm:
- Máy quang phổ Nicolet Evolution 200.
- Giá đỡ.
- Phần mềm.

- Máy tính và máy in.
Theo Hợp đồng nhập khẩu, thiết bị được ông A mua mới cuối năm 2001 với tổng trị giá (bao
gồm cả phí vận chuyển, lắp đặt tại phòng thí nghiệm) là 200 triệu đồng. Thiết bị được sử dụng liên
tục từ khi mua cho đến thời điểm hiện nay (cuối năm 2005).
Kiểm tra thực tế cho thấy thiết bị hoạt động bình thường, mức độ hao mòn thực tế tương
ứng với mức độ hao màn đươc phản ánh trên sổ sách kế toán của phòng thí nghiệm. Được biết
thời gian sử dụng thiết bị theo quy định của quyết định 206/2003/QĐ-BTC là 10 năm và phòng thí
nghiệm áp dụng cách tính khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh với nguyên
giá thiết bị 200 triệu đồng.
Khảo sát thông tin thị trường thu thập được giá bán máy quang phổ tử ngoại nói trên đối với
máy mới 100% là 220 triệu đồng (đã bao gồm cả phí vận chuyển, lắp đặt và thuế VAT 10%)
Hãy viết báo cáo thẩm định giá và thảo văn bản trả lời kết quả thẩm định giá cho trường hợp
thẩm định giá thiết bị nói trên.

Giải câu 2:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH GIÁ
1. Những thông tin cơ bản về:
-

Khách hàng yêu cầu TĐG :
Tài sản thẩm định giá
:
Địa điểm thẩm định giá :
Thời điểm thẩm định giá :
Mục đích thẩm định giá :

Công ty Cổ phần Sản xuất và Đầu tư công nghệ tỉnh X
Thiết bị quang phổ tử ngoại
Tỉnh X

12/2005
Hạch toán kế toán.

2. Những căn cứ pháp lý để thẩm định giá.
-

Mục 3 chương II Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 26/04/2002
của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội khóa X qui định về thẩm định giá.
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ qui định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về thẩm định giá.
Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính V/v ban hành
03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/ 11/2005 của Bộ Tài chính V/v ban
hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2).
Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/03/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.
Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ.
Những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2000 - Nhà xuất bản TP Hồ Chí
Minh - 2003.
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành về
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá.
Kết quả thẩm định hiện trạng tài sản.

3. Mô tả đặc điểm tài sản về mặt kỹ thuật.
Trang 14



Hệ quang học có hai chùm tia hiệu Nicolet 200, do hãng Thermo Electron của Mỹ sản
xuất năm 2000:
* Đặc tính kỹ thuật:
- Khoảng bước sóng
: 190 - 1.100nm.
- Khoảng trắc quang
: - 3.0 - 6.0
- Độ rộng khe phổ
: 0.5; 1.0; 2.0; 4.0nm.
- Độ phân giải bước sóng : 0.1nm.
- Tốc độ quét
: 1 - 3.800nm/phút.
- Tốc độ điều khiển bộ tạo đơn sắc: 4.000nm/phútCông suất máy móc thiết bị.
* Cấu hình chuẩn của máy bao gồm:
- Máy quang phổ Nicolet Evolution 200.
- Giá đỡ.
- Phần mềm.
- Máy tính và máy in.
4. Mô tả đặc điểm tài sản về mặt pháp lý.
-

Catalog máy cho thấy máy Hệ quang học có hai chùm tia hiệu Nicolet có
Model: Nicolet 200, do hãng Thermo Electron của Mỹ sản xuất năm 2000..
Hợp đồng nhập khẩu

5. Những giả thiết và hạn chế trong thẩm định giá trị tài sản.
-

Thông tin thị trường thu thập được giá bán máy quang phổ tử ngoại nói trên
đối với máy mới 100% là 220 triệu đồng (đã bao gồm cả phí vận chuyển, lắp

đặt và thuế VAT 10%)

6. Kết quả khảo sát thực địa.
-

Mục đích, thời gian, người tiến hành khảo sát thực địa.
Kết quả thu được từ khảo sát thực địa.
Sự chênh lệch (nếu có) giữa kết quả khảo sát thực địa với hồ sơ địa chính.
Nêu rõ lý do sự chênh lệch đó.
Trường hợp trưng cầu ý kiến tư vấn của các chuyên gia về công suất thiết kế,
tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thì báo cáo
kết quả thẩm định phải nêu rõ mục đích, thời gian tiến hành và kết luận của
chuyên gia tư vấn.

7. Những lập luận về mức giá cuối cùng, bao gồm:
-

Phân tích về vị trí, những nhân tố tác động, xu hướng vận động của thị trường
tài sản trong khu vực, hành vi của những người mua, bán trên thị trường này,
những ưu thế hoặc bất lợi của tài sản cần thẩm định giá trên thị trường.
Mục đích sử dụng tài sản tốt nhất và tối ưu, mang lại giá trị cao nhất. Trường
hợp mục đích sử dụng tốt nhất và tối ưu khác với mục đích sử dụng hiện tại
của tài sản thì trình bày về tiềm năng của nó, những điều kiện pháp lý, tự
nhiên cho phép hoặc không cho phép ảnh hưởng đến giá trị sử dụng tốt nhất
và có hiệu quả nhất của tài sản.

8. Phương pháp thẩm định giá: Phương pháp chi phí :
-

kết quả :


Tại thời điểm thẩm định giá, nguyên giá máy quang phổ tử ngoại nói trên là
200 triệu đồng (đã trừ thuế GTGT được hoàn lại). (220/110*100 = 200)
Thời giam sử dụng từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2005 là 4 năm.
Khấu hao tích lũy theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh:
Trang 15


-

Công thức tính ( theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC)

Mức trích khấu hao hàng
năm của tài sản cố định

=

Giá trị còn lại của
tài sản cố định

Tỷ lệ khấu hao
nhanh

X

Trong đó: Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ khấu hao
nhanh (%)

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố

định theo phương pháp
đường thẳng

=

X

Hệ số điều
chỉnh

Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:
Tỷ lệ khấu hao tài sản cố
định theo phương pháp

-

1

=

Thời gian sử dụng của
tài sản cố định

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định
tại bảng dưới đây:
Thời gian sử dụng của tài sản cố định

Đến 4 năm
Trên 4 đến 6 năm
Trên 6 năm


( t ≤ 4 năm)
(4 năm < t ≤ 6 năm)
(t > 6 năm)

Hệ số điều chỉnh
(lần)
1,5
2,0
2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần
nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử
dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại
của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.
Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng = (1/10)*100% = 20%
Thời gian sử dụng là 10 năm nên hệ số điều chỉnh là 2,5 lần.
Tỷ lệ khấu hao = 20% x 2,5lần = 50%.

-

Giá trị máy hiện nay = Nguyên giá thị trường – KH tích lũy = 220 –
(100 + 50 + 25 + 12,5) = 12,5 triệu đồng.
9. Xử lý những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trong quá trình thẩm định giá
-

Không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản.
Hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập đối với tài sản.
Phân loại, hạng tài sản.
Trang 16



- Lượng hoá những nhân tố tác động đến giá tài sản.
Những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trên đã được xử lý như thế nào, cách thức xử lý
trong quá trình thẩm định giá, mức độ tác động của những hạn chế nêu trên đến mức giá của
tài sản cần thẩm định.
10. Những quyền và lợi ích cá nhân (nếu có) của thẩm định viên liên quan đến tài
sản cần thẩm định giá, có thể làm nảy sinh những xung đột lợi ích trong quá trình thực
thi nhiệm vụ.
11. Tên, chữ ký của thẩm định viên tiến hành thẩm định giá tài sản.
12. Phụ lục đính kèm báo cáo kết quả thẩm định giá.
-

Phụ lục là những thông tin bổ sung, thuyết minh cho báo cáo kết quả thẩm định giá.
Các hợp đồng mua, bán vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hoá.
Catalô, các thông số kinh tế kỹ thuật chủ yếu của vật tư, máy móc, thiết
bị, hàng hoá.

Số /TĐG – CT
(kí hiệu DN, tổ chức thẩm định giá)
-----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-------------------------...., ngày ... tháng ... năm

CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ
Kính gửi:
Theo đề nghị của ông/bà/ doanh nghiệp … tại văn bản số.... ngày.... về việc thẩm định
giá.....

1. Mục đích thẩm định giá:
Xác định giá tài sản phục vụ mục đích....
2. Thời điểm thẩm định giá:
Tại thời điểm (ngày… tháng .... năm....)
3. Cơ sở thẩm định giá (nêu rõ những căn cứ chủ yếu để thẩm định giá)
− Căn cứ hóa đơn, chứng từ, hồ sơ, giấy tờ pháp lý do ông/bà/ doanh nghiệp... cung
cấp (kèm theo công văn đề nghị số....).
− Căn cứ vào kết quả khảo sát thông tin ngoài nước, trong nước liên quan đến giá trị
tài sản cùng loại.
− Căn cứ pháp lý khác.
4. Tài sản:
a. Đặc điểm tài sản về mặt kỹ thuật.







Tên loại tài sản, nhãn hiệu, model.
Công suất máy móc thiết bị.
Đặc điểm dây chuyền công nghệ.
Chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng vật tư hàng hoá.
Năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng.
Hãng, quốc gia sản xuất.
Trang 17


− Tỷ lệ hao mòn (hữu hình, vô hình) đối với máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ
tại thời điểm thẩm định giá.

− Các thông số kỹ thuật khác.
b. Đặc điểm tài sản về mặt pháp lý.
− Xuất xứ (nước xuất khẩu, tên hãng sản xuất, tên và địa chỉ hãng sản xuất trong
nước).
− Tính pháp lý của tài sản.
5. Phương pháp thẩm định giá:
Sử dụng phương pháp......
6. Kết quả thẩm định giá:
Trên cơ sở các tài liệu do ông/bà/ doanh nghiệp.... cung cấp, qua khảo sát thực tế tại
hiện trường (nếu có); với phương pháp thẩm định giá..... được áp dụng trong tính toán, doanh
nghiệp thẩm định giá (ghi rõ tên doanh nghiệp) thông báo kết quả thẩm định giá tài sản..... tại
thời điểm ..... như sau:
Giá từng bộ phận của tài sản:
Giá toàn bộ của tài sản:
Làm tròn:
(viết bằng chữ: ...... đồng)
Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá trả lời để ông/ bà/ doanh nghiệp có cơ sở..... theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Thẩm định viên về giá

Giám đốc

(ký tên)

(ký tên, đóng dấu)

• Đề lẻ:
Câu 1:

Trình bày phương pháp chi phí trong thẩm định giá máy móc thiết bị.


a.
Nguyên tắc: PP chi phí khấu trừ được hình thành từ nguyên tắc thay thế, nghĩa
là dựa trên cơ sở nếu người mua có đầy đủ thông tin thì sẽ không bao giờ trả giá cao hơn so
với chi phí bỏ ra để mua MMTB đó với lợi ích tương tự.
b.
Phạm vi áp dụng:
* TĐG cho các TS chuyên dùng:
+ Trong số các MMTB đang sử dụng, có một số MMTB được thiết kế và sử dụng cho
mục đích riêng biệt để đáp ứng các yêu cầu cụ thể: VD như các MMTB chuyên dùng, dây
chuyền SX của nhà máy điện, nhà máy hóa chất, nhà máy đường, cơ sở lọc dầu ...
+ Đối với những TS này không có cơ sở để so sánh với thị trường vì trwn thị trường
không diễn ra việc mua bán các TS tương tự, tức là không có những tài liệu bán các TS này
trên thị trường làm cơ sở để so sánh với TS mục tiêu cần TĐ.
* TĐG cho mục đích bảo hiểm.
* Là PP của người đấu thầu hay kiểm tra đấu thầu.
* Thường được sử dụng như là phương pháp kiểm tra đối với các PP TĐG khác.
c.
Yêu cầu:
* Theo PP này người TĐ cần phải ghi chép cụ thể đặc điểm của từng MMTB theo thứ
tự các phân xưởng gồm: tên nhà SX, năm chế tạo, mẫu, số seri chế tạo, công suất, tuổi đời
kinh tế, tuổi thọnthời điểm hiện tại, tính tỷ lệ mức độ đã sử dụng của TS, ...
Trang 18


* Người TĐG phải thông thạo kỹ thuật và phải có đủ kinh nghiệm mới có thể áp dụng
PP này.
d.
Các bước tiếp cận: Công việc được tiến hành cụ thể như sau:
- Ước tính giá trị của MM mục tiêu cần TĐ, giả sử rằng sự sử dụng hiện tại là sử

dụng cao nhất và tốt nhất.
- Ước tính các chi phí hiện tại để thay thế máy móc hiện có. Để ước tính được chính
xác các chi phí đó, nhà TĐ cần phải hiểu về thiết kế của máy móc nhằm đạt được
việc ước tính chi phí ở một mức độ hợp lý.
- Ước tính tổng số tiền giảm giá tích lũy của máy móc do mọi nguyên nhân bao gồm
hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
- Trừ số tiền giảm giá tích lũy khỏi chi phí hiện tại để thay thế máy móc hiện có sẽ
xác định được giá trị hiện tại của máy móc.
- Trừ số tiền giảm giá tích lũy của các hạng mục phụ và các hạng mục nâng cao
khác (nếu có).
e.
PP xác định chi phí:
* Chi phí tái tạo:
+ Khái niệm: là chi phí hiện hành phát sinh của việc chế tạo ra một máy móc
thay thế giống hệt như máy móc mục tiêu cần TĐG, bao gồm cả những điểm đã lỗi
thời của máy móc mục tiêu đó. Nói cách khác: chi phí tái tạo máy móc là bản sao
chính xác của máy móc nguyên bản về nguyên vật liệu, thiết kế, chất lượng tay nghề
có tính đến các sai lầm của thiết kế và không tính hiệu quả hoặc lỗi thời của nó.
+ Ưu nhược điểm:
# Ưu điểm: Về mặt lý luận đây là PP cho giá trị chính xác hơn.
# Nhược điểm: là PP không hiện thực vì đối với các máy móc lỗi thời, cũ kỹ
sẽ khó tìm được các nguồn thông tin, tài liệu cho biết mức chi phí tiêu hao
để tái tạo lại những chi tiết đã lỗi thời đó..
* Chi phí thay thế:
+ Khái niệm: là chi phí hiện hành phát sinh của việc sản xuất ra một máy móc
có giá trị sử dụng tương đương với máy móc mục tiêu cấn TĐ theo đúng những tiêu
chuẩn, thiết kế và cấu tạo hiện hành.
+ Đặc điểm: PP này dựa trên cơ sở việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại
để sản xuất ra máy móc có giá trị sử dụng tương tự máy móc cần TĐ, trong các bộ
phận có chức năng lỗi thời đều bị loại bỏ.

+ Ưu nhược điểm:
# Ưu điểm: PP chi phí thay thế tính toán dự trên sự tiêu hao vật liệu và sử dụng
kỹ thuật hiện hành nên đã đưa ra số liệu về giá máy móc thấp hơn phương pháp chi
phí tái tạo ra máy móc đó, vì không tính đến các chi phí tạo ra các bộ phận lỗi thời
không cần thiết. Do đó nó được coi là phương pháp có tính thực tiễn cao hơn so với
PP chi phí tái tạo. Trong thực tế việc định giá theo chi phí thay thế được sử dụng
nhiều hơn so với định giá theo chi phí tái tạo.
f.
Phân loại chi phí: Căn cứ vào các tiêu chuẩn khác nhau, chi phí SX của DN có
thể được phân ra nhiều loại khác nhau:
• Phân loại theo chi phí sản xuất:
- Nguyên vật liệu chính mua ngoài.
- Vật liệu phụ mua ngoài.
- Năng lượng mua ngoài.
Trang 19


- Tiền lương.
- Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước.
- Khấu hao TSCĐ.
- Các chi phí khác bằng tiền.
• Phân loại theo chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành:
- NVL chính.
- VL phụ.
- Nhiên liệu.
- Năng lượng.
- Tiền lương công nhân SX.
- BHXH của công nhân SX.
- Chi phí SX chung.
- Các khoản thiệt hại trong SX.

Cộng tất cả các khoản mục trên là giá thành sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
- Chi phí bán hàng (hay chi phí lưu thông):
+ Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm.
+ Chi phí tiếp thị.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Giá thành sản xuất cộng với CP bán hàng và CP QLDN được phân bổ là giá thành
toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ,
g.
Nhược điểm:
- PP này phải dựa vào các dữ liệu thị trường để so sánh nên cũng gặp phải những
hạn chế giống như PP SSTT.
- Chi phí không bằng với GT.
- PPCP phải sử dụng cách tiếp cận cộng tới, song tổng của nhiều bộ phận chưa chắc
đã bằng với GT của toàn bộ TS.
- Việc ước tính khấu trừ tích lũy có thể trở nên rất chủ quan và khó thực hiện do có
những sự khác nhau trong định nghĩa và thuật ngữ, cũng như không có một PP
riêng biệt nào được áp dụng rộng rãi để ước tính khấu trừ.
- Đánh giá chung cho rằng PP này không có GT cao trong việc đưa ra các GT TĐ
phù hợp. Nó ít khi được chấp nhận để cung cấp các GT TĐ có hiệu lực.
Câu 2:
Viết báo cáo thẩm định giá và soạn văn bản trả lời khách hàng cho trường hợp thẩm định giá
thiết bị sau:
Trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH B có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Theo yêu cầu
của ngân hàng, công ty phải cầm cố một số tài sản, trong thiết bị có một máy bơm công nghiệp
công ty mua mới 100% vào tháng 6/2005 chưa qua sử dụng. trong tài liệu của công ty cung cấp, có
hóa đơn mua máy bơm với trị giá 75 triệu đồng.
Xem xét thực tế cho thấy máy bơm hiệu TICO sản xuất tại Ý năm 2005, ký hiệu CN65-300.
Thông số kỹ thuật chính như sau: Công suất 26kw, lưu lượng 130m3/h, đẩy cao 39m.
Qua điều tra thông tin thị trường, thu thập được giá thị trường hiện nay của máy bơm TICO sản
xuất tại Singapore năm 2005, công suất 20kw, lưu lượng 100m 3/h, đẩy cao 30m có giá thị trường là

48 triệu đồng. Catolog của máy cho thấy tính năng sử dụng khác của hai loại máy trên là tương
đương. Với kinh nghiệm của mình, thẩm định viên biết giá thiết bị có xuất xứ Singapore thường rẻ
hơn sản phẩm cùng lọai được sản xuất tại ý với hệ số 0,8.

Trang 20


Được biết hệ số diều chỉnh giá đặc trưng kỹ thuật cơ bản của máy bơm thường là x=0,75 và có
bảng tính sẵn như sau:

* Ghi chú:
chú:

- N1 là thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị cần thẩm định giá.
- N0 là thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị được chọn để so sánh.

Giải câu 2:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH GIÁ
1. Những thông tin cơ bản về:
-

Khách hàng yêu cầu TĐG :
Tài sản thẩm định giá
:
Địa điểm thẩm định giá :
Thời điểm thẩm định giá :
Mục đích thẩm định giá :

Công ty TNHH B

Máy bơm công nghiệp
HN
12/2005
Vay vốn ngân hàng

2. Những căn cứ pháp lý để thẩm định giá.
-

Mục 3 chương II Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH 10 ngày 26/04/2002
của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội khóa X qui định về thẩm định giá.
Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ qui định chi tiết
thi hành một số điều của Pháp lệnh giá.
Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ về thẩm định giá.
Quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài chính V/v ban hành
03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Quyết định số 77/2005/QĐ-BTC ngày 01/ 11/2005 của Bộ Tài chính V/v ban
hành 03 tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (đợt 2).
Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/03/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ.
Thông tư số 17/2006/TT-BTC ngày 13/3/2006 Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện
Nghị định 101/2005/NĐ-CP ngày 03/08/2005 của Chính phủ.
Những tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế năm 2000 - Nhà xuất bản TP Hồ Chí
Minh - 2003.
Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính ban hành về
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Các hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá.
Kết quả thẩm định hiện trạng tài sản.

3. Mô tả đặc điểm tài sản về mặt kỹ thuật.
Máy bơm hiệu TICO sản xuất tại Ý năm 2005, ký hiệu CN65-300. Thông số kỹ thuật

chính như sau: Công suất 26kw, lưu lượng 130m3/h, đẩy cao 39m:
4. Mô tả đặc điểm tài sản về mặt pháp lý.
-

Catalog máy.
Hóa đơn mua máy bơm với trị giá 75 triệu đồng.
Trang 21


5. Những giả thiết và hạn chế trong thẩm định giá trị tài sản.
-

Thông tin thị trường thu thập được máy bơm TICO sản xuất tại Singapore
năm 2005, công suất 20kw, lưu lượng 100m3/h, đẩy cao 30m có giá thị
trường là 48 triệu đồng.

6. Kết quả khảo sát thực địa.
-

Mục đích, thời gian, người tiến hành khảo sát thực địa.
Kết quả thu được từ khảo sát thực địa.
Sự chênh lệch (nếu có) giữa kết quả khảo sát thực địa với hồ sơ địa chính.
Nêu rõ lý do sự chênh lệch đó.
Trường hợp trưng cầu ý kiến tư vấn của các chuyên gia về công suất thiết kế,
tính năng tác dụng của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thì báo cáo
kết quả thẩm định phải nêu rõ mục đích, thời gian tiến hành và kết luận của
chuyên gia tư vấn.

7. Những lập luận về mức giá cuối cùng, bao gồm:
-


Phân tích về vị trí, những nhân tố tác động, xu hướng vận động của thị trường
tài sản trong khu vực, hành vi của những người mua, bán trên thị trường này,
những ưu thế hoặc bất lợi của tài sản cần thẩm định giá trên thị trường.
Mục đích sử dụng tài sản tốt nhất và tối ưu, mang lại giá trị cao nhất. Trường
hợp mục đích sử dụng tốt nhất và tối ưu khác với mục đích sử dụng hiện tại
của tài sản thì trình bày về tiềm năng của nó, những điều kiện pháp lý, tự
nhiên cho phép hoặc không cho phép ảnh hưởng đến giá trị sử dụng tốt nhất
và có hiệu quả nhất của tài sản.

8. Phương pháp thẩm định giá: Phương pháp so sánh:
-

kết quả :

Giá máy bơm TICO sản xuất tại Ý năm 2005, công suất 20kw, lưu lượng
100m3/h, đẩy cao 30m có giá thị trường là = 48 triệu đồng / 0,8 = 60 triệu
đồng.
Giá máy bơm TICO sản xuất tại Ý năm 2005, công suất 26kw, lưu lượng
130m3/h, đẩy cao 39m có giá thị trường là = Giá máy CS 20Kw x
(26Kw/20Kw)0,75 = 60 triệu đồng x 1,202 = 72,12 triệu đồng.

9. Xử lý những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trong quá trình thẩm định giá
- Không rõ ràng về tình trạng pháp lý của tài sản.
- Hạn chế về thông tin, dữ liệu liên quan cần thu thập đối với tài sản.
- Phân loại, hạng tài sản.
- Lượng hoá những nhân tố tác động đến giá tài sản.
Những vấn đề phức tạp, không rõ ràng trên đã được xử lý như thế nào, cách thức xử lý
trong quá trình thẩm định giá, mức độ tác động của những hạn chế nêu trên đến mức giá của
tài sản cần thẩm định.

10. Những quyền và lợi ích cá nhân (nếu có) của thẩm định viên liên quan đến tài
sản cần thẩm định giá, có thể làm nảy sinh những xung đột lợi ích trong quá trình thực
thi nhiệm vụ.
11. Tên, chữ ký của thẩm định viên tiến hành thẩm định giá tài sản.
12. Phụ lục đính kèm báo cáo kết quả thẩm định giá.
-

Phụ lục là những thông tin bổ sung, thuyết minh cho báo cáo kết quả thẩm định giá.
Các hợp đồng mua, bán vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hoá.
Trang 22


-

Catalô, các thông số kinh tế kỹ thuật chủ yếu của vật tư, máy móc, thiết
bị, hàng hoá.

Số /TĐG – CT
(kí hiệu DN, tổ chức thẩm định giá)
-----------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
-------------------------...., ngày ... tháng ... năm

CHỨNG THƯ THẨM ĐỊNH GIÁ
Kính gửi:
Theo đề nghị của ông/bà/ doanh nghiệp … tại văn bản số.... ngày.... về việc thẩm định
giá.....
7. Mục đích thẩm định giá:

Xác định giá tài sản phục vụ mục đích....
8. Thời điểm thẩm định giá:
Tại thời điểm (ngày… tháng .... năm....)
9. Cơ sở thẩm định giá (nêu rõ những căn cứ chủ yếu để thẩm định giá)
− Căn cứ hóa đơn, chứng từ, hồ sơ, giấy tờ pháp lý do ông/bà/ doanh nghiệp... cung
cấp (kèm theo công văn đề nghị số....).
− Căn cứ vào kết quả khảo sát thông tin ngoài nước, trong nước liên quan đến giá trị
tài sản cùng loại.
− Căn cứ pháp lý khác.
10. Tài sản:
a. Đặc điểm tài sản về mặt kỹ thuật.








Tên loại tài sản, nhãn hiệu, model.
Công suất máy móc thiết bị.
Đặc điểm dây chuyền công nghệ.
Chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng vật tư hàng hoá.
Năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng.
Hãng, quốc gia sản xuất.
Tỷ lệ hao mòn (hữu hình, vô hình) đối với máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ
tại thời điểm thẩm định giá.
− Các thông số kỹ thuật khác.
b. Đặc điểm tài sản về mặt pháp lý.
− Xuất xứ (nước xuất khẩu, tên hãng sản xuất, tên và địa chỉ hãng sản xuất trong

nước).
− Tính pháp lý của tài sản.
11. Phương pháp thẩm định giá:
Sử dụng phương pháp......
12. Kết quả thẩm định giá:

Trang 23


Trên cơ sở các tài liệu do ông/bà/ doanh nghiệp.... cung cấp, qua khảo sát thực tế tại
hiện trường (nếu có); với phương pháp thẩm định giá..... được áp dụng trong tính toán, doanh
nghiệp thẩm định giá (ghi rõ tên doanh nghiệp) thông báo kết quả thẩm định giá tài sản..... tại
thời điểm ..... như sau:
Giá từng bộ phận của tài sản:
Giá toàn bộ của tài sản:
Làm tròn:
(viết bằng chữ: ...... đồng)
Doanh nghiệp, tổ chức thẩm định giá trả lời để ông/ bà/ doanh nghiệp có cơ sở..... theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Thẩm định viên về giá

Giám đốc

(ký tên)

(ký tên, đóng dấu)

Trang 24




×