Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đảng bộ huyện phú bình (thái nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ năm 2006 đến năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.84 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

DƢƠNG THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH (THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội -2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------

DƢƠNG THỊ HUYỀN

ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH (THÁI NGUYÊN) LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2014

Chuyên ngành : Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Mã số : 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS.TS Hoàng Hồng



Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010 ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1 Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Đảng, Nhà nước Việt

Nam và tình hình thực hiện ở huyện Phú Bình trước năm 2006Error! Bookmark not de
1.1.1 Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Đảng và Nhà nước
Việt Nam ............................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Tình hình thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở
huyện Phú Bình trước năm 2006....................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công

với cách mạng của Đảng bộ huyện Phú Bình giai đoạn 2006-2010Error! Bookmark not
1.2.1 Chủ trương thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
của Đảng bộ huyện Phú Bình............................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Quá trình chỉ đạo thực hiện ..................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.1 Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng ......................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2.2 Thực hiện chế độ ưu đãi về trợ cấp, phụ cấpError! Bookmark not defined.
1.2.2.3.Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏeError! Bookmark not defined.
1.2.2.4. Thực hiện chế độ ưu đãi về nhà ở ........ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ BÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH ƢU ĐÃI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ
NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2014 ........................... Error! Bookmark not defined.


2.1 Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện Phú BìnhError! Bookmark not defi
2.1.1 Yêu cầu mới .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Chủ trương của Đảng bộ huyện Phú BìnhError! Bookmark not defined.


2.2 Qúa trình chỉ đạo thực hiện ......................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Thực hiện chế độ ưu đãi về trợ cấp, phụ cấpError! Bookmark not defined.
2.2.3 Thực hiện chế độ ưu đãi về chăm sóc sức khỏeError! Bookmark not defined.
2.2.4 Thực hiện chế độ ưu đãi nhà ở................. Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆMError! Bookmark not define
3.1. Một số nhận xét .......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Ưu điểm .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Hạn chế .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Kinh nghiệm ................................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ...................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 8
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là một quê hương giàu truyền thống
cách mạng. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhân dân huyện Phú
Bình đã cùng với quân dân cả nước dũng cảm đứng lên chiến đấu chống giặc
ngoại xâm để bảo vệ quê hương, đất nước. Biết bao người con của quê hương
Phú Bình cùng nhiều đồng chí, đồng đội của mình đã hy sinh xương máu để có

được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay. Cuộc chiến
tranh đã lùi xa nhưng hậu quả nặng nề mà nó để lại vẫn còn in đậm trong tâm
trí những người con của quê hương Phú Bình nói riêng và của nhân dân cả
nước nói chung. Hàng trăm ngàn thương binh, bệnh binh đã để lại một phần
thân thể của mình ở chiến trường. Họ bị suy giảm khả năng lao động và mang
theo thương tật suốt đời. Hàng ngàn trẻ em bị dị tật do cha mẹ chúng bị nhiễm
chất độc hóa học trong chiến tranh. Hàng trăm thân nhân liệt sĩ chưa tìm thấy
mộ những người thân của mình. Nhiều bà mẹ Việt Nam anh hùng phải sống
trong cảnh neo đơn, không nơi nương tựa vì những người con thân yêu của họ
đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường…Tất cả những mất mát to lớn đó không gì
có thể bù đắp được. Vì vậy Đảng, Nhà nước và toàn thể xã hội đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt với chính sách ưu đãi NCCVCM như lời tri ân sâu sắc, sự
biết ơn và kính trọng đối với công lao của họ trong sự nghiệp giải phóng dân
tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM là một đạo lý tốt đẹp của dân tộc
ta từ ngàn đời. Đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Việc thực hiện chính sách người có công là bổn phận và trách nhiệm của toàn
xã hội với tinh thần đền ơn trả nghĩa, một sự ưu tiên đặc biệt cho họ. Mục đích
của việc thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM nhằm đảm bảo cho các đối
tượng luôn được yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần có cuộc sống bằng với

1


mức sống trung bình của người dân địa phương. Đồng thời, tạo điều kiện cho
họ được sử dụng sức lao động của mình góp phần vào những hoạt động có ích
cho xã hội, xây dựng quê hương giàu mạnh, phát huy phẩm chất và truyền
thống tốt đẹp của mình trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Phú Bình là một trong những huyện có số lượng người có công cao nhất của
tỉnh Thái Nguyên với trên 3.300 đối tượng người có công bao gồm: cán bộ tiền

khởi nghĩa, cán bộ lão thành cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, liệt sĩ, thương
binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc hóa học, người có công với nước… Thực
hiện chủ trương cuả Đảng và Nhà nước, quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2005 - 2010) và Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII
(nhiệm kỳ 2010 - 2015) của tỉnh Thái Nguyên, Đảng bộ huyện Phú Bình đã chỉ đạo
phòng LĐTBXH làm tốt công tác thực hiện chính sách ưu đãi cho những đối tượng
người có công trên địa bàn huyện. Có được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các
cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện nhiều các gia đình thương binh,
bệnh binh, NCCVCM đã vượt qua khó khăn, vươn lên trở thành những hộ dân làm
kinh tế giỏi. Phong trào “người công dân kiểu mẫu” của thương binh, phong trào
“gia đình cách mạng kiểu mẫu” của các gia đình liệt sĩ đã hoạt động sôi nổi ở
huyện, tạo ra không khí phấn khởi đối với các đối tượng gia đình chính sách.
Qúa trình thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM đã đạt được những kết quả
đáng kể góp phần quan trọng vào việc đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định
đời sống nhân dân. Đồng thời thể hiện được tấm lòng biết ơn và sự tri ân sâu sắc
của toàn thể nhân dân các dân tộc trong huyện đối với những người đã hy sinh
xương máu để bảo vệ quê hương, đất nước.
Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Đảng bộ huyện Phú Bình (Thái
Nguyên) lãnh đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ
năm 2006 đến năm 2014” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam. Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Phú Bình trong

2


công tác chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công để thấy được những
điểm tích cực và hạn chế, rút ra một số kinh nghiệm để làm tốt công tác thực
hiện chính sách ưu đãi NCCVCM trong giai đoạn sau.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chính sách ưu đãi NCCVCM là một trong những chính sách xã hội quan

trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm. Thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM
không chỉ đảm bảo ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh tinh của các
đối tượng người có công mà còn tạo ra môi trường xã hội ổn định góp phần
phát triển đất nước. Vì vậy, ưu đãi NCCCM đã trở thành đề tài được nhiều
người quan tâm ở các góc độ khác nhau.
2.1.Nhóm nghiên cứu chung về chính sách sách ưu đãi NCCVCM
Trước hết là luận văn Phó tiến sĩ khoa học Luật học của tác giả Nguyễn
Đình Liêu: “Hoàn thiện về pháp luật ưu đãi Người có công ở Việt Nam lý luận
và thực tiễn năm 1996”. Trong đề tài tác giả đi sâu làm rõ những quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành cho đối tượng các đối tượng người có công.
Đồng thời nêu lên thực trạng các chính sách pháp luật dành cho NCCVCM.
Qua đó đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc ban hành luật pháp trên
lĩnh vực người có công. Đóng góp của tác giả là xây dựng một mô hình Pháp
luật mới cho NCCVCM.
Tiếp theo là cuốn sách “Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi
Người có công” của tác giả Nguyễn Đình Liêu, Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội, năm 2000. Cuốn sách ra đời là kết quả công trình nghiên cứu trong đề tài
Luận văn Phó tiến sĩ của tác giả. Cuốn sách đã khái quát Luận văn của tác giả
dưới dạng tổng quát giúp người đọc hình dung một cách có hệ thống về các
chính sách ưu đãi người có công ở Việt Nam từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ban
hành Sắc lệnh 20/SL về quy định chế độ tiền lương, thương tật cho thân nhân
tử sĩ. Đây là văn bản đầu tiên đặt nền móng cho các chính sách ưu đãi

3


NCCVCM. Phạm vi thời gian kéo dài đến năm 1994 khi UBTVQH ban hành
Pháp lệnh đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, NCCVCM.
Cuốn sách “Hệ thống các văn bản mới nhất về tiền lương, bảo hiểm xã
hội và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng” của tác giả Lương Đức

Tuấn, Nxb Tư Pháp, năm 2006. Cuốn sách là quá trình tổng hợp các văn bản
quy định tiền lương, bảo hiểm và trợ cấp ưu đãi cho NCCVCM và các điều
chỉnh mới nhất về chế độ lương hưu, trợ cấp khó khăn, trợ cấp xã hội, trợ cấp
hàng tháng cho người có công. Mục đích của việc ban hành các chính sách mới
này nhằm thực hiện nhóm giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trong điều kiện
kinh tế bị lạm phát như hiện nay.
Đặc biệt nhân kỷ niệm 60 năm ngày thương binh, liệt sỹ, Ban Tuyên
giáo Trung ương xuất bản Tài liệu tuyên truyền 60 năm ngày thương binh, liệt
sỹ (27/07/1947 - 27/07/2007). Tài liệu tuyên truyền quan điểm, chủ trương của
Đảng và Nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM, các văn bản chỉ
đạo, tuyên dương các cá nhân, tập thể thực hiện tốt công tác người có công qua
các thời kỳ cách mạng.
Cũng trong năm 2007 có bài viết Quân đội nhân dân phấn đấu thực hiện
tốt hơn nữa công tác thương binh, liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội của
tác giả Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng bộ Quốc phòng, Tạp chí quốc phòng
toàn dân, số 7, năm 2007. Tác giả đã khái quát những nét chính trong 60 năm
thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ và NCCVCM của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt, tác giả nêu và chỉ rõ phương hướng để thực hiện tốt hơn nữa chính
sách thương binh, liệt sĩ, chính sách hậu phương quân đội và phong trào đền ơn
đáp nghĩa.
Tiếp theo là bài viết Chính sách chăm sóc người có công - Thực trạng
và giải pháp của tác giả PGS.TS Đào Văn Dũng in trên Tạp chí Tuyên giáo, số
7, năm 2008 đã trình bày một khái lược một số chủ trương của Đảng và chính

4


sách của Nhà nước đối với người có công. Nêu lên những tồn tại và phương
hướng khắc phục để thực hiện tốt các chính sách.
Kết quả thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng những

năm vừa qua và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới của tác giả Bùi Hồng
Lĩnh - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH in trên Tạp chí Thông tin cải cách nền hành
chính Nhà nước, Bộ Nội vụ, năm 2008. Tác giả đã trình bày khái quát kết quả
đạt được sau 3 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi NCCVCM (sửa đổi) ngày
29/06/2005 của UBTVQH nêu lên những kết quả, tồn tại, vướng mắc và đề ra
nhiệm vụ, phương hướng, giải pháp để phát triển.
Nâng cao hiệu quả công tác thương binh, liệt sĩ, chính sách hậu phương
quân đội của tác giả Vũ Hữu Luận - Cục trưởng cục chính sách, Tổng cục
chính trị, in trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7, năm 2010. Trong bài viết
tác giả đã nêu được những thành tựu của Quân đội trong việc triển khai thực
hiện các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với các đối
tượng thương binh, liệt sĩ, NCCVCM trong giai đoạn 2006 - 2010.
Cuốn sách “Hội hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam”, Nxb Quân đội nhân
dân, năm 2011. Cuốn sách nói lên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với
người có công đồng thời nêu lên nhiệm vụ, chương trình hoạt động của hội hỗ
trợ các gia đình liệt sỹ Việt Nam.
Hoạt động đền ơn đáp nghĩa 65 năm nhìn lại của đồng chí Phạm Thị
Hải Chuyền - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH in trên tạp
chí Lịch sử Đảng số 7, năm 2012. Bài viết đã tổng hợp các chính sách ưu đãi
NCCVCM từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 20/SL quy định các chế
độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất cho thân nhân tử sĩ đến năm 2012 nhân kỷ
niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sĩ (27/07/1947 - 27/07/2012). Tác giả đã
đưa ra các giải pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đối tượng
người có công trên cơ sở kết hợp 3 yếu tố: Nhà nước, cộng đồng và bản thân

5


người có công nỗ lực vươn lên.
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thương binh, liệt sỹ có bài viết của PGS.TS

Nguyễn Thị Thanh - Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh“65 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có công 1947-2012” in
trên tạp chí Lịch sử Đảng số 7, năm 2012. Bài viết liệt kê theo trình tự thời
gian một số chính sách tiêu biểu về ưu đãi cho đối tượng NCCVCM từ khi văn
bản đầu tiên về chế độ ưu đãi người có công được ban hành cho đến nay
(1947- 2012). Tác giả đưa ra một số đánh giá sự hoàn thiện trong hệ thống
chính sách ưu đãi NCCVCM. Đồng thời nêu lên một số giải pháp thực hiện tốt
chinh sách ưu đãi NCCVCM trong thời gian tới.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với thương
binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng từ năm 1991 đến năm 2010 của
tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam, trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn). Tác giả đã đi trình bày
khái quát hoàn cảnh lịch sử, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam đối với thương binh, liệt sĩ và NCCVCM từ năm 1991 đến năm 2010
qua hai khung thời gian 1991- 1995 và 1996 - 2010 gắn với những kết quả cụ
thể. Tác giả cũng đánh giá những ưu điểm, hạn chế và chỉ ra được những
nguyên nhân, tạo cơ sở để đúc rút những kinh nghiệm của Đảng và Nhà nước
đối với thương binh, liệt sỹ, NCCVCM.
2.2.Nhóm nghiên cứu thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM ở các
địa phương
Trước hết là công trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực
hiện chính sách thương binh, liệt sĩ người có công với cách mạng từ năm 1995
đến năm 2005 của tác giả Phạm Thị Xuân (Luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng
cộng sản Việt Nam, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị,
năm 2006). Tác giả đã khái quát việc thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ

6


và NCCVCM ở thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 1986 - 1994. Đồng thời

nghiên cứu quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng vận dụng quan điểm của
Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người có công ở
thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 1995 - 2005. Nêu lên ý nghĩa và một số
kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ
và người có công từ Đảng bộ cơ sở.
Tiếp theo là bài viết Hà Nội làm tốt hơn nữa công tác thương binh, gia
đình liệt sĩ, người có công của tác giả Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà
Nội in trên Tạp chí Cộng sản, số 7, năm 2007. Tác giả đã nêu tóm tắt những
kết quả đạt được trong công tác thực hiện chính sách đối với thương binh, liệt
sĩ, NCCVCM ở thành phố Hà Nội trên các mặt: Thực hiện chính sách, chăm
sóc người có công, hỗ trợ nhà ở, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, phần mộ liệt sĩ.
Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có công với cách
mạng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Tĩnh của tác giả Hà Huy Sơn (Luận văn
Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý, trường Đại học Kinh tế). Tác giả đã nêu lên sự
tác động của chính sách vật chất đến với đối tượng người có công. Đồng thời,
tác giả cũng chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của chính sách và nguyện vọng
của các đối tượng người có công trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ thực tiễn quản lý, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị chủ yếu để góp
phần nâng cao đời sống kinh tế đối với người có công trên địa bàn tỉnh, góp
phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
trong thời gian tới.
Như vậy, vấn đề chính sách ưu đãi NCCVCM đã có nhiều công trình đề
cập đến và đạt được kết quả trên một số khía cạnh như:
- Tổng hợp khái lược quan điểm, chủ trương của Đảng về ưu đãi
NCCVCM qua các thời kỳ cách mạng (1947-2014).

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bí thư Trung ương Đảng (2007), Chỉ thị số 07/CT-TW về tăng cường
lãnh đạo chỉ đạo đối với công tác thương binh - liệt sỹ, người có công và
phong trào đền ơn đáp nghĩa.
2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Phú Bình (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện
Phú Bình, Huyện uỷ Phú Bình xuất bản.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2002), Hệ thống các văn bản pháp
luật hiện hành về chính sách với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và
người có công, Nxb Lao Động - Xã hội, Hà Nội.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2005), Nghị định 147/2005/NĐ-CP
về việc quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công với cách
mạng.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2006), Thông tư số 07/2006/TTBLĐTBXH về hướng dẫn hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có
công với cách mạng.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Nghị định 38/2008/NĐ-CP
về việc quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công với cách
mạng.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Nghị định 52/20011/NĐ-CP
về việc quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công với cách
mạng.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng, Nxb Lao Động - Xã hội, Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh Xã hội (2010), Thông tư liên tịch số 25/2010/BLĐTBXHBTC-BYT của Liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH ngày 11/09/2010 về hướng dẫn
chế độ chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng.

8


10. Phạm Thị Hải Chuyền (2012), Hoạt động đền ơn đáp nghĩa 65 năm nhìn
lại, tạp chí nghiên cứu lịch sử Đảng, Số 5 , tr.13-17.
11. Cục người có công (2009), Tài liệu hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi

người có công với cách mạng (tài liệu lưu hành nội bộ), Hà Nội.
12.Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14.Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Báo cáo ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX về phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2006 - 2010.
15.Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16.Đảng cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 51, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17.Đảng cộng sản Việt Nam (2010), Báo cáo ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI giai đoạn 2011- 2015.
18.Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh (1968).
19.Phạm Tiến Giang (2012), Hỏi đáp pháp luật về chính sách xã hội đối với
người có công với cách mạng, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
20.Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (1993), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
21.Nguyễn Thị Thu Hoài (2013), Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đối với thương binh, liệt sỹ người có công với cách mạng từ
năm 1991 đến năm 2010, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Hà Nội.
22.Hội đồng nhân dân Tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết số 03/HĐND ngày
13/12/2012 về phê duyệt đề án chính sách hỗ trợ cho gia đình có công khó

9


khăn nhà ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012- 2015.
23.Huyện ủy Phú Bình (2005), Nghị quyết 05 - NQ/HU hội nghị lần thứ mười

bốn ban chấp hành đảng bộ huyện khóa XXIII về nhiệm vụ mục tiêu năm
2006.
24.Huyện ủy Phú Bình (2005), Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ
XXIII nhiệm kỳ 2005 – 2010.
25.Huyện uỷ Phú Bình (2006), Chỉ thị số 05 - CT/HU của Ban thường vụ
Huyện uỷ ngày 26/5/2006 về việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo
nghị quyết số 290/2005/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ về chế độ chính
sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu
nước nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách của nhà nước.
26.Huyện uỷ Phú Bình (2006), Chỉ thị số 05 ngày 26/8/2006 của ban thường
vụ Huyện ủy về việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị định
54/2006/CP về hướng dẫn thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng.
27. Huyện uỷ Phú Bình (2006), Chỉ thị về việc thực hiện pháp lệnh ưu đãi
người hoạt động cách mạng, liệt sĩ, gia đình liệt sĩ ,thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
28.Huyện ủy Phú Bính (2009), Chỉ thị số 20/CT-HU ngày 9/5/2009 về việc
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sỹ,
người có công với cách mạng và phong trào đền ơn đáp nghĩa.
29. Huyện ủy Phú Bình (2009), Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND về việc
miễn, giảm thuế sử dụng đất ở cho người có công trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
30.Huyện ủy Phú Bình (2010), Báo cáo của ban chấp hành đảng bộ huyện về
kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012.
31.Huyện ủy Phú Bình (2010), Báo cáo của ban chấp hành đảng bộ huyện

10


khóa XXIII trình đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2010 2015

32.Huyện ủy Phú Bình (2010), Nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ lần thứ
XXIV nhiệm kỳ 2010 – 2015.
33. Nguyễn Đình Liêu (1996), Pháp luật ưu đãi người có công ở Việt Nam lý
luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
34.Nguyễn Đình Liêu (2000), Một số suy nghĩ về hoàn thiện pháp luật ưu đãi
người có công, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35.Nguyễn Thành Long (2007), Tìm hiểu pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng, Nxb Lao động, Hà Nội.
36.Vũ Hữu Luận (2010), Nâng cao hiệu quả công tác thương binh, liệt sỹ,
chính sách hậu phương quân đội , Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7, tr.711.
37.Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39.Phạm Quang Nghị (2007), Hà Nội làm tốt hơn nữa công tác thương binh,
gia đình liệt sỹ, người có công, Tạp chí công sản, số 7 , tr. 14 – 18.
40.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Tổng hợp báo cáo số
lượng người có công hưởng chế độ điều dưỡng năm 2013.
41. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2005), Báo cáo
kết quả công tác Lao động- Thương binh và Xã hội.
42.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2006), Báo cáo
kết quả công tác quý I, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm quý II.
43. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2006), Báo cáo
kết quả công tác Lao động - Thương binh và Xã hội.
44.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2008), Báo cáo
kết quả chăm sóc người có công.

11


45. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2009), Báo cáo
kết quả tình hình chi trả trợ cấp, phụ cấp tháng 11 năm 2009.

46. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2009), Báo cáo
về công tác thương binh liệt sĩ người có công.
47.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2010), Báo cáo
kết quả công tác Lao động - Thương binh và Xã hội.
48.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2010), Công
văn số 1709- LĐTBXH – NCC ngày 24/10/2010 về việc hướng dẫn thực
hiện thông tư liên tịch số 25/2010/BLĐTBXH-BTC-BYT.
49. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2011), Báo cáo
kết quả công tác thương binh, liệt sỹ, người có công.
50. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2011), Báo cáo
chi trả trợ cấp hàng tháng.
51.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội Huyện Phú Bình (2012), Báo cáo
chi trả trợ cấp hàng tháng.
52.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2012), Báo cáo
kết quả công tác Lao động - Thương binh và Xã hội.
53. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2013), Tổng
hợp báo cáo công tác đền ơn đáp nghĩa giai đoạn 2008 – 2013.
54. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2014), Báo cáo
kết quả công tác thương binh, liệt sỹ, người có công.
55.Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Bình (2014), Công
văn 1558-LĐTBXH-NCC ngày 7/8/2014 về thực hiện chế độ điều dưỡng
NCC theo thông tư liên tịch số 25/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
56. Nguyễn Hiền Phương (2010), Pháp luật an sinh xã hội những vấn đề lý
luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
57.Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội Tỉnh Thái Nguyên (2011), Quyết

12


định số 65/QĐ-CTN ngày 28/6/2011 về viêc tặng quả nhân dịp kỷ niệm

ngày thương binh liệt sĩ.
58. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết
định về việc điều dưỡng người có công.
59.Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội Tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết
định số 06/QĐ-LĐTBXH ngày 17/07/2012 về việc điều dưỡng người có
công.
60.Hà Huy Sơn (2013), Thực hiện chính sách đãi ngộ vật chất đối với người có
công với cách mạng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sỹ
Kinh doanh và Quản lý, Hà Nội.
61.Nguyễn Thị Thanh (2012), 65 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, Tạp chí nghiên cứu lịch sử Đảng, số7, tr.18-23.
62.Phạm Thị Thanh (2012), 65 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có
công, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7, tr.18-24.
63.Thanh Phùng Quang Thanh (2007), Quân đội nhân dân phấn đấu thực hiện
tốt hơn nữa công tác thương binh liệt sỹ, chính sách hậu phương quân đội,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7, tr. 3-8.
64.Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006
về hướng dẫn thi hành một số điều ưu đãi người có công với cách mạng.
65.Thủ tướng Chính phủ (2006), Quy định số 150/2006/NĐ-CP về hướng dẫn
thi hành pháp lệnh cựu chiến binh.
66.Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định 117/2007/QĐ-TTG về việc hỗ trợ
người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.
67.Thủ tướng Chính phủ (2008), Nghị định số 89/2008/NĐ-CP về hướng dẫn
thi hành pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng.
68.Tỉnh ủy Thái Nguyên (2005), Báo cáo chính trị tại đại hội đảng bộ tỉnh lần

13



thứ XVI nhiệm kỳ 2005 - 2010.
69.Tỉnh ủy Thái Nguyên (2008), Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 11/12/2008 về
mục tiêu nhiệm vụ năm 2008.
70.Tỉnh ủy Thái Nguyên (2010), Báo cáo chính trị tại đại hội đảng bộ tỉnh lần
thứ XVII nhiệm kỳ 2010 - 2015.
71.Lương Đức Tuấn (2006), Hệ thống các văn bản mới nhất về tiền lương, bảo
hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
72.Ủy ban nhân dân Huyện Phú Bình (2006), Quyết định số 1739/QĐ ngày
1/09/2006 về việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người
có công với cách mạng ở huyện Phú Bình.
73.Ủy ban nhân dân Huyện Phú Bình (2010), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh
tế- xã hội 5 năm 2011- 2015.
74.Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình (2011), Kế hoạch số 1699/UBND ngày
13/06/2011 về kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ.
75.Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình (2012), Công văn số 354-CV/HU ngày
3/7/2012 về việc thực hiện chế độ chính sách với cựu thanh niên xung
phong tham gia kháng chiến.
76. Ủy ban nhân dân Huyện Phú Bình (2012), Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 3/3/2012 về
việc hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/07/1947- 27/7/2012).
77.Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình (2012), Tổng hợp báo cáo công tác
phong trào đền ơn đáp nghĩa 2008 - 2012.
78.Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình (2013), Báo cáo số 81/BC-UBND ngày
28 tháng 8 năm 2013 của UBND huyện Phú Bình về tổng hợp số liệu người
có công với cách mạng đề nghị hỗ trợ nhà ở theo quyết định 22/2013/QĐTTg.
79.Uỷ ban nhân dân huyện Phú Bình (2013), Đề án triển khai thực hiện quyết

14



định số 22/2013/QD-TTg ngày 26/04/2013 của thủ tướng chính phủ về hỗ
trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn huyện Phú Bình.
80.Uỷ ban nhân dân huyện Phú Bình (2013), Quy chế số 314/QC-UBND ngày
21 tháng 10 năm 2013 về hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Phú Bình.
81. Uỷ ban nhân dân huyện Phú Bình (2013), Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày
23/08/2013 về việc triển khai thực hiện pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng trên địa bàn huyện Phú Bình.
82.Uỷ ban nhân dân huyện Phú Bình (2013), Quyết định số 1785/QĐ-UBND
ngày 11/05/2013 về việc chấn chỉnh công tác chi trả trợ cấp ưu đãi người
có công với cách mạng.
83.Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình (2013), Quyết định số 3905/QĐ-UBND
huyện về việc phê duyệt đề án triển khai thực hiện quyết định số
22/2013/QD-TTg ngày 26/04/2013 của thủ tướng chính phủ, hỗ trợ người
có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn huyện Phú Bình.
84.Uỷ ban nhân dân huyện Phú Bình (2014), Công văn số 1558-LĐTBXHNCC ngày 7/08/2014 về hướng dẫn thực hiện thông tư liên tịch số
13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC.
85.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2006), Báo cáo số 116/BC-UBND ngày
23/11/2006 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2005 – 2010.
86.Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên (2007), Chỉ thị số 13/CT-UBND về
việc đẩy mạnh công tác thương binh liệt sỹ người có công với cách mạng và
phong trào đền ơn đáp nghĩa thiết thực kỷ niệm 60 năm ngày thương binh
liệt sỹ 27/07/1947-27/07/2007.
87.Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày
23/08/2012 tiếp tục đẩy mạnh công tác thương binh, liệt sỹ, NCCVCM và

15



hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày thương binh, liệt sỹ (27/07/194727/07/2012).
88.Uỷ ban thường vụ quốc hội (1994), Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách
mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động
kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng.
89. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1994), Quy định danh hiệu vinh dự nhà nước
Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
90.Uỷ ban thường vụ quốc hội (2005), Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH
ngày 29/6/2005 về ưu đãi người có công với cách mạng.
91.Uỷ ban thường vụ quốc hội (2007), Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11
về sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng.
92.Nguyễn Đăng Vinh - Lê Ngọc Tú (2003), Uống nước nhớ nguồn - những
điều cần biết về chính sách thương binh liệt sĩ và người có công, Nxb Lao
động.
93.Phạm Thị Xuân (2006), Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện
chính sách thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng từ năm 1995
đến năm 2005, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Hà Nội.

16



×