Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo xây dựng hâu phương tại chỗ trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.01 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------

ĐẶNG THU HÀ

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TẠI CHỖ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1946- 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------

ĐẶNG THU HÀ

ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TẠI CHỖ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(1946- 1954)

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ QUANG HIỂN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: PGS LÊ MẬU HÃN

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................

3

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................

3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………...

9

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu……………………………. 10
6. Đóng góp mới của luận văn……………………………………………. 11
7. Kết cấu của luận văn…………………………………………………… 11
Chƣơng 1 : CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH HẢI DƢƠNG TRONG XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TẠI
12
CHỖ GIAI ĐOẠN 1946 - 1950.................................................................
1.1. Những yếu tố có ảnh hưởng đến việc xây dựng hậu phương tại chỗ

trên địa bàn tỉnh Hải Dương........................................................................
12
1.2. Lãnh đạo xây dựng cơ sở chính trị trong vùng quân Pháp chiếm
đóng, giữ vững vùng tự do (từ tháng 12/1946 đến tháng 11/1949)............. 25
1.3. Lãnh đạo nhân dân kiên trì bám trụ xây dựng chỗ đứng chân trong
vùng quân Pháp chiếm đóng từ cuối năm 1949 đến cuối năm 1950........... 43
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƢƠNG LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH XÂY DỰNG HẬU PHƢƠNG TẠI CHỖ GIAI ĐOẠN 1951 1954.............................................................................................................. 50
2.1. Đặc điểm tình hình và yêu cầu mới của việc xây dựng hậu phương
tại chỗ..........................................................................................................

50

2.2. Lãnh đạo đẩy mạnh chiến tranh du kích ở địch hậu, chủ động chống
phá bình định, xây dựng khu du kích và căn cứ du kích từ đầu năm 1951
đến giữa năm 1952.......................................................................................... 58
2.3. Lãnh đạo củng cố và mở rộng khu du kích, căn cứ du kích, góp phần
đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn từ giữa năm 1952 đến năm
1


1954.............................................................................................................. 69
Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ……………….. 82
3.1. Một số nhận xét……………………………………………………………………

82

3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử………..………………………………………………

98


KẾT LUẬN………………………………………..…………………………………..

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………….……………...…………………..

108

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đã thành quy luật, muốn tiến hành chiến tranh, phải có hậu phương được tổ
chức vững chắc. Hậu phương luôn là một nhân tố cơ bản, thường xuyên quyết định
thắng lợi của chiến tranh, vì hậu phương là nguồn cung cấp sức người, sức của, là
nguồn cổ vũ về chính trị, tinh thần cho tiền tuyến.
Kế thừa truyền thống đánh giặc của ông cha, tiếp thu lý luận của chủ nghĩa
Mác Lê nin về chiến tranh cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận
thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến,
coi đó là một bộ phận chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (cũng như cuộc kháng chiến chống Mỹ
sau này) đã hình thành trên thực tế hai loại hậu phương: hậu phương chiến lược và
hậu phương tại chỗ. Xây dựng hậu phương tại chỗ khắp nơi là yêu cầu có tính chiến
lược của chiến tranh nhân dân Việt Nam nhằm khai thác, động viên, phát huy cao
độ mọi tiềm lực của từng địa phương, từng chiến trường, bảo đảm cho lực lượng tại
chỗ thực hiện bám trụ, đánh địch liên tục, rộng khắp và lâu dài.
Hải Dương là một tỉnh lớn có vị trí chiến lược về nhiều mặt ở đồng bằng Bắc
Bộ, là nơi có nguồn nhân lực vật lực dồi dào, lại nằm sâu trong vùng địch chiếm

đóng. Vì thế, cuộc chiến đấu trên địa bàn Hải Dương diễn ra hết sức quyết liệt.
Quán triệt đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, thực hiện khẩu hiệu "Toàn dân
kháng chiến, toàn diện kháng chiến", Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã lãnh đạo quân dân
Hải Dương vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực
lượng. Các khu du kích, căn cứ du kích ở Hải Dương tạo điều kiện xây dựng lực
lượng tại chỗ vững mạnh, góp phần to lớn vào việc làm thay đổi so sánh lực lượng,
làm thất bại âm mưu chiếm đóng, bình định của địch và góp sức vào thắng lợi
chung của cuộc kháng chiến trường kỳ; làm rạng rỡ thêm truyền thống anh hùng bất
khuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của một vùng đất “giàu của, giàu người,
giàu chiến công”.
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, nhiều tài liệu, sách báo
viết về lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp ở tỉnh Hải Dương trong những năm
1946 – 1954. Nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn
diện, hệ thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc xây dựng các
loại hình hậu phương tại chỗ, tạo điều kiện xây dựng lực lượng tại chỗ vững mạnh,
phát huy tiềm lực của địa phương để đánh địch trong kháng chiến chống Pháp. Do

3


vậy, nghiên cứu vấn đề Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng hậu phương tại
chỗ trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp không chỉ góp phần làm sáng
tỏ quá trình thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, vai trò của hậu
phương đối với tiền tuyến trong sự nghiệp kháng chiến trường kỳ của dân tộc mà
còn góp phần tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân Hải Dương, đặc
biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, đáp ứng yêu cầu nâng cao
trình độ chuyên môn và bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống quê hương.
Hiện nay, đất nước Việt Nam, sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
đang bước vào thời kỳ phát triển mới với những cơ hội lớn và những thách thức gay
gắt. Nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc gắn bó sâu sắc với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ

quốc, bảo vệ thành quả cách mạng mà nhân dân Việt Nam đã dày công đấu tranh
xây dựng nên. Bối cảnh trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi, sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết mà trước hết
là vấn đề xây dựng một nền quốc phòng toàn dân, toàn diện kết hợp với an ninh
nhân dân; vấn đề xây dựng lực lượng, chuẩn bị hậu phương, xây dựng địa bàn
phỏng thủ trên từng địa phương đề phòng chiến tranh xâm lược của kẻ địch.
Do vậy, nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc
xây dựng hậu phương tại chỗ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
để rút ra một số bài học, kinh nghiệm lịch sử về xây dựng hậu phương tại chỗ ở Hải
Dương, làm rõ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh, góp phần giáo dục truyền
thống cách mạng địa phương còn là góp phần tổng kết những kinh nghiệm lịch sử
cách mạng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương và phục vụ
cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây
dựng hâu phương tại chỗ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về xây dựng hậu phương trên cả nước nói chung và xây dựng hậu
phương tại chỗ ở Hải Dương nói riêng cho đến nay đã có nhiều cuốn sách, nhiều
công trình nghiên cứu của nhiều tác giả. Có thể khái quát thành các nhóm sau đây:
2.1. Những công trình viết về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam và
các công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề xây dựng hậu phương tại chỗ
- Nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đi sâu vào những nội
dung lý luận, có giá trị chỉ đạo chiến lược hết sức quan trọng như: Đường lối quân

4


sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta
của Võ Nguyên Giáp (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970); Chiến tranh giải phóng và chiến

tranh giữ nước (tập 1 và 2) của Võ Nguyên Giáp (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1974, 1975); Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam (tập 1 và 2) của
Trường Chinh (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976); Chiến tranh giải phóng dân tộc và
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Võ Nguyên Giáp (Nxb Sự thật, 1979); Tư tưởng
quân sự Hồ Chí Minh của Bộ Quốc Phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Nxb
Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2002). Những tác phẩm trên đã khẳng định: Đảng đã
lãnh đạo thành công cuộc xây dựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương của chiến
tranh cách mạng. Trong đó, phân tích rõ, chỗ đứng chân của cách mạng Việt Nam
bao gồm từ cơ sở chính trị đến căn cứ địa, hậu phương; có hậu phương chiến lược
và hậu phương tại chỗ, có căn cứ địa ở rừng núi và căn cứ địa ở đồng bằng; trận địa
vững chắc nhất là lòng dân. Nội dung xây dựng căn cứ địa hết sức toàn diện, đi từ
không đến có, từ nhỏ đến lớn…
- Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 – 1975) của Viện Lịch sử
Quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nôi, 1997) là đề
tài cấp Nhà nước nghiên cứu một số vấn đề chiến lược trong lịch sử 30 năm chiến
tranh giải phóng. Đề tài do Trung tướng – GS. PTS Hoàng Phương làm chủ nhiệm.
Công trình nêu về vấn đề hậu phương chung của cả nước trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong đó khẳng định: Hậu phương của Việt Nam
trong kháng chiến chống Pháp bao gồm những vùng tự do, các khu du kích, căn cứ
du kích sau lưng địch và lòng dân yêu nước trong vùng tạm chiếm. Đó là một công
trình rất quan trọng để tham khảo đi sâu nghiên cứu về xây dựng hậu phương tại
chỗ trong kháng chiến chống Pháp ở Hải Dương nói riêng.
- Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 – 1954, tập I, II của Viện
Lịch sử Quân sự Việt Nam (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994). Cuốn sách đã
khẳng định, trong suốt chín năm kháng chiến, Đảng đã không ngừng chỉ đạo quân
dân ta ra sức xây dựng, củng cố và phát triển hậu phương, căn cứ địa. Trong tổ chức
hậu phương chiến tranh nhân dân, Đảng đã vận dụng phương thức kết hợp xây dựng
hậu phương tại chỗ ở khắp mọi nơi với xây dựng hậu phương chung cả nước. Trải
qua chín năm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ xây dựng hậu phương, căn cứ địa, giải quyết được vấn đề tiềm lực và đất


5


đứng chân cho cuộc chiến tranh, góp phần hết sức quan trọng vào thắng lợi chung
của cuộc kháng chiến.
- Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946 – 1954)
của Vũ Quang Hiển (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) là cuốn sách trình bày
một cách cơ bản, có hệ thống sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng trong việc
xây dựng và bảo vệ khu du kích và căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ, từ đó làm
rõ thêm đường lối chiến tranh nhân dân, đường lối xây dựng căn cứ địa hậu phương
của Đảng và vai trò các cấp lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng và bảo vệ
căn cứ du kích.
- Một số căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ trong kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954) của Vũ Quang Hiển (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001) là cuốn
sách nghiên cứu về loại hình chỗ đứng chân của chiến tranh cách mạng Việt Nam,
làm rõ quá trình hình thành và phát triển của một số căn cứ du kích ở đồng bằng
Bắc Bộ, xác định quy luật chung của quá trình đó, bước đầu rút ra một số nhận xét
và bài học kinh nghiệm phục vụ sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo
vệ Tổ quốc hiện nay.
- Quân khu ba Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của Phòng khoa học
lịch sử quân sự quân khu 3 (Nxb Quân đội nhân dân, 1998) là cuốn sách viết một
cách tương đối cụ thể và toàn diện những năm tháng chiến đấu oanh liệt trong
kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Liên khu Ba, góp phần giáo dục
truyền thống đánh giặc, cứu nước và tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân ở
nước ta.
2.2. Những công trình có đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương trong xây dựng hậu phương tại chỗ
- Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp trên địa bàn Hải Hưng (1945 –
1954) (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Hưng xuất bản năm 1988); Hải Dương – Lịch

sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975) của Đảng Ủy,
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001); Lịch
sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương (1930 – 1975) (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008),
Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Hải Dương (1947 – 2010) (Đảng bộ quân sự tỉnh Hải
Dương xuất bản năm 2011), Lịch sử truyền thống cách mạng phụ nữ Hải Dương
(1930 – 1975) (Xí nghiệp In Hải Dương xuất bản năm 2000); Lịch sử Mặt trận dân
tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Hải Dương 1930 – 2000 (Xí nghiệp In Hải Dương,
xuất bản năm 2002)... Các sách trên đã đề cập khái quát về mảnh đất, con người và

6


truyền thống lịch sử hào hùng của nhân dân Hải Dương trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, khẳng định mỗi bước phát triển của sự nghiệp kháng chiến
đều gắn liền với sự đóng góp to lớn của nhân dân, từ của cải vật chất đến đùm bọc,
che chở nuỗi dưỡng cán bộ, đảng viên, dân quân, du kích, xây dựng lực lượng về
mọi mặt… Các sách báo này đã khẳng định trong những năm chiến tranh, các cấp
ủy đảng đã lãnh đạo quân và dân Hải Dương nói riêng tích cực gây dựng các căn cứ
du kích, cơ sở lãnh thổ hậu phương tại chỗ ở vùng sau lưng và trong lòng “hậu
phương địch”. Cuộc chiến đấu để gây dựng các căn cứ du kích, biến “hậu phương
địch” thành hậu phương tại chỗ của ta diễn ra giằng co, quyết liệt, liên tục và hết
sức gian khổ nhưng cũng là một chặng đường chói lọi chiến công của quân dân Hải
Dương, quân dân đồng bằng Bắc Bộ, có đóng góp to lớn vào thắng lợi chung và góp
phần làm phong phú thêm kho tàng kinh nghiệm đấu tranh cách mạng của nhân dân
Việt Nam, nổi bật là những kinh nghiệm về xây dựng tổ chức hậu phương và nghệ
thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trên các vùng đồng bằng rộng lớn bị địch
chiếm đóng.
- Các cuốn: Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng huyện Thanh Hà (1945 –
1975), Lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng huyện Cẩm Giàng (1945 – 1975), Lịch
sử đấu tranh vũ trang cách mạng huyện Tứ Kỳ (1945 – 1975), Lịch sử đấu tranh vũ

trang cách mạng huyện Gia Lộc (1945 – 1975); Bình Giang – Lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975); Kinh Môn – Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975); Thanh Miện – Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975); Nam Sách – Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 – 1975) đều có đề cập
đến việc tích cực xây dựng lực lượng, chủ động chống địch lấn chiếm, chủ động
chống địch càn quét và bình định, kiên trì phát động phong trào toàn dân kháng
chiến, mở rộng khu du kích và căn cứ du kích, mở rộng và phát triển các cơ sở
kháng chiến của các địa phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp
2.3. Đánh giá chung
Phần lớn các công trình nghiên cứu nêu trên đều khẳng định đường lối xây
dựng căn cứ địa, hậu phương của Đảng ta hết sức độc lập, tự chủ, độc đáo và sáng
tạo. Đó là một trong những nguyên nhân thắng lợi của chiến tranh nhân dân Việt
Nam trong thời đại mới.
Các công trình đó cung cấp cách nhìn tổng thể và khái quát về cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, ở mức độ khác nhau, đã đề cập đến sự ra đời của hậu

7


phương chiến lược và khái quát việc xây dựng hậu phương của các tỉnh đồng bằng
quân khu Ba, đánh giá vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến. Nhiều công
trình đã viết về cuộc kháng chiến của nhân dân Hải Dương, ít nhiều đã đề cập đến
chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc xây dựng hậu phương tại chỗ.
Những công trình đó là một nguồn tài liệu quý, đặt cơ sở cho sự nghiên cứu
đầy đủ và toàn diện hơn.
Về lịch sử Hải Dương, đã xuất bản lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống của
Mặt trận dân tộc thống nhất, của Hội Liên hiệp phụ nữ, lịch sử truyền thống đấu
tranh cách mạng của các huyện, xã… nhưng cho đến nay chưa có một công trình
chuyên khảo nào về xây dựng hậu phương tại chỗ ở Hải Dương trong kháng chiến

chống Pháp.
2.4. Các vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ
- Trình bày luận giải một cách có hệ thống quá trình lãnh đạo xây dựng hậu
phương tại chỗ với chủ trương, biện pháp cụ thể.
- Các giai đoạn và nội dung từng giai đoạn trong quá trình xây dựng hậu
phương tại chỗ ở Hải Dương trong kháng chiến chống Pháp.
- Quá trình xây dựng cơ sở chính trị ở Hải Dương trong kháng chiến chống
Pháp; sự ra đời của những khu du kích, căn cứ du kích cụ thể, nội dung xây dựng và
bảo vệ những khu du kích, căn cứ du kích đó.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc xậy dựng hậu
phương tại chỗ trong kháng chiến chống Pháp.
- Vai trò của hậu phương tại chỗ ở Hải Dương trong kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp.
- Đánh giá ưu điểm và hạn chế của Đảng bộ Hải Dương trong lãnh đạo xây
dựng hậu phương tại chỗ.
- Tổng kết bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Đảng bộ tỉnh Hải Dương
lãnh đạo xây dựng hậu phương tại chỗ, phục vụ sự nghiệp xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong quá trình xây
dựng hậu phương tại chỗ trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1946 –

8


1954) từ đó tổng kết và rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ nhằm
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
3.2. Nhiệm vụ

- Trình bày và phân tích một cách có hệ thống quá trình chỉ đạo xây dựng
hậu phương tại chỗ trong những giai đoạn khác nhau của cuộc kháng chiến.
- Đánh giá, phân tích để làm rõ những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh
Hải Dương trong quá trình lãnh đạo xây dựng và bảo vệ hậu phương tại chỗ.
- Phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó để từ đó rút ra một
số kinh nghiệm lịch sử từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương tại chỗ ở đồng bằng Bắc Bộ
trong kháng chiến chống Pháp nói chung.
- Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về xây dựng hậu phương
tại chỗ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Những yếu tố, những điều kiện chi phối, có ảnh hưởng đến quá trình lãnh
đạo xây dựng hậu phương tại chỗ của Đảng bộ tỉnh Hải Dương (những thuận lợi và
khó khăn về địa lý, tự nhiên, cư dân, truyền thống; tình hình địch; tình hình so sánh
lực lượng trên địa bàn)
+ Những chủ trương của Đảng và Hồ Chí Minh về xây dựng hậu phương của
chiến tranh nhân dân để phát động toàn dân đánh giặc.
+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ tỉnh Hải Dương trong xây dựng hậu
phương tại chỗ; tinh thần phấn đấu hy sinh của cán bộ, đảng viên ở mặt trận sau
lưng địch.
+ Những hoạt động xây dựng hậu phương của các cấp đảng bộ, chính quyền
và quần chúng nhân dân.
+ Những nội dung cụ thể của việc xây dựng hậu phương tại chỗ về chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hóa.
+ Cuộc đấu tranh chống địch càn quét, những hoạt động để bảo vệ hậu
phương tại chỗ trên địa bàn tỉnh Hải Dương, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “lấy
chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch trên địa

bàn tỉnh Hải Dương

9


1.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Hải Dương, Báo cáo tình hình năm 1948
(10/3/1949), lưu tại Phòng lưu trữ- Văn phòng Tỉnh ủy Hải Dương.

2.

Ban Chính trị Tỉnh đội Tỉnh Hải Dương, Số 118 (20/12/1949), Báo cáo quân
sự Hải Dương năm 1949, lưu tại thư viện tỉnh Hải Dương.

3.

Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Hải Dương, Báo cáo công tác Đảng trong thu
đông năm 1952, số 234- BC- TU (23-2-1953), lưu tại Phòng lưu trữ- Văn
phòng Tỉnh ủy Hải Dương.

4.

Ban Chấp hành khu Tả ngạn, Quyết nghị của Khu Tả ngạn khen thưởng tỉnh
Đảng bộ Hải Dương (1/5/1953), lưu tại thư viện tỉnh Hải Dương.
Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Hải Dương, Báo cáo tổng kết chỉnh đảng và
chỉnh huấn tháng 12-1953 (6/12/1953), lưu tại Phòng lưu trữ- Văn phòng Tỉnh

5.


6.
7.

8.

ủy Hải Dương.
Ban Chính trị Tỉnh đội Hải Dương, Báo cáo Tổng kết chỉ đạo phần quân sự
năm 1954, lưu tại thư viện tỉnh Hải Dương.
Ban Thông sử Tỉnh Hải Dương (4/1988), Báo cáo kinh nghiệm chiến tranh du
kích của Tỉnh Hải Dương từ 19/12/1946 đến 1950, lưu tại thư viện tỉnh Hải
Dương.
Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (1990), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải
Hưng tập 1 (1927- 1954)

Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1996), Tổng kết cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp: Thắng lợi và bài học, Nxb chính trị quốc gia, Hà
Nội.
10. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Dương (1997), Lịch sử Đảng bộ
thành phố Hải Dương, Nhà in Hải Dương.
11. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (1997), Những sự kiện lịch sử Đảng
bộ tỉnh Hải Dương (1928- 1954), tập I, Xí nghiệp In Trẻ, Hà Nội.
12. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005), Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh
Hải Dương (1940- 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Hải Dương (2008), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải
Dương, tập I, 1930- 1975, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9.

10



14. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Hưng (1988), Lịch sử cuộc kháng chiến chống
Pháp trên địa bàn Hải Hưng 1945- 1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
15. Bộ Tư lệnh quân khu Ba (1991), Quân khu Ba, những trận đánh trong kháng
chiến chống Pháp (1945- 1954), tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
16. Bộ Tư lệnh quân khu Ba (1994), Những trận đánh điển hình trên chiến trường
vùng châu thổ Sông Hồng (1945- 1975), Tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
17. Bộ Tư lệnh quân khu Ba (2008), Một số trận đánh điển hình của quân và dân
quân khu 3 (1945- 1975), tập IV, Nxb Quân đội nhân dân.
18. Bộ Tư lệnh quân khu Ba, Cục hậu cần (2002), 55 năm hậu cần quân khu 3
Biên niên sự kiện (1945- 2000); Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
19. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 1,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
1. Trường Chinh (1976), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 2,
20.
Nxb Sự thật, Hà Nội.
21. Đặng Thị Dung (2012), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo xây dựng lực lượng
dân quân du kích trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm
1946 đến năm 1954, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, lưu tại thư viện trường Đại học KHXHNV.
22. Dư địa chí Hải Dương (2008), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, 1930 – 1945,
Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Văn kiện Đảng 1945 – 1954, tập 2, quyển 2,
Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1980), Văn kiện Đảng 1945 – 1954, tập 3, quyển 1,
Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 13 (1952), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội

27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 14 (1953), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15 (1954), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8 (1945- 1947),

11


Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 9, (1948), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 10 (1949), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 11 (1951), Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng bộ Quân sự tỉnh Hải Dương (2011), Lịch sử Đảng bộ quân sự tỉnh Hải
Dương (1947- 2010), Công ty Cổ phần In và Vật tư Hải Dương.
34. Đảng ủy- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Dương (2001), Hải Dương, Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945- 1974); Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
35. Đảng ủy- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hưng Yên (2002), Hưng Yên Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945- 1975), Nxb
Quân đội nhân dân, Hà .Nội.
36. Đảng ủy- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh (1991), Quảng Ninh Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.
37. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Nam Sách (2002), Nam Sách, Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945- 1975), Nxb Quân đội
Nhân dân, Hà Nội

38. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tứ Kỳ (2002), Lịch sử đấu tranh vũ
trang cách mạng huyện Tứ Kỳ (1945- 1975), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
39. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Gia Lộc (2003), Lịch sử đấu tranh vũ
trang cách mạng huyện Gia Lộc (1945- 1975), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội.
40. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bình Giang (2003), Bình Giang, Lịch
sử kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945- 1975), Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
41. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cẩm Giàng (2004), Lịch sử đấu tranh
vũ trang cách mạng huyện Cẩm Giàng (1945- 1975), Nxb Quân đội Nhân dân,
Hà Nội.
42. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thanh Hà (2003), Lịch sử đấu tranh vũ

12


trang cách mạng huyện Thanh Hà (1945- 1975), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà
Nội.
43. Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Kinh Môn (2003), Kinh Môn, Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945- 1975), Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
44. Võ Nguyên Giáp (1970); Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận
trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1970.
45. Võ Nguyên Giáp (1974), Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, tập
1, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
46. Võ Nguyên Giáp (1975), Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, tập
2, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
47. Võ Nguyên Giáp (1975), Sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt
Nam trong thời đại mới, Nxb Sự thật, Hà Nội.
48. Võ Nguyên Giáp (1979), Chiến tranh giải phóng dân tộc và Chiến tranh bảo

vệ Tổ quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội.
49. Võ Nguyên Giáp (2011), Tổng tập hồi ký, Nxb Quân đội nhân dân.
50. Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo
Dục, Hà Nội.
51. Vũ Quang Hiển (2001), Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng
Bắc Bộ (1946- 1954), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Vũ Quang Hiển (2001), Một số căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ trong
kháng chiến chống Pháp (1945- 1954), Nxb Quân đội nhân dân.
53. Hội Liên hiệp phụ nữ Hải Dương (2000), Lịch sử truyền thống cách mạng phụ
nữ Hải Dương (1930- 1975), Xí nghiệp In Hải Dương.
54. Hội Khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng, Ban liên lạc đồng đội tỉnh đội Hải
Dương- Hưng Yên (2002), Đường 5 anh dũng- quật khởi Hồi ký của các nhân
chứng lịch sử tỉnh Hải Dương, Nxb Hải Phòng.
55. Vũ Như Khôi (2011), 65 năm Toàn quốc kháng chiến (1946- 2011), Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
56 Bùi Phan Kỳ (chủ biên) (2013), Về học thuyết quân sự Việt Nam thời đại Hồ
Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.
57. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), tập 4, 1945-1946, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.

13


58. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), tập 5, 1947-1949, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
59. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), tập 6, 1950-1952, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
60. Hồ Chí Minh Toàn tập (2000), tập 7, 1953-1955, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội
61. Nguyễn Quang Ngọc (2003), Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà

Nội.
62. Phòng Khoa học lịch sử quân sự quân khu Ba (1998), Quân khu Ba, Lịch sử
kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb Quân đội nhân dân.
63. Nguyễn Quyết (1985), Mấy vấn đề quân sự địa phương trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
64. Hoàng Minh Thảo (2004), Nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh
giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
65. Phạm Thị Thu (2008), Đảng bộ huyện Cát Hải lãnh đạo xây dựng lực lượng
và tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1955), Luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lưu tại thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội.
66. Hoàng Anh Tuấn, Đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb
Kinh tế quốc dân.
67. Trần Văn Trà (1994), Tư tưởng Quân sự Hồ Chí Minh, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
68. Ngô Đăng Tri (2012), 82 năm Đảng Cộng sản Việt Nam Những chặng đường
lịch sử (1930- 2012), Nxb Thông tin và truyền thông.
69. Nguyễn Tiến Trường (1997), Chiến tranh nhân dân trên tuyến đường Hà NộiHải Phòng dưới sự lãnh đạo của Đảng (1946- 1954), Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lưu tại thư viện trường Đại học
KHXHNV.
70. Tổng cục hậu cần, cục Quân nhu (1998), Lịch sử quân nhu quân đội nhân dân
Việt Nam (1944- 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
71. Tổng cục hậu cần (1994), Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945- 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
72. Trung tâm từ điển Bách khoa Quân sự quốc phòng (1996), Từ điển Bách khoa

14


Quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

73. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương (2002), Lịch sử Mặt trận
dân tộc thống nhất Việt Nam tỉnh Hải Dương 1930- 2000, Xí nghiệp In Hải
Dương.
74. Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, tập I (1945- 1950), Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1986
75. Văn kiện Đảng về kháng chiến chống thực dân Pháp, tập II (1951- 1954), Nxb
Sự thật, Hà Nội, 1986.
76. Văn kiện Quân sự của Đảng 1951- 1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1977.
77. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp 1945- 1954, tập I, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
78. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp 1945- 1954, tập II, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
79. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân
Việt Nam (1945- 1975), Nxb Quân đội nhân dân.
80. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (2002), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.

15



×