Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.69 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ TUYẾT VÂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ TUYẾT VÂN

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Hồng Long

Hà Nội, 2015



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 6
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 7
3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 10
4. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 11
5.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 11
6.Kết cấu của luận văn .................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ PHÁT
TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn . Error! Bookmark not defined.
1.1.1.Khái niệm về nông thôn ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm về du lịch nông thôn ............ Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch nông thôn Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Các loại hình du lịch nông thôn ............ Error! Bookmark not defined.
1.1.5. Tác động của du lịch nông thôn ............ Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn Error! Bookmark not defined.

1.2.1. Xác định giai đoạn của chu kỳ phát triển của du lịch nông thôn Error! Bookmark

1.2.2. Quy trình và phương pháp phát triển du lịch nông thôn Error! Bookmark not def
1.2.3. Nguyên tắc khi phát triển du lịch nông thôn Error! Bookmark not defined.

1.2.4. Những bên liên quan tham gia vào phát triển du lịch nông thôn Error! Bookmark

1.3. Lịch sử ra đời và phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới Error! Bookmar
1.4. Tiềm năng và sự cần thiết phát triển loại hình du lịch nông thôn ở
Việt Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined.


1.4.1. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch nông thôn ở Việt Nam Error! Bookmark n

1.4.2. Sự cần thiết phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam Error! Bookmark not defin
1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch nông thôn trên
thế giới và ở Việt Nam cần nghiên cứu và học tập Error! Bookmark not defined.


*Tiểu kết chƣơng 1 ........................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG .... Error! Bookmark not defined.
2.1. Tổng quan chung tình hình hoạt động du lịch tỉnh An Giang Error! Bookmark
2.1.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Lượng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2005-2014 Error! Bookmark not d

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang Error! Bookmark not de
2.2.1.Vị trí địa lý .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tiềm năng tự nhiên ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Tiềm năng nhân văn ............................... Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Tiềm năng về sản xuất nông nghiệp ...... Error! Bookmark not defined.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang Error! Bookmark not d

2.3.1. Quy trình phát triển của mô hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang Error! Bookma

2.3.2. Hiệu quả từ sự phát triển du lịch nông thôn ở An Giang Error! Bookmark not de
2.3.3. Chính sách phát triển du lịch nông thôn cho các bên liên quan Error! Bookmark

2.4. Đánh giá về hoạt động phát triển du lịch nông thôn tại An Giang Error! Bookm
*Tiểu kết chƣơng 2 ........................................ Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC PHÁT

TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG Error! Bookmark not defined.

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang Error! Bookmark not d

3.1.1. Định hướng phát triển chung cho loại hình du lịch nông thôn Error! Bookmark n
3.1.2. Xây dựng mô hình kinh tế nông thôn .... Error! Bookmark not defined.

3.1.3. Khuyến khích người dân nông thôn tham gia làm du lịch Error! Bookmark not d
3.1.4. Phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo vệ môi trường và cảnh quan
thiên nhiên ....................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật Error! Bookmark not defi
3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn Error! Bookmark not defined.


3.2.3. Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch Error! Bookmark
3.2.4. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Error! Bookmark not defined.

3.2.5. Quy hoạch phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang Error! Bookmark not defi
3.2.6. Tăng cường quản lý công tác của địa phương Error! Bookmark not defined.

3.2.7. Tiến trình thực hiện các giải pháp phát triển du lịch nông thôn Error! Bookmark
3.3. Một số kiến nghị ..................................... Error! Bookmark not defined.

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Error! Bookmark not def

3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, công ty du lịch Error! Bookmark not define

3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương Error! Bookmark not defined.
3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch ............ Error! Bookmark not defined.
*Tiểu kết chƣơng 3 ........................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 12
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lựctìm hướng phát triển để nâng tầm vị
thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Tài nguyên du lịch của Việt
Nam đa dạng, phong phú, trải dọc miền đất nước…mang đến cho nước ta lợi thế du
lịch vô cùng to lớn. Tuy nhiên sự phát triển của ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có của nó. Sự trùng lặp trong các sản phẩm dịch vụ, yếu kém trong khả năng
cung cấp các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc khiến cho ngành du lịch Việt Nam
không tạo được ấn tượng trong lòng khách quốc tế cũng như khách nội địa.
Việt Nam với xuất phát điểm là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp
lâu đời trong khu vực và trên thế giới. Lịch sử Việt Nam gắn liền với nông thôn,
nông nghiệp truyền thống. Định hướng của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụcòn gặp
rất nhiều khó khăn trong các vấn đề giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập ổn
định cho cư dân nông thôn, tạosự phát triển bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó
các mối quan tâm về sự thay đổi cơ cấu hệ thống kinh tế tại nông thôn sẽ phá vỡ các
truyền thống văn hóa vốn có tại các làng, bản, địa phương. Các giá trị văn hóa sẽ bị
mai một hoặc biến chất do chạy theo sự thay đổi của xã hội cũng là một trong
những vấn đề quan trọng được các cơ quan chức năng đặc biệt lưu ý.
Để giải quyết những khó khăn trên, ngành du lịch Việt Nam cần tìm ra một
hướng đi khác. Tìm và khai thác một loại hình du lịch mới, có nét đặc trưng riêng

biệt từ nguồn tài nguyên nông thôn, nông nghiệp to lớn hiện có của Việt Nam. Xử
lýđược các thực trạng trên, ngành du lịch Việt Nam đã có thể giải quyết được các
vấn đề cấp bách hiện nay, giải được bài toán về vấn đề tìm hướng đi riêng biệt cho
du lịch Việt Nam, giải quyết vấn đề công ăn việc làm, tạo thêm sinh kế mới cho cư
dân nông thôn. Thông qua du lịch có thể lưu giữ được những nét văn hóa của cư
dân nông nghiệp truyền thống, các giá trị nhân văn hiện vẫn còn được bảo tồn và
lưu truyền trong nông thôn. Phát triển một cách bền vững là hướng phát triển giúp
cho Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả và đạt được
thành công.


An Giang là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu của đồng bằng sông
Cửu Long với đất nông nghiệp chiếm 75% diện tích, có 73% dân số sống ở nông
thôn và 71% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp(1). Sản lượng lương
thực An Giang cung cấp cho khu vực và cả nước luôn chiếm số lượng lớn. Tuy
nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, vấn đề lao động trong nông nghiệp đang rất được
quan tâm. Nguồn lao động tại nông thôn của tỉnh giảm đáng kể qua từng năm, do
tâm lý đổ xô tìm kiếm công việc tại các khu công nghiệp thành phố lớn, thu nhập
thấp, công việc nặng nhọc, không tạo được sức hút đối với các lao động trẻ, tỷ lệ đất
canh tác nông nghiệp giảm dần, đang gây ra nguy cơ về vấn đề đảm bảo lương thực
cho Việt Nam, cũng như xuất khẩu lương thực ra thế giới.
Tỉnh An Giang đang đứng trước những cơ hội và thách thức trong vấn đề
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương nhưng vẫn phải
đảm bảo nguồn lương thực cho đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo
định hướng của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. Thực trạng trên đòi hỏicác
cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh cần tìm hướng giải quyết. Cùng với các ngành,
nghề khác trên địa bàn, ngành du lịch đã có nhiều nghiên cứu tìm hướng đi thích
hợp để khai thác tốt tiềm năng du lịch, giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận
lao động trẻ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành dịch vụ, cung cấp hàng hóa
xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ… Tạo nguồn thu nhập

thêm bên cạnh nguồn thu chủ yếu từ hoạt động canh tác nông nghiệp.
Từ các lý do trên, học viên lựa chọn “Nghiên cứu phát triển du lịch nông
thôn tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang là
một đề tài mới. Tuy vậy, trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình
nghiên cứu về loại hình du lịch này, được thực hiện ở nhiều quy mô, phạm vi và địa
phương khác nhau. Trong phần này, tác giả tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu
để hệ thống cơ sở lí luận hoàn chỉnh về loại hình du lịch nông thôn. Trên cơ sở đó có
thể đưa vào vận dụng, khai thác tiềm năng tại các nông thôn ở Việt Nam.
1

Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2013


Trên thế giới
Richard và Julia Sharpley trong cuốn “Giới thiệu về du lịch nông thôn”đưa
racác nghiên cứu về mô hình du lịch nông thôn, các bài học từ thực tiễn trong việc
áp dụng tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Công trình nghiên cứu đưa ra
các khái niệm du lịch nông thôn, định nghĩa nguồn tài nguyên du lịch, yêu cầu cần
cho phát triển du lịch, thế nào là sản phẩm, thị trường và các chiến lược nhằm
quảngbá du lịch nông thôn. Nghiên cứu đã mang lại kiến thức, sự hiểu biết một cách
khái quát nhất về loại hình du lịch này trên thế giới. [29]
Sue, Beeton trong cuốn “Phát triển cộng đồng từ du lịch”đã hệ thống hóa cơ
sở lý luận về du lịch cộng đồng nông thôn,lập kế hoạch cho du lịch cộng đồng tại
nông thôn, xúc tiến phát triển du lịch ở nông thôn, phát triển cộng đồng thông qua
hoạt động du lịch. [24, pg 141-163]
E.Wanda George, Heather Mair và Donald G.Reid trong cuốn “Phát triển du
lịch nông thôn: sự biến đổi phong tục tập quán và văn hóa địa phương”trình bài các
nghiên cứu liên quan đến: phát triển du lịch tại vùng nông thôn, vai trò của văn hóa

bản địa trong hoạt động du lịch nông thôn, sự thay đổi vùng nông thôn, vai trò của
cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Nghiên cứu trực tiếp tác
động của du lịch nông thôn và sự thay đổi văn hóa từ các địa phương: Port Stanley
(Ontario), Vulcan (Alberta), Canso (Nova Scotia). [27]
Grey Richards and Dereck Hall trong cuốn “Du lịch và phát triển cộng
đồng”đưa ra những khái niệm, đặc điểm về sự tham gia du lịch của cộng đồng,
phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển
cộng đồng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ của cộng đồng, các tiêu chuẩn của môi
trường và đo lường điểm đến. Trong cuốn sách còn đề cập đến các công cụ tiếp thị
cho cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch. Những mô hình và kinh nghiệm thực
tiễn để phát triển du lịch cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. [30]
Stephen J.Page , Don Getz trong cuốn “Thực trạng kinh doanh du lịch nông
thôn trên thế giới” đã đề cập các vấn đề văn hóa và kinh doanh trong du lịch nông
thôn. Trong đó tác giả trình bày các hoạt động kinh doanh, chiến lược, tài chính,
hoạt động marketing cho du lịch nông thôn. Ngoài hệ thống cơ sở lý thuyết, còn là


những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động tại các quốc gia: Mỹ, Trung
Quốc, Canada, Đức, Australia, New Zealand,…[29]
Theo ETC(2) trong một cuộc thảo luận chuyên đề về “Du lịch nông thôn: Vấn
đề giải quyết việc làm, phát triển địa phương và môi trường”, trong báo cáo đã nêu
lên các vấn đề cơ bản của du lịch nông thôn, thông qua các chủ đề: sản phẩm, thị
trường, lĩnh vực marketing, đào tạo nhân lực, sự đa dạng của loại hình du lịch nông
thôn,thách thức của quá trình phát triển du lịch nông thôn đối với cộng đồng địa
phương. Bên cạnh đó, đặt ra các vấn đề quan trọng khác như: phát triển địa phương,
bảo vệ môi trường và các chính sách hỗ trợ từ chính các quốc gia có loại hình du
lịch nông thôn. Thông qua hội thảo ETC đã đưa ra các triển vọng phát triển loại
hình du lịch nông thôn trong tương lai. Hợp tác để đảm bảo chất lượng của các sản
phẩm du lịch tại địa phương. Thông qua các chuyên đề ETC cũng đã nêu lênquan
điểm, cách nhìn nhận về du lịch nông thôn, các bài học thực tiễn được áp dụng từ

các làng quê, vườn quốc gia, biển, đảo…[32]
Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu về loại hình du lịch nông thôn chưa có nhiều,
trước hết phải kể đến một công trình khoa học có giá trị lý thuyết và thực tiễn cho
phát triển du lịch nông thôn Việt Nam, chính là “Cẩm nang thực tiễn phát triển du
lịch nông thôn Việt Nam”. Công trình này là kết quả hợp tác giữa Việt Nam – Nhật
Bản, trong năm 2013. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã giao Viện Nghiên cứu Phát
triển Du lịch phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) biên tập và
xuất bản cuốn “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam” trên cơ
sở đúc rút kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển du lịch của Nhật Bản tại các
vùng nông thôn của Việt Nam là: Đường Lâm (Hà Nội), Hồng Phong (Hải Dương),
Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang), Tabhing (Quảng Nam) và ba làng nghề Phù Lãng,
Đình Tổ và Hòa Long (Bắc Ninh).[17]
Còn lại chủ yếu là các nghiên cứu nhỏ lẻ về tiềm năng và định hướng phát
triển du lịch nông thôn ở từng địa phương, có thể kể ra các công trình sau:

2

ETC: European Travel Commission


Đề tài thạc sĩ kinh tế nông nghiệp “Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm
Đồng” của tác giả Huỳnh Lê Ái Linh, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
năm 2012.
Luận văn thạc sĩ du lịch “Phát triển du lịch nông thôn tỉnh Ninh Bình” của
tác giả Lê Thị Bích Huyền, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc
Gia Hà Nội, năm 2012.
Xét riêng với tỉnh An Giang, việc nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn thì
chưa được đề cập trong bất cứ tài liệu nào. Một số công trình, đề tài nghiên cứu có
liên quan đến phát triển du lịch, cộng đồng, bảo vệ môi trường du lịch, hoạt động

xóa đói giảm nghèo tại các địa điểm nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang có thể kể
đến như là:
Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020” của
Mai Thị Ánh Tuyết, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007. Trong đó
tác giả nêu lên các thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong thời gian qua và
đề xuất các giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.
Từ kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn của
các tác giả trên thế giới cũng như Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kiến thức
về loại hình du lịch nông thôn và các loại hình du lịch khác có liên quan đến cộng
đồng, nông thôn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả vận dụng vào
nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
3.Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại hình du lịch nông thôn hiện đang
được tiến hành triển khai hoạt động tại An Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn các huyện, thành phố
trực thuộc tỉnh An Giang bao gồm: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và
các huyện Tân Châu, Tịnh Biên, An Phú, Tri Tôn, Châu Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới.
Về thời gian:Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2014 – đến tháng
6/2015. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm 2005 –
2015.


4. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến loại
hình du lịch nông thôn, các mô hình, kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn trên
thế giới và Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang.
Đánh giá hiệu quả mô hình du lịch nông thôn mang lại cho cộng đồng.

Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang. Những kết
quả đạt được của đề tài sẽ là bài học kinh nghiệm để An Giang phát triển du lịch nông
thôn trở thành loại hình du lịch mang dấu ấn đặc trưng riêng của tỉnh An Giang.
5.Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Các vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh
An Giang được nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của các thành tố trong
một thành phần, cũng như giữa các thành phần theo các quy luật tự nhiên, kinh tế xã hội khách quan. Từ đó, đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá khách quan xác
thực làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đưa ra các kiến giải nhằm phát triển du
lịch nông thôn của địa phương đạt hiệu quả cao.
Đồng thời tìm hiểu nghiên cứu các công trình có liên quan đến du lịch nông
thôn đã được thực hiện, từ đó tổng quan, vận dụng vào việc nghiên cứu cho phát
triển du lịch nông thôn tại An Giang.
5.1.2. Quan điểm hệ thống
Vận dụng trong việc sắp xếp các bước, các vấn đề nghiên cứu cần được thực
hiện của đề tài. Hệ thống hóa sắp xếp, xử lý các tri thức lý luận cũng như thực tiễn.
Việc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch nông thôn được nghiên
cứu xem xét trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở lí luận của khoa học du lịch,
của các ngành khoa học khác và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở các quốc
gia và địa phương khác.
5.1.3. Quan điểm bền vững
Vận dụng cơ sở lý luận cũng như thực tiễn phát triển bền vững ở Việt Nam
và trên thế giới để làm sáng tỏ cho vấn đề nghiên cứu của đề tài.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Tiếng Việt
1. Đoàn Thị Mỹ Hạnh – Bùi Thị Quỳnh Ngọc (2012), Phát triển du lịch nông thôn
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đường đến cơ cấu kinh tế dịch vụ - nông –

công nghiệp, Tạp chí khoa ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 tr.261 – 268.
2. Dauglas Hainsworth (SNV – Tổ chức phát triển quốc tế Hà Lan) (2006), Phương
pháp tiếp cận du lịch vì người nghèo, một số kinh nghiệm và bài học ở Việt Nam,
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng
đồng, Hà Nội 2006.
3. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà
Nội.
4. Bùi Thị Lan Hương (2010), Du lịch nông nghiệp và Du lịch nông thôn, Nội san
năm 2010 (số 1) – Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2, tr.51-53.
5. Bùi Thị Lan Hương (2012), Quan niệm và hành vi khách du lịch nông thôn:
khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học 2012:24B, tr.210-218,
Trường Đại học Cần Thơ.
6. Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của Ban chấp
hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch An Giang đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020.
7. Phạm Trung Lương (Chủ biên) và cộng sự (2002), Du lịch sinh thái, những vấn
đề lú luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Văn Mạnh – Trần Huy Đức (2010), Phát triển du lịch nông thôn để thúc
đẩy hiện đại hóa nông thôn ở Hà Nội.
9. Bùi Xuân Nhàn (2009), Phát triển du lịch nông thôn ở nước ta hiện nay, Tạp chí
Cộng sản, số 17 tháng 9/2009.
10. QĐ 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
“Chiế n lược phát triể n du li ̣ch đế n năm 2020, tầ m nhìn 2030”.
11. Quốc hội Việt Nam khóa XI (2005), Luật Du lịch, NXB Tư pháp Hà Nội.
12. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.


13. Hoàng Trọng (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NBX Thống kê
14. Lê Anh Tuấn (2008), Du lịch nông thôn – Định hướng phát triển ở Việt Nam,

Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3/2010, tr.46-47.
15. Từ điển bách khoa Việt Nam (2000), tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
16. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tóm tắt
Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
17. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2013), Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch
nông thôn ở Việt Nam.
18. Bùi Thị Hải Yến (2004), Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững trên
thế giới và ở Việt Nam, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4.
19. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.
20. Bùi Thị Hải Yến (2007), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục.
21. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục.
22. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) và Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch,
NXB Giáo dục.
23. Bùi Thị Hải Yến (2008), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
*Tiếng Anh
24. Sue Beeton (2006), Community Development throught Tourism, Landlinks
Press, Australia.
25. R.W. Butler (1980), The concept of a tourism area cycle of evolution, Canadian
Geographer 24, pg 5-12.
26. Encyclopedia of tourism (2000), Routlegde
27. E.Wanda George, Heather Mair and Donald G.Reid (2009), Rural tourism
Development – Localism and Cultural Change, Channel View Publication, UK.
28. Bernard Lane (1994), What is rural tourism?, Journal of Sustainable, Publisher:
Routlegde, pg. 7-21.
29. Stephen J. Page and Don Getz

(1997), The Business of Rural Tourism:

International Perspectives, International Thomson Business Press, USA.
30. Grey Richards and Derek Hall (2000), Tourism and Sustainable Community

Development, Routledge (imprint of the Taylor & Francis Group), UK.


31. Richard and Julia Sharpley (1997), Rural tourism: An Introduction, International
Thomson Business Press, USA.
32. World Tourism Organization (1997), Rural Tourism: A solution for Employment,
Local Development and Enviroment, Madrid- Spain.
*Websites:
33. Bùi Thị Lan Hương (2007), Vai trò của du lịch nông thôn trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,
17/3/2007
34. Kostas E. Sillignakis (1994), Rural tourism: An opportunity for sustainable
Development of rural areas, , 10/9/2009
35. Nguyễn Tố (2008), Khai thác du lịch nông thôn: Sự gắn kết lỏng lẻo,
15/8/2008



×