Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Vai trò của gia đình với xây dựng lối sống của người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.01 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

ĐẶNG THỊ NGA

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VỚI XÂY DỰNG LỐI SỐNG
CỦA CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2015
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------

ĐẶNG THỊ NGA

VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VỚI XÂY DỰNG LỐI SỐNG
CỦA CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Dƣơng Văn Duyên


Hà Nội - 2015
2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: LỐI SỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÂY
DỰNG LỐI SỐNG CỦA CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ..... Error!
Bookmark not defined.
1.1. LỐI SỐNG VÀ XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT
NAM HIỆN NAY ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Lối sống ......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay………….18
1.2. GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG
XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
..................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Gia đình Việt Nam hiện nay ......... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Vai trò của gia đình trong giáo dục lối sống của con người Việt
Nam hiện nay ........................................ Error! Bookmark not defined.4
Tiểu kết chương 1...................................... Error! Bookmark not defined.4
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VỚI XÂY DỰNG LỐI SỐNG
CỦA CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP ................................................................ Error! Bookmark not defined.5
2.1. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÂY DỰNG
LỐI SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ................. Error!
Bookmark not defined.5
2.1.1. Những kết quả đạt được .............. Error! Bookmark not defined.5

3



2.1.2 Những hạn chế của gia đình trong xây dựng lối sống của con người
Việt Nam hiện nay ................................ Error! Bookmark not defined.3
2.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG
XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Error!
Bookmark not defined.2
2.2.1. Nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò của gia đình trong xây
dựng lối sống con người Việt Nam hiện nayError!

Bookmark

not

defined.2
2.2.2. Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của các gia đình là điều kiện
quan trọng để xây dựng con người mới có lối hành xử phù hợp với tự
nhiên, với gia đình và xã hội và lối tiêu dùng văn minh .................. Error!
Bookmark not defined.97
2.2.3 Nâng cao chất lượng giáo dục gia đình nhằm phát huy vai trò của
nó trong xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay ....... Error!
Bookmark not defined.1
Tiểu kết chương 2...................................... Error! Bookmark not defined.6
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.07
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 1209

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là một thiết chế cơ bản trong cơ cấu tổ
chức xã hội. Sự ổn định và phát triển của gia đình có vị trí, vai trò hết sức
quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của xã hội. Gia đình không chỉ là
nơi duy trì nòi giống, mà còn là chỗ dựa tinh thần hết sức quan trọng cho mỗi
thành viên. Gia đình cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường giáo dục và
hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân, nhắc nhở các thành viên tôn trọng kỷ
luật lao động, tạo dựng kỹ năng sống cho các thành viên. Do vậy, giáo dục
trong gia đình là rất quan trọng, thông qua gia đình mà lối sống của mỗi con
người được định hình cụ thể trong xã hội.
Lối sống là một hình thức biểu hiện của văn hóa. Nói đến lối sống là
nói đến cả khía cạnh văn minh nhân loại và truyền thống của một dân tộc và
nó chịu sự quy định của phương thức sản xuất xã hội và toàn bộ những điều
kiện sống của con người. Lối sống của con người Việt Nam được hình thành
do điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị, trước hết là tâm lý và văn hóa dân tộc
Việt Nam. Do vậy, lối sống của người Việt Nam là sự hóa thân của các đặc
điểm truyền thống dân tộc mang những nét riêng bản sắc của con người và
văn hóa Việt Nam.
Gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào
đời và quá trình phát triển, liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ
các thành viên khác. Gia đình giáo dục các thành viên thông qua các mối quan
hệ đặc biệt. Đó là quan hệ ruột thịt giữa mẹ, con, quan hệ huyết thống giữa
cha, con, tình cảm của anh chị em ruột, của bố mẹ, ông bà. Quá trình xã hội
hóa cá nhân bắt đầu từ khi các thành viên xác định vị trí, vai trò của mình
trong các mối quan hệ ấy. Gia đình thông qua thái độ, tâm lý, tình cảm và mối
liên hệ thường xuyên, bền bỉ đã truyền thụ cho mỗi cá nhân những khuôn mẫu
5


và chuẩn mực xã hội để ứng xử đúng trong gia đình và ngoài xã hội. Qua mối

quan hệ đặc biệt, thái độ, tình cảm tâm lý gia đình từng bước uốn nắn những
hành vi lệch lạc, ngăn chặn những hành vi trái với chuẩn mực xã hội ở từng
thành viên. Việc giáo dục và hình thành lối sống của con người thông qua gia
đình có tính chất đặt nền móng, mang tính truyền thống gia phong, thực hiện
bước đi đầu tiên. Gia đình là xuất phát điểm và nền tảng của giáo dục con
người, là trường học đầu tiên của con người. Do vậy, việc phát huy tầm quan
trọng của gia đình trong việc hình thành lối sống mang nét đặc trưng của con
người Việt Nam “vừa hồng, vừa chuyên” hiện nay là hết sức cần thiết.
Ở nước ta, công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng
và lãnh đạo là một sự nghiệp cách mạng to lớn, sâu sắc và toàn diện nhằm
mục tiêu xây dựng xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng quan trọng nhất của quá
trình đổi mới là sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi về kinh
tế đã làm biến đổi mạnh mẽ và toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội.
làm thay đổi bộ mặt xã hội và nhiều thiết chế cơ sở. Là tế bào của xã hội, gia
đình Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình chuyển đổi ấy. Trước
hết, cơ sở và điều kiện kinh tế của gia đình và xã hội thay đổi và ngày càng
được nâng cao. Sự sôi động của kinh tế thị trường đã khơi dậy những tiềm
năng tiềm ẩn của các gia đình, khai thác và phát huy có hiệu quả sức sáng tạo
to lớn của các gia đình trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo điều kiện để gia
đình đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển chung của đất nước.
Nhưng kinh tế thị trường với những mặt trái của nó cũng tác động tiêu
cực đến gia đình. Hệ luỵ của cơ chế cạnh tranh trong kinh tế thị trường là nạn
thất nghiệp, thiếu việc làm, sự “vạn năng”của đồng tiền và gia tăng các tệ nạn
xã hội,… đã khiến cho gia đình có những xáo trộn trong việc thực hiện các
6


chức năng của mình. Phân hoá giàu nghèo cũng tạo nên những gia đình yếu

thế; sự hối hả của công việc khiến các thành viên trong gia đình dành ít thời
gian cho nhau hơn dẫn đến ít hiểu và chia sẻ với nhau dẫn tới dễ xung đột,
thậm chí là đổ vỡ.
Do đó, xây dựng một lối sống tích cực là nhu cầu khách quan và yêu
cầu ấy đặt ra vấn đề nâng cao vai trò của gia đình trong giáo dục lối sống tích
cực cho mỗi con người Việt Nam hiện nay càng trở nên bức thiết.
Gia đình Việt Nam hiện nay cần xây dựng dựa trên sự kế thừa các yếu
tố của gia đình truyền thống và tiếp nhận có chọn lọc các giá trị cốt lõi của gia
đình hiện đại. Để có thể làm được điều đó, cần phải củng cố thiết chế gia
đình, điều kiện khách quan để xã hội hóa cá nhân trong gia đình, thiết lập
mạng lưới giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục để hình thành
lối sống tốt đẹp cho mỗi cá nhân.
Với nhận thức đó, tôi chọn: “Vai trò của gia đình với xây dựng lối
sống của con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề gia đình với xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện
nay, từ lâu đã được các nhà Giáo dục, Tâm lý học, Xã hội học nghiên cứu tiêu
biểu là công trình của tập thể tác giả Xô Viết “Lối sống xã hội chủ nghĩa’’,
trong công trình này các tác giả đã đề cập đến nhiều khái niệm lối sống, nội
dung và bản chất của lối sống xã hội chủ nghĩa, cơ sở kinh tế chính trị của lối
sống.
Trong những năm 80 ở nước ta cũng đã xuất hiện những công trình đề
cập đến vấn đề lí luận về lối sống như tác giả Hà Xuân Trường với bài báo:
“Từng bước xây dựng nền văn hóa mới”, tác giả Vũ Khiêu với “Lối sống là
gì?”, Phong Châu và Nguyễn Trọng Thụ: “Về lối sống của chúng ta”và những
7


vấn đề về lối sống cũng được tác giả Lê Hoa trình bày trong “Bàn về lối sống

và nếp sống xã hội chủ nghĩa”. Đây cũng là nghiên cứu lí luận, đưa ra hệ
thống các khái niệm, các mặt nghiên cứu về lối sống ở Việt Nam theo mô
hình xã hội chủ nghĩa thời bao cấp (trước năm 1986). Tác giả Huỳnh Khái
Vinh cũng có công trình nghiên cứu của mình: “Một số vấn đề về lối sống,
đạo đức, chuẩn mực giá trị xã hội”. Trong cuốn sách này, tác giả đưa ra phạm
trù lối sống rất sâu sắc. Trong sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế,
xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống ở nước ta trong giai đoạn công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, thì tác giả Trần Độ (chủ biên), Nxb Văn hóa (năm 1985),
cũng đề cập đến: “Bàn về lối sống và nếp sống xã hội chủ nghĩa”. Trong đó,
phần thứ nhất của cuốn sách bàn về nếp sống và lối sống xã hội chủ nghĩa.
Phần thứ hai, các tác giả tập trung bàn về các giải pháp xây dựng lối sống, nếp
sống xã hội chủ nghĩa.
Trong các công trình nêu trên, các tác giả đã đề cập đến vấn đề cơ sở lí
luận nghiên cứu lối sống theo các quan điểm khác nhau và mới trên bình diện
lí thuyết, phương pháp luận nghiên cứu về lối sống, xây dựng về lối sống mới
xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề gia đình Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của chủ tịch Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong các đại hội Đảng đều có một
phần nói về gia đình.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản
Việt Nam nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng
và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hóa, làm cho gia đình
thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”.
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên
cứu liên quan đến gia đình: “Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình”do GS Lê
Thi (chủ biên) Nxb KHXH, (Hà Nội, năm 1994); “Gia đình Việt Nam với
chức năng xã hội hóa”của TS Lê Ngọc Văn - Nxb Giáo dục, (Hà Nội, năm
8


1996); “Vai trò gia đình trong sự hình thành nhân cách con người Việt Nam”

của GS Lê Thi (chủ biên) - Nxb Phụ nữ, (Hà Nội, năm 1997).
Trong các tư liệu này, các tác giả đã cung cấp cho các bậc cha mẹ
những hiểu biết về gia đình, trang bị những kiến thức khoa học để nuôi dạy
con cái thành những công dân tốt có ích cho xã hội với những nội dung chăm
sóc gia đình hết sức cơ bản: Đức, trí, thể, mỹ và lao động.
Dưới góc độ chuyên ngành, có một số luận văn, luận án nghiên cứu các
vấn đề Gia đình, Phụ nữ; Gia đình - Giáo dục gia đình, Luận án T.s của Đặng
Thị Linh: “Vấn đề phụ nữ trong gia đình Việt Nam hiện nay - Thực trạng và
giải pháp” (Hà Nội, năm 1997); Luận án T.S của Nghiêm Sỹ Liêm “Vai trò
của Gia đình Việt Nam hiện nay trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện
nay” (Hà Nội, năm 2001); Luận án TS của Dương Thị Minh “Gia đình Việt
Nam vai trò người phụ nữ hiện nay” (Hà Nội, năm 2003)
Các công trình này góp phần làm rõ thêm về mặt lý luận cũng như thực
tiễn vai trò của gia đình trong việc hình thành nhân cách của con người. Tuy
nhiên, căn cứ vào sự phát triển của thời đại hiện nay thì vai trò của gia đình
trong xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay là một vấn đề mới,
chưa có các công trình chuyên sâu nghiên cứu mặc dù đây là một trong những
yếu tố quan trọng tạo nên sự văn minh và phát triển của xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Trên cơ sở phân tích vai trò và thực trạng thực hiện vai trò
của gia đình Việt Nam trong xây dựng lối sống con người Việt Nam trong
những năm đổi mới, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn
nữa vai trò của gia đình trong hoạt động này.
- Nhiệm vụ: bao gồm:
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về lối sống, vai trò giáo dục lối
sống của gia đình trong hình thành lối sống của con người Việt Nam
9


+ Nêu lên thực trạng vai trò của gia đình trong giáo dục lối sống của

con người Việt Nam những năm đổi mới vừa qua.
+ Đề xuất một số giải pháp để phát huy vai trò của gia đình trong xây
dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về gia đình, gia đình
với xây dựng lối sống của con người Việt Nam hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn: phương pháp luận
chung là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghỉ duy vật lịch sử. Ngoài ra,
còn sử dụng tổng hợp các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, lôgic,
so sánh, điều tra xã hội học,…
5. Đối tƣợng và phạm vi
- Đối tượng: vai trò của gia đình trong xây dựng lối sống của con người
Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: xem xét một số phương diện về vai trò của gia
đình trong xây dựng lối sống của con người việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
6. Đóng góp mới cho luận văn
- Khái quát vai trò của gia đình trong xây dựng lối sống của con người
Việt nam hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp có tính khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả
trong việc xây dựng lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn đổi
mới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề về mặt lí luận gia đình với
xây dựng lối sống của con người Việt Nam.

10


- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn

đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 2 chương 4 tiết.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung Á – Nguyễn Đình Tấn (1996), Nghiên cứu xã hội học, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Huỳnh Thanh Ân (1997), Ý kiến trao đổi về công tác xây dựng đời
sống văn hóa ở cơ sở, Nxb Hà Nội.
4. Báo Giáo dục và thời đại, số ra ngày 10-3-2009.
5. Mai Huy Bích,(1997) Lối sống gia đình ngày nay, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên) (2002),
Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đông chủ biên) (2003), Mấy
vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Viết Chức (chủ biên) (2001), Xây dựng tư tưởng đạo đức lối
sống và đời sống văn hóa ở thủ đô Hà Nội trong thời kì đẩy mạnh
CNH-HĐH đất nước,Viện văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V BCH
Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12


13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
14.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước.
15.Trần Văn Giầu (1980), Giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc Việt
Nam,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16.Nguyễn Ngọc Hà (Chủ biên) (2011), Đặc điểm tư duy lối sống của con
người Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
17.Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2004), Tâm lí người Việt Nam đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa- Những điều cần khắc phục, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
18.Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc kết hợp với tinh hoa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
19.Nguyễn Hùng Hậu (2001), Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trước xu thế
hội nhập, toàn cầu hóa, Báo cáo tại Hội Thảo khoa học Quốc tế “ Giá
trị truyền thống trước thách thức toàn cầu hóa ”, Hà Nội.
20.Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.

21.Lê Như Hoa (1998), Bản lĩnh văn hóa Việt Nam- Một hướng tiếp cận,
Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
22.Phan Thanh Hùng (1996) Sự biến đổi chức năng gia đình trong kinh tế
thị trường hiện nay, Luận văn th.s, Hà Nội.

13


23.Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trưởng văn hóa ở nước ta hiện nay nhìn
từ góc độ giá trị học,Viện văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
24.Nguyễn Văn Huyên (1998), Giá trị truyền thống- nhân lõi và sức sống
của sự phát triển đất nước, dân tộc, Báo cáo tại Hội thảo truyền thống,
giá trị về sự phát triển, Hà Nội.
25.Vũ Khiêu (Chủ biên) (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
26.Vũ Khiêu (Chủ Biên) (2000), Văn hóa Việt Nam - Xã hội và con người,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
27.Nguyễn Thế Kiệt (2006), Một số giá trị đạo đức Việt Nam: Từ truyền
thống đến Hồ Chí Minh”Tạp chí Lí luận chính trị.
28.Nguyễn Thế Kiệt (2012), “Mấy vấn đề về đạo đức học macxit và xây
dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”,
Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội.
29.Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (Chủ Biên) (1994), Các giá trị truyền
thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình KHCN cấp Nhà
nước KX. 07, đề tài KX 07-02, tập I, Hà Nội.
30.Nguyễn Thế Long (1999), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động.
31.Thanh Lê (Chủ biên), Lối sống xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
32.A.Macarencô (1978) Nói chuyện về giáo dục Gia đình, Nxb Kim Đồng,
Hà Nội.

33.C.Mác – Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
34.C. Mác- PhĂngghen(1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
35.Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập,Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14


36.Hồ Chí Minh(2002), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37.Petrecnhicova (1977) Giáo dục trong gia đình Mác, Nxb thanh niên,
Hà Nội.
38.Tạp chí Cộng sản (2015), Yêu cầu và giải pháp xây dựng đội ngũ cán
bộ thời kỳ hội nhập quốc tế
39.Lê Thi (1994) Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình” Nxb KHXH, Hà
Nội.
40.Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con
người Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nôi.
41.Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh.
42.Võ Văn Thắng (2005), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa của dân
tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ
Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
43.Võ Văn Thắng (2006), Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay (từ góc
độ văn hóa truyền thống dân tộc), Nxb Văn hóa thông tin và Viện văn
hóa, Hà Nội.
44.Tổng cục Thống kê (2015): Niên giám thống kê, Nxb Thống kê.
45.Tổng cục Thống kê: Kết quả cuộc Tổng điều tra mức sống hộ gia đình
năm 2012 ( ).
46.Nguyễn Đình Tường (2002), Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị
đạo đức trong kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc

phục, Tạp chí triết học, (số 6).
47.Nguyễn Mạnh Tường (2001), Chủ nghĩa yêu nước, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

15


48.Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, (1994), Văn hoá và
phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình KHCN cấp Nhà nước KX - 06,
Hà Nội.
49.Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (1995), Giá trị- định hướng giá trị
nhân cách và giáo dục giá trị, Chương trình KHCN cấp Nhà nước
KX07, Đề tài KX.07-14, Hà Nội.
50.Nguyễn Ngọc Vân (1995), Giá trị truyền thống và hiện đại, Tạp chí
Thông tin khoa học xã hội, (số 11).
51.Trần Nguyên Việt (2002), Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái
phổ biến toàn nhân loại của đạo đức kinh tế thị trường, Tạp chí Triết
học, (số 5).
52.Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo
đức, chuẩn mực giá trị xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53.Vinhi ốpsxki(1982), Lối sống xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

16


54.

/>
em-duoi-1-tuoi-tren-the-gioi-su-dung-thanh-thao-dien-thoa).
55. />56. />Website:

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10. />int=true).
11.http://123.30.190.43/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?topic
=191&subtopic=9&leader_topic=990&id=BT1261456140).

17



×