Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tổ chức dạy học các tác phẩm văn xuôi lãng mạn (ngữ văn 11) theo phương pháp loại hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.05 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN BÍCH THỦY

TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM
VĂN XUÔI LÃNG MẠN (NGỮ VĂN 11)
THEO PHƢƠNG PHÁP LOẠI HÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN BÍCH THỦY

TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM
VĂN XUÔI LÃNG MẠN (NGỮ VĂN 11)
THEO PHƢƠNG PHÁP LOẠI HÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DA ̣Y HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG



HÀ NỘI – 2015

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luâ ̣n văn , tôi đã nhâ ̣n đươ ̣c rấ t nhiề u sự quan tâm , giúp
đỡ. Nhân dip̣ này , tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đế n quý Thầ y giáo, Cô
giáo của Trường Đại học Giáo dục , Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã nhiê ̣t tiǹ h
giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biế t ơn chân thành, sâu sắ c tới PGS. TS. Đoàn Đƣ́c
Phƣơng - người thầ y đã tâ ̣n tiǹ h hướng dẫn , giúp đỡ tôi trong suốt quá triǹ h
làm và hoàn thiện luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, những đồng nghiệp đang giảng dạy
tại trường THPT Sơn Tây - Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình triển khai đề tài. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người
thân và bạn bè đã dành cho tôi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và
các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 10 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Bích Thủy

i



DANH MỤC TƢ̀ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt

Viết đầy đủ

CNTT

Công nghệ thông tin

DH

Dạy học

DHTPVC

Dạy học tác phẩm văn chương

GV

Giáo viên

GS

Giáo sư

HS

Học sinh


Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

SGV

Sách giáo viên

SGK

Sách giáo khoa

STK

Sách tham khảo

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

THPT


Trung học phổ thông

TS

Tiến sĩ

XHPK

Xã hội phong kiến

VN

Việt Nam

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn ...............................................................................................

i.... .

Danh mục viết tắt ........................................................................................ . . ii
Mục lục ..................................................................................................... ... iii
Danh mục các bảng .................................................................................... . v
MỞ ĐẦU .................................................................................................... . 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...........

11


1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ............................................................................11
1.1.1. Khái lược về các phương pháp dạy học văn ........................................11
1.1.2. Lý thuyết về loại hình và phương pháp loại hình .................................13
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .........................................................................16
1.2.1. Thực trạng dạy học kiểu bài tác phẩm văn xuôi lãng mạn ở
THPT ...............................................................................................................16
1.2.2. Những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học bài tác
phẩm văn xuôi lãng mạn. .................................................................................20
Chƣơng 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM VĂN XUÔI
LÃNG MẠN THEO PHƢƠNG PHÁP LOẠI HÌNH.................................23
2.1. Yêu cầu vận dụng dạy học theo phương pháp loại hình ..........................23
2.1.1. Loại hình đề tài và kiểu phản ánh hiện thực ..........................................23
2.1.2. Loại hình cốt truyện và diễn trình cốt truyện ........................................37
2.1.3. Loại hình nhân vật và tính cách nhân vật ..............................................43
2.1.4. Khái quát loại hình tác phẩm văn xuôi lãng mạn ....................................55
2.2. Thiết kế giáo án tác phẩm văn xuôi lãng mạn Chữ người tử tù theo
phương pháp loại hình.............................................................................................56
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................77
3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm ............................................................77
3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ...........................................77
3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm ..........................................................78

iii


3.3.1. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................78
3.3.2.Tiến trình thực nghiệm ...........................................................................78
3.3.3. Kết quả thực nghiệm, nhận xét đánh giá ...............................................80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. .......................................................... ...86

1. Kết luận .................................................................................................... ...86
2. Khuyến nghị..................................................................... ....................... ...87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... ...89
PHỤ LỤC .................................................................................................. ...91

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Tổng hợp từ 15 giáo viên trường THPT Sơn Tây - Hà Nội
và 10 giáo viên trường THPT Xuân Khanh - Sơn Tây - Thành phố
17
Hà Nội. .................................................................................................................
Bảng 1.2. Tổng hợp 150 phiếu của HS Trường THPT Sơn Tây và
THPT Xuân Khanh- Thành phố Hà Nội. ........................................................
19
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng .........................................................................................................
79
Bảng 3.1: Bảng khảo sát lực học ban đầu của học sinh. .................................
80
Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng. ........................................................................................................
81

v


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Những năm qua nền giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu
quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển, song thực tế còn chưa theo
kịp được sự phát triển của thời đại, chưa đáp ứng với yêu cầu các ngành nghề
trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy
sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp, khả năng tự
lập nghiệp. Những yếu kém này được bắt nguồn từ hoạt động dạy và học ở
trong nhà trường. Vì thế, để nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta cần thiết
phải thay đổi cách dạy và cách học.
Môn văn là môn học chính trong chương trình phổ thông có vai trò
trọng yếu trong chiến lược đào tạo con người. Dạy học nói chung và học văn
nói riêng, không thể không chú ý đến chủ thể của hoạt động ấy, đặc biệt là
người học. Điều này liên quan mật thiết đến phương pháp dạy học. Tuy nhiên,
thực trạng dạy học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay chưa đáp ứng được
yêu cầu mới. Không ít giáo viên, dù đã có ý thức về đổi mới phương pháp dạy
học nhưng cũng chỉ dừng lại bên lề của sự thử nghiệm, tìm kiếm mô hình trên
lí thuyết sách vở, tình trạng học nhồi nhét, kiến thức nặng nề và kém sáng tạo.
Chương trình giáo dục còn theo lối truyền thống xa xưa mang nặng kiểu “hàn
lâm, kinh viện” chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và
hướng nghiệp cho học sinh. Sự chuyển biến chậm chạp trong việc đổi mới
phương pháp dạy học văn đã làm hạn chế rất nhiều chất lượng giáo dục. Để
nhanh chóng nâng cao chất lượng bộ môn văn ở trường phổ thông đáp ứng
yêu cầu của thời đại mới đòi hỏi quan niệm dạy và học phải có sự chuyển biến
thực thụ, đổi mới một cách đồng bộ trong mọi khâu của quá trình giáo dục.
1.2. Đầu thế kỷ XX, khi “luồng gió Phương Tây thổi tới”, nó đã tạo nên một
cuộc “biến thiên” lớn nhất trong tiến trình lịch sử Văn học Việt Nam. Văn học
thời kỳ này đã kế thừa tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc, khép lại sau
lưng mình cả mười thế kỉ văn học để mở ra phía trước một thời kỳ mới với

1



nhiều hiện tượng, nhiều xu hướng văn học ra đời và số lượng tác giả và tác
phẩm phát triển với tốc độ vũ bão. Mỗi xu hướng văn học đều có sự khác biệt
về đề tài, khuynh hướng tư tưởng, quan điểm nghệ thuật… tạo nên tính đa
dạng, phong phú, phức tạp của văn học. Đóng góp cho văn học hiện đại Việt
Nam thời kỳ này không thể không kể đến những tác phẩm Văn xuôi lãng
mạn. Từ trước tới nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng dạy tác
phẩm văn xuôi lãng mạn bằng những phương pháp khác nhau, nhưng chưa có
tác giả nào đề cập đến phương pháp loại hình.
1.3. Nói đến phương pháp loại hình là nói đến phương pháp nghiên cứu
những hiện tượng văn học “có chung những đặc trưng cơ bản nào đó” nhằm
xác định vị trí, ý nghĩa đồng thời nhận dạng cấu trúc của chúng trong một hệ
thống. Đây là chìa khoá để phân loại các hiện tượng văn học trên cơ sở của
việc chứng minh các nhóm hiện tượng giống nhau theo một tiêu chuẩn nhất
định. Đối với văn xuôi lãng mạn Việt Nam, dạy học theo phương pháp loại
hình giúp học sinh hiểu được những giá trị đích thực của từng tác phẩm trong
sự vận động và phát triển của nền văn học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp
này là nó giúp chúng ta nắm bắt các hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể,
bao quát, xác định chủng loại của cái cá thể, hiểu được quy luật phát triển của
các hiện tượng văn học.
1.4. Thực tế giảng dạy và học tập cho thấy phương pháp dạy học tác phẩm
văn xuôi lãng mạn ở THPT, giáo viên còn lúng túng, chưa tìm ra hướng đi
thật sự hiệu quả. Trong tiết học giáo viên chưa truyền được “lửa” cho học
sinh. Vì thế, việc tìm ra cách thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng tác phẩm
văn học là điều rất cần thiết. Dạy học tác phẩm văn xuôi lãng mạn trong
chương trình Ngữ văn 11 cụ thể là tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
và Hai đứa trẻ (Thạch Lam) đã có nhiều nhà nghiên cứu và thực nghiệm về
cách tiếp cận tác phẩm theo các phương pháp khác nhau, nhưng chủ yếu mới
chỉ khai thác những giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như phong cách của nhà

văn ở từng tác phẩm riêng biệt mà chưa chú ý đến đặc trưng loại hình của tác

2


phẩm, chưa đặt nó trong hệ thống để so sánh với những hiện tượng văn học
khác để hiểu đặc trưng của văn xuôi lãng mạn. Vì thế, tôi nghiên cứu đề tài:
Tổ chức dạy học các tác phẩm văn xuôi lãng mạn (Ngữ văn 11) theo phương
pháp loại hình với hy vọng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả giờ dạy
học tác phẩm văn chương.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu phương pháp dạy học văn
Về các phương pháp dạy học văn đã có các nhà nghiên cứu về nhiều
phương pháp như: phương pháp diễn giảng, phương pháp đàm thoại, phương
pháp đọc hiểu nghệ thuật, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp đọc
sáng tạo, phương pháp gợi tìm, phương pháp nghiên cứu, phương pháp tái
tạo, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học ngoại khóa…
Dạy học tác phẩm văn chương theo phương pháp diễn giảng, phương
pháp gợi tìm...có công trình của tác giả Phan Trọng Luận như: Phương pháp
dạy học văn (Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 1998); Phân tích tác phẩm văn
học trong nhà trường (1977); Cảm thụ văn học - giảng dạy văn học (1983);
Mấy vấn đề lí luận về đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương ở
nhà trường phổ thông ( 2003); Văn chương bạn đọc sáng tạo (2011); Phân
tích, bình giảng tác phẩm văn học 11 (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2003); Xã hội
– Văn học – Nhà trường (1996); Văn học trong nhà trường nhận diện, tiếp
cận đổi mới (Nxb Đại học Sư phạm, 2007); Phương pháp dạy học văn (Nxb
Đại học Sư phạm, 2008); Dạy học giảng văn ở trường phổ thông trung học
của Nguyễn Đức Ân ( Nxb tổng hợp Đồng Tháp); Hoàng Ngọc Hiến, Tập bài
giảng nghiên cứu văn học (1996); Nhóm tác giả trường ĐHSP Hà Nội I: Nhà
văn và tác phẩm trong trường phổ thông (Nxb Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m , 2001);

Nguyễn Viết Chữ: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
(Nxb Đại học Sư phạm, 2006).
Phương pháp đọc hiểu nghệ thuật, GS.TS. Trần Đình Sử có bài viết:
“Đọc - hiểu văn bản, một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy

3


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tú Anh và Lê Dục Tú tuyển chọn và giới thiệu,(1998), Thạch
Lam về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Viết Chữ, (2004), Phương pháp dạy học tác phẩm văn
chương,NXB Đại Học Sư Phạm
3. Hà Minh Đức, (2012) Lý luận văn học, NXB Giáo dục.
4. Hà Minh Đức, (1998), Văn học Việt Nam hiện đại bình giảng và phân
tích tác phẩm, NXB Hà Nội
5. Phan Cự Đệ (1998),Văn học Việt Nam 1900 – 1945, NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Thanh Hùng
, (1994), Văn học và nhân cách
. Nxb Văn ho ,̣c Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Hùng, (2004), “Những khái niệm then chốt của vấn đề
đọc hiểu văn chương”, Tạp chí Giáo dục (100), tr. 23 – 24.
8. Nguyễn Thanh Hùng, (2000), Hiểu văn dạy văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội
9. Nguyễn Thanh Hùng, (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương. Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Thanh Hùng, (2008), Đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà
trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
12.Trần Quốc Khả, (2010), Tổ chức đối thoại trong dạy học “Chữ người tử

tù”của Nguyễn Tuân. Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục, Hà Nội.
13. Phan Trọng Luận, (2004), Phương pháp dạy học văn. Nxb Đại học Sư phạm
14. Phan Trọng Luận, (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo. Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
15. Phan Trọng Luận. Thiết kế bài học Ngữ văn 11, tập 1. Nhà xuất bản Hà
Nội, 2006.
16. Phan Trọng Luận. Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương. Nhà xuất
bản Giáo dục, 2000.

4


17. Phan Trọng Luận. Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Nhà
xuất bản Giáo dục, 1997.
18. Nguyễn Đăng Mạnh. Những bài giảng về tác gia văn học trong tiến trình
văn học hiện đại Việt Nam, Tập I. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội,1999.
19. Nguyễn Đăng Mạnh, (2008), Phân tích bình giảng tác phẩm văn học
nâng cao 11.Nxb Giáo dục.
20. Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu,(1998 ), Nguyễn Tuân về tác
gia và tác phẩm, NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Thị Thanh Minh, (2005), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn
Tuân trong sáng tạo nghệ thuật, Nxb Văn học.
22. Đoàn Đức Phƣơng (1997), Giảng văn Văn học Việt Nam. Nhà xuất bản
Giáo dục.
23. Đoàn Đức Phƣơng (2008), Phương pháp luận nghiên cứu Văn học. Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Tùng,( 2012), Tác phẩm văn học trong nhà trường
những vấn đề trao đổi ( tập 1), NXB Giáo dục
25. Trần Hữu Sáng,(2012), Trường nghĩa miêu tả ánh sáng trong một số tác

phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Thạch Lam. Luận văn thạc sĩ khoa học
Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.
26. Trần Đình Sử, (2001), Đọc văn hiểu văn. Nxb Giáo dục.
27. Trầ n Đin
̀ h Sƣ̉ , (2007), “Da ̣y ho ̣c văn là da ỵ ho ̣c sinh đo ̣c hiể u văn bản” .
Tạp chí văn học và tuổi trẻ (9), tr. 23 – 25.

5



×