Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nguyên nhân mất nước của triều nguyễn và bài học với vấn đề bảo vệ tổ quốc việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.01 KB, 15 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả
thu thập tài liệu và nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa được công bố trên các
công trình khác. Tôi cũng xin khẳng định luận văn đã được trích dẫn đầy đủ, cụ
thể, chính xác kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Và tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về những thông tin, dữ liệu đã công bố trong luận này./.

Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Nguyễn Lưu Khánh

LỜI CẢM ƠN

năm


Em xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thị Thu Hoài, người đã trực tiếp tận
tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin chân trọng cảm ơn các thầy cô trong khoa Khoa học Chính trị
trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã
nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn, tri ân tới những người thân trong gia đình và
bạn bè thân thiết đã quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với em trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn của em không thể tránh
khỏi những khuyết điểm, hạn chế về nội dung. Rất mong sự đóng góp, chỉ bảo
tận tình của các thầy cô để luận văn của em được sửa chữa, bổ sung và hoàn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày tháng
Tác giả luận văn

Nguyễn Lưu Khánh

năm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA NHÀ NGUYỄN TRƢỚC SỰ
XÂM LƢỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP.....................................................................11

1.1. Nguyên nhân khách quan.......................................................................... 11
1.1.1 Cuộc cạnh tranh quyền lực quốc tế và âm mưu xâm lược Việt Nam
của Thực dân Pháp ....................................................................................... 11
1.1.2 Đất nước khủng hoảng suy yếu về mọi mặt ....... Error! Bookmark not
defined.
1.2. Nguyên nhân chủ quan ............................. Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Chính sách ngoại giao sai lầm của nhà Nguyễn Error! Bookmark not
defined.
1.2.2. Việt Nam không có một phong trào canh tân theo hướng Tư bản chủ
nghĩa nhằm đưa đất nước thoát khỏi nguy cơ bị thôn tính Error! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chương 1 ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ GIỮ VỮNG ĐỘC LẬP, BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN ĐẤT NƢỚC ........................................ Error! Bookmark not defined.

2.1. Tăng cường sức đề kháng của dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi
mới trên lĩnh vực kinh tế, chính trị .................. Error! Bookmark not defined.

2.1.1 Thực trạng đất nước trong thời gian gần đây ..... Error! Bookmark not
defined.
2.1.2. Sự “trỗi dậy” của Trung Quốc trong những thập niên qua đã đe dọa
trực tiếp đến tình hình an ninh – quốc phòng của Việt Nam ................ Error!
Bookmark not defined.


2.1.3. Những vấn đề mang tính chiến lược cho các nhà lãnh đạo Việt Nam
để đưa đất nước vươn lên trở thành một nước giàu mạnh thực sự ....... Error!
Bookmark not defined.
2.2. Xây dựng đường lối đối ngoại chủ động, linh hoạt, vươn lên trở thành
chủ thể trong “ Bàn cờ” quan hệ quốc tế ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian gần
đây ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Những đòi hỏi bức thiết của tình hình trong nước và quốc tế về chính
sách ngoại giao ............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong
thời gian tới .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Một số bài học bước đầu về chính sách đối ngoại. .. Error! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chương 2 ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................12


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Chọn đề tài “ Nguyên nhân mất nước của triều Nguyễn và bài học với vấn
đề bảo vệ cổ quốc Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và viết luận văn thạc
sĩ khoa học chính trị, tác giả xuất phát từ những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, chính trị là một lĩnh vực hoạt động của con người. Chính trị phản
ánh một khía cạnh quan trọng của đời sống xã hội. Chính trị được coi là yếu tố tác
động trực tiếp đến sự phát triển của mỗi dân tộc và quyết định vận mệnh chung của
các quốc gia. Chính trị xuất hiện trong những điều kiện xã hội nhất định khi xã hội
phân chia thành giai cấp và biến đổi cùng với sự chuyển biến của những điều kiện
đó.
Ngành chính trị học đã xuất hiện khá lâu trên thế giới. Ở nước ta chính trị học
tuy là một ngành khá mới nhưng nó dần chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống
xã hội. Tại Việt Nam, chính trị học chỉ thực sự được coi là một ngành khoa học độc
lập và nghiên cứu chính trị học ngày càng trở thành một nhu cầu cấp thiết từ vài thập
niên trở lại đây. Chính trị học được xác định là một môn khoa học nghiên cứu về
lĩnh vực chính trị “Chính trị nghiên cứu lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội như
là một chỉnh thể nhằm làm sáng tỏ những quy luật và tính quy luật chung nhất trong
các mối quan hệ qua lại giữa các tổ chức liên quan tới việc hình thành, phát triển
của quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước”.
Là một ngành khoa học mới nên chính trị học nói chung và lịch sử chính trị
nói riêng là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ do đó là nguồn cảm hứng
sáng tạo cho những nghiên cứu khoa học về lịch sử chính trị, đặc biệt là lịch sử
chính trị cận hiện đại.
Thứ hai, trong bức tranh về lịch sử triều Nguyễn chúng ta thấy sự hiện diện


rất rõ những nét đậm nhạt, những gam màu tối sáng khác nhau, thậm chí tồn tại
những mảng đen trắng không rõ ràng. Sự đan xen giữa công và tội, giữa những cái
tiến bộ và hạn chế của một vương triều vừa được xem như triều đại có công thống
nhất đất nước sau nhiều thập kỷ bị chia cắt và cũng bị coi là một “tội đồ” của lịch
sử dân tộc, triều Nguyễn đã thu hút sự quan tâm không ít những học giả, những
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Lịch sử được coi là những gì đã qua, thuộc về quá khứ, nhưng những điều
được coi là quá khứ đó lại có một vị trí quan trọng và không thể phủ nhận ý nghĩa

to lớn đối với sự phát triển của ngày hôm nay. Tuy nhiên tiếp cận lịch sử từ nhiều
giác độ khác nhau để có thể khai thác nhiều hơn từ những sự kiện, biến cố lịch sử
trong một thời kỳ nhất định là vấn đề mà giới khoa học đang quan tâm và nghiên
cứu.
Lựa chọn đề tài “Nguyên nhân mất nước của triều Nguyễn và bài học về vấn
đề bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay”, tác giả nhằm góp một cách nhìn mới, đánh
giá xác thực hơn về một giai đoạn lịch sử mang tính “ chuyển mình” của lịch sử
chính trị Việt Nam. Nghiên cứu đề tài này tác giả không có tham vọng làm thay đổi
định hướng chung cho cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử, suy ngẫm về một vấn đề
mang tính thời đại. Tác giả chỉ hy vọng với kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp
thêm một tiếng nói khách quan, trung thực và công bằng trong nhận định về vương
triều Nguyễn.
Thứ ba, nhìn về cội nguồn để hướng tới tương lai, tìm về quá khứ để tìm
câu trả lời cho hiện tại luôn là niềm trăn trở đối với con người đặc biệt là các nhà
nghiên khoa học xã hội. Do đó, nghiên cứu đề tài này tác giả mong muốn góp một
phần nhỏ bé từ nghiên cứu lịch sử rút ra những bài học kinh nghiệm trên cơ sở đó
góp phần hoạch định đường lối chính sách cho tương lai của Việt Nam.
Thứ tư, xuất phát từ nhu cầu bản thân tác giả là một người Việt Nam, làm
việc trong lĩnh vực xã hội, có một niềm đam mê đặc biệt với lĩnh vực chính trị và
lịch sử cùng với nhu cầu để không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân, tác giả


đã chọn một vấn đề lịch sử tiếp cận từ góc nhìn chính trị học cho đề tài nghiên cứu
của mình.
Thứ năm, xuất phát từ nhu cầu vừa mang tính lâu dài vừa có ý nghĩa cấp
bách về một vấn đề mang tính chiến lược về xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
hiện nay. Giữ vững chủ quyền quốc gia luôn là một vấn đề quan trọng của đất
nước, đặc biệt trước những biến động trong giai đoạn gần đây, thì nguy cơ mất an
ninh xung đột vũ trang trở thành mối hiểm họa trước mắt.
Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Nguyên nhân mất nước của

triều Nguyễn, và bài học về vấn đề bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do luận văn đề cập đến lịch sử chính trị, nên những tài liệu sử học và những
tài liệu chính trị học là nguyên liệu quan trọng được sử dụng trong quá trình hoàn
thành luận văn. Do vây, từ những nguồn sử liệu hay những tác phẩm chính trị học,
tác giả đã sắp xếp thành các nhóm tư liệu chính sau:
Thứ nhất, việc nghiên cứu về triều Nguyễn ở Việt Nam khá phong phú, đặc
biệt là trong một vài thập niên trở lại đây, thu hút rất nhiều độc giả và giới nghiên
cứu sử học trong và ngoài nước tham gia. Đây là một thuận lợi cho tác giả. Tuy
nhiên vấn đề mà luận văn đặt ra là khá phức tạp bởi nguồn tài liệu về triều Nguyễn
khá nhiều nhưng lại rất ít những tài liệu liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
của luận văn. Tác giả luận văn đã cố gắng khai thác tối đa nguồn tư liệu từ các bộ
chính sử Việt Nam, trong đó đặc biệt là nguồn tư liệu của Quốc Sử Quán triều
Nguyễn, nhóm tài liệu sử học liên quan trực tiếp đến lịch sử Việt Nam thế kỷ XIX
như Đại cương lịch sử Việt Nam tập II của Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh,
Nguyễn Đình Lễ của NXB Giáo dục; Lịch sử Việt Nam 1858 -1896 của Vũ Huy
Phúc, Nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc của Văn Tạo, Ngoại giao Việt Nam với các
nước phương tây dưới triều Nguyễn của Trần Nam Tiến…Các tác phẩm này chủ


yếu đề cập đến nội dung như sự xác lập quyền lực chính trị của nhà Nguyễn đầu thế
kỷ XIX, hay tình hình kinh tế văn hóa xã hội, chính sách ngoại giao dưới triều
Nguyễn. Từ những nguồn tư liệu sử học trên đã phản ánh một khía cạnh của chính
trị nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX là cơ sở làm sang tỏ nguyên nhân để mất nước của
vương triều Nguyễn vào tay thực dân Pháp.
Vương triều Nguyễn là một trong những triều đại phong kiến Việt Nam có
sức hấp dẫn lớn với các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Nhìn chung trong những công trình nghiên cứu liên quan đến giai đoạn
chính trị nhà Nguyễn dưới giác độ khoa học chính trị thì chưa thực sự nhiều công

trình khoa học được công bố. Mà chủ yếu chỉ là những công trình sử học mang tính
sự kiện đánh giá vai trò trách nhiệm của triều Nguyễn khi đất nước bị xâm lăng.
Do đó nhìn tổng thể những nội dung đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài tác
giả lựa chọn có thể khái quát thành một số nội dung sau:
Ngoài các công trình nghiên cứu đã được công bố, các cuộc hội thảo về thời
kỳ cầm quyền của nhà Nguyễn và hội thảo quốc gia gần đây nhất là vào tháng
10/2008 tại Thanh Hóa. Điều này phản ánh một thực tế: xung quanh lịch sử triều
Nguyễn còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn luận. Giáo sư Văn Tạo trong tài liệu
"Nhà Nguyễn trong lịch sử dân tộc" đã phác họa tổng quan về quá trình phát sinh,
phát triển trong đó có đề cập đến những mặt mạnh, yếu của nhà Nguyễn. Cũng
tổng quan về nhà Nguyễn còn có tác phẩm "Triều đại nhà Nguyễn" của Tôn Thất
Bình, "Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn" của tạp chí Xưa và Nay. Nhưng nhìn
chung thì các nghiên cứu này mang nặng tính sử học.
Thứ 2, còn là nhóm tài liệu chính trị học liên quan đến đề tài luận văn của
tác giả như: Nhìn lại quan hệ Pháp – Việt Nam – Trung Quốc qua các bản hiệp ước
cuối thế kỷ XIX của tác giả Vũ Dương Ninh, tập bài giảng chính trị học của Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…
Dựa trên cơ sở nguồn tư liệu thư tịch, kết hợp với các bài nghiên cứu cùng


đánh giá với các chuyên gia nghiên cứu đi trước, tác giả đã chọn lọc, sắp xếp các
nguồn tư liệu để nghiên cứu cho đề tài luận văn của mình.
Có thể nói, luận văn của tác giả đề cập tới một vấn đề không mới nhưng
được nhìn nhận trên góc độ nghiên cứu của khoa học chính trị . Từ giác độ nghiên
cứu của khoa học chính trị giúp người đọc có thể hình dung một cách rõ nét, có căn
cứ khoa học về một giai đoạn đầy “biến động” dân tộc Việt Nam
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Bằng lý luận chính trị học luận văn chỉ ra nguyên nhân mất nước của triều
Nguyễn vào tay thực dân Pháp nửa sau thế kỷ 19, từ đó rút ra những bài học vận
dụng vào thực tiễn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.

4. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhà Nguyễn với tư cách là lực lượng nắm
giữ quyền lực nhà nước ở Việt Nam nửa sau thế kỷ 19 đã không sử dụng được
quyền lực chính trị của mình một cách tối ưu để bảo vệ nền độc lập của dân tộc
trước sự xâm lăng của lực lượng ngoại bang.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu của khoa học chính trị. Với ý nghĩa là
một luận văn lịch sử chính trị tác giả vận dụng khá triệt để phương pháp lịch sử,
phương pháp logic cùng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân
tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê…
6. Đóng góp của luận văn
- Từ góc nhìn của khoa học Chính trị, luận văn chỉ ra những nguyên nhân
mất nước của nhà Nguyễn nửa sau thế kỷ 19.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm với vấn đề bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện
nay.
7. Bố cục luận văn


Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết.


CHƢƠNG 1
NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI CỦA NHÀ NGUYỄN TRƢỚC

SỰ

XÂM LƢỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP
Nước Đại Nam cuối thế kỉ XIX phải đối mặt với nguy cơ bị chủ nghĩa đế

quốc xâm lược. Triều đình nhà Nguyễn, với tư cách là đại biểu giai cấp phong kiến
bấy giờ, lãnh trách nhiệm lịch sử, chèo lái con thuyền dân tộc. Mỗi quyết định và
sự ứng xử của triều đình Huế quyết định vận mệnh của toàn thể quốc gia dân tộc
Việt Nam. Thực tế, cuối thế kỉ XIX, Đại Nam trở thành thuộc địa của Pháp, bắt
buộc phải chấp nhận làm thân phận nô lệ cho ngoại bang. Điều ấy đã khẳng định:
nhà Nguyễn đã không làm tròn được trọng trách mà lịch sử trao cho họ, hay phải
chăng đó là kết quả của quá trình từng bước lún sâu vào khủng hoảng nhưng lại bế
tắc, không thể tháo gỡ của Đại Nam. Do đó, nhìn nhận nguyên nhân mất nước của
triều Nguyễn thực chất là luận giải các nguyên do trực tiếp và sâu xa dẫn đến sự
thất bại của vương triều Nguyễn khi để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
1.1. Nguyên nhân khách quan
1.1.1 Cuộc cạnh tranh quyền lực quốc tế và âm mưu xâm lược Việt Nam của
Thực dân Pháp
Âm mưu xâm lược của tư bản Pháp đối với Việt Nam lâu dài và liên tục, bắt
nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII được cắm mốc với việc kí kết hiệp ước
Vecxai năm 1787, sau đó ngày càng được xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ
giữa thế kỉ XIX.
Ở châu Âu, chủ nghĩa tư bản ra đời từ thế kỷ XV, XVI, XVII và ngày càng
phát triển. Các thương nhân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan... được
sự giúp đỡ của nhà nước, đã tổ chức nhiều đoàn thám hiểm. Sau đó, họ thành lập
nhiều công ty thương mại, đổ xô sang các châu Mỹ, Á, Phi hòng vơ vét vàng bạc,
hương liệu (đinh hương, hồ tiêu, chè...) và nhiều loại nguyên liệu khác với giá rẻ,


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Lương Bích (1996), Lịch sử ngoại giao Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân
dân.
2. Đỗ Thanh Bình (Chủ biên) (1999), Con đường cứu nước trong đấu tranh giải
phóng dân tộc ở một số nước châu Á, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
3. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
4. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
5. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.
6. Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết về đối ngoại.
7. Đỗ Bang (1985), “Tình hình triều đình Huế trước vụ biến 1885”, Tạp chí Nghiên
cứu lịch sử số 5, tr. 24-38.
8. Đỗ Bang (2000), Chính sách của triều Nguyễn đối với thiên chúa giáo, trường
Đại học Huế.
9. Trương Bá Cần (2004), Lịch sử phát triển Công giáo Việt Nam, nguyệt san:
Công giáo và Dân tộc, số118 tháng 10 .
10. Trần Quang Cơ (1991), Vai trò không thể thiếu được trên thế giới ngày
nay, bài phát biểu của thứ trưởng tại Hội nghị ngoại trưởng các nước không
liên kết.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ
lên CNXH, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999) Văn kiện Hội nghị Trung ương 7 (Khóa VIII),
Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.


14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002) Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (Khóa IX),
Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, HN.
17. Mai Xuân Hoàn (2011), Chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam

trong thời kỳ đổi mới, Đại học khoa học Huế.
18. Nguyễn Văn Hồng (2001), Mấy vấn đề lịch sử Châu Á và lịch sử Việt Nam,
một cách nhìn, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
19. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Tập bài giảng Chính
trị học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2010), Tập bài giảng
Chính trị học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21.Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà
Nguyễn trước 1858, NXB Văn hoá, Hà Nội.
22. Koichi Sato (2011), Biển Đông: sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động và
tác động đối với hợp tác an ninh.
23. Nguyễn Văn Kiệm (2004), “ Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt
Nam từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX”, Viện nghiên cứu Tôn giáo, Hà Nội.
24. NguyễnVăn Kiệm (2003), Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại
Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội
25. Vũ Khoan (1995), “Ngoại giao phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước”, Tạp chí
Cộng sản, tháng 4.
26. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam
27. Nguyễn Văn Kiệm (1993), “Chính sách tôn giáo của nhà Nguyễn nửa đầu thế
kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6, tr. 21-32.
28. Nguyễn Văn Kiệm (1998), “Vai trò của Giáo hội thiên chúa trong cuộc xâm
lược Việt Nam của thực dân Pháp nửa sau thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu


lịch sử số 3, tr.37-47.
29. Phạm Văn Kính (1993), “Vài ý kiến về Thủ công nghiệp Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6, tr. 64-67.
30. Đinh Xuân Lâm (1993), “Triều Nguyễn trước nguy cơ bành trướng của tư bản
phương tây (1802 – 1858)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6, tr.6-13.
31. Lưu Văn Lợi ( 1998), 50 năm ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an Nhân

dân, Hà Nội.
32. Lưu Văn Lợi (2004), Ngoại giao Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội .
33. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam, một số vấn
đề nghiên cứu, NXB Thế giới, Hà Nội.
34. Nguyễn Phúc Luân (1995), Chủ Tịch Hồ Chí Minh- trí tuệ lớn của nền
ngoại giao Việt Nam hiện đại. Nxb CTQG Hà Nội.
35. Quế Lai (1999), Thái Lan, truyền thống và hiện đại, Viện nghiên cứu Đông
Nam Á, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.
36. Đinh Xuân Lý (2004), “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại trong
thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Cộng sản tháng 6.
37. Đinh Xuân Lý (2004) : “Kinh nghiệm hội nhập quốc tế của Việt Nam thời kỳ
đổi mới”, Tạp chí lý luận chính trị số 9.
38. Phan Doãn Nam (1991), “Thế giới 1991”, Tạp chí Cộng sản tháng 1.Lương
Ninh ( 2000), Lịch sử Đông Nam Á, Nhà Xuất Bản giáo dục, Hà Nội.
39. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng (1999), Lịch Sử thế giới Cận Đại, Nhà
Xuất Bản giáo dục, Hà Nội.
40. Vũ Dương Ninh (1994), Lịch sử vương quốc Thái Lan, Nhà Xuất Bản giáo
dục, Hà Nội.
41. Lương Ninh (2000), Lịch sử Đông Nam Á, Nhà Xuất Bản giáo dục, Hà Nội.
42. Nguyễn Danh Phiệt (1993), “Suy nghĩ về bộ máy nhà nước quân chủ Trung
ương tập quyền nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử


số 6, tr.13-21 .
43. Vũ Huy Phúc (1993), “Vài ý kiến về Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 6, tr.54-60.
44. Trương Hữu Quýnh (1998), “Nhìn lại tình hình xã hội Việt Nam nửa sauthế
kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3, tr. 29-37.
45. Trần Nam Tiến (2005), Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây

dưới triều Nguyễn (1802-1858), NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
46. Trương Anh Thuận (2010), “Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn: Những hệ lụy
chính trị”, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng- Số 5 (40).
47. Ủy ban khoa học xã hội (1998), Một số vấn đề về lịch sử đạo Thiên Chúa trong
lịch sử dân tộc Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh.
48. Yoshiharu Tsuboi (1990): Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa,
NXB Tp Hồ Chí Minh, Tp HồChí Minh.
49. Văn Tạo (1993), “Sơ bộ nhận thức về nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX”, Tạp
chí Nghiên cứu lịch sử số 6, tr. 2-6.
50. Trương Thị Thông (1993), “Vài ý kiến về Thương nghiệp Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử năm số 6, tr. 67-75.
51. Trần Nam Tiến (2006), Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước Phương Tây
dưới triều Nguyễn (1802-1858), Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố
Hồ Chí Minh.
52. Ủy ban khoa học xã hội (1998), Một số vấn đề về lịch sử đạo Thiên Chúa
trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Tp Hồ Chí Minh.
53. Vũ Quang Vinh: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng
đó trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng số 11 năm 2001.



×