Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo cáo thực tập Bệnh viện Triều An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.93 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA DƯỢC
--------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BỆNH VIỆN TRIỀU AN

Sinh viên thực hiện: Đinh Trần Thảo Vy
MSSS: 1311526670
Lớp: 13CDS30
Khóa: 2013 - 2016
Người hướng dẫn: DS. Tăng Nữ
Thời gian thực tập: (18/07/2016 – 07/08/2016)

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016

1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

BỆNH VIỆN TRIỀU AN

2


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI CẢM ƠN


Phần 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập.
1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập.
1.2. Mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện.
1.3. Nêu nhiệm vụ của từng bộ phận trong khoa Dược.
Phần 2: Kết quả thực tập.
2.1. Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện.
- Mô tả việc thiết và sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho.
- Trình bày cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo
quản tại kho.
2.2. Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP.
-Mô tả ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của 01 khoa đạt GSP tại bệnh viện.
2.3. Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện và Hội đồng thuốc và
điều trị.
- Trình bày cách tổ chức và hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện.
- Nêu nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
2.4. Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện
- Mô tả quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện (lập dự trù, đấu thầu, ký hợp đồng
mua..)
- Trình bày phương thức cấp phát thuốc đến tay người bệnh (ngoại trú, nội trú, bảo
hiểm y tế) một cách an toàn, hiệu quả, hợp lý.
2.5. Nghiệp vụ Dược bệnh viện.
- Nêu các văn bản pháp lý hiện hành và việc triển khai thực hiện trong khoa Dược
và các khoa phòng chuyên môn.
- Mô tả các quy trình thao tác chuẩn trong khoa Dược (nếu có).
- Tìm hiểu phần mềm quản lý khoa Dược (nếu có).
2.6. Pha chế thuốc trong bệnh viện (nếu có).
- Trình bày cách tổ chức pha chế thuốc trong bệnh viện
- Liệt kê, mô tả các mặt hàng được pha chế tại bệnh viện.

3



Phần 3: Kết luận – kiến nghị.
- Trên cơ sở quan sát, ghi chép thực tế, đối chiếu với lý thuyết đã học để có nhận
xét về nội dung kiến thức và những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn đã thực tập.
- Kết quả công việc mà mình đã đóng góp cho cơ quan nơi thực tập.
- Kiến nghị những vấn đề tồn tại sinh viên gặp phải trong quá trình thực tập.

4


LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, ta được biết với sự phát triển của ngành y tế Việt Nam nói riêng và
trên thế giới nói chung, tất cả các loại thuốc, dạng thuốc đều đang được sử dụng
rộng rãi từ Bệnh viện, Nhà thuốc cho đến các trường học, công ty và trong cả gia
đình nơi sinh hoạt thường ngày của mọi người,…Vì vậy sự hiểu biết về thuốc và
cách dùng như thế nào cho an toàn, hợp lý là điều cần thiết.
Đối với bản thân riêng em là một sinh viên chuẩn bị Tốt nghiệp ra trường và
được làm một trong những ngành nghề vô cùng cao quý đó là Dược sĩ, điều rất
đáng trân trọng và vinh hạnh.Vì điều đó nên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành nơi
em theo học và đã tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập vào môi
trường thực tế của Bệnh viện để em học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong Nhà
thuốc, Kho thuốc, Kho Vật tư Y tế của Bệnh viện ra sao, cách sắp xếp, cách ghi
chép, cách lấy thuốc và vật tư y tế như thế nào cho đúng và chính xác,…để em làm
quen được những công việc em sẽ làm sau này khi ra trường.
Đồng thời, qua đợt thực tập em thấy được sự hợp tác, sự liên kết cũng như
mối quan hệ giữa Nhà trường và Bệnh viện Triều An là chặt chẽ, là thân thiết, là sự
nhiệt tình tận tâm.Giữa Bệnh viện và Nhà trường luôn đáp ứng được cung và cầu về
nguồn nhân lực cho Khoa Dược bệnh viện.Bởi vì qua quá trình thực tập của sinh

viên các Thầy, Cô, Anh, Chị trong các phòng Khoa quan sát được năng lực thực sự
của các em rằng đã đáp ứng được yêu cầu của mình đã đưa ra cho các em hay chưa
để từ đó các em đã, đang và sẽ học được gì, kinh nghiệm như thế nào từ những bài
học mình dạy hay không???
Qua thực tế, em thực sự đã được các Thầy, Cô, Anh, Chị tại nơi thực tập hết
lòng giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm, truyền đạt nhiều kiến
thức hay và kinh nghiệm tốt để em làm hành trang sau này khi ra đời cùng trải
nghiệm trong công việc và môi trường rông lớn hơn.

5


LỜI CẢM ƠN

Trải qua 3 năm học tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, được sự giúp đỡ,
giảng dạy, chỉ bảo nhiệt tình, tận tâm của những Thầy, Cô em đã tiếp thu được
nhiều kiến thức quý báu để từ đó những bài học chính là hành trang vững chắc em
bước vào đời, vào ngành nghề mà em đã chọn.
Trong khoảng thời gian vừa qua, Khoa Dược của Trường cũng như các
Thầy, Cô phụ trách đã giúp cho em có chuyến đi thực tập tại Bệnh viện Đa Khoa
Triều An.Qua đợt thực tập này em đã một phần nào hiểu thêm về cách phân phối
thuốc và vật tư y tế, cách phân phát thuốc, cách quản lý kho thuốc, cách sắp xếp,
trưng bày thuốc, cách bảo quản, cách ghi sổ sách, báo cáo, kiểm tra, sự trách nhiệm
của một Dược sĩ là như thế nào???
Em xin Chân thành Cám ơn sâu sắc đến quý Thầy, quý Cô của Trường Đại
học Nguyễn Tất Thành đã không những tận tình dạy bảo em mà còn nhiệt tình giúp
đỡ em và tạo điều kiện cho em thực tập để em hiểu được thực tế và bài học nó khác
nhau như thế nào để từ đó em trau dồi thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn
cho em sau này khi thực sự vào nghề.
Cùng sự Cám ơn Thầy, Cô của Trường em cũng không quên khoảng thời

gian thực tập tại Bệnh viện Triều An.Khoảng thời gian 3 tuần không quá dài để em
học hỏi hết được nhưng 3 tuần đó là những kinh nghiệm quý báu, là những lời nói
hay mà các Thầy, Cô, Anh, Chị Y Dược sĩ trong Bệnh viện đã tận tâm chỉ bảo cho
em.Vì vậy, em xin Chân thành Cảm ơn đến những người đã trực tiếp hướng dẫn cho
em nói riêng cũng như Khoa Dược – Bệnh viện Triều An nói chung, Trưởng khoa
DS.Tăng Nữ đã không ngại bỏ chút ít thời gian nhiệt tình, tận tâm giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em hoàn thành tốt khóa thực tập này.
Và em cũng xin kính chúc Quý Thầy, Quý Cô Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành cùng Ban lãnh đạo, các Thầy, các Cô, các Anh, các Chị của Khoa Dược –
Bệnh viện Triều An luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành công trong công việc lẫn cuộc
sống.

6


PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
1.1. Tên và địa chỉ đơn vị thực tập.
Tên đơn vị: BỆNH VIỆN TRIỀU AN.
Địa chỉ: 425 Kinh Dương Vương, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ
Chí Minh.
1.2. Mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Khoa Dược Bệnh viện.
1.2.1. Mô tả tổng quan về Bệnh viện.
Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa Khoa Triều An được thành lập và đưa vào
hoạt động từ tháng 07/2001, được xem là một trong những Bệnh viện Đa khoa Tư
nhân lớn nhất Việt Nam với phương châm hoạt động là “Tình thương và Chất
lượng” là một trong những yêu cầu hàng đầu của toàn thể đội ngũ trong Bệnh viện
Triều An.
Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa Khoa Triều An có hội đồng sáng lập do Tiến
sĩ – Bác sĩ Nguyễn Hải Nam – Giám đốc Bệnh viện. Tập thể cán bộ, nhân viên của
Bệnh viện với nhiều Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ uy tín hàng đầu trong

lĩnh vực y học.
Bệnh viện Triều An là một Bệnh viện Đa Khoa Tư Nhân quy mô lớn có tổng
số khoa Dược Lâm Sàng là 21 khoa, với hơn 500 giường bệnh và được chia thành 3
khu: Khu Khám Bệnh, Khu Chuẩn Đoán, Khu Điều Trị Nội Trú.Được chia làm 3
Khu A, B, C và mỗi khu đều được trang bị thiết bị đầy đủ, hiện đại.

7


Khu A bao gồm:
-

Tầng trệt: Khoa phòng khám.

-

Lầu 1: Khoa Nội I (Tiêu Hóa, Hô Hấp).

-

Lầu 2: Khoa Tai – Mũi – Họng, Khoa Mắt, Khoa Ung Bướu.

-

Lầu 3: Khoa Ngoại Tim, Khoa Phụ Sản.

-

Lầu 4: Khoa Dược, Phòng Tài Chính Kế Toán, Phòng Hành Chính Quản Trị.


Khu B bao gồm:
-

Tầng trệt: Khoa Hồi Sức Cấp Cứu.

-

Lầu 1: Khoa Nội II (Nội Tim Mạch, Huyết Học), Khoa Nhi (Nội Ngoại Nhi).

-

Lầu 2: Khoa Sản Chậu Niệu.

-

Lầu 3: Khoa Ngoại Tổng Quát, Khoa Ngoại Thần Kinh.

-

Lầu 4: Phòng Hành Chính.

Khu C bao gồm:
-

Tầng trệt: Khoa Chuẩn Đoán Hình Ảnh, Khoa Xét Nghiệm.

-

Lầu 1: Là một phần của Khoa Nội I


-

Lầu 2: Khoa Cơ Xương Khớp.

-

Lầu 3: Khoa Hậu Phẫu (Phòng Mổ và Phòng Hồi Sức Sau Mổ).

-

Lầu 4: Hội Trường.

8


1.2.2. Mô tả tổng quan về Khoa Dược.
Giới thiệu đôi nét về Khoa Dược
Cùng với các Khoa – các Phòng khác của Bệnh viện, Khoa Dược đã chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 16/07/2001 dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc và
Trưởng Khoa Dược – Khoa Dược có nhiệm vụ:
 Cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc
chuyên khoa, hóa chất, vật tư y tế cho điều trị nội trú và ngoại trú, Quầy BHYT
ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
 Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong bệnh viện.
 Phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp, các công ty Dược tổ chức những
buổi sinh hoạt báo cáo khóa học theo chuyên đề của bệnh viện.
Khoa Dược Bệnh viên là một trong những khoa chuyên môn đặt trực thuộc
Giám đốc Bệnh viện, Khoa Dược được đặt vị trí ở lầu 4 khu A của Bệnh viện do
Tổng Giám Đốc Ts.Bs Nguyễn Hải Nam lãnh đạo và được chia ra làm 5 phòng và
Quầy thuốc Bảo hiểm y tế Ngoại trú:

1. Phòng Trưởng Khoa: DS.Tăng Nữ
2. Phòng Phó Khoa: DS.Trầm Mỹ Hạnh.
3. Phòng trực Dược.
4. Kho thuốc.
5. Kho Vật tư y tế - Hóa chất.
6. Quầy BHYT Ngoại trú.

9


1.2.3. Sơ đồ tổ chức Khoa Dược.

1.2.4. Chức năng của Khoa Dược.
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện.Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về
toàn bộ công tác Dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp
lý.

10


1.2.5. Nhiệm vụ của Khoa Dược.
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu
cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và
các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và
các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất
thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc,
tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác
dụng không mong muốn của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các
khoa trong bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại
học, Cao đẳng và Trung học về Dược.
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá,
giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo
dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo
cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa
có phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao
nhiệm vụ.
(Trích Thông tư 22/2011/TT – BYT)

11


PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP.
2.1.Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện.
Mô tả việc thiết kế và sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho.
Trình bày cách thức theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá
trình bảo quản tại kho.


Kho thuốc

Kho Vật tư Y Tế

2.1.1. Mô tả việc thiết kế và trang thiết bị, điều kiện bảo quản tại các kho.
a) Thiết kế và xây dựng:
- Kho đủ rộng và cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao
cho kho có thể đảm bảo việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo
yêu cầu.
- Nhà kho được thiết kế, xây dựng, bố trí hợp lý đáp ứng được các yêu cầu
về đường đi lại, lối thoát hiểm, hệ thống trang thiết bị phòng cháy chữa cháy,
bảo quản thuốc đầy đủ,…
- Tường, trần, mái kho được thiết kế đảm bảo thoáng mát, thông gió, luân
chuyển không khí, bền vững với các tác nhân bên ngoài như: mưa, nắng, gió,…
- Nền kho đủ cao, phẳng, chắc chắn, cứng và chống thấm ướt,…

12


- Có các pallet, các kệ để chứa đựng thuốc hợp lý, pallet từ mặt đât lên
khoảng 5cm và chất các thùng thuốc không quá 2m đạt tiêu chuẩn qui định đặt
ra.
b) Trang thiết bị:
- Kho thuốc luôn đảm bảo đầy đủ trang thiết bị phù hợp.
- Trong kho luôn có máy điều hòa nhiệt độ để chỉnh nhiệt độ phù hợp.
- Có ẩm kế, nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm phù hợp: Nhiệt độ ≤ 25C
và Độ ẩm ≤ 70%.

Máy điều hòa

-

Ẩm kế

Đảm bảo đủ ánh sáng làm việc trong kho.
Đủ các tủ, kệ, pallet để sắp xếp thuốc và hóa chất trong kho.
Trang bị hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Có các dụng cụ, thiết bị để đuổi côn trùng, muỗi, gián.

13


Máy đuổi chuột

Kệ thuốc

14


Bình chữa cháy và Thuốc xịt muỗi, gián
c) Điều kiện bảo quản:
- Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường
là bảo quản trong điều kiện khí hậu khô thoáng, nhiệt độ ≤ 25C, độ ẩm không quá
70%. Tránh ánh sáng trực tiếp, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài.
2.1.2. Cách thức theo dõi chất lượng thuốc.
Cách thức theo dõi chất lượng thuốc:
- Thường xuyên kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan như màu sắc, hình
dáng, mùi vị,…để loại ra thuốc hư.
- Đối với những loại thuốc phải bảo quản lạnh ở nhiệt độ 2 - 8C thì được
bảo quản trong tủ lạnh như Vaccin, Insullin,…


15


Tủ lạnh chứa Vaccin
- Đối với những loại thuốc nhạy cảm ánh sáng, hoặc cần độ vô khuẩn cao cần để
trong hộp kín, chai lọ màu tối hay bao bì kín sạch như: Dịch truyền, siro,…

- Các lọ hóa chất để phòng riêng biệt để phòng cháy nổ có thể xảy ra.
- Thuốc Gây Nghiện, Hướng Tâm Thần và Thuốc Ung Thư, Thuốc Tê – Mê,
…để tủ riêng biệt và có khóa tủ chắc chắn theo đúng qui định.

16


- Không chỉ có những tủ, kệ thuốc riêng để bảo quản thuốc và hóa chất mà
các Dược sĩ – Nhân viên trong phòng ban luôn có những sổ sách, phần mềm quản
lý, theo dõi sát sao sự nhập – xuất thuốc trong 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 1 năm,…để
đảm bảo số lượng thuốc còn hay hết,…
- Sổ sách, giấy tờ theo dõi xuất – nhập thuốc rất quan trọng để luôn đạt được
nguyên tắc sắp xếp thuốc và lấy thuốc theo FIFO/FEFO.

17


Thông báo về những thuốc Gần Hạn Sử Dụng
-

Luôn theo dõi vệ sinh tủ, kệ đựng thuốc để tránh bị ô nhiễm từ môi trường
ngoài vào thuốc hay hóa chất.


18


2.1.3. Cách sắp xếp thuốc và y cụ trong kho.
- Thuốc là một sản phẩm ảnh hưởng đến tính mạng con người nên
việc sắp xếp thuốc như thế nào cho đúng và đảm bảo được chất lượng thuốc
đến tay người tiêu dùng là việc rất cần thiết
- Sắp xếp thuốc, hóa chất và y cụ trong kho thuốc, kho Vật tư y tế và
Quầy BHYT đều theo những nguyên tắc: FIFO/FEFO, 5 chống – 3 dễ,…
Nguyên tắc FIFO và FEFO là:
+FIFO: “First in/First out” là Nhập trước – Xuất trước.
+FEFO: “First expired/First out” là Hết hạn trước – Xuất trước.
Nguyên tắc 5 chống – 3 dễ:
5 chống:
+ Chống ẩm, nóng.
+ Chống mối mọt, sâu bọ, chuột, nấm mốc.
+ Chống cháy nổ.
+ Chống quá hạn dùng.
+ Chống nhầm lẫn, hư hỏng, đỗ vỡ, mất mát.
3 dễ:
+ Dễ thấy.
+ Dễ lấy.
+ Dễ kiểm tra.

19


Những điều cần biết trong nguyên tắc 5 chống – 3 dễ:
 Chống ẩm, nóng: Kho được trang bị máy điều hòa và nhiệt độ kho trong

điều kiện ≤ 25C, bảng theo dõi nhiệt độ và độ ẩm trong kho không quá 70%.Nhiệt
kế được đặt vị trí có nhiệt độ cao và ổn định trong kho.Có bảng theo dõi nhiệt độ,
độ ẩm trong kho và được ghi chú lại vào lúc 2h chiều.

 Chống mối mọt, sâu bọ, chuột, nấm mốc: Kho thuốc được trang bị thiết bị
đuổi côn trùng.
 Chống cháy nổ: Có bình chữa cháy ở mỗi kho thuốc và kho vật tư y tế.
 Chống quá hạn dùng: Áp dụng theo qui tắc FIFO và FEFO: Ngày, tháng
của thuốc được đặt ở mặt trước xoay ra ngoài và được đặt ở trên hoặc bên
ngoài.Những thuốc nào cận date sẽ được lập danh sách treo trên bảng báo cáo.Mỗi
lần nhập thuốc, lấy thuốc đều phải ghi vào phiếu theo dõi (thẻ kho) để tiện cho việc
theo dõi hạn dùng và tiện hơn cho việc kiểm tra thuốc.
 Chống nhầm lẫn, hư hao, đổ vỡ, mất mát: Các thuốc có bao bì hình dạng
giống nhau được để ngăn ra, cách xa nhau và không được để quá chiều cao qui định
để chống đổ vỡ.Những thuốc sau khi cắt được đựng trong hộp thuốc đã mở và trong
những hộp nhựa có ghi rõ tên thuốc đó, kèm theo là phiếu theo dõi rất dễ kiểm tra

20


để tránh mất mát.Còn đối với những thuốc được đựng trong hộp, ra lẻ sẽ có bao để
cạnh bên.
-Tại kho luôn có những bảng phân biệt, những giấy ghi chú thuốc có tên đọc
giống nhau hoặc bao bì giống nhau.

21


-


Thuốc được sắp xếp theo nguyên tắc “3 dễ”:
+ Dễ thấy.
+ Dễ lấy.
+ Dễ kiểm tra.

-Sắp xếp y cụ trong kho theo các dạng vật tư y tế như: Chỉ, Kim, Bao
tay, Nhựa,…

22


2.2. Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GSP.
*Kho thuốc: Là nơi dùng để bảo quản, cung cấp và phát thuốc cho các Khoa
Lâm Sàng, bệnh nhân điều trị nội trú.
*Ý nghĩa: Kho thuốc đạt GSP giúp cho thuốc đảm bảo chất lượng tốt nhất
đến tay người bệnh, phòng và chữa bệnh đạt được nhu cầu của khách hàng.
*Yêu cầu của kho đạt GSP:
Các điều kiện bảo quản trong kho: Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản
phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc.Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới, điều
kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng, và nhiệt độ từ
15 - 25C hoặc tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30C.Phải
tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu nhiễm
khác.Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình
thường ở nhiệt độ 30C và độ ẩm không quá 70%.Ngoài ra, cần chú ý đến các điều
kiện bảo quản đặc biệt theo nhãn như:
- Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2 - 8C.
- Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15 - 25C, trong từng khoảng
thời gian nhiệt độ có thể lên đến 30C.
- Để đảm bảo điều kiện bảo quản, đảm bảo có sự đồng nhất về nhiệt, ẩm độ
các kho cần có sự đánh giá độ đồng đều về nhiệt và ẩm độ, việc đánh giá phải tuân

theo quy định chung của hướng dẫn.
- Các thuốc đòi hỏi các điều kiện bảo quản đặc biệt, cần phải được bảo quản
ở các khu vực riêng biệt được xây dựng và trang bị thích hợp để đảm bảo các điều
kiện bảo quản theo yêu cầu và các quy định của pháp luật.

23


- Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần: Phải được bảo
quản theo đúng quy định tại các qui chế liên quan.
- Các thuốc, hóa chất có mùi như tinh dầu các loại, amoniac, cồn thuốc,…
cần được bảo quản trong bao bì kín, tại khu vực riêng kín, tránh để mùi hấp thụ vào
các thuốc khác.
- Đối với thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản có kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng thì những điều kiện này phải được theo dõi, duy trì liên tục và được điều
chỉnh thích hợp khi cần thiết.
2.2.1. Nội quy kho thuốc:
+ Làm việc đúng giờ giấc.
+ Sắp xếp bảo quản thuốc theo đúng quy định và thực hiện tốt 5 chống – 3
dễ.
+ Thực hiện tốt 3 tra và 3 đối khi cấp phát.
+ Không phận sự không được vào kho.
+ Không tiếp khách trong kho.
+ Hết giờ làm việc không được vào kho (Nếu có việc cần vào kho phải có
mặt 3 người: Trực dược, Người lãnh thuốc, Bảo vệ và có biên bản).
+ Thuốc trong kho đem ra ngoài phải có phiếu xuất kho.
+ Không ăn uống, hút thuốc, nấu nướng trong kho.
+ Kho luôn ngăn nắp, gọn gàng và vệ sinh tốt.
+ Kiểm soát đèn, quạt trước khi ra về.
2.2.2. Cách sắp xếp thuốc.

- Trong kho cách sắp xếp được chia làm 3 loại: Theo khu vực, Theo nguồn
hàng, Theo dược chính.Và được bảo quản trong 3 kho: kho A, kho B, kho C.
-Cách sắp xếp thuốc theo khu vực:
+ Khu vực hàng chờ nhập kho: Là nơi nhận hàng hóa từ Công ty chờ kiểm
tra số lượng, chất lượng và hóa đơn hợp lệ mới được nhập kho.
+ Khu vực cấp phát.
+ Khu vực biệt trữ: Được để khu vực riêng chứa những thuốc hết hạn chờ
thanh lý hoặc những thuốc chờ trả về Công ty Dược.

24


-Cách sắp xếp thuốc theo nguồn hàng:
+ Thuốc Viện phí và Thuốc BHYT.
-Cách sắp xếp theo dược chính:
+ Khu vực thuốc uống: Được đánh dấu bằng bảng giấy màu hồng với
những ký hiệu thuốc theo thứ tự A, B, C,…

+ Khu vực thuốc tê, mê – ung thư, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần: Được
bảo quản trong tủ riêng có khóa chắc chắn.Và được kiểm tra hao hụt, mất mát
thường xuyên.Và nó được đánh dấu bằng bảng giấy màu vàng.

25


×