Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đặc điểm hoạt động của đới đứt gãy mường la bắc yên tại khu vực thị trấn ít ong, mường la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.43 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
*******************

Phạm Thị Thúy

ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỚI ĐỨT GÃY
MƯỜNG LA - BẮC YÊN TẠI KHU VỰC
THỊ TRẤN ÍT ONG, MƯỜNG LA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI, 12 – 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Hướng, trường Đại học
Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội và TS. Nguyễn Đại Trung, trưởng phòng Kiến tạo - Địa
mạo, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản. Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy
hướng dẫn, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tài liệu cho học viên trong quá trình nghiên cứu
hoàn thành luận văn.
Ngoài ra, học viên xin chân thành cảm ơn các cán bộ nghiên cứu phòng Kiến tạo - Địa mạo
thuộc Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên để học viên hoàn thành
tốt luận văn. Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn tới Ban Chủ nhiệm cũng như các thầy cô trong
Khoa Địa chất, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo mọi điều kiện để học viên học tập và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2015

MỞ ĐẦU
Đới đứt gãy Mường La-Bắc Yên (ML-BY) là một đới đứt gãy phân đới cấu trúc Tú Lệ và Sông


Đà, thuộc trũng nội lục Paleozoi muộn-Kainozoi, miền Bắc Việt Nam. Trong khu vực nghiên cứu, đới
đứt gãy là một phần của đới đứt gãy Mường La - Chợ Bờ (Nguyễn Văn Hùng, 2002 [8]), hay Mường
La - Bắc Yên - Chợ Bờ (Nguyễn Ngọc Thủy và nnk, 2005), phương kéo dài theo hướng TB-ĐN qua thị
trấn Ít Ong rồi kéo xuống gần Sông Đà ở khu vực Mường La. Trong giai đoạn kiến tạo hiện đại, dọc
đới đứt gãy ML-BY có nhiều biểu hiện hoạt động hiện đại như sự dịch chuyển địa hình - địa mạo,
hiện tượng nứt - trượt đất, xuất lộ nguồn nước khoáng - nước nóng (tại khu vực bản Chiến, Mường
La), dị thường Rd- hơi Hg và gần đây nhất là động đất năm 2014. Do đó việc nghiên cứu đặc điểm
kiến tạo hiện đại của đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên là việc làm rất có { nghĩa.
Cho tới nay có nhiều công trình nghiên cứu về đới đứt gãy này như: nghiên cứu đặc điểm
động học đới đứt gãy của Nguyễn Văn Hùng (2002) [8] ; nghiên cứu và dự báo động đất của Cao
Đình Triều (2008) [2]; Tính toán được cường độ động đất lớn nhất có thể phát sinh trên đới đứt gãy
ML-BY là 5,9 ± 0,3 độ richter và chu kz lặp lại trung bình khoảng 450 năm của Bùi Văn Duẩn (2013)
[1]. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chi tiết về một vùng cụ thể thuộc đới
đứt gãy và đưa ra được con số cụ thể về tuổi hoạt động hiện đại của đứt gãy. Khu vực thị trấn Ít Ong,
Mường La nằm trong đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên với nhiều biểu hiện hoạt động trong giai đoạn
hiện đại, có biểu hiện xuất lộ nguồn nước khoáng, nước nóng tại bản Chiến cùng những tai biến địa
chất đặc biệt là động đất trong khu vực khi xây dựng công trình thủy điện Sơn La. Dựa trên những
biểu hiện đặc trưng này, học viên đã lựa chọn đề tài “ Đặc điểm hoạt động của đới đứt gãy Mường
La - Bắc Yên tại khu vực thị trấn Ít Ong, Mương La” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Mục tiêu của luận văn


Làm sáng tỏ đặc điểm hoạt động của đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên tại khu vực thị trấn Ít
Ong, Mường La dựa trên đặc trưng về hình thái như đặc điểm địa mạo - địa chất, đặc điểm động
hình học, những biểu hiện về tai biến, địa chấn và đưa ra kết quả mang tính định lượng về tuổi hoạt
động của đứt gãy dựa trên kết quả phân tích tuổi Nhiệt huznh quang các trầm tích bị dịch chuyển do
hoạt động của đứt gãy.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, trong luận văn sẽ giải quyết các nội dung nghiên cứu

sau:

- Thu thập, tổng hợp các tài liệu về địa chất, địa mạo, kiến tạo, địa vật lý liên
quan tới đới đứt gãy trong khu vực nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trước đó;
- Thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu về phương pháp Nhiệt huỳnh quang
(TL);
- Tìm kiếm những vị trí có dấu hiệu dịch chuyển trầm tích hạt mịn so với trầm
tích hạt thô do hoạt động của đứt gãy;
- Khai đào hào hố, chụp ảnh, vẽ phác họa, lấy mẫu trầm tích phân tích tuổi
Nhiệt huỳnh quang (TL) tại các vị trí có sự dịch chuyển trầm tích Đệ tứ do hoạt động
của đứt gãy;
- Luận giải về sự hoạt động của đứt gãy Mường La- Bắc Yên trong khu vực
nghiên cứu từ kết quả phân tích mẫu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm hoạt động kiến tạo hiện đại của đới đứt gãy
Mường La - Bắc Yên;
- Mở rộng ứng dụng phương pháp phân tích tuổi nhiệt huỳnh quang (TL) vào
nghiên cứu đặc điểm hoạt động hiện đại của đới đứt gãy trong khu vực nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: địa hình - địa mạo, địa chất, và trầm tích Đệ tứ trong
khu vực thị trấn Ít Ong, Mường La;
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trấn Ít Ong, Mường La
Cấu trúc luận văn
Chương 1: Tổng quan về hoạt động kiến tạo của đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên

1.1.

Vị trí khu vực nghiên cứu trong đới đứt gãy



1.2.

Đặc điểm cấu trúc địa chất, địa mạo, kiến trúc - kiến tạo đới đứt gãy

1.3.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

2.1.

Cơ sở dữ liệu và lý luận

2.1.1. Cơ sở dữ liệu
2.2.1. Cơ sở lý luận
2.2.

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu
2.2.2. Phương pháp khảo sát địa chất - địa mạo - trầm tích Đệ tứ
2.2.3. Phương pháp khai đào, lấy mẫu trầm tích bị dịch chuyển
Chương 3: Đặc điểm hoạt động của đới đứt gãy Mường La – Bắc Yên trên cơ sở định tuổi
các trầm tích Đệ tứ bị dịch chuyển bằng phương pháp Nhiệt huỳnh quang (TL)
3.1. Cơ sở xây dựng tuyến hành trình khảo sát phát hiện sự dịch chuyển trầm tích Đệ tứ do
hoạt động của đứt gãy
3.2. Vị trí lấy mẫu và mô tả chi tiết

3.3. Kết quả phân tích tuổi
3.4. Luận giải tính chất hoạt động của đới đứt gãy trên kết quả phân tích tuổi

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt

1. Bùi Văn Duẩn, 2013. Về độ lớn của động đất cực đại trên đới đứt gãy Mường LaBắc Yên. Tạp chí Các khoa học về Trái đất, 35(1): 53-59, 3-2013.
2. Cao Đình Triều, 2008. Động đất. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật, 311trang.
3. Đinh Văn Toàn, 2004. Nghiên cứu đánh giá tai biến nứt - sụt đất vùng miền núi
phía Bắc. Báo cáo đề tài nhánh đề tài độc lập cấp Nhà nước Nghiên cứu đánh giá tổng
hợp các loại hình tai biến địa chất trên lãnh thổ Việt Nam và các giải pháp phòng
tránh, Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 304 trang.
4. Nguyễn Đại Trung và nnk, 2014. Báo cáo kết quả bước III năm 2014 đề tài Xây
dựng mạng lưới trắc địa địa động lực trên khu vực các đứt gãy thuộc miền Bắc Việt
Nam phục vụ công tác dự báo tai biến thiên nhiên. Lưu trữ tại Viện Khoa học Địa chất
và Khoáng sản 184 trang.


5.

Nguyễn Đại Trung, Nguyễn Đức Tâm, Phạm Khả Tùy, Lê Thanh Giản và

Nguyễn Xuân Nam, 2011. Báo cáo hiệu đính Bản đồ Đệ tứ Việt Nam tỉ lệ 1/500.000.
Lưu trữ tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 148 trang.
6. Nguyễn Đại Trung, Phạm Thị Thúy, Trần Tân Văn, 2015. Ghi nhận hoạt động hiện
đại của đới đứt gãy Mường La - Bắc Yên ở khu vực Ít Ong (Mường La, Sơn La) trên
cơ sở xác định tuổi các trầm tích Đệ tứ bị dịch chuyển. Tập san địa chất, trường Đại
học Mỏ - Địa chất.
7. Nguyễn Quang Miên, 2010. Nghiên cứu xác định tuổi mẫu trầm tích trẻ bằng
phương pháp nhiệt huỳnh quang. Tạp chí Khoa học Kĩ thuật Mỏ-Địa chất, số 29,

01/2010, tr 34-39.
8. Nguyễn Văn Hùng , 2002. Những đặc điểm cơ bản đứt gãy Tân kiến tạo Tây Bắc.
Luận án Tiến sĩ Địa chất, Viện Địa chất, Viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội.
9.

Tăng Đình Nam, Nguyễn Tiên Phong và Nguyễn Đại Trung, 2014. Báo cáo kết

quả công tác đo radon và thủy ngân các khu vực: Bản Bon (Minh Tân, Bảo Yên, Lào
Cai); Tú Lệ (Văn Chấn, Yên Bái); Ít Ong (Mường La, Sơn La) và Cò Pục (Hủa Thanh,
Mường Chà, Điện Biên). Lưu trữ tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 46 trang.
10.

Vũ Văn Chinh, Nguyễn Ngọc Thủy, 2006. Đặc điểm cấu trúc Tân kiến tạo và

địa động lực hiện đại khu vực Sơn La-Mường La. Tạp chí Địa chất, A(295), tr. 39-50,
Hà Nội.
Tiếng anh
11.

Andrew S. Murray, Jon M.Olley, 2002. Precision and accuracy in the optically stimulated

luminescence dating of sedimentary quartz: a status review. Journal on methods and applications of
absolute Chronology.

12.

Berger G.W.(1993).

Thermoluminescence dating tests for lacustrine,


glaciomarine, and floodplain sediments from western Washington and British
Columbia. Can. J. Earth Science. 30, 1815-1828.
13.

Colin

V.Murray-Wallace,Brian

G.Jones,

Tran

Nghi

et

al,

2002.

Thermoluminescence ages for a reworked coastal barrier, southeastern Vietnam: a
preliminary report. Journal of Asian Earth Sciences 20 (2002), 535-548.


14.

Đam Quang Minh, Manfred Frechen, Tran Nghi, Jan Harff, 2009. Timing of

Holocen sand accumulation along the coast of central and SE Vietnam. International
journal of Earth Science (2010) 99: 1731 -1740.

15.

/>
16.

James P.Mc Calpin et al, 2009. Paleoseismology. Academic Press. 666 pp.

17.

James P.Mc Calpin, 2005. Late Quaternary activity of the Pajarito fault, Rio

Grande rift of Northern New Mexico, USA. Tectonophysics 408 (2005) 213-236.
18.

James P.Mc Calpin, S.L. Forman, 1991. Late Quaternary faulting and

thermoluminescence dating of the East cache fault zone, North-Central Utah.
Seismological Society of America, Vol .81, No.1, pp 139-161.
19.

MicheleL.Clarke, Helen M.Rendell,Peter G.Hoare et al., 2001. The timing of

conversand deposition in Northwest Norfolk, UK: acautionary tale. Quaternary
Science Reviews 20 (2001) 705-713.
20.

Murray, A.S. Olley, J.M., 2002. Precision and accurary in the optically

stimulated


luminescence

dating

of

sedimentary

quartz:

a

status

review.

Geochronometria 21, 1-16.
21.

Vladimir G. Trifonov and A. I. Kozhurin, 2010. Study of

active faults:

Theoretical and applied implications. Geotectonics, Vol 44 (6) 2010: pp 510-528.
22.

Vladimir G. Trifonov and Michael N. Machette, 1993. The Wold map of major

active faults project. Annali Di Geofisica, Vol XXXVI, N 3-4, June-July, 1993,
pp:225-236.

23.

William M.Huff, 2013. A middle to late Holocence record of Arroyo cut -fill

events in kichen corral wash, Southern Utah. Thesis of the requirements for the
degree of Master of Science in Geology. Utah Stat University, Logan, Utah, 194 pp.
24.

Witold Zuchiewicz, Nguyễn Quốc Cường, Andrzej Bluszcz, M. Michalik,

2004. Quaternary sediments in the Dien Bien Phu fault zone, NW Vietnam: A record
of young tectonic processes in the light of OSL-SAR dating results. Geomorphology,
60 (3-4).
25.

www.inqua.tcd.ie/

26.

www.usu.edu/geo/luminlab/




×