ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……...................................................
VŨ HỒNG MAI
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I TRONG
ĐIỂU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……….........................................
VŨ HỒNG MAI
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I TRONG
ĐIỂU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Mã số: 60 22 03 08
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Hiền
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Văn Hiền. Các số liệu, tài liệu nêu
ra và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu của
luận văn không trùng với các công trình khác.
Tác giả luận văn
Vũ Hồng Mai
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................. 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................... Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ......... Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của luận văn .......................................... Error! Bookmark not defined.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........... Error! Bookmark not defined.
8. Kết cấu của luận văn.............................................. Error! Bookmark not defined.
Chương 1: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CẢNH SÁT NHÂN DÂN .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp .................. Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Nhận thức chung về đạo đức .................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Đạo đức nghề nghiệp ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2 Đạo đức nghề nghiệp CSND........................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp CSND .... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Cơ sở hình thành đạo đức nghề nghiệp CSNDError! Bookmark not defined.
1.2.3. Những phẩm chất cơ bản trong đạo đức nghề nghiệp CSNDError! Bookmark
not defined.
1.3. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp CSND ......... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Khái niệm, vai trò giáo dục đạo đức nghề nghiệp CSNDError! Bookmark not
defined.
1.3.2. Những căn cứ có tính định hướng cho giáo dục đạo đức nghề nghiệp CSND
............................................................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Những nội dung chủ yếu trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp CSNDError!
Bookmark not defined.
1.3.4. Phương thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp CSNDError!
Bookmark
defined.
Tiểu kết chương 1 .................................................. Error! Bookmark not defined.
not
Chương 2:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT
NHÂN DÂN I GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .............. Error! Bookmark not defined.
2.1. Tình hình đặc điểm có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên trường Cao đẳng CSND I .............. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Đặc điểm quá trình xây dựng và trưởng thành của Nhà trường ........ Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Đặc điểm học viên nhà trường.................. Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Tác động, ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức và giáo dục đạo
đức nghề nghiệp Cảnh sát nhân dân .............. Error! Bookmark not defined.
2.2. Tình hình đạo đức và thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong Trường
Cao đẳng CSND I .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Động cơ lựa chọn các ngành học của học viênError! Bookmark not defined.
2.2.2. Thái độ của học viên đối với ngành nghề đang đào tạoError! Bookmark not
defined.
2.2.3. Nhận thức của học viên về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề
nghiệp ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Nhận thức của học viên về các tiêu chuẩn, phẩm chất cần thiết của các ngành
nghề đào tạo....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Thực trạng tình hình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của học viên
Trường Cao đẳng CSND I hiện nay .................. Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cao đẳng
CSND I ............................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên Trường Cao đẳng CSND I giai đoạn hiện nayError! Bookmark not defined.
2.3.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức,
lối sống theo tinh thần Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dânError!
not defined.
Bookmark
2.3.2. Tăng cường sự phối, kết hợp giữa các khoa, phòng, các bộ phận khác nhau của
Nhà trường trong quá trình thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
............................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Phát huy vai trò của các tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và
Hội Phụ nữ trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viênError! Bookmark not
defined.
2.3.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự giáo dục đạo đức nghề nghiệp CSND
cho học viên........................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.5. Kết hợp chặt chẽ với địa phương và đơn vị trong ngành Công an trong khâu
tuyển chọn học viên cho trường Cao đẳng CSND IError! Bookmark not defined.
2.3.6. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, thường xuyên theo quy chế, quy định;
đồng thời biểu dương, nêu gương kịp thời những cá nhân, tập thể, lớp học, khóa học
có thành tích trong tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
............................................................................ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 .................................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 11
PHỤ LỤC ............................................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA HỌC VIÊN VỀ GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CSND
I ................................................................................ Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU ĐIỀU TRA .................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CAND
: Công an nhân dân
2. CNXH
: Chủ nghĩa xã hội
3. CSND
: Cảnh sát nhân dân
4. KTTT
: Kinh tế thị trường
5. XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
6. CHXH
: Cộng hòa xã hội
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước trong điều kiện mở rộng kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng vào các
sinh hoạt cộng đồng quốc tế. Quá trình đó đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa
quan trọng và không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tác động tiêu cực từ mặt trái của quá trình
trên cũng dần lộ rõ trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là lối sống,
đạo đức. Trên thực tế, tình trạng xuống cấp về đạo đức xã hội nói chung, đạo đức trong
các nghề nghiệp nói riêng đang có xu hướng gia tăng và phổ biến. Những hiện tượng tiêu
cực đáng lên án liên tục xảy ra liên quan đến đạo đức của người hành nghề, từ lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh đến người làm nghề thầy thuốc, thầy giáo, từ đạo đức người lãnh
đạo, quản lý đến lối sống đạo đức của nhân viên văn phòng, sự xuống cấp đạo đức còn
len lỏi đến tận cửa chùa, tu viện… thể hiện trong lối sống của một số người hành nghề
tôn giáo. Sự xuống cấp ở mọi lứa tuổi, song đáng lo ngại nhất là ở ngay trong giới trẻ,
những người chủ tương lai của đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam đã cảnh báo: “Đặc
biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức,
mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập thân vì
tương lai bản thân và đất nước”. [11,tr.24]. Vấn đề bảo vệ giá trị đạo đức xã hội, đạo đức
trong các lĩnh vực nghề nghiệp, các thang bậc xã hội và đặc biệt giáo dục đạo đức cho lớp
người trẻ tuổi, hiện đang được đào tạo trong các nhà trường khác nhau trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết. Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: “Tăng cường giáo dục công dân,
giáo dục tư tưởng- đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lênin, đưa việc giảng dạy tư
tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và với từng bậc học…tổ chức
cho học sinh tham gia các họat động xã hội, văn hóa- thể thao phù hợp với lứa tuổi và với
yêu cầu giáo dục toàn diện” [11, tr.40-41].
Cán bộ, chiến sĩ CAND nói chung, CSND nói riêng là lực lượng vũ trang của
Đảng và Nhà nước Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh tổ quốc. Đó là sự
nghiệp rất vẻ vang, song trách nhiệm cũng rất nặng nề. Do tính đặc thù nghề nghiệp,
thường phải đối mặt, tiếp xúc và đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn, các hành vi vi
phạm pháp luật khác, đòi hỏi người cán bộ chiến sĩ CSND không những phải vững vàng
bản lĩnh chính trị, am tường pháp luật, tinh thông nghiệp vụ mà cần rèn luyện tu dưỡng
phẩm chất đạo đức cao đẹp. Họ là lực lượng xung kích nòng cốt trong đấu tranh chống
tội phạm, tệ nạn. Tuy nhiên, họ cũng trở thành mục tiêu tấn công của những tiêu cực xã
hội trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Sự tấn công đó có lúc trực diện, quyết liệt, thậm
chí đe dọa tính mạng cán bộ, chiến sĩ cũng gia đình họ. Cũng có sự tấn công giấu mặt, êm
ái từ sức mạnh của đồng tiền, của tình ái. Có thể nói, tội phạm, tệ nạn và những người vi
phạm pháp luật vì những lợi ích bất chính của mình, đã tìm mọi cách để tấn công, mua
chuộc, vô hiệu hóa cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát công an nhân dân. Thực tế, bên cạnh đại bộ
phận giữ được phẩm chất đạo đức, chiến thắng cám dỗ vật chất tội lỗi, không ít cán bộ,
chiến sĩ đã vi phạm, thậm chí một số người đã gục ngã bởi “những viên đạn bọc đường”
từ phía kẻ vi phạm pháp luật.
Vì vậy, tăng cường giáo dục, rèn luyện đạo đức và đạo đức nghề nghiệp cho cán
bộ chiến sĩ cảnh sát nhân dân là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách trong
công tác xây dựng lực lượng CAND hiện nay ở nước ta, xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chon
đề tài: “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân
dân I trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề đạo đức nói chung và đạo đức CAND nói riêng trong những năm gần đây đã
có nhiều công trình, bài viết, nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu:
- Các công trình đã in thành sách
+ “Giáo dục đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004) đã đề cập một cách có hệ thống nội dung lý luận cũng
như thực tiễn đạo đức xã hội của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng
thời đã khái quát một cách cô đọng những chuẩn mực, truyền thống giá trị đạo đức của
dân tộc ta, những nguyên tắc phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức mới cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng Việt Nam.
+ “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa” của Trịnh Duy Huy (Nxb Chính trị quốc gia, 2009),có nội dung khá đầy đủ và hệ
thống về lý luận, về thực trạng và một số phương hướng, giải pháp để xây dựng đạo đức
mới trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tác giả cho rằng xây dựng và
phát triển đạo đức mới phải dựa trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống
của dân tộc Việt Nam và chỉ ra những chuẩn mực cơ bản của đạo đức mới đang được xây
dựng ở nước ta bao gồm: chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế trong sáng; tinh thần
tập thể, ý thức cộng đồng; tinh thần lao động tự giác, sáng tạo; tinh thần nhân đạo và một
số giá trị khác như: bình đẳng, công lý, nhân quyền, yêu thiên nhiên, sự lương thiện, thận
trọng, tự giác, tự trọng.
+ “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Mịnh với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho cán
bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay” Sách chuyên khảo của PGS.TS Nguyễn Thế
Kiệt NXB Chính trị Quốc gia, năm 2011. Cuốn sách gồm 2 chương, chương I bàn về
“Nguồn gốc bản chất và nội dung đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh”, chương II bàn về
“Đạo đức người cán bộ lãnh đạo hiện nay – thực trạng và giải pháp (dưới ánh sáng đạo
đức cách mạng Hồ Chí Minh)”. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị đối với những
ai nghiên cứu về đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh.
+ “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” do
GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Văn Phúc (đồng chủ biên) (NXB Chính
trị quốc gia, 2003) đã đề cập một cách có hệ thống nội dung lý luận cũng như thực tiễn
đạo đức xã hội của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời đã khái
quát một cách cô đọng những chuẩn mực, truyền thống giá trị đạo đức của dân tộc ta,
những nguyên tắc phương hướng và giải pháp xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ,
đảng viên nhằm thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. Bandze Ladze (1985), Đạo đức học, T.1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. G. Bandze Ladze (1985), Đạo đức học, T.2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Hoàng Chí Bảo (1998), Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về con người và văn hóa,
Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Hoàng Chí Bảo (1997), "Văn hóa và sự phát triển nhân cách của thanh niên", Tạp
chí Nghiên cứu lý luận, (số1), tr.3-5.
5. Hoàng Chí Bảo (2012), Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác- Lênin và
Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị Quốc gia.
6. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Doãn Thị Chín (2004), Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên
Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
8. Con người, những ý kiến mới về một đề tài cũ (1987), T.1, NXB Sự Thật, Hà Nội.
9. Con người, những ý kiến mới về một đề tài cũ (1987), T.2, NXB Sự Thật, Hà Nội.
10. Thành Duy (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 2) Ban chấp
hành
Trung
ương
khóa
VIII,
NXB Chính
trị
quốc
gia,
Hà
Nội.
Hà Nội
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát
triển xã hội - kinh tế, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Dương Phú Hiệp (chủ biên) (1998), Những thay đổi về văn hóa xã hội trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở một số nước châu Á, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội
21. Đỗ Lan Hiền (2002), Vấn đề giáo dục đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.
22. Học viện Chính trị - Hành chính khu vực 1 – Khoa Triết học (2008), Giáo trình
Đạo đức học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Học viện Cảnh sát nhân dân – Bộ môn Mác-Lênin & KHXHNV (2012), Giáo
trình Đạo đức học và đạo đức nghề nghiệp (Lưu hành nội bộ)
24. Vũ Thanh Hương (2004), Đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường
hiện nay ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
25. Trịnh Duy Huy (2007), Vấn đề xây dựng đạo đức mới trong điều kiện nền kinh tế
thị trường ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Viện Triết học, Hà Nội.
26. Nguyễn Bá Hùng (2010), Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm
trong nhà trường quân sự hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị.
27. Vũ Khiêu (chủ biên) (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. Vũ Khiêu (1987), Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng văn hóa, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
29. Trần Hậu Kiêm (1997), Đạo đức học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội.
30. La Quốc Kiệt, Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, NXB Chính trị quốc gia 3003.
31. Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2005), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị
hiện nay- Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Thế Kiệt (2008), "Định hướng giá trị đạo đức trong công tác giáo dục đạo
đức cho sinh viên các trường đại học hiện nay Ở Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa
học Vai trò lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con
người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
34. Luật Giáo dục (2012), NXB Lao động.
35. V.I.Lênin (1977), toàn tập T.15 NXB Tiến Bộ, Mátxcơva.
36. V.I.Lênin (1977), toàn tập T.43, NXB Tiến Bộ, Mátxcơva.
37. Thanh Liêm (8-9-2000), "Thêm một cảnh báo", Báo Công an nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh, tr.11-13.
38. Các Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập T.23, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
39. Các Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập T.3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
40. Các Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập T.13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994
41. Các Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập T.20, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
42. Các Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập T.3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
43. Các Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập T.13, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
44. Hồ Chí Minh (1988), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân,
Nxb thành phố Hồ Chí Minh.
45. Hồ Chí Minh, toàn tập T.9, NXB Sáng tạo, 1989.
46. Hồ Chí Minh, toàn tập T.9, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
47. Hồ Chí Minh, toàn tập T.12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
48. Giáp Văn Thông (2004), Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến
sĩ công an trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh.
49. Nguyễn Quý, Lê Xuân Trường (1983), Tìm hiểu ý nghĩa khoa học cách mạng,
thực tiễn trong Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Công an nhân dân,
NXB Công an nhân dân.
50. Đỗ Trọng Thiều (1984), Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, T.1, NXB Sách giáo
khoa Mác - Lênin (sách dịch).
51. Đỗ Trọng Thiều (1984), Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, T.2, NXB Sách giáo
khoa Mác - Lênin (sách dịch).
52. Trần Xuân Thọ (2012), Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên
trường Cao đẳng nghề Đà Lạt trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ khoa
học giáo dục, Trường Đại học Vinh.
53. Nguyễn Khánh Toàn (1995), Một số vấn đề về giáo dục của Việt Nam, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
54. Tổng cục Cảnh sát (2007), Cảnh sát nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, NXB Công an nhân dân.
55. Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND (2009), Giáo trình Đạo đức học, NXB
Công an nhân dân.
56. Vụ Công tác lập pháp (2006), Những nội dung cơ bản của luật CAND, NXB Tư
pháp.