Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Giáo dục đạo đức lối sống cho học viên trường cao đẳng cảnh sát nhân dân i hiện nay theo tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.99 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỖ THỊ HÀ

GIÁO DỤC LỐI SỐNG CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN I HIỆN NAY THEO
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
MÃ SỐ: 60.31.02.04

Người hướng dẫn: PGS.TS Bùi Đình Phong

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 4
Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG
CHO THANH NIÊN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ............ Error!
Bookmark not defined.
1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm lối sống và giáo dục lối sống.Error!

Bookmark

not

defined.


1.1.2. Khái niệm nếp sống ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Khái niệm lẽ sống ............................... Error! Bookmark not defined.
1.1.4. Khái niệm phong cách sống ................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên và giáo dục lối
sống cho thanh niên.......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên .............. Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho thanh niên... Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Phương pháp giáo dục lối sống cho thanh niênError! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 1 ............................................ Error! Bookmark not defined.
Chương 2 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC GIÁO DỤC
LỐI SỐNG CHO HỌC VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẢNH SÁT NHÂN
DÂN I ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1. Thực trạng và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lối sống cho
học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân IError!

Bookmark

not

defined.
2.1.1. Thực trạng lối sống và công tác giáo dục lối sống cho học viên
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I ......... Error! Bookmark not defined.


2.1.2. Tình hình đất nước và ngành Công an đòi hỏi phải giáo dục lối sống
cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân IError! Bookmark not
defined.

2.2. Nội dung và giải pháp giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng
Cảnh sát nhân dân I .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Nội dung giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân I ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Giải pháp giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân I ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phát huy vai trò các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ nhà trường
trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học viênError! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 2 ............................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 12
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất đồng thời cũng là nhà giáo
dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời Người là tấm gương sáng cho thế hệ
trẻ muôn đời sau noi theo. Tư tưởng của người có vai trò, ý nghĩa và tác dụng to
lớn đối với cách mạng Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX của Đảng khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng nước Việt
Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh” [10, tr.88].
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn
dành sự quan tâm đặc biệt cho thế hệ trẻ và để lại cho thanh niên Việt Nam
những tình cảm quí báu và những lời dạy thiết thực đối với lớp con cháu. Người
đã viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ
là mùa xuân của xã hội”. Là một lãnh tụ có tầm nhìn xa, trông rộng, hơn ai hết
Người thấu hiểu vai trò vô cùng quan trọng to lớn của lực lượng thanh niên

trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ, kiến thiết nước
nhà. Để phát huy vai trò và sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục
thanh niên một cách toàn diện và chu đáo. Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của vấn
đề này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ.
Đối với việc chăm lo đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng thanh niên trong đó
có lớp thanh niên trí thức - những thanh niên, học viên đang được đào tạo từ các
trường đại học, cao đẳng được Bác dành sự quan tâm đặc biệt. Bác yêu cầu học
viên: “Phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?”. Bác chỉ rõ: “Học
tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự” và “Học
để phụng sự ai? Để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu
nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”. Từ đó có thể
thấy, nhiệm vụ của thanh niên trí thức thời đại mới không chỉ là ra sức học tập
để làm chủ được tri thức, công nghệ mới, mà còn phải xác lập được cho mình lý
tưởng cộng sản đúng đắn đây chính là vũ khí sắc bén trong đấu tranh chống lại


cái xấu, chống lại những cám dỗ bên ngoài, giúp thanh niên vươn lên để hoàn
thành mục tiêu.
Đặc biệt trong xã hội hiện tại, khi mà các giá trị tinh thần cũ và mới đan
xen, một bộ phận không nhỏ thanh niên, sinh viên có lối sống buông thả, vị kỉ,
cá nhân, thờ ơ, vô cảm với thời cuộc, chìm đắm trong cuộc sống ảo trên mạng,
vùi mình trong các cuộc ăn chơi đua đòi…thì những lời dạy của Bác càng có giá
trị lớn lao hơn bao giờ hết. Nhưng làm thể nào để những lời dạy quý báu đó của
Người thấm nhuần tới được học sinh, sinh viên, giúp các em hình thành được lý
tưởng và lối sống đúng đắn? Trách nhiệm đó không chỉ của riêng ai, mà là trách
nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của các bậc làm cha làm mẹ, của các nhà
giáo dục, các nhà quản lý trong lĩnh vực có liên quan tới thanh thiếu niên.
Công tác giáo dục lối sống cho học sinh viên hiện nay đã có nhiều tiến bộ,
Đa số họ có tinh thần yêu quê hương đất nước, tin tưởng, chấp hành đường lối,

chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng và pháp luật của nhà nước, xác định được
mục tiêu sống, có lý tưởng phấn đấu ràng với động cơ học tập nghiêm túc; tích
cực tham gia các hoạt động, các phong trào “xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì
cộng đồng…”, biết chia sẻ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh những biểu hiện tích cực vẫn còn một bộ phận không nhỏ học
sinh sinh viên có ý thức phấn đấu chưa cao, thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã
hội, phai nhạt lý tưởng cách mạng, không xác định được mục tiêu, lí tưởng cuộc
sống; có biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm
pháp luật. Một số học sinh sinh viên đề cao lối sống thực dụng, ích kỉ, thích
hưởng thụ, đua đòi, xa hoa lãng phí, xem nhẹ giá trị tinh thần. Không quan tâm
đến cộng đồng, người xung quanh, ít tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt
động xã hội và cộng đồng, người xung quanh, ít tham gia các hoạt động tình
nguyện, hoạt động xã hội và cộng đồng, sống khép mình, đề cao chủ nghĩa cá
nhân, xa rời tập thể, có một số học sinh sinh viên vi phạm pháp luật nghiêm
trọng gây bức xúc trong nhân dân.
Với vai trò là trường trọng điểm về đào tạo cán bộ chiến sĩ Công an,
nhiệm vụ đặt ra đối với Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I là đào tạo, cung


cấp cho đất nước đội ngũ cán bộ chiến sĩ không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp
vụ mà còn phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong
sáng, lối sống lành mạnh. Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề giáo dục lối
sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I vừa là đòi hỏi tất yếu
khách quan vừa là nhiệm vụ quan trọng của trường trong giai đoạn hiện nay.
Trong xu thế chung của sinh viên cả nước, đa số học viên Trường Cao đẳng
Cảnh sát nhân dân I đều chấp hành tốt nội quy của trường, phấn đấu học tập
không ngừng để trở thành những cán bộ có ích phụng sự cho tổ quốc cho nhân
dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một bộ phận không nhỏ có những biểu hiện
lệch lạc trong nhận thức như: xác định động cơ học tập không đúng, mục đích
học tập không có sự cố gắng mà là nhằm chống đối với gia đình và thầy cô, chỉ

muốn qua môn học không có ý thức phấn đấu, cá biệt còn một số sinh viên có
hành động quay cóp trong thi cử, một số sinh viên còn vi phạm điều lệnh
CAND, một số em còn thơ ơ với các vấn đề chính trị, các hoạt động xã hội, còn
mơ hồ về lý tưởng cách mạng, ham ăn chơi đua đòi, chạy theo lối sống thực
dụng, buông thả, tiếp thu lối sống văn hóa phương Tây không có chọn lọc, quá
coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, sùng bái đồng tiền.
Đứng trước yêu cầu và đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới toàn diện, đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công
cuộc hội nhập quốc tế, diễn biến của tình hình thế giới ngày một phức tạp, đã đặt
ra cho các thế hệ sinh viên nhất là học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân
I sẽ gánh vác những trọng trách to lớn nhưng vô cùng khó khăn phức tạp. Vì
vậy, việc giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
là yêu cầu khách quan và cấp bách hơn bao giờ hết bởi đây là nội dung quan
trọng hàng đầu trong việc rèn luyện nhân cách tuổi trẻ, là sự chuẩn bị quan trọng
để những cán bộ chiến sĩ công an trẻ bước vào đời.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Giáo dục lối sống cho học viên
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”
làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Hồ Chí Minh học.


1. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề giáo dục lối sống cho sinh viên được nhiều nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu theo nhiều khía cạnh, cách tiếp cận khác nhau. Điển hình là những
công trình sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục cho
thanh niên
+ “Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội” do Huỳnh
Khái Vinh chủ biên đã cho thấy lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội là
những yếu tố cơ bản trong đời sống xã hội của mỗi con người và mỗi nền văn
hóa, gắn liền với các cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng về mọi mặt đời sống vật

chất, tinh thần của toàn xã hội. Trong đó, đạo đức về cơ bản đóng vai trò là lẽ
sống; còn lối sống là mà hạt nhân là các khuôn mẫu ứng xử và thể chế xã hội
mang biểu trưng văn hóa điển hình và đóng vai trò định hình, định tính văn hóa
và con người. Dưới sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu
hướng chuyển đổi lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội trong giai đoạn công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ thực trạng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội
mới, tác giẩ đưa ra phương hướng, quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống,
đạo đức và chuẩn giá trị xã hội mới.
+ “Giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác – Lênin và Chủ nghĩa
xã hội khoa học” của GS.TS Hoàng Chí Bảo (NXB Chính trị Quốc gia, 2012).
Tác phẩm đã trình bày về phát triển xã hội của Mác - Ăngghen và Lênin, quan
điểm của các nhà kinh điển về chế độ xã hội, quyền con người và quyền công
dân, tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản và sự chín muồi của chủ nghĩa Mác, giá trị
bền vững và sức sống của Chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời đại ngày nay.
+ “Tìm hiểu ý nghĩa khoa học cách mạng, thực tiễn trong Sáu điều dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Công an nhân dân” do Nguyễn Quý, Lê
Xuân Trường, Nguyễn Hữu Lê (Hà Nội, Công an nhân dân, 1983). Tác phẩm
phân tích, giải thích, minh họa nội dung sáu điều Bác dạy đối với Công an nhân
dân Việt Nam, nêu nhiều gương hy sinh và truyền thống tốt đẹp của lực lượng
Công an nhân dân.


+ “Sáu điều dạy của Bác Hồ kính yêu đối với Công an nhân dân” (Hà
Bắc: Phòng tổ chức cán bộ và công tác chính trị, 1983) đã nghiên cứu, phân tích
nội dung Sáu điều Bác dạy đối với Công an nhân dân Việt Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
vào giáo dục lối sống cho sinh viên.
+ Mạc Văn Trang: “Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những
phương hướng, biện pháp giáo dục”, Đề tài cấp Bộ, mã số B94 -38 - 24, Bộ
Giáo dục và đào tạo, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục năm 1995. Công trình

này đã xác định khái niệm lối sống sinh viên và nêu ra một hệ thống những đặc
điểm chủ yếu của lối sống sinh viên được biểu hiện qua định hướng giá trị, trong
các hoạt động cụ thể, trong hành vi giao tiếp và ứng xử của cá nhân. Đặc biệt,
tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát, thống kê số liệu để phân tích các biểu hiện
tích cực và tiêu cực trong lối sống của sinh viên. Từ đó, đưa ra phương hướng và
những giải pháp nhằm giáo dục lối sống cho sinh viên. Có thể thấy tác giả đã
tránh chỉ trình bày lý luận về lối sống sinh viên mà tiếp cận lối sống sinh viên
bằng những phương pháp nghiên cứu cụ thể, mô tả các biểu hiện cụ thể của lối
sống sinh viên trong cuộc sống hiện thực của họ.
+ Phạm Tấn Xuân Tước: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức,
lối sống cho thanh niên và vận dụng vào việc giáo dục sinh viên các trường đại
học ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Hồ Chí Minh học,
2006, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã nêu ra tư tưởng
Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống mới cho thanh niên, thưc
trạng và nội dung, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức,
lối sống cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giáp Văn Thông: “Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ,
chiến sĩ Công an trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, 2004. Đề tài đã nêu ra tầm quan trọng và yêu cầu của việc nâng
cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ Công an ở Việt Nam hiện nay. Từ
đó nêu ra thực trạng, đề xuất và giải pháp.


+ Nguyễn Thị Thanh Hà: “Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc
xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2014.
Luận án đã nêu ra tầm quan trọng của việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên
hiện nay, những vấn đề tác động đến công tác xây dựng lối sống cho sinh viên.
Thực trạng, phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức

truyền thống dân tộc đối với việc xây dưng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Những tài liệu trên đã đề cập rất nhiều đến vấn đề giáo dục đạo đức lối
sống nhưng chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu, giải quyết vấn đề giáo
dục lối sống cho học viên Cảnh sát nhân dân nói chung và trường Cao đẳng
Cảnh sát nhân dân nói riêng. Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình
trước đó. Những tài liệu trên là nguồn tư liệu quý để tác giả tham khảo và kế
thừa, làm định hướng cho luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho
thanh niên, luận văn phân tích làm rõ nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân I.
3.2. Nhiệm vụ
+ Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
lối sống cho thanh niên.
+ Phân tích thực trạng lối sống của học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát
nhân dân I từ 2010 đến 2015.
+ Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả giáo dục lối sống cho
học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu


+ Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục lối sống cho
học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho thanh niên
+ Lối sống và công tác giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng

cảnh sát nhân dân I hiện nay.
+ Thời gian khảo sát: từ năm 2010 đến năm 2015
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính
sách giáo dục pháp luật của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các văn bản quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Công an có liên quan đến
giáo dục lý luận chính trị, lối sống trong các trường Đại học, Cao đẳng và trong
các trường Công an nhân dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ
thể sau:
Phân tích - tổng hợp: Sử dụng phương pháp này nhằm phân tích làm rõ
các nguồn tài liệu, số liệu về đội ngũ cán bộ, giảng viên và học viên. Đưa ra các
kết luận về công tác giáo dục lối sống cho học viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thống kê - so sánh: Thu thập các số liệu về đội ngũ cán bộ, giảng viên và
học viên để phân tích, đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống học viên và công tác
giáo dục lối sống cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I tạo cơ sở
cho việc so sánh, đánh giá khoa học.
Phương pháp điều tra xã hội học: xây dựng bảng hỏi tạo điều kiện cho
học viên thể hiện được quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến lối sống
và công tác giáo dục lối sống. Thông qua đó, xử lý các số liệu để nhận được các
thông tin cần thiết phục vụ yêu cầu của đề tài nghiên cứu.


Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Phỏng vấn, trưng cầu ý kiến của các
chuyên gia để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống cho học viên
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.
+ Đề tài cũng tiến hành kế thừa những giá trị, những thành tựu của một số

công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
+ Hệ thống hóa tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lối sống cho thanh niên.
+ Đề xuất một số nội dung, giải pháp giáo dục lối sống cho học viên
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I.
+ Luận văn cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp cho Đoàn
trường, Hội học viên, Phòng Quản lý học viên trong việc xây dựng và tổ chức
thực hiện các chương trình hành động của mình.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
+ Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã khẳng định được tính tất yếu, tầm quan trọng và ý nghĩa của
công tác giáo dục lối sống cho thế hệ thanh niên nói chung cũng như học viên
Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I hiên nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao
đẳng Cảnh sát nhân dân I.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, học tập trong các trường Công an nhân dân.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2
chương 4 tiết.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Nghị quyết số 25-NQ/TW, Hội nghị
lần thứ Bảy BCH TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội.
2. Bộ Công an Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân (2009),
Xây dựng đội ngũ trí thức Công an nhân dân trong tình hình mới, Nxb Công an
nhân dân.

3. Bộ Công an, Trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I (2005), Biên niên
sự kiện lịch sử trường Trung học cảnh sát nhân dân I (1965- 2005), Nxb Công
an nhân dân
4. Trần Văn Bính (chủ biên) (1996), Văn hóa dân tộc trong quá trình mở
cửa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Hà Bắc (1983) Sáu điều dạy của Bác Hồ kính yêu đối với Công an
nhân dân (Phòng tổ chức cán bộ và công tác chính trị).
6. Hồ Tuyết Dung (2000), Văn hóa thẩm mỹ với việc xây dựng lối sống
cho thanh niên đô thị hiện nay, Tạp chí sinh hoạt lý luận, số 2.
7. Lê Duẩn (1978) Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
8. Thành Duy (2002) Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng
con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
11. Đoàn Nam Đàn (2002) Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Học viện Cảnh sát nhân dân – Bộ môn Mác-Lênin & KHXHNV
(2012), Giáo trình Đạo đức học và đạo đức nghề nghiệp (Lưu hành nội bộ).
13. GS.TS Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện
nay từ góc nhìn giá trị học, Viện Văn hóa Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.


14. Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của
sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ
Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội, Mã số 5.06.02
15. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối
sống và con người Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.

16. Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên) (2011]), Đặc điểm tư duy lối sống của
con người Việt Nam hiện nay: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Hằng (2004), Tìm hiểu lối sống của sinh viên thành phố
Hồ Chí Minh qua việc sử dụng thời gian rỗi, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
18. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người
phục vụ phát triển xã hội – kinh tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
19. Nguyễn Văn Huyên (2003), Lối sống người Việt Nam dưới tác động
của toàn cầu hóa, Tạp chí Triết học (12-151).
20. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Viện
Văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
21. TS. Mai Quang Hiện và Ths. Đặng Đức Nghĩa (đồng chủ biên)
(2009), Giáo trình Đạo đức học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,.
22. Đặng Xuân Kỳ (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa
và con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Vũ Khiêu (1975), Lao động, nguồn vô tận của mọi giá trị, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
24. Vũ Khiêu (2000), Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
25. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội.
26. Luật Giáo dục (2012), Nxb Lao động.
27. Luật Công an nhân dân (2005), Nxb Công an nhân dân.
28. Đinh Xuân Lâm – Bùi Đình Phong, Giá trị trường tồn của tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh trong lòng nhân loại tiến bộ, Tạp chí Thông tin lý luận.


29. Nghị quyết 25 Ban chấp hành TW Đảng khóa X (2008), Về Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh
Công nghiệp hóa hiện đại hóa.

30. Nghị quyết 40 Bộ Chính trị (2004), Nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác công an trong tình hình mới.
31. Đỗ Mười (1995), Lý tưởng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp
đổi mới, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
32. C.Mác và Ph. Ăng ghen, Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên.
33. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995) Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
34. C.Mác (1959), Chủ nghĩa Mác và vấn đề giáo dục, Nxb Sự thật, Hà
Nội.
35. Hồ Chí Minh (2007), Về công tác giáo dục lý luận chính trị, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
48. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
51. Hồ Chí Minh (1977), Về vấn đề học tập, Nxb Sự thật, Hà Nội.


52. Hồ Chí Minh (1997), Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

53. Phan Đình Nghiệp (2000), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ
trẻ Việt Nam trong tình hình mới, NXB Thanh niên.
54. Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên
trong cách mạng Việt Nam, Nxb Thanh Niên.
55. Nguyễn Ái Quốc (2008), Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Chính trị
Quốc gia.
56. Nguyễn Ái Quốc (2008), Thư gửi thanh niên Việt Nam, phụ lục của
Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia.
57. Nguyễn Quý, Lê Xuân Trường, Nguyễn Hữu Lê (1983), Tìm hiểu ý
nghĩa khoa học cách mạng, thực tiễn trong Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đối với Công an nhân dân Hà Nội, Công an nhân dân.
58. V.I.Lênin, Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên
59. Phạm Hồng Tung (2007), Nghiên cứu về lối sống: Một số vấn đề về
khái niệm và cách tiếp cận, Tạp chí Khoa học, Chuyên san Khoa học xã hội và
nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 23, số 4, trang 277.
60. Mạc Văn Trang (1995), Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và
những phương hướng, biện pháp giáo dục, Mã số B94-38-32, Viện nghiên cứu
phát triển giáo dục – Bộ giáo dục & đào tạo.
61. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Nxb Từ điển Bách Khoa.
62. Nguyễn Thị Mỹ Trang (2006), Xây dựng lối sống văn hóa cho thanh
niên hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 6.
63. Phạm Thị Ngọc Trầm (2001), Các giá trị sinh thái truyền thống của
Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa, Tạp chí Triết học, (7).
64. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa,
Hà Nội.
65. Tổng cục Cảnh sát (2007), Cảnh sát nhân dân học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân.
66. Tổng cục Cảnh sát - Cục chính trị Cảnh sát (2005), Người giữ gìn sự
bình yên, Nxb Công an nhân dân.



67. Đặng Quang Thành (2005), Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh
niên thanh niên thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
68. Nguyễn Đình Tấn, Nguyễn Tuấn Minh, Lối sống của thanh niên trong
quá trình đô thị hóa ở Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
69. Võ Văn Thắng (2006), Kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc trong việc xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Luận án
tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
70. Văn Tùng (chủ biên) (2000), Lịch sử đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh và phong trào thanh niên Việt Nam, Nxb Thanh niên.
71. Huỳnh Khái Vinh (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống, đạo
đức chuẩn giá trị xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72. Vụ công tác lập pháp (2006), Những nội dung cơ bản của luật Công
an nhân dân, Nxb Tư pháp.
73. Các bài viết trên mạng:
- thanhnien.com.vn: Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống văn
hóa cho thế hệ trẻ.
- doanthanhnien.vn: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chuyên đề
1: Tăng cường công tác giáo dục lý tưởng. Cách mạng, đạo đức, lối sống cho
thanh niên nhiệm kỳ 2012 – 2017.



×