Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

NUOI CON HOAN TOAN BANG SUA ME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 59 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự cấp thiết tất yếu NCBSMHT trong 6 tháng đầu là cách tối ưu nhất để cung
cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và ngăn ngừa tới 13% số
ca tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi ở các nước đang phát triển và cứu sống trên 1,5 triệu
trẻ hàng năm trên thế giớil;’0, c, giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
gấp 2-3 lần và do các bệnh truyền nhiễm thường gặp như tiêu chảy, hô hấp cấp tính
và thiếu dinh dưỡng gấp 14 lần [2],[23]. Hàng năm có trên một triệu trẻ em tử vong
và hàng triệu em khác phải gánh chịu những hậu quả lâu dài do nuôi dưỡng không
hợp lý[28].
Ở Việt Nam, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến
NCBSM đã được quan tâm đáng kể. Một số chính sách và chương trình đã được
thực hiện nhằm tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ. Sáng kiến “Bệnh viện bạn
hữu trẻ em” được bắt đầu thực hiện từ năm 1992 theo khuyến cáo của UNICEF và
WHO. Hiện nay có khoảng 70% các bệnh viện tỉnh và trung ương đang thực hiện
sáng kiến này trong cả nước. Năm 2006, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
21/2006/NĐ-CP về việc “Kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng
cho trẻ nhỏ” [1],[2]. “Chiến lược quốc gia về dân số và phát triển”, “Chiến lược
quốc gia về chăm sóc sức khoẻ”, “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh
sản”, “Chương trình nuôi con bằng sữa mẹ 2001-2010” và đặc biệt là “Kế hoạch
hành động về sự sống còn của trẻ em giai đoạn 2009 – 2015” của Bộ Y tế đều nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với chất lượng dân số và
phát triển bền vững [1],[2],[3],[6].
Nếu so sánh kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2005 -2010 và 2015
cho thấy xu hướng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đang dần giảm đi và thay vào
đó là bắt đầu cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung sớm hơn, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tháng tuổi
được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đã giảm dần từ 20% năm 2005 xuống 17% năm
2010 xuống còn 16,2% năm 2015 [23] và chỉ khoảng 58% trẻ sơ sinh được bú sữa
mẹ trong giờ đầu sau khi sinh [7],[[11],[21]. Một thách thức lớn trong chương trình
dinh dưỡng là tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn rất thấp và hầu như không
cải thiện trong 2 thập kỷ qua. Trong khi “Kế hoạch Hành động vì sự sống còn của trẻ
em giai đoạn 2009 – 2015” đã đưa ra chỉ tiêu đến năm 2015 tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ



Trang 1


ngay trong vòng 1 giờ sau sinh lên 90% và tăng tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ
hoàn toàn lên 50% [1]. Hiện trạng này do các nhóm nguyên nhân như: (1) thiếu hỗ trợ từ
các chính sách Nhà nước, cụ thể như chế độ nghỉ đẻ cho bà mẹ chỉ đựơc 4 tháng, trong
khi bà mẹ cần 6 tháng để cho con bú hoàn toàn; (2) các đơn vị trong ngành y tế chưa
thực hiện tốt hoạt động khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cán bộ y tế thiếu kiến thức
và kỹ năng tư vấn cho bà mẹ; thiếu quyết tâm để xây dựng cũng như duy trì Bệnh viện
bạn hữu trẻ em; (3) sự bùng nổ của quảng cáo và những quà tặng hấp dẫn của các Công
ty sữa về sản phẩm thay thế sữa mẹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến CBYT, đến thực hành
hỗ trợ các bà mẹ NCHTBSM . Ngoài ra, ít bà mẹ tin rằng có thể đủ sữa để NCBSM
hoàn toàn trong 6 tháng, trong khi lại tin vào việc cho ăn bổ sung sớm sẽ làm cho trẻ
cứng cáp. Vì thế, rất ít bà mẹ nhận được sự hỗ trợ để NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng
đầu theo khuyến cáo của WHO và UNICEF [1],[2],[3],[4].
Báo cáo Dinh dưỡng năm 2010 của Viện Dinh dưỡng cho thấy khu vực Tây
Nguyên có tỷ lệ SDD trẻ em <5 tuổi chiếm tỷ lệ cao so với toàn quốc và tỷ lệ SDD
cân nặng theo tuổi ở Đắk Lắk là 27,0% so với toàn quốc là 17,5%; tỷ lệ SDD chiều
cao theo tuổi là 36,9% so với toàn quốc là 29,3% [21]. Những chỉ số này có liên
quan mật thiết đến việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những tháng đầu đời
và thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk , tỉnh Đắk Lắk cũng nằm trong bối cảnh chung đó.
Có thể do sự hiểu biết và thực hành NCBSM của các bà mẹ ở đây còn hạn chế và
cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đề cập nhiều đến vấn đề NCBSM hoàn toàn
trong 6 tháng đầu tại thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk. Vì thế, chúng tôi tiến hành thực
hiện nghiên cứu: “Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
và một số yếu tố liên quan của bà mẹ ở thị trấn Liên Sơn huyện Lắk, tỉnh Đắk
Lắk năm 2016”, với các mục tiêu sau:

Trang 2



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
1. Đánh giá sự hiểu biết và thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu của các bà mẹ tại thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk năm 2016.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn
toàn trong 6 tháng đầu của các bà mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở thị trấn
Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk năm 2016.

Trang 3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU VỀ NUÔI DƯỠNG TRẺ NHỎ:
1.1.1. Sự ra đời của Chiến lược toàn cầu:
Năm 2002, WHO và UNICEF đã xây dựng Chiến lược toàn cầu về nuôi dưỡng
trẻ nhỏ nhằm nhấn mạnh vai trò của các thực hành nuôi dưỡng đối với tình trạng
dinh dưỡng, sự tăng trưởng, phát triển và sự sống còn của trẻ nhỏ. Sau nhiều lần bổ
sung, chỉnh sửa, đến năm 2006, WHO đã xuất bản cuối “Tư vấn nuôi dưỡng trẻ
nhỏ”, tài liệu có tên tiếng Anh là “Infant and Young Child Feeding Counselling -An
Integrated Course” và các chuyên gia của WHO đã triển khai tập huấn cho nhiều
quốc gia trên toàn thế giới. Nội dung nuôi dưỡng trẻ nhỏ được xây dựng dựa trên cơ
sở kết luận và khuyến nghị của các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng, với mục
tiêu chủ yếu là bảo vệ, khuyến khích và hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu; cho trẻ ăn bổ sung an toàn, hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ tới 2
tuổi hoặc lâu hơn [16],[17]
Trên thực tế, vẫn còn nhiều trẻ nhỏ được nuôi dưỡng không đúng cách. Nhiều
bà mẹ dù bắt đầu cho con bú tốt nhưng sau đó vẫn cho trẻ ăn bổ sung sớm hoặc chỉ
cho bú vài tuần sau đẻ. Có rất nhiều trẻ phát triển tốt trong 6 tháng đầu nhưng cũng

không nhận được đủ các thức ăn bổ sung. Hậu quả là trẻ bị suy dinh dưỡng, một
vấn đề đang gia tăng ở nhiều nước. Hơn 1/3 trẻ dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng các
thể gầy còm, còi cọc, thiếu vitamin A, sắt hoặc các vi chất khác; suy dinh dưỡng
chiếm hơn một nửa trong số 10,5 triệu trẻ tử vong ở các nước đang phát triển hàng
năm [16],[19],[23],[37].
Kiến thức về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ của bà mẹ bị ảnh hưởng bởi niềm tin, thói
quen của cộng đồng và lời khuyên của cán bộ y tế; đôi khi thông tin quảng cáo của
các công ty sản xuất thức ăn nhân tạo cho trẻ em cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới
thực hành dinh dưỡng của bà mẹ cũng như cán bộ y tế. Nhiều khi cán bộ y tế gặp
nhiều khó khăn trong việc khuyên bà mẹ thay đổi thói quen thực hành dinh dưỡng
vì lời khuyên đưa ra đối ngược với thực hành theo thói quen và kiến thức đã có sẵn
của bà mẹ. Nguyên nhân chủ yếu gây suy dinh dưỡng trẻ em không phải do thiếu

Trang 4


thức ăn mà do thiếu kiến thức về thực hành cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung hợp lý. Chiến
lược toàn cầu về Nuôi dưỡng trẻ nhỏ do WHO và UNICEF xây dựng nhằm nâng
cao sự chú ý của cộng đồng thế giới về ảnh hưởng của thực hành nuôi dưỡng đến
tình trạng dinh dưỡng, sự lớn lên, phát triển, sức khoẻ và sự sống còn của trẻ nhỏ.
Suy dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến 60% tử vong trong
tổng số tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm. Đồng thời, Chiến lược toàn cầu
được xây dựng trên cơ sở Luật quốc tế về kinh doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ
năm 1981, Tuyên bố Innocenti năm 1990 và sáng kiến Bệnh viên bạn hữu trẻ em
năm 1991 và đã được Chính phủ các nước và các tổ chức liên quan (tổ chức chuyên
môn, tổ chức phi chính phủ), các công ty sản xuất và các tổ chức quốc tế triển khai
[16],[17],[20],[23].
1.1.2. Những nội dung cơ bản của Chiến lược toàn cầu:
Chiến lược toàn cầu đã liệt kê các khuyến nghị về nuôi dưỡng trẻ hợp lý, trong
đó nêu rõ trách nhiệm của Chính phủ và các tổ chức liên quan, nêu rõ các hoạt động

cần triển khai để khuyến khích, hỗ trợ các bà mẹ nuôi dưỡng trẻ nhỏ [20]. Cần thúc
đẩy các quốc gia trên thế giới thực hiện các nội dung sau:
1.1.2.1. Tiếp tục phấn đấu vì mục tiêu của Tuyên bố Innocenti (1981)
1. Cần chỉ định một điều phối viên quốc gia về NCBSM có cương vị thích
hợp; thành lập Ban điều hành Quốc gia NCBSM với sự tham gia của các ban,
ngành, đoàn thể.
2. Đảm bảo tất cả các cơ sở có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ thực
hiện đầy đủ “'10 điều kiện NCBSM thành công” do WHO và UNICEF xây dựng.
3. Thực hiện nghiêm túc Luật Quốc tế về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm
thay thế sữa mẹ;
4. Đưa ra qui chế bảo vệ quyền NCBSM đối với bà mẹ phải đi làm và tạo điều
kiện cho họ được NCBSM.
1.1.2.2. Đưa ra 5 mục tiêu mới:
1. Xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá chính sách toàn diện về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ

Trang 5


2. Đảm bảo các cơ sở y tế và các cơ sở khác có trách nhiệm bảo vệ, khuyến
khích và hỗ trợ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2
tuổi hoặc lâu hơn và hướng dẫn các bà mẹ đến các cơ sở hỗ trợ khi họ cần.
3. Cho trẻ ăn bổ sung đúng thời gian, đầy đủ, an toàn, phù hợp và tiếp tục cho
bú mẹ.
4. Hướng dẫn Nuôi dưỡng trẻ nhỏ trong những trường hợp đặc biệt
5. Xem xét việc ban hành luật mới hoặc các giải pháp để thực hiện Luật Quốc tế
về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ và các qui định khác [23].
1.2. NUÔI CON HOÀN TOÀN BẰNG SỮA MẸ:
1.2.1. Định nghĩa
Theo WHO: “Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn có nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ

mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các
trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc”. Cũng theo
WHO, định nghĩa NCBSM hoàn toàn có chấp nhận trường hợp trẻ uống thuốc
không do chỉ định của bác sỹ hay không. Vấn đề này đã được đưa ra năm 1991 tại
một cuộc hội thảo về các chỉ số NCBSM. Đây là một chỉ số được sử dụng trong các
cuộc điều tra hoặc nghiên cứu nhưng không phải là một thực hành tốt. Khi điều tra,
nếu gặp một trẻ nhỏ được uống thuốc hoăc vitamin thì vẫn được coi là NCBSM
hoàn toàn. Khi hỗ trợ bà mẹ NCBSM hoàn toàn, cần khuyến khích bà mẹ chỉ cho
trẻ bú mẹ, chỉ cho trẻ uống thuốc nếu có chỉ định của bác sỹ (không nên lạm dụng
thuốc) [22],[23],[30].
Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp cung cấp thức ăn tốt nhất cho trẻ sự lớn lên
và phát triển khỏe mạnh; trong 6 tháng đầu chỉ cần sữa mẹ là đáp ứng đủ nhu cầu
cho trẻ. Theo khuyến cáo của WHO, trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
- tức là chỉ cần cho trẻ bú sữa mẹ mà không cần cho ăn hay uống thêm bất cứ gì, kể
cả nước, trong 6 tháng (180 ngày) đầu đời, sau đó bổ sung thêm thức ăn phù hợp và
tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ cho tới khi trẻ được 24 tháng tuổi [36].
Sữa mẹ dễ hấp thụ, luôn sạch, an toàn và có thể sử dụng bất kỳ lúc nào mà
không cần phải đun sôi hay chế biến. Vì sữa mẹ cũng đã có đủ nước và các vitamin
nên không cần cho trẻ uống thêm nước, ngay cả trong điều kiện thời tiết nóng bức,
hay bất cứ loại nước hoa quả nào trong 6 tháng đầu đời [17],[23].

Trang 6


1.2.2. Tầm quan trọng và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
-Sữa mẹ là thức ăn hoàn thiện nhất cho trẻ từ lúc mới sinh cho đến 6 tháng tuổi.
-Sữa mẹ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết với thành phần cân đối giúp trẻ
mau lớn.
-Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả.
-Sữa mẹ bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.

-Sữa mẹ không chứa những protein lạ nên không gây dị ứng cho trẻ.
-Sữa mẹ luôn luôn vô trùng, có nhiệt độ thích hợp, không mất thời gian pha chế.
Ngoài ra thành phần sữa mẹ cũng không giống nhau từ đầu đến cuối. Trong vài
ngày đầu sau sinh, trước khi sữa thật sự được tiết ra, vú mẹ tiết ra sữa non có màu
vàng nhạt đặc sánh. Chất lượng sữa non giảm nhanh trong 24 giờ đầu.
*Sữa non và những lợi ích của sữa non:
Sữa non đã có từ những ngày trước khi đẻ, số lượng tuy ít nhưng cũng đủ đáp ứng
cho trẻ mới sinh trong những ngày đầu tiên, phải cho trẻ bú sớm và tận dụng sữa
non vì có nhiều ích lợi:
-Chứa nhiều kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn,nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa
thật sự.
-Có tác dụng sổ nhẹ, giúp tống phân su ra khỏi ruột, hạn chế hiện tượng vàng da
sinh lý.
-Giàu vitamin đặc biệt là vitamin A( vitamin A giúp giảm độ nặng của bất cứ bệnh
nhiễm khuẩn nào mà trẻ có thể mắc phải).
-Giúp bộ máy tiêu hoá trưởng thành.Phòng chống dị ứng và chứng không dung nạp.
Việc bú mẹ giúp cho tử cung co hồi trở về kích thước bình thường, làm giảm chảy
máu, và có thể phòng chống thiếu máu .
*Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
Sữa mẹ cũng giúp cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Những đứa trẻ được bú mẹ lớn lên sẽ
thông minh hơn những đứa trẻ được nuôi bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ và bằng
sữa bột dành cho trẻ sơ sinh. Thêm vào đó, NCBSM cũng là phương thức hiệu quả
nhất để xây dựng tình yêu thương gắn bó và tạo mối quan hệ gần gũi giữa mẹ và bé ,
chi phí ít hơn nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo,giúp ích cho sự phát triển của trẻ,giúp

Trang 7


cho mẹ chậm có thai, bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ trong phòng chống thiếu máu [6],
[23].

Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật ở trẻ thơ cũng như
ở giai đoạn trưởng thành như viêm nhiễm, dị ứng cho tới các bệnh mãn tính như
tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, các bệnh tim mạch và ung thư. [49]

Sữa đầu bữa

Sữa cuối bữa

Chất béo
Đạm

Đường

Sữa non

Sữa trưởng thành

Nguồn: WHO (2006) [23],[31]
Biểu đồ 1.1. Sự khác nhau giữa sữa non và sữa trưởng thành:
Sữa non là loại sữa mẹ đặc biệt, được tiết ra trong vài ngày đầu sau đẻ. Sữa
non sánh đặc, có màu vàng nhạt hoặc trong. Sữa non chứa nhiều protein hơn sữa
trưởng thành. Sau vài ngày, sữa non chuyển sang sữa trưởng thành. Số lượng sữa
nhiều hơn làm 2 bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng. Người ta gọi đây là hiện tượng
“xuống sữa”.
- Sữa đầu bữa có màu hơi xanh, số lượng nhiều và cung cấp nhiều protein,
lactose, nước và các chất dinh dưỡng khác. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú mẹ là
đủ, không cần uống thêm nước, ngay cả khi thời tiết nóng (biểu đồ 1.1)
- Sữa cuối bữa có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất
béo cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ, điều quan trọng là cần để trẻ bú đến hết sữa
cuối, không để trẻ nhả vú sớm quá.

NCBSM mang lại những lợi ích quan trọng về mặt tâm lý cho cả mẹ và con.
Sự tiếp xúc gần gũi ngay sau khi sinh giúp gắn bó bà mẹ và trẻ, làm cho bà mẹ cảm
thấy thoả mãn tình cảm. Trẻ được bú mẹ sẽ khóc ít hơn và có cảm giác an toàn hơn.

Trang 8


Một số nghiên cứu cho thấy NCBSM giúp trẻ phát triển trí thông minh. Trẻ nhẹ cân
được nuôi bằng sữa mẹ trong những tuần đầu sau đẻ, thực hiện những trắc nghiệm
về trí thông minh trong thời niên thiếu tốt hơn so với những trẻ nuôi nhân tạo [16],
[23],[34].
1.2.3. Các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa động vật:
- Sữa công thức được chế biến từ nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm: sữa
động vật, đậu nành và dầu thực vật. Mặc dù các loại sữa này đã được điều chỉnh,
chế biến để cho giống sữa mẹ, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức hoàn hảo
đối với trẻ nhỏ [23].
- Tất cả các loại sữa đều chứa chất béo đảm bảo cung cấp năng lượng, chất
protein đảm bảo cho sự phát triển của trẻ và đường lactose trong sữa cũng cung cấp
năng lượng.

Chất béo
Đạm

Đường

Nguồn: WHO (2006) [23],[31]
Biểu đồ 1.2. Các chất trong sữa mẹ và sữa động vật:
- Sữa động vật chứa nhiều protein hơn sữa mẹ. Do thận của trẻ chưa trưởng
thành nên khó đào thải hết các chất dư thừa từ protein của sữa động vật. Đồng thời
sữa mẹ có chứa các acid béo cần thiết, giúp cho quá trình hoàn thiện não bộ, mắt và

làm vững bền mạch máu. Các acid béo này không có trong sữa động vật, tuy nhiên
có thể được bổ sung trong sữa công thức (biểu đồ 1.2.)

Trang 9


- Protein trong các loại sữa khác nhau về số lượng và chất lượng. Số lượng
protein trong sữa bò có thể thay đổi để chế biến sữa công thức nhưng chất lượng thì
không thể thay đổi được.
Biểu đồ 1.4 cho thấy hầu hết protein trong sữa bò là casein. Casein tạo nên cục
đông vón, khó tiêu hoá trong dạ dày của trẻ nhỏ.
Dễ tiêu hóa

Khó tiêu hóa

Protein dạng lỏng

80% caseiin
Sữa đông

35% caseiin

Nguồn: WHO (2006) [23],[31]
Biểu đồ 1.3. Sự khác nhau về chất lượng protein trong sữa:
Sữa mẹ chứa nhiều protein dạng lỏng hoà tan, còn gọi là protein nước sữa
(whey protein). Nó chứa các protein kháng khuẩn giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm
khuẩn. Trẻ nuôi nhân tạo có thể không dung nạp protein sữa động vật, trẻ có thể
mắc tiêu chảy, đau bụng, nổi ban mẩn và các triệu chứng khác khi trẻ ăn thức ăn
chứa các loại protein khác nhau [50]
Sữa mẹ chứa các tế bào bạch cầu và một số yếu tố kháng khuẩn để bảo vệ trẻ

chống lại các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai, viêm
màng não và nhiễm khuẩn tiết niệu [23].
1.2.4. Các Thông điệp chính về NCBSM:
Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu mang lại rất nhiều lợi
ích về sức khỏe, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và bảo vệ trước các bệnh
gây tử vong như viêm phổi và tiêu chảy, và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
của trẻ. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ sau 6 tháng cho tới 2 tuổi hoặc lâu hơn, kết hợp với
việc bổ sung các thực phẩm an toàn và phù hợp, là cách thức nuôi dưỡng trẻ tối ưu.

Trang 10


Hàng năm, “Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ” được phát động từ ngày 1 - 7 tháng 8
với những thông điệp tuy có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn nhưng tập
trung lại vẫn chú trọng đến các nội dung sau [1],[2]:
- Cho trẻ bắt đầu bú mẹ ngay trong vòng một giờ sau khi sinh.
- Trẻ em ở mọi nơi đều cần được nuôi bằng sữa mẹ.
- Không thể có loại sữa hộp nào tốt hơn sữa mẹ.
- Nâng cao thêm hiểu biết nhận thức của bà mẹ, gia đình và xã hội về lợi ích
nuôi con bằng sữa mẹ.
- Nên cho trẻ bú mẹ tới hai tuổi và kết hợp với bổ sung thức ăn phù hợp để
bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển tối ưu.
- Mọi bà mẹ đều có thể có đủ sữa cho con mình nếu hiểu được tầm quan
trọng và các phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ và cùng với sự hỗ trợ đầy đủ của
gia đình.
- Cán bộ y tế cần ưu tiên và coi việc thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ như một
giải pháp y tế cộng đồng quan trọng, và có nghĩa vụ thúc đẩy, bảo vệ việc nuôi con
bằng sữa mẹ.
- Mỗi cơ sở y tế cần trở thành và luôn là “Cơ sở Y tế thân thiện” với trẻ em
và đóng vai trò như một thành tố quan trọng để đạt được tỷ lệ 50% nuôi con hoàn

toàn bằng sữa mẹ.
- Bảo đảm thực hiện có hiệu quả Nghị định của Chính phủ về việc kinh
doanh các sản phẩm thay thế sữa mẹ tại Việt Nam để các công ty sữa không vi
phạm các qui định về quảng cáo sai sự thật.
- Các Công ty phải hoàn toàn tuân thủ Nghị định số 21/2006/NĐ/CP của chính
phủ Việt Nam về Kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, vì
lợi ích cho sức khỏe và sự sống còn của trẻ em Việt Nam.
- Theo Kế hoạch Hành động Quốc gia vì sự sống còn trẻ em, phê duyệt vào
tháng 7/2009, mục tiêu đến năm 2015, 50% trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng
đầu.
“Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Sự lựa chọn thông
minh vì sự sống còn và phát triển của trẻ”
1.3. TÌNH HÌNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ TRÊN THẾ GIỚI:

Trang 11


1.3.1. Xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ ở các quốc gia :
Biểu đồ 1.1. là tổng hợp số liệu từ 64 quốc gia, trong đó gồm có 69% trẻ ở
những nước đang phát triển cho thấy rằng đã có những cải thiện trong tình hình
NCBSM hoàn toàn. Từ năm 1996 đến năm 2006, tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu tiên của cuộc sống tăng từ 33% đến 37%. Có một sự gia tăng
đáng kể ở ở vùng cận Sahara - Châu Phi, tăng từ 22% đến 30%, và châu Âu, với
mức tăng từ 10% đến 19%.

Nguồn Unicef. Progress for children: a world fit for children. Statistical Review,
Number 6. New York, Unicef, 2007
Biểu đồ 1.4. Xu hướng NCBSM hoàn toàn từ 1996 – 2006
1.3.2. Nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam qua các giai đọan :
Nếu so sánh kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2005 -2010 và 2015 cho

thấy xu hướng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đang dần giảm đi và thay vào đó là
bắt đầu cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung sớm hơn, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tháng tuổi được
nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ đã giảm dần từ 20% năm 2005 xuống 17% năm 2010
xuống còn 16,2% năm 2015 [23] và chỉ khoảng 58% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ
trong giờ đầu sau khi sinh [7],[[11],[21]. Một thách thức lớn trong chương trình dinh
dưỡng là tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn rất thấp và hầu như không cải
thiện trong 2 thập kỷ qua.

Trang 12


Theo đánh giá của UNICEF và cáo cáo của Bộ Y tế Việt Nam có phân tích
tình hình trẻ em được bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
đã cho thấy: chỉ có 16,2% và có 58% bà mẹ ở Việt Nam bắt đầu cho con bú trong giờ
đầu sau sinh và 88% bắt đầu cho bú trong vòng 24 giờ đầu. Ngoài ra, báo cáo cũng đã
cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa vùng nông thôn và thành thị, trong đó nông thôn
có tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ cao hơn hẳn. Tính trên toàn quốc Khoảng
70% trẻ từ 6-9 tháng tuổi được bú mẹ kết hợp với ăn bổ sung với thức ăn mềm đến
đặc. Ở trẻ từ 12-15 tháng tuổi có 78% trẻ em vẫn bú mẹ. Trẻ em trai thường được bú
mẹ hoàn toàn tới 6 tháng nhiều hơn trẻ em gái [2],[16].
- Chế độ nuôi dưỡng trẻ nhỏ được xem là đầy đủ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi
được bú mẹ hoàn toàn, trẻ từ 6-8 tháng tuổi được bú mẹ kèm ăn bổ sung ít nhất hai
lần một ngày, và trẻ 9-11 tháng tuổi được bú mẹ kèm ăn dặm ít nhất ba lần một
ngày. Ở Việt Nam, chỉ có 42% trẻ từ 0-11 tháng tuổi được nuôi dưỡng đầy đủ theo
định nghĩa trên. Trẻ em trai dưới 1 tuổi bình quân được nuôi dưỡng đầy đủ hơn trẻ
em gái (45% so với 38%).
- Người chăm sóc trẻ thường có thói quen thay thế sữa mẹ bằng nước, sữa và
các dung dịch có đường từ rất sớm. Những thói quen không tốt khi nuôi dưỡng và
chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những nguyên nhân chính dẫn tới tỉ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng cao ở Việt Nam. Theo Điều tra Dinh dưỡng Quốc gia năm 2011, tỷ lệ

NCNSM hoàn toàn vẫn còn rất khiêm tốn, từ 10% đến 16,2% trong nhiều năm [16],
[17],[21].
Có rất nhiều thách thức đối với việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ tại Việt
Nam [2],[16] như:
- Tỷ lệ cho trẻ nhỏ bú bình tại Việt Nam đã tăng từ 2,2% vào năm 2000 lên
25,6% vào năm 2005;
- Từ 30 đến 80% số trẻ nhỏ được cho ăn thức ăn bổ sung quá sớm trước 6
tháng tuổi;
- Tỷ lệ trẻ được tiếp tục bú mẹ cho tới khi hai tuổi theo như khuyến cáo, vẫn
dừng ở tỷ lệ thấp 22,9%.
- Còn tồn tại niềm tin, văn hóa và quan niệm sai lầm trong cách chăm sóc trẻ;
- CBYT chưa thực hiện tốt các hoạt động khuyến khích và hỗ trợ các bà mẹ;

Trang 13


- Phụ nữ bị quá tải với công việc và các mạng lưới hỗ trợ xã hội chưa hiệu
quả và nghèo nàn;
- Chưa thực hiện tốt Nghị định số 21/2006/NĐ-CP của Chính phủ nhằm giám
sát và thực thi việc bảo vệ nuôi con bằng sữa mẹ.
Các bà mẹ làm việc ở bên ngoài thường gặp khó khăn trong việc nuôi con hoàn
toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Các bà mẹ đi làm thường cho trẻ ăn bổ sung sau khi
hết thời gian nghỉ đẻ thường là 4 tháng. Trong Bộ Luật Lao động Việt Nam có quy định
về nghỉ đẻ và nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế Bộ Luật này chỉ áp dụng
cho phụ nữ làm việc ở cơ quan nhà nước. Hơn nữa, nhiều bà mẹ đi làm ở khu vực thành
thị có khả năng mua sữa bột và thường chịu nhiều ảnh hưởng bởi các chiến lược tiếp thị,
quảng cáo của các nhà sản xuất sữa bột.
Nhiều bà mẹ không nhận thức được lợi ích của việc nuôi con hoàn toàn bằng
sữa mẹ và thường xuyên bị tiếp xúc với các hình thức quảng cáo về sản phẩm thay
thế sữa mẹ. Các sản phẩm thay thế sữa mẹ xuất hiện nhiều ở các bệnh viện và rất ít

CBYT nhận thức một cách đầy đủ về lợi ích của việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa
mẹ và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cách tiếp cận của các công ty sữa [16],[17],[23].
1.3.3 Nuôi con bằng sữa mẹ ở Đăk Lăk qua các giai đọan:
Do WHO tài trợ, tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu chiếm
69,0% trong đó ở vùng nông thôn chiếm 69,0% và vùng thị trấn, thị xã, thành phố
chiếm 66%. Trong kết quả Giám sát dinh dưỡng toàn quốc của Viện Dinh dưỡng
năm 2011, tỷ lệ trẻ sơ sinh được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh chiếm
tỷ lệ 61,7%. Kết quả về nghiên cứu Chiến lược lồng ghép dinh dưỡng cho trẻ em
ở Đak Lak tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu dưới 10% số trẻ được
điều tra và kết quả của chương trình Giám sát dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng
năm 2011 [23]
Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2005 -2010 và 2015 cho thấy xu
hướng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đang dần giảm đi và thay vào đó là bắt đầu
cho trẻ ăn các thức ăn bổ sung sớm hơn, tỷ lệ trẻ em dưới 6 tháng tuổi được nuôi
hoàn toàn bằng sữa mẹ đã giảm dần từ 20% năm 2005 xuống 17% năm 2010
xuống còn 16,2% năm 2015 [23]

Trang 14


Kết quả về nghiên cứu Chiến lược lồng ghép dinh dưỡng cho trẻ em ở Đak
Lak tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu dưới 10% số trẻ được điều
tra và kết quả của chương trình Giám sát dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng năm
2011
1.3.4. Một số chính sách về NCBSM:
Năm 1992, Bộ Y tế, đã thành lập Ban điều hành chương trình NCBSM để triển
khai hoạt động trong phạm vi trong toàn quốc do Lãnh đạo Bộ làm trưởng ban, các
thành viên trong Ban điều hành bao gồm các Cục, Vụ, Viện và các bệnh viện đầu
ngành về chuyên khoa Sản, Nhi [8]. Hưởng ứng Luật quốc tế về Kinh doanh và sử
dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, Chính phủ đã ban hành Quyết định số

307/TTg ngày 10/6/1994, tiếp đến là Nghị định 74/NĐ-CP ngày 6/12/2000 và tiếp
tục đựơc bổ sung, sửa đổi hiện nay đang thực hiện Nghị định 21/NĐ-CP ký ngày
27/2/2006 [1],[2],[3].
Lồng ghép hoạt động NCBSM vào Kế hoạch hành động quốc gia về nuôi
dưỡng trẻ nhỏ giai đoạn 2006-2010 của Bộ Y tế tại Quyết định số 5471/QĐ-BYT
ngày 27/2/2006. Trong đó mục tiêu đến năm 2010 tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn
bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tăng từ 12,5% năm 2005 lên 25% năm 2010; Tỷ lệ
trẻ được bú sớm sau đẻ (trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh) tăng lên
90% vào năm 2010; Số bệnh viện duy trì tiêu chuẩn “Bệnh viện bạn hữu trẻ em”
tăng lên gấp 2 lần vào năm 2010 so với năm 2005; và Tỷ lệ trẻ được cho ăn bổ sung
hợp lý (cho ăn đúng thời điểm, đủ về số lượng và cân đối về chất lượng) tăng lên
30% vào năm 2010 so với năm 2005 [19]. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này đến nay là
chưa thực hiện được do nhiểu nguyên nhân khác nhau.
Kế hoạch hành động vì sự sống còn của trẻ em giai đoạn 2009 – 2015 được Bộ
Y tế phê duyệt ngày 17/7/2009 là cơ sở để thực hiện các mục tiêu nhằm củng cố và
mở rộng diện bao phủ các can thiệp thiết yếu vì sự sống còn trẻ em nhằm giảm sự
khác biệt về chăm sóc sức khỏe trẻ em; cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong trẻ
em ở tất cả các vùng, miền trong cả nước, hướng tới đạt Mục tiêu phát triển Thiên
niên kỷ 4 “giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em” vào năm 2015. Chỉ tiêu đến năm 2015 như
sau:
1. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống <18‰.

Trang 15


2. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống <15‰.
3. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống <10‰.
4. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi cân nặng theo tuổi xuống <15%
và suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi xuống <25%.
Để thực hiện được các chỉ tiêu chung trên, kế hoạch đã đưa ra 6 mục tiêu cụ

thể và 5 nhóm giải pháp cơ bản. Liên quan đến việc NCBSM, đến năm 2016, mục
tiêu 1 đã đưa ra các chỉ tiêu như sau:
- Tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ sau sinh lên 90%.
- Tăng tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn lên 50%.
- Tăng tỷ lệ trẻ 6-9 tháng tuổi được bú mẹ và cho ăn bổ sung hợp lý lên 85%
[1].
1.3.5. Một số yếu tố liên quan đến NCBSM hoàn toàn:
Trong những năm qua, tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là không
được cải thiện đáng kể. Các hoạt động của các chương trình quốc gia thiếu sự lồng
ghép giữa trẻ em, bà mẹ và KHHGĐ. Có quá nhiều tổ chức riêng biệt, có bộ máy
riêng từ trên xuống dưới các xã, thôn bản nên nguổn nhân lực bị phân tán, xé nhỏ,
gây lãng phí và chồng chéo. Sự bức bách về giảm gia tăng dân số lấn át công tác
chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Hai lĩnh vực này thiếu sự kết hợp và cân đối đã
mang lại những tổn thất chung cho cả chương trình, kết quả là nạo phá thai, tử vong
mẹ tăng và đặt biệt là sức khỏe chu sinh chịu ảnh hưởng nặng nề hơn hết [1],[2],[3].
Nhiều chuyên gia của Việt Nam và WHO đã xem xét vấn đề này và đưa ra một số
nhận định:
- Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ trong tất cả các lĩnh vực cho trẻ em,
nhưng vẫn còn ba lĩnh vực chậm tiến bộ nhất là giảm suy dinh dưỡng (thể thấp còi);
tăng cường tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ; và thúc đẩy vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi
trường. Cần phải cấp bách đầu tư nhiều hơn nữa cho cơ sở hạ tầng và phát triển
nguồn nhân lực ở các lĩnh vực này ở tất cả các cấp, và đặc biệt là khu vực phía miền
núi phía Bắc và Tây Nguyên [16].
- Khuynh hướng ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ chăm sóc ở cơ sở. Số
lượng NHS, y tá và CBYT có chất lượng hoặc đào tại lại giảm dần ở tuyến cơ sở.

Trang 16


- Môi trường làm việc kém dần do thiếu các phương tiện cần thiết, thiếu

thuốc hoặc do giảm, không tăng kinh phí cho dịch vụ y tế trong khi dân số và nhu
cầu chăm sóc ngày một tăng;
- Chưa tập trung được kinh phí, nguồn lực theo luật ngân sách mới ban hành,
chính quyền địa phương chủ động và thiếu trách nhiệm. Tăng lương cơ bản chưa
cân xứng với vật giá thị trường;
- Nhận thức về tự chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, lệ thuộc quá nhiều vào các
sản phẩm thay thế sữa mẹ và thực phẩm chức năng.
- Hoạt động y tế tư nhân tăng lên, một bộ phận được chăm sóc thỏa mãn theo
ý muốn và kinh tế.
- Hệ thống truyền thông giáo dục sức khỏe còn thiếu đầu tư, nhiều nơi không
có phương tiện truyền thông, chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác giáo dục
sức khỏe chưa tương xứng;
- Môi trường sống bị xâm hại, ô nhiễm, ồn ào và luôn lo âu, căng thẳng;
- Lối sống của phụ nữ cũng thay đổi: lập gia đình muộn, đi làm có lương, thay
đổi lối sống gia đình. Hoặc nhiều nơi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống
vẫn còn xảy ra ở nhiều cộng đồng dân tộc.
- Dân di cư tự do, thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng, chính quyền và y tế;
- Tình trạng mê tín, dị đoan, thất học, tê nạn rượu chè trong một số bộ phận
dân cư.
Nhìn chung, có thể chia những yếu tố liên quan đến tình trạng nuôi con bằng
sữa mẹ thành các nhóm như sau:
1) Nhóm nguyên nhân thuộc về gia đình (bản thân người mẹ, các thành viên
trong gia đình, tuổi tác, kinh tế, học vấn, văn hóa, lối sống,…)
2) Nhóm nguyên nhân thuộc về dịch vụ y tế (trình độ CBYT, phương tiện,
CSVC, TTB, phương pháp tiếp cận…)
3) Nhóm nguyên nhân thuộc về cộng đồng, xã hội (sự hỗ trợ của chính quyền,
ban ngành, đoàn thể)
4) Nhóm nguyên nhân thuộc về chính sách (quy định, cơ chế tài chính, đầu tư,
các văn bản pháp luật…)


Trang 17


5) Nhóm nguyên nhân thuộc về địa lý (môi trường sống, hạ tầng cơ sở, giao
thông, liên lạc, phủ sóng PT-TH…) [15],[16].
Tuy nhiên, nổi bật trên hết và có vai trò then chốt trong việc tăng tỷ lệ
NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu chính là nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là
vai trò của người mẹ. Việc chăm sóc hợp lý, khoa học, phát hiện sớm những dấu
hiệu nguy hiểm, thực hành nuôi dưỡng, thực hành vệ sinh an toàn thì có thể hạn chế
rất nhiều tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho trẻ nhỏ.
1.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ:
1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới:
Có rất nhiều nghiên cứu từ nhiều năm nay, về nuôi con bằng sữa mẹ đã được
tiến hành ở nhiều mức độ khác nhau. Nghiên cứu về hiệu quả lâu dài của việc cho
con bú đã được xuất bản trong cuốn “Evidence on the long-term effects of
breastfeeding” (tạm dịch: Bằng chứng về tác động lâu dài của việc nuôi con bằng
sữa mẹ) của WHO năm 2007 do nhóm các nhà khoa học như Bernardo L. Horta,
Rajiv Bahl, José C. Martines và Cesar G. Victora đã chỉ ra rằng: Việc NCBSM
mang lại lợi ích rõ ràng cho sức khỏe của trẻ, giảm tỷ lệ tử vong và mắc các bệnh
truyền nhiễm. Phân tích này được tiến hành ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và
trung bình và đã thu thập được rất nhiều bằng chứng về lợi ích về tăng trưởng và
phòng ngừa bệnh tật của trẻ khi cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Trẻ nhỏ
được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng có tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa và dị
ứng thấp hơn so với trẻ em không được bú mẹ [30].
Popkin BM, Adair L, Akin JS, Black R và Cs trong một nghiên cứu ở
Philippines về mối liên quan giữa NCBSM và tiêu chảy cho thấy những trẻ được
nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn có tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy là 1,0% trong khi tỷ lệ này
ở nhóm vừa bú mẹ vừa uống nước là 3,2%, nhóm bú mẹ kết hợp sử dụng các chất
dinh dưỡng bổ sung là 13,3% và nhóm không bú sữa mẹ có tỷ lệ tiêu chảy là 17,3%
[31].

Bhavana Singh (2010) trong một nghiên cứu trên 200 bà mẹ ở Kumasi – Ghana
nhằm đánh giá tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ đã phát hiện ra rằng tỷ lệ cho con bú trong số
các phụ nữ là 100% và trung bình thời gian cho con bú khoảng 18 tháng hoặc lâu hơn.
Tuy nhiên, thời gian cai sữa là rất sớm, trong khoảng từ 2-4 tháng và có 38,0% bà mẹ

Trang 18


thừa nhận rằng cho trẻ uống thêm nước ngay sau khi sinh. Lý do phổ biến nhất để cai sữa
sớm là các bà mẹ sợ không đủ sữa (56,0%), tiếp theo là tình trạng vú và núm vú bị đau
nhức. Hầu hết các bà mẹ đều biết tầm quan trọng của sữa mẹ như bổ dưỡng (100%),
khỏe mạnh cho trẻ em (97%), phòng chống bệnh tật cho trẻ (80,0%), tăng cường tình
cảm mẹ con (99%) và ít tốn kém chi phí hơn mua thực phẩm bổ sung (81,0%). Tuy
nhiên, có 38,0% các bà mẹ không đồng ý với những lợi ích tránh thai khi cho con bú
[24].
Bằng phương pháp đánh giá hiệu quả của việc hỗ trợ đối với những bà mẹ cho
con bú thông qua phân tích các nghiên cứu thử nghiệm bán ngẫu nhiên hay ngẫu
nhiên có đối chứng so sánh sự hỗ trợ đặc biệt đối với những bà mẹ cho con bú so
với chăm sóc bà mẹ thông thường trên Cochrane (từ 2006 – 2007), Medline (1996 2005), Embase (1974 - 2005) và trên Midrirs (1991 - 2005) , Britton C và Cs đã thu
thập được 34 thử nghiệm (29.000 cặp bà mẹ và trẻ em) từ 14 quốc gia. Tất cả mọi
hình thức hỗ trợ được phân tích cùng với nhau đã cho thấy việc kéo dài thời gian
của bất kì hình thức cho bú nào (bú mẹ hoàn toàn và không hoàn toàn) thì nguy cơ
tương đối (RR) của việc cai sữa của bất kì hình thức cho bú nào trước 6 tháng là
0,91; khoảng tin cậy 95% (CI) là 0,86 đến 0,96. Tất cả các hình thức hỗ trợ đều có
hiệu quả cao đối với việc kéo dài thời gian cho bú hoàn toàn hơn các hình thức khác
(RR = 0,81; 95% CI = 0,74 – 0,89). Những hỗ trợ chuyên môn và công cộng kết
hợp giúp kéo dài thời gian cho trẻ bú mẹ của bất kì hình thức cho bú nào một cách
có ý nghĩa thống kê (RR trước 4 - 6 tuần = 0,65; CI 95% = 0,51 - 0,82; RR trước 2
tháng = 0,74; CI 95% = 0,66 - 0,83) [25].
Tương tự như trên, Dyson L, McCormick F, Renfrew MJ đã thu thập 11 thử

nghiệm và phân tích thống kê từ 8 nghiên cứu (gồm 1.553 phụ nữ). 5 thử nghiệm
(gồm 582 phụ nữ) có thu nhập thấp tại Mỹ - nơi có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp
ghi nhận việc giáo dục về nuôi con bằng sữa mẹ làm gia tăng tỷ lệ cho con bú mẹ so
với nhóm nhận được chăm sóc chuẩn (RR = 1,57; 95% CI = 1,15 - 2,15; p<0,005).
Phân tích nhóm nhỏ cho thấy việc tổ chức các buổi giáo dục trực tiếp dựa trên nhu
cầu, và lặp lại và truyền thông trước sinh có hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ nuôi con
bằng sữa mẹ ở những phụ nữ thu nhập thấp bất kể chủng tộc nào (RR = 4,02; 95%
CI = 2,63 - 6,14; p<0,00001) [27].

Trang 19


Nghiên cứu cắt ngang của Mohammad Khassawneh và Cs trên 344 phụ nữ có
con từ 6 đến 36 tháng tuổi ở 5 xã phía bắc Jordan về KAP nuôi con bằng sữa mẹ
cho thấy tỷ lệ NCBSM là 58,3%, vừa bú mẹ vừa ăn thức ăn hỗn hợp 30,3% và cho
ăn sữa công thức là 11,4%. Gần 1/3 bà mẹ của nhóm NCBSM đã cai sữa từ 6-12
tháng và gần 2/3 tiếp tục cho bú đến trên 12 tháng trong. Những phụ nữ có việc làm
không thực hành NCBSM đầy đủ bằng những phụ nữ thất nghiệp (OR = 3,34; 95%
CI = 1,60 - 6,98). Tương tự những bà mẹ đẻ thường có tỷ lệ NCBSM cao hơn so với
bà mẹ có mổ đẻ (OR = 2,36; 95% CI = 1,17 - 4,78). Phụ nữ Jordan có thái độ tích
cực với việc NCBSM nhưng nơi làm việc và thời gian nghỉ sinh ngắn lại có tác
động tiêu cực đến việc cho con bú [29].
Tại Kuala Narang, Kedah (Malaysia), nghiên cứu của Kanjay Rampal cho
thấy 92,2% (213) phụ nữ từ 15 – 45 tuổi được hỏi đều cho rằng đã hoặc sẽ cho con
bú sữa mẹ, chỉ có 7,8% người là dùng thức ăn thay thế. Đồng thời, nghiên cứu cũng
phát hiện có một liên quan giữa việc xác định cho con bú với tình trạng hôn nhân (p
<0,001). Người độc thân hay mới kết hôn có tỷ lệ thấp hơn so với những người có
gia đình, góa bụa hoặc ly dị. Trong số lý do cho con bú sữa mẹ, lý do phổ biến nhất
86,2% là làm theo lời khuyên của y bác sĩ, chỉ có 39,9% cho con bú vì lời khuyên
của chồng hoặc người thân trong gia đình. 77% trả lời có khuyến khích các thành

viên gia đình hoặc bạn bè của họ cho con bú. Có một sự khác biệt có ý nghĩa giữa
trình độ học vấn của các đối tượng về thái độ chăm sóc trẻ < 1tuổi (p = 0,02) [28].
Các nghiên cứu này cũng lưu ý rằng nhiều bà mẹ có kiến thức tốt nhưng chưa
hẳn đã có thái độ và thực hành tốt, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào những điều
kiện hỗ trợ từ phía gia đình, cộng đồng và các điều kiện sống.
Nhìn chung, nhiều nghiên cứu về NCBSM đã được thực hiện trên thế giới.
Điểm chung của các nghiên cứu này là đo lường thông qua bộ câu hỏi kiến thức,
thái độ và quan sát thực hành. Tuy nhiên, tùy vào nội dung và quy mô nghiên cứu,
các tác giả đã phát hiện ra có thể thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành của các
đối tượng thông qua tăng cường giáo dục bằng nhiều hình thức, đa phương tiện và
cũng cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía, trong vai trò của gia đình và cộng đồng là rất
quan trọng.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về NCBSM tại Việt Nam:

Trang 20


Đinh Thị Phương Hòa (2007) trong một nghiên cứu ở 2 huyện Như Thanh và
Ngọc Lặc - Thanh Hóa đã phát hiện rằng hầu hết các bà mẹ đều cho trẻ bú mẹ trong
giai đoạn sơ sinh. Tuy nhiên, nếu theo định nghĩa về bú mẹ hoàn toàn thì các trẻ này
vẫn không được bú mẹ hoàn toàn vì hầu như tất cả các bà mẹ vẫn thường cho trẻ uống
nước lọc hoặc nước lá rừng sau mỗi lần bú để làm sạch miệng trẻ. Thực hành này là do
thói quen của các bà mẹ qua nhiều thế hệ, tuy nhiên có bà mẹ nói rằng chị “làm theo
hướng dẫn của quyển sách “bà mẹ và bé” là cho trẻ uống nước sau khi bú để phòng
nấm miệng cho trẻ”[8].
Đinh Đạo và Đỗ Thị Hòa (2007) nghiên cứu thực hành nuôi con tại Tam Kỳ Quảng Nam đã cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm nội
thành và ngoại thành về thực hành nuôi con của bà mẹ như: cho con bú trong giờ
đầu sau khi sinh (67,1% và 70,2%), cho con bú hoàn toàn trong 4 đến 6 tháng đầu
(33,4% và 34,8%), thời gian cai sữa cho trẻ >18 tháng (72,5% và 77,3%) [5].
Nghiên cứu về thực hành NCBSM và các yếu tố cản trở và thúc đẩy của các bà mẹ

ở Hà Nội năm 2010 của Lưu Ngọc Hoạt và Cs [9] đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính, trong đó ngoài đối tượng là bà mẹ còn phỏng vấn các ông bố và thảo luận
nhóm với các ông bà của trẻ cho thấy có đến 30% các bà mẹ cho con bú sớm trong giờ
đầu sau sinh. Gần 60% bà mẹ hiểu biết đúng về NCBSM. Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, tỷ lệ
bú mẹ hoàn toàn là 30%. Chung cho trẻ dưới 6 tháng là 23%. Đa số các bà mẹ có dự
định cho con cai sữa vào 18 tháng tuổi. Các yếu tố cản trở trong thực hành cho trẻ bú
sớm: mẹ mệt yếu sau đẻ, mẹ phải mổ đẻ hoặc có can thiệp y tế, mẹ dùng thuốc kháng
sinh, mẹ chưa có sữa, mẹ không có người giúp đỡ, không được CBYT khuyên bảo và
hỗ trợ, mẹ và trẻ bị cách ly nên không thể cho trẻ bú sớm. Những khó khăn chính bà
mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu là mẹ phải đi làm,
không đủ sữa cho trẻ và phải tập cho trẻ ăn bổ sung, tập quán NCBSM có bổ sung thêm
một số loại nước uống, ảnh hưởng của việc quảng cáo sữa công thức. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu định tính với 80 mẫu nghiên cứu được chọn chủ
đích và thực hiện ở 2 phường của một quận nội thành nên kết quả cũng hạn chế
trong một quần thể hẹp.
Phan Thị Tâm (2009) ở Sóc Trăng cho thấy tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6
tháng đầu là 14,9%, chỉ có 35% trẻ được bú sữa mẹ ngay sau sinh, 80 - 88% các bà

Trang 21


bẹ cho uống nước đường trong 24 giờ đầu sau sinh. Tỷ lệ trẻ dưới 2 tháng tuổi được
bú sữa mẹ hoàn toàn là 31% và sau 5 tháng thì không có trẻ nào được bú sữa mẹ
hoàn toàn và cho ăn thức ăn bổ sung sớm là khá phổ biến. Ngoài ra, nghiên cứu còn
cho thấy tỷ lệ các bà mẹ sống ở vùng nông thôn NCBSM cao hơn các bà mẹ sống ở
đô thị và yếu tố sức khỏe của mẹ, tình trạng vú cũng ảnh hưởng đến việc NCBSM
[13].
Nhìn chung, các nghiên cứu về NCBSM trong nước cũng cho kết quả tương
tự như các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài. Điều này cho thấy vai trò của hệ
thống giáo dục sức khỏe cần phải đấy mạnh hơn nữa việc nâng cao nhận thức của

các bà mẹ, kết hợp với hướng dẫn thực hành phù hợp với văn hóa, phòng tục tập
quán địa phương và được sự chấp nhận của cộng đồng trên cơ sở xây dựng một cầu
nối giữa quan niệm y sinh học và quan niệm truyền thống của bà mẹ giúp họ có
được thực hành đúng đắn.

1.5. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI, Y TẾ ,THỊ TRẤN LIÊN SƠN
HUYỆN LĂK:
Thị Trấn Liên Sơn có diện tích 12,54 km², dân số là 6.557 . Phụ nữ tuổi sinh đẻ
1.986 chị em, Phụ nữ mang thai 256 chị em, trẻ em dưới 2 tuổi 265 cháu và trẻ em
dưới 5 tuổi là 941 cháu, mật độ dân số đạt 523 người/km². Liên Sơn là Trung tâm
của huyện Lăk, là nơi tập trung đông dân cư có hơn 10 dân tộc cùng sinh sống. vị trí
địa lý thuận lợi để cho việc phát triển ngành thương mại và du lịch, giao thông đi lại
thuận tiện.
Đặc điểm: Nằm tựa mình bên hồ Lăk trong xanh thơ mộng, có 10 thôn buôn
mang một vẻ đẹp nguyên sơ hiền hòa của buôn làng Tây Nguyên, luôn giữ cho
mình những bản sắc truyền thống đã được bảo tồn qua bao thế hệ.
Đến thị trấn Liên sơn huyện Lăk, nhìn những ngôi nhà sàn theo kiểu kiến trúc cổ
truyền của đồng bào Tây Nguyên nép mình dưới bóng cây xanh, ngắm các thiếu nữ
buôn làng chăm chỉ cần mẫn bên khung dệt thổ cẩm... du khách sẽ ngỡ như mình
đang ngược dòng thời gian trở về với khung cảnh thanh bình, nên thơ đẫm chất
huyền thoại đã từng in dấu ấn vào những bản trường ca thuở xa xưa.

Trang 22


Mặc dù trải qua nhiều biến động của lịch sử, thị trấn Liên Sơn vẫn bảo lưu và phát
huy được những nét đẹp văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán cổ truyền
mà tổ tiên để lại. Nếp sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc mang một nét đặc
trưng riêng vốn đã được định hình từ hàng trăm năm trước.


Huyện Lăk là huyện miền núi, nằm phía nam dãy trường sơn, phía Đông Nam
của Tỉnh Đắk Lắk, cách Thành phố Buôn Ma Thuột 54 km theo quốc lộ 27, tổng
diện tích tự nhiên là 1.256 km2 dân số 69.599 người, mật độ dân số 49 người/1km2
(tính đến năm 2015) bao gồm 11 đơn vị hành chính xã (gồm: thị trấn Liên Sơn, các
xã: Yang Tao, Bông Krang, Đăk Liêng, Đăk Phơi, Đăk Nuê, Buôn Tría, Buôn
Triêk, Krông Knô, Nam Ka và Ea Rbin với 124 thôn buôn; ranh giới hành chính
như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Krông Ana và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
- Phía Tây giáp huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông
- Phía Nam giáp huyện Đam Rông và Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
Bản đồ 1.1 : Bản đồ Huyện Lăk

Trang 23


Trên địa bàn huyện Lắk có núi, cao nguyên thung lũng, sông suối và các đầm
hồ. Hình thành do dãy Chư Yang Sin chạy dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam bao
bọc, độ cao trung bình từ 800 - 1.000m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình 20 250, thấp dần từ Đông sang Tây, những đỉnh núi cao trên 1.000m tập trung hầu hết
ở phía Đông như đỉnh Chư Pan Phan cao 1.928 m, đỉnh Chư Drung Yang cao 1.802
m. Loại địa hình này phân bố ở hầu hết các xã tạo nên mái nhà ngang qua huyện
dốc về phía Bắc (lưu vực sông Krông Ana) và phía Nam (lưu vực sông Krông Knô).
Địa hình này chủ yếu là rừng. Khó bố trí tưới tự chảy nhưng dễ bố trí hồ chứa tạo
nguồn cung cấp nước cho vùng.
+ Vùng trũng ven sông: Được tạo bởi phù sa trên núi và phù sa sông Krông
Knô, Krông Ana. Địa hình vùng trũng phân bố chủ yếu phía Tây Bắc ở các xã Buôn
Triết, Buôn Tría, Đăk Liêng, Ea Rbin, vùng có độ dốc trung bình từ 3 - 80, độ cao
trung bình 400 - 500 m, tương đối bằng phẳng, chủ yếu trồng lúa và thường bị ngập
vào mùa lũ. Đây là vùng lúa chủ lực của huyện cũng như của tỉnh Đắk Lắk.
+ Vùng trũng ven suối: Do phù sa các suối tạo thành, tập trung chủ yếu ở phần

hạ lưu ven các suối Đăk Phơi, Đăk Pok. Phân bố ở các xã Yang Tao, Bông Krang,
TT. Liên Sơn, Đăk Phơi, Đăk Nuê.
+ Vùng bình nguyên đồi thấp: Phân bố rải rác trên các xã và ven sông Krông
Knô ở các xã Nam Ka, Krông Knô,Ea Bin .
Khí hậu:
Huyện Lăk nằm phía đông Trường Sơn, giữa Cao nguyên Buôn Ma Thuột và
vùng núi Chư Jang Sin, chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam và mang
tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và đặc thù của thung lũng, mỗi năm có
hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung trên 94%
lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không
đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không mưa, lượng mưa trung bình thấp hơn so
với các vùng xung quanh với lượng mưa từ 1.800-1.900mm, do bị che khuất bởi
khối núi Chư Jang Sin ở phía Đông Nam. Riêng chế độ mưa ở các xã phía Tây Nam
huyện có lượng mưa từ 1.900mm - 2.100mm, cao hơn so với các địa bàn khác trên
huyện. Với đặc điểm khí hậu mang đậm đặc điểm của khí hậu Tây Trường Sơn rất
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

Trang 24


Cho đến nay, ở thị trấn Liên Sơn Huyện Lắk chưa có một nghiên nào về
NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu theo khuyến cáo của WHO cũng như các yếu
tố liên quan. Do đó, việc đánh giá chủ đề này không chỉ xác định thực trạng
NCBSM mà còn nhằm tìm ra một số yếu tố thúc đẩy cũng như những cản trở chính
liên quan đến NCBSM ở thị trấn Liên Sơn Huyện Lắk ở cấp độ gia đình, cộng đồng
và xã hội và đó như một nhiệm vụ rất cấp thiết trong hoàn cảnh hiện nay nhằm tìm
ra những bằng chứng khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách xây dựng một
chiến lược phù hợp, giúp cộng đồng, các gia đình, các bà mẹ cải thiện được tình
trạng NCBSM góp phần vào việc thực hiện kế hoạch “Vì sự sống còn của trẻ em”
đồng thời giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ, cải thiện sức khỏe và hơn hết là thay đổi

nhận thức trong cộng đồng về NCBSM, tăng cường chất lượng dân số và vì sự phát
triển khỏe mạnh của trẻ trong tương lai.

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×