Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ( nghiên cứu các doanh nghiệp tại tỉnh bình phước)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.41 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

TRẦN VĂN TIẾN

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TP. Hồ Chí Minh, 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

TRẦN VĂN TIẾN

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP
TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.04.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan

TP. Hồ Chí Minh, 2014


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. 4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. 6
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 7
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 8
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 9
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 9
5. Mẫu khảo sát ............................................................................................ 9
6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 9
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 10
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 10
9. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 11
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ DNNVV…….….12
1.1. Chính sách .................................................................................... …...12
1.1.1. Khái niệm chính sách ... ................................................................... 12
1.1.2. Các loại tác động của chính sách .. ...................................................13
1.1.3. Phạm vi ảnh hưởng của chính sách………………………………. 14

1.2. Công nghệ ............................................................................................ 14
1.2.1. Khái niệm về công nghệ.................................................................... 14
1.2.2. Đặc điểm của công nghệ ................................................................. 17


1.3. Đổi mới công nghệ……………………………………………………17
1.3.1. Khái niệm đổi mới công nghệ……………………………………… 17
1.3.2. Quản lý đổi mới công nghệ………………………………………… 20
1.3.3. Quá trình đổi mới công nghệ……………………….……………… 23
1.3.4. Hiệu quả của đổi mới công nghệ …………………….….….......… 25
1.3.5. Đầu tư đổi mới công nghệ……………………………….…...…… 28
1.4. Phát triển bền vững…………………………………………………28
1.4.1. Khái niệm phát triển bền vững……………………………..……… 28
1.4.2. Phát triển bền vững đối với DNNVV…………………………....… 29
1.4.3. Mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ và phát triển bền vững của các
DNNVV…………………………..........................................................

30

1.5. DNNVV. ……………………………………………………………31
1.5.1. Khái niệm DNNVV………………………………….……..……… 31
1.5.2. Vai trò của DNNVV……………………………………………...… 32
* Tiểu kết Chƣơng 1 .......................................................................... ……34
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DNNVV
......................................................................................................................... 35
2.1. Tổng quan thực trạng công nghệ và đổi mới công nghệ của các DNNVV
…………………………….....……………………………..……..

35


2.1.1. Chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư đổi mới
công nghệ……………………………………………………………...….

35

2.1.2. Chi phí cho đổi mới công nghệ của các DNNVV………………… 38
2.2. Tổng quan về các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc……….40
2.2.1. Số lượng các DNNVV……………………………….…………..…. 40
2.2.2. Loại hình DNNVV…………………………..……………….……. 41
2.2.3. Nhân lực trong các DNNVV……………………………...……….. 42


2.3. Kết quả khảo sát chung về thực trạng đổi mới công nghệ tại các
DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc………………………..…………42
2.3.1. Công cụ hỗ trợ các DNNVV……………………………………….. 42
2.3.2. Khó khăn về công nghệ của các DNNVV…………………………. 43
2.4. Kết quả khảo sát sâu về thực trạng đổi mới công nghệ tại một DNNVV
trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc…………………………..…….…

44

2.4.1. Thông tin chính về DN được khảo sát…………………...…..…… 47
2.4.2. Công nghệ được khảo sát……………………………………….…. 48
2.4.3. Tài chính cho đổi mới công nghệ……………………………….…. 53
2.4.4. Kết quả đổi mới công nghệ………………………………………… 54
2.4.5. Năng lực cạnh tranh của DN qua đổi mới công nghệ…………..... 55
* Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................... …...56
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁC DNNVV................................................... 57

3.1. Đánh giá tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển
bền vững của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc…………57
3.1.1. Tác động dương tính của chính sách đổi mới công nghệ………… 57
3.1.2. Tác động âm tính của chính sách đổi mới công nghệ…………… 58
3.1.3. Tác động ngoại biên của chính sách đổi mới công nghệ………… 58
3.2. Giải pháp tổng thể nâng cao hiệu quả của chính sách đổi mới công nghệ
đến sự phát triển bền vững của các DNNVV...................................

58

3.2.1. Kinh nghiệm nước ngoài về chính sách đổi mới công nghệ……… 58
3.2.2. Định hướng hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV……….62
3.3. Giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả của chính sách đổi mới công nghệ
đến sự phát triển bền vững của các DNNVV …………………….…

65


3.3.1. Xây dựng chương trình thông tin KH&CN hỗ trợ DNNVV đổi mới
công nghệ..…………………………………………………….…...……..

65

3.3.2. Hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên
tiến……………………………………………………………………….....….. 66
3.3.3. Hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư dổi mới công nghệ, thực hiện chuyển giao
công nghệ và tiết kiệm năng lượng……………………………………

67


* Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................ ..69
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 73
PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO CÁC DNNVV
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ quý
Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và viết luận văn.
Đặc biệt, tác giả biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan, giảng
viên hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Luận văn sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ từ phía gia đình
và sự cộng tác của đồng nghiệp tại Sở Khoa học và Công nghệ, đồng nghiệp tại các
sở, ban, ngành của tỉnh Bình Phước; các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân
trong quá trình khảo sát, phỏng vấn, điều tra, thu thập tài liệu. Tác giả xin gửi tới
các vị lòng biết ơn chân thành nhất.
Tác giả luận văn

Trần Văn Tiến


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DN

Doanh nghiệp

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa


DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

GDP

Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)

HACCP

Hazard Analysis and Critical Control Points
(Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn)

ISO

International Organization for Standardization
(Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hoá)

IUCN

International Union for Conservation of Nature
(Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế)

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn
OECD


Organization for Economic Cooperation and Development
(Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)

R&D

Research and Development (Nghiên cứu và Triển khai)

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

WCED

World Commission on Environment and Development
(Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp ............................................ 24
Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Phước ............ 38
Bảng 3: Số doanh nghiệp phân theo quy mô lao động và quy mô vốn ................... 39

Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .................................. 45
Bảng 5: Các quy trình công nghệ sản xuất hạt điều nhân của công ty .................... 47
Bảng 6: Trang thiết bị được đầu tư .......................................................................... 49
Bảng 7: Kinh phí để thực hiện đổi mới công nghệ .................................................. 50


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các thành tựu KH&CN có vai trò vô cùng to lớn trong lịch sử phát triển của
nhân loại và ngày càng được áp dụng rộng rãi trong đời sống, sản xuất, góp phần đẩy
nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chuyển biến
mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Bình Phước nói riêng.
Để đạt được những thành tựu phải kể đến vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa
học và đổi mới công nghệ. Song, so với yêu cầu phát triển, đáp ứng chất lượng ngày
càng cao của thị trường thì việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Bình Phước vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì vậy, trong
những năm gần đây, ngoài những chính sách do Trung ương ban hành, Bình Phước
cũng đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các DN sản xuất, kinh
doanh trong tỉnh tăng cường ứng dụng và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quá trình
hội nhập. Thực tế trong những năm qua đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ các
DN của tỉnh ứng dụng và đổi mới công nghệ góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất,
tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhiều gia đình lao động ở nông
thôn. Bên cạnh đó, cũng có một số mô hình, dự án đổi mới công nghệ không mang
lại hiệu quả, gây thiệt hại về kinh tế cho chính DN và lãng phí tiền ngân sách Nhà
nước. Vì vậy, cần có những nghiên cứu, điều tra, đánh giá về những tác động (dương
tính và âm tính) của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát triển bền vững của các
DNNVV tỉnh Bình Phước để đề xuất những giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của
chính sách đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển của các DN trong thời kỳ
hội nhập mà tỉnh đã đề ra là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn

nghiên cứu đề tài: “Tác động của chính sách đổi mới công nghệ đến sự phát


triển bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (nghiên cứu các doanh nghiệp
tại tỉnh Bình Phước)”.
Với hy vọng kết quả của đề tài sẽ góp phần giúp các nhà quản lý, các DN
đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh có những giải pháp thích hợp, hạn chế những
tác động tiêu cực của đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm
nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, tăng cường đổi mới công nghệ phù hợp với
điều kiện của địa phương để đảm bảo phát triển bền vững.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đổi mới công nghệ được xem là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất
lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh
tranh của quốc gia, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu, điều tra để đánh giá tác động của chính sách đổi mới
công nghệ còn rất ít. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan:
- Năm 2012, Luận văn ”Chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công
nghệ trong các DNNVV (nghiên cứu trường hợp các DNNVV của Hà Tây cũ)” của
tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền. Luận văn này kế thừa có chọn lọc những tư tưởng,
quan điểm và kết quả nghiên cứu đã được công bố, từ đó vận dụng phân tích thực
trạng, đề xuất những chính sách cụ thể, điển hình nhằm tạo môi trường và điều
kiện để có những chính sách thu hút vốn nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ.
- Năm 2004, tác giả Vũ Xuân Thành chủ trì đề tài “Biện pháp hỗ trợ đổi mới
công nghệ cho các DNNVV ở Việt Nam” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý
khoa học & công nghệ của Việt Nam” đã nghiên cứu thực tiễn về đổi mới công
nghệ sản xuất đối với khu vực DNNVV ở Việt Nam; thực trạng chính sách và tổ
chức thúc đẩy đổi mới công nghệ. Đề tài đã đề xuất một số chính sách và tổ chức
hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài để trả
lời câu hỏi: Nhà nước có thể làm gì để hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ, đổi
mới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập?



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công nghiệp (2003), Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất của một
số ngành công nghiệp chủ chốt và các thông tin về môi trường liên quan, Hà Nội
2. Bộ KH&CN (2007), Tổ chức và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ
quốc gia, Hà Nội
3. Trần Ngọc Ca (2000), Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một
số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu triển khai trong các cơ sở sản xuất của Việt Nam, Hà Nội
4. Trần Ngọc Ca (2007), Bài giảng Quản lý công nghệ, dùng cho đào tạo
cao học Quản lý KH&CN tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội
5. Cục Thống kế tỉnh Bình Phước, Niên Giám thống kê các năm 2011, 2012,
2013, 2014
6. Hoàng Ngọc Doanh (2007), Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quỹ đổi
mới công nghệ ở nước ngoài trong việc hỗ trợ các DNNVV sử dụng công nghệ tiết
kiệm và hiệu quả năng lượng, Hà Nội
7. Nguyễn Thành Độ (2010), Giáo trình Quản lý công nghệ, NXB Đại học
kinh tế quốc dân Hà Nội
8. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội
9. Vũ Cao Đàm (2010), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ hai, Hà Nội
10. Vũ Cao Đàm, Trần Ngọc Ca, Nguyễn Võ Hưng (2011), Phân tích và
thiết kế chính sách cho phát triển, NXB Dân trí, Hà Nội


11. Trần Văn Hải (2010), Các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp tác
động đến hiệu quả kinh tế của hợp đồng chuyển giao công nghệ, Tạp chí Hoạt
động khoa học số 7.2010

12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật
KH&CN 2013
13. Lý Đình Sơn (2004), Nghiên cứu các yếu tố cản trở đối với quá trình đổi
mới công nghệ trong các DNNVV ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
chính sách KH&CN, Hà Nội
14. Vũ Xuân Thành (2004), Biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
DNNVV ở Việt Nam, Hà Nội.
15. UBND tỉnh Bình Phước (2014), Quyết định số 1217/QĐ-UBND ngày
11/6/2014 Ban hành Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng
hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011 – 2015”



×