Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Hoàng văn thụ với việc xây dựng lực lượng cách mạng việt nam (1928 1944)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.09 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THANH TRÚC

HOÀNG VĂN THỤ VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÁCH
MẠNG VIỆT NAM (1928-1944)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THANH TRÚC

HOÀNG VĂN THỤ VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƢỢNG CÁCH
MẠNG VIỆT NAM (1928-1944)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Viết Nghĩa

Hà Nội - 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản than, tác giả xin
bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Bộ môn Lịch sử Việt
Nam – Khoa Lịch Sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội; Thư viện Quốc gia Việt Nam, Ủy ban nhân dân huyện Văn
Lãng… đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình tìm kiếm, thu thập tài liệu
nghiên cứu. Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Trần Viết
Nghĩa nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song giới hạn về mặt thời gian và nhận
thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Do vậy, tác giả
rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo và những đóng góp ý
kiến quý báu của toàn thể các bạn.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận văn Hoàng Văn Thụ với việc xây dựng lực
lượng cách mạng Việt Nam (1928-1944) là công trình nghiên cứu của riêng
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Viết Nghĩa mà trước đó chưa có bất
cứ tác giả nào công bố.
Những tư liệu và số liệu sử dụng trong bản luận văn là có tính xác thực
và nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả

Lê Thanh Trúc


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............ Error! Bookmark not defined.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............. Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứuError! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của luận văn ............................... Error! Bookmark not defined.
7. Cấu trúc của luận văn ................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: QUÊ HƢƠNG, GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG YÊU
NƢỚC ĐẦU TIÊN CỦA HOÀNG VĂN THỤError! Bookmark not defined.
1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ... Error!
Bookmark not defined.
1.2. Quê hƣơng và gia đình Hoàng Văn Thụ Error! Bookmark not defined.
1.3.

Những hoạt động yêu nƣớc đầu tiên của Hoàng Văn Thụ ....... Error!

Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: HOÀNG VĂN THỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ, LỰC LƢỢNG VŨ
TRANG CÁCH MẠNG Ở VÙNG CAO – BẮC – LẠNGError! Bookmark
not defined.
2.1. Xây dựng cơ sở cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn –
Thái Nguyên ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Xây dựng lực lƣợng Cứu Quốc quân, thành lập căn cứ địa cách mạng
Bắc Sơn – Võ Nhai............................................. Error! Bookmark not defined.


Tiểu kết chƣơng 2 .............................................. Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3: HOÀNG VĂN THỤ VỚI SỰ CHUYỂN HƢỚNG CÁCH
MẠNG, XÂY DỰNG AN TOÀN KHU, VÀ MẶT TRẬN VIỆT MINH
TRONG THỜI KỲ 1939-1945 ......................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Thực hiện chuyển hƣớng cách mạng Việt NamError! Bookmark not
defined.
3.2. Xây dựng An toàn khu .............................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Xây dựng Mặt trận Việt Minh ................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 4: HOÀNG VĂN THỤ VỚI VIỆC GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG
CÁCH MẠNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊNError! Bookmark
not defined.
4.1. Sáng lập báo Giải phóng – Cơ quan ngôn luận của Xứ ủy Bắc Kỳ
Error! Bookmark not defined.
4.2. Giáo dục chính trị, tƣ tƣởng trong nhà tù Hỏa LòError!

Bookmark

not defined.
4.3. Một số nhận xét từ sự nghiệp cách mạng của Hoàng Văn Thụ ... Error!
Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 4 .............................................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tên tuổi và sự nghiệp của Hoàng Văn Thụ đã trở nên bất tử trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Hoàng Văn Thụ một người con ưu tú của

Xứ Lạng, của cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hoàng Văn Thụ là một
trong những chiến sĩ cộng sản hàng đầu Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
1945. Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông gắn liền với giai đoạn lịch sử khó
khăn nhất của cách mạng Việt Nam, từ ngày đầu thành lập Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên cho tới những năm tháng sôi động của thời kỳ tiền khởi nghĩa
chuẩn bị giành chính quyền về tay nhân dân. Thời trẻ, Hoàng Văn Thụ đã sớm có
chí đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc. Mặc dù gia đình có đủ điều kiện cho
học cao hơn để kiếm danh lợi trong xã hội thuộc địa lúc đó, nhưng Hoàng Văn Thụ
từ bỏ tất cả, sẵn sàng chấp nhận gian khổ hy sinh, quyết tâm theo đuổi chí hướng
của mình. Ông là người có công lao to lớn trong việc khôi phục phong trào cách
mạng, xây dựng cơ sở quần chúng cách mạng và yêu nước trong cộng đồng người
Việt Nam tại vùng biên giới phía Nam Trung Quốc, trong đồng bào các dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc, rộng hơn là cho dân tộc Việt Nam.
Với sự hoạt động nỗ lực, đầy trách nhiệm của một cán bộ lãnh đạo Đảng,
Hoàng Văn Thụ đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc xây dựng, phát triển chi
bộ Đảng ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên; giữ vững, củng cố và xây dựng
được nhiều cơ sở Đảng ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Dương... Sự phát
triển vững chắc của các cơ sở Đảng, các Đảng bộ đó đã đóng vai trò nòng cốt cho
việc mở rộng phát triển phong trào cách mạng trên một địa bàn khá rộng lớn.
Hoạt động rộng khắp của Hoàng Văn Thụ trên nhiều địa bàn, ngoài nước, trong
nước, miền núi, đồng bằng, thành phố, trong hầm mỏ, nhà máy... đã thể hiện quan
điểm cách mạng toàn diện của một cán bộ lãnh đạo có tầm nhìn xa, hiểu rộng.


Với tư chất của một cán bộ lãnh đạo năng động, sáng tạo, trong cuộc đời
hoạt động cách mạng sôi nổi và nhiệt thành của mình, Hoàng Văn Thụ đã có
những đóng góp quan trọng, có tính chất quyết định tới thắng lợi của đường lối
lãnh đạo của Đảng, Ông đã có công lớn trong việc đề xuất sáng lập báo “Giải
phóng”, tham gia viết bài cho báo "Cờ giải phóng" và "Tạp chí cộng sản". Những
bài viết, dịch của ông về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, về phong trào cộng sản,

công nhân quốc tế đã góp phần phổ biến, giác ngộ tinh thần cách mạng vô sản cho
đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Phương pháp, nguyên tắc
hoạt động bí mật đầy hiệu quả do Hoàng Văn Thụ xây dựng đã giúp cho Đảng ta
có được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích trong quá trình vận động, tổ chức phong
trào quần chúng rộng khắp trong cả nước.
Những hoạt động của Hoàng Văn Thụ trên cương vị là uỷ viên Ban Thường
vụ Trung ương Đảng đặc trách công tác công vận và binh vận của Đảng đã góp
phần thức tỉnh và lôi cuốn được nhiều binh lính, sĩ quan yêu nước người Việt nam
trong quân đội Pháp ở thuộc địa, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, tiến tới nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945. Bước
đường hoạt động của người chiến sĩ cộng sản Hoàng Văn Thụ đã để lại cho thế hệ
cách mạng đời sau tấm gương sáng chói về một người cộng sản đầy ý chí, nghị lực,
vượt qua mọi khó khăn gian khổ, thường xuyên tự trau dồi, rèn luyện để không
ngừng trưởng thành. Từ một thanh niên học sinh yêu nước khi tham gia hoạt động
cách mạng mới chỉ có ít vốn chữ Nho học ở trường làng và tiếng Pháp học ở
trường tiểu học Pháp - Việt Lạng Sơn, khi trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của
Đảng, bằng việc tự học tập, rèn luyện Hoàng Văn Thụ đã có một trình độ lý luận
cao, tầm hiểu biết rộng và sâu sắc về thực tiễn. Ông vừa làm một nhà chiến lược tài
ba, vừa là một dịch giả tiếng Trung Quốc, vừa là người viết báo sắc bén. Những
hoạt động sáng tạo của Hoàng Văn Thụ trên nhiều phương diện đã bộc lộ khả năng


tiềm tàng của trí tuệ, của trình độ lý luận, kiến thức khoa học đã được rèn luyện
nghiên cứu, học tập qua nhiều năm gian khổ phấn đấu.
Suốt cuộc đời hy sinh vì độc lập dân tộc, vì lý tưởng cách mạng cao đẹp,
Hoàng Văn Thụ đã nêu tấm gương kiên trung, bất khuất của một người cộng sản
gang thép, hiên ngang trước kẻ thù, nhưng cũng đầy tình thương yêu đối với
đồng chí, đồng bào. Ông bị bắt, bị tù đày và kết án tử hình khi vừa mới 35 tuổi
đời.
Cuộc đời cách mạng của Hoàng Văn Thụ thật oanh liệt, những cương vị mà

ông đảm trách đều gắn liền với thời kỳ cam go, gian khổ của cách mạng Việt Nam.
Ông là một lãnh tụ người dân tộc thiểu số sớm có một vị trí cao trong Đảng, một
trong những nhà lãnh đạo gắn bó mật thiết với dân.
Việc tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng Văn Thụ để làm sáng tỏ
cuộc đời – sự nghiệp, công lao, cống hiến của Hoàng Văn Thụ đối với việc phát
triển lực lượng cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1928-1943 là một công việc
thiết thực, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ mai sau. Vì
những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Hoàng Văn Thụ với việc xây dựng lực
lượng cách mạng Việt Nam (1928-1944) ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc
sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu vê cuộc đời và
hoạt động cách mạng của Hoàng Văn Thụ. Tuy nhiên nguồn tư liệu về Hoàng
Văn Thụ một số đã thất lạc và phân tán ở nhiều nơi, nên việc tập hợp, thu thập
tài liệu mặc dù đạt được kết quả khả quan, đã thu thập được nhiều tài liệu có giá
trị, song vẫn chưa đầy đủ. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu nhất có thể kể
đến như:
Cuốn “Hoàng Văn Thụ - Tên anh sáng mãi” của Hội Văn học nghệ thuật
Lạng Sơn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009. Đây là công trình toàn diện, công phu


nhất viết về Hoàng Văn Thụ với gần 600 trang viết. Công trình là kết quả tập hợp
những tư liệu, tác phẩm viết về thân thế, sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ
cộng sản Hoàng Văn Thụ và những sáng tác văn học viết về ông.
Cuốn “Hoàng Văn Thụ - Người chiến sĩ cộng sản gang thép” của Ban
Chấp hành tỉnh Hà Đông, Ban Nghiên cứ lịch sử Đảng, 1964. Tác phẩm đã đề
cập đến những bài viết về cuộc đời chiến đấu của Hoàng Văn Thụ, những ngày
cuối cùng, bài thơ cuối cùng của Hoàng Văn Thụ; những mẩu chuyện về Hoàng
Văn Thụ với công tác tuyên truyền vận động phụ nữ. Tác phẩm này cung cấp
được phần nào những hoạt động Hoàng Văn Thụ trong những năm tháng cách

mạng.
Cuốn “Hoàng Văn Thụ người chiến sĩ cộng sản kiên trung bất khuất” do
Trương Thanh Sơn chủ biên, Ban Tuyên giáo tỉnh Lạng Sơn xuất bản năm 1994.
Tác phẩm đề cập một cách khá cụ thể về tiểu sử, quá trình hoạt động cách mạng,
vai trò lãnh đạo của Hoàng Văn Thụ trong việc xây dựng, phát triển phong trào
cách mạng ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên trong những năm 1930-1945.
Cuốn “Những ngày cuối cùng của anh Hoàng Văn Thụ” của Trần Đăng
Ninh và Trần Độ, do Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội xuất bản năm 1964. Đây là
cuốn hồi ký cách mạng của 2 đồng chí Trần Đăng Ninh và Trần Độ kể về những
ngày tháng cuối cùng của đồng chí Hoàng Văn Thụ. Đây là tác phẩm cung cấp rõ
nhất, chân thực nhất về những hoạt động của Hoàng Văn Thụ khi ông bị thực dân
Pháp bắt và giam tại nhà tù Hỏa Lò.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Lãng (1994), Lịch sử Đảng bộ huyện

Văn Lãng 1930 – 1945 (Sơ thảo), Nxb. Ban Thường vụ huyện ủy Văn Lãng, Lạng
Sơn.
2.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Lãng (2001), Lịch sử phong trào cách

mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Hoàng Văn Thụ (1930-2000), Nxb.
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
3.

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Văn Quan (1991), Đời hoạt động cách mạng


của đồng chí Lương Văn Tri, Nxb. Ban Thường vụ huyện ủy Văn Quan, Lạng Sơn.
4.

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (2012), Lịch sử Đảng bộ Thành

phố Hà Nội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5.

Ban chấp hành tỉnh Hà Đông (1964), Hoàng Văn Thụ người chiến sĩ cộng

sản gang thép, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng, Hà Tây.
6.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1998), Lịch sử Đảng bộ thị xã Lạng

Sơn (1930-1954), Nxb. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lạng Sơn.
7.

Ban Chấp hành Đảng bộ xã Kim Nỗ (2011), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ

và nhân dân xã Kim Nỗ (1930-2010), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
8.

Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tàm Xá (2012), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ

và nhân dân xã Tàm Xá (1930-2010), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
9.

Ban Chấp hành Đảng bộ xã Võng La (2012), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ


và nhân dân xã Võng La (1930-2012), Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
10.

Báo Cờ giải phóng (2007), Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.

11.

Đặng Việt Bích (2004), “Hoàng Văn Thụ nhân cách ngọc nát còn hơn ngói

lành”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, (số 8), tr. 77-79.
12.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước (2005), Tuyên truyền cách mạng trước năm

1945, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.


13.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước (2013), Tổ chức bộ máy các cơ quan trong

chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tài liệu lưu trữ (1862-1945),
Nxb. Hà Nội, Hà Nội.
14.

Khổng Diễn, Bế Viết Đẳng (1990), Văn Lãng – huyện biên giới Lạng Sơn,

Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
15.


Dư địa chí Lạng Sơn (2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 5, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 6, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19.

Xuân Đài (2000), Tuổi nhỏ Hoàng Văn Thụ, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội.

20.

Trần Bá Đệ (2000), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb. Đại học Quốc

gia, Hà Nội.
21.

Trần Độ (1980), Bên sông đón súng, Nxb. Văn học, Hà Nội.


22.

Võ Nguyên Giáp (1964), Những chặng đường lịch sử, Nxb. Văn học, Hà

Nội.
23.

Trần Văn Giàu (1957), Lịch sử Việt Nam 1897-1914, Nxb. Xây dựng, Hà

Nội.
24.

Tô Hoài (2006), Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội.

25.

Hồ Chí Minh toàn tập (2000),Tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

26.

Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27.

Hồ Chí Minh toàn tập (2000), Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28.

Nhật Hồng (2004), “Hoàng Văn Thụ - Người con dân tộc gan dạ”, Tạp chí


Toàn cảnh sự kiện, (số 168), tr. 25.
29.

Kể chuyện nhà tù Hỏa Lò (2006), Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


30.

Vũ Ngọc Khánh (1990), Thị xã Lạng Sơn xưa và nay, Nxb. Lạng Sơn, Lạng

Sơn.
31.

Nguyễn Đình Lê (Chủ biên) (1998), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến nay,

Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
32.

Lên đường thắng lợi (Hồi ký cách mạng) (1960), Nxb. Văn học, Hà Nội.

33.

Trần Huy Liệu (1961), Lịch sử 85 năm chống Pháp, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

34.

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Đông Anh (1930-2005)

(2005), Nxb. Hà Nội, Hà Nội.

35.

Nguyễn Quang Ngọc, Vũ Văn Quân (Chủ biên) (2010), Địa chí Cổ Loa,

Nxb. Hà Nội, Hà Nội.
36.

Người trước ngã người sau tiến (Hồi ký cách mạng) (1960), Nxb. Văn học,

Hà Nội.
37.

Nhân dân ta rất anh hùng (Hồi ký cách mạng) (1960), Nxb. Văn học, Hà

Nội.
38.

Những ngày tháng tám (Hồi ký cách mạng) (1961), Nxb. Văn học, Hà Nội.

39.

Trần Đăng Ninh (1979), Lời chào của anh Hoàng Văn Thụ, Nxb. Kim Đồng,

Hà Nội.
40.

Trần Đăng Ninh, Trần Độ (1964), Những ngày cuối cùng của anh Hoàng

Văn Thụ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
41.


Phan Quang (1965), Gương chiến đấu của những người cộng sản, Nxb. Sự

thật, Hà Nội.
42.

Dương Trung Quốc (2005), Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945),

Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
43.

Trương Thanh Sơn (1994), Hoàng Văn Thụ người chiến sĩ cộng sản kiên

trung bất khuất, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
44.

Chu Văn Tấn (1977), Kỷ niệm Cứu quốc quân (hồi ký), Nxb. Quân đội nhân

dân, Hà Nội.


45.

Nguyễn Trường Thanh (2009), Hoa bất tử, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

46.

Nguyễn Thành (1991), Mặt trận Việt Minh, Nxb. Sự Thật, Hà Nội.

47.


Thơ viết trong nhà tù Hoả Lò (1899-1954) (2006), Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà

Nội.
48.

Huỳnh Văn Tòng (2000), Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945,

Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
49.

Nông Xuân Tiến, Bùi Ngọc Thành, Hồ Đức Thanh (2009), Hoàng Văn Thụ -

Tên anh sáng mãi, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.
50.

Minh Tranh (1958), Việt Minh và thắng lợi cách mạng Tháng Tám : Từ nghị

quyết của hội nghị Trung ương lần thứ tám tháng 5/1941 đến nghị quyết của hội
nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông dương từ 13-15/8/1945, Nxb. Sự Thật,
Hà Nội.
51.

Trần Trọng Trung (2009), “Bối cảnh ra đời và vai trò của Cứu Quốc quân trước

Cách mạng Tháng Tám”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, (số 213), tr. 12-17.
52.

Trường Chinh – Một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách


mạng Việt Nam (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53.

Bích Tùng, Lý Đào (1992), Nhớ nguồn, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

54.

Hoàng Tùng, Đức Vượng (1990), Đồng chí Trường Chinh, Tập 1, Nxb. Sự

thật, Hà Nội.
55.

Văn Lãng – huyện biên giới Lạng Sơn (2002), Nxb. Khoa học xã hội, Hà

Nội.
56.

Hoàng Quốc Việt (1994), Con đường theo Bác, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.

57.

Mã Thế Vinh (1995), Con đường anh đi, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

58.

Mã Thế Vinh (2012), Lạng Sơn vùng đất của Chi Lăng – Đồng Đăng – Kỳ

Lừa, Nxb. Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
59.


Đức Vượng (1991), Đồng chí Trường Chinh, Tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội.


60.

Đức Vượng, Nguyễn Đình Nhơn (2004), Những người cộng sản trẻ tuổi,

Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
61.

Trần Quốc Vượng (1969), Những trang sử vẻ vang của các dân tộc miền

núi, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
62.

Trần Quốc Vượng (1988), Cổ Loa truyền thống và cách mạng, Nxb. Hà

Nội.
63.

Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1994), Lịch sử quân đội nhân dân Việt

Nam, Tập 1, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.



×