Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bùi kỷ với sự nghiệp văn hóa giáo dục và cách mạng việt nam thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.61 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ HỢP

BÙI KỶ VỚI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA – GIÁO DỤC
VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Hà Nội –2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

NGUYỄN THỊ HỢP

BÙI KỶ VỚI SỰ NGHIỆP VĂN HÓA – GIÁO DỤC
VÀ CÁCH MẠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13
Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. NGND Nguyễn Văn Khánh

Hà Nội –2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn khoa
học của GS. TS. NGND Nguyễn Văn Khánh.
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, thông tin trích dẫn có nguồn gốc rõ
ràng./.

Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hợp


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá
nhân và tập thể.
Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS.
NGND Nguyễn Văn Khánh, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Lịch
sử – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, cán bộ các trung tâm lưu trữ,
các thư viện đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn đại diện gia đình, dòng họ Bùi Châu Cầu – Mễ
Tràng của danh nhân Bùi Kỷ (Hà Nam) đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã khích lệ, tạo những điều
kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hợp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................6
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................8
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................8
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ...... Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp của luận văn ........................................ Error! Bookmark not defined.
7. Bố cục luận văn.................................................... Error! Bookmark not defined.
NỘI DUNG .............................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. VÀI NÉT VỀ GIA ĐÌNH VÀ THÂN THẾ CỦA BÙI KỶ... Error!
Bookmark not defined.
1.1. Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX ....... Error! Bookmark not
defined.
1.2. Quê hương, dòng họ và gia thế của Bùi Kỷ ..... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Xã Châu Cầu, huyện Kim Bảng - Quê hương của Bùi Kỷ ... Error! Bookmark
not defined.
1.2.2. Khái quát về dòng họ Bùi và gia thế của Bùi Kỷ .......... Error! Bookmark not
defined.
1.3. Quá trình lập thân của Bùi Kỷ ......................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 1 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BÙI KỶ TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA –
GIÁO DỤC .............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1. Người thầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục . Error! Bookmark not defined.
2.2. Bùi Kỷ với phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945) ....... Error!
Bookmark not defined.

2.2.1. Bối cảnh xuất hiện phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ đầu thế kỉ XX . Error!
Bookmark not defined.
2.2.2. Vai trò của Bùi Kỷ trong phong trào chấn hưng Phật giáo Bắc Kỳ (1934 - 1945)
................................................................................... Error! Bookmark not defined.


2.3. Bùi Kỷ với sự nghiệp văn chương .................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. HOẠT ĐỘNG YÊU NƢỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA BÙI KỶ
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Cuộc gặp gỡ với Phan Châu Trinh và Nguyễn Tất Thành .. Error! Bookmark
not defined.
3.2. Bùi Kỷ với phong trào truyền bá Quốc ngữ (1938 – 1945) .. Error! Bookmark
not defined.
3.3. Bùi Kỷ với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .... Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 3 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 4. ĐÓNG GÓP CỦA BÙI KỶ ĐỐI VỚI QUÊ HƢƠNG, ĐẤT NƢỚC
................................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.1. Đối với dòng họ Bùi, quê hương Hà Nam ....... Error! Bookmark not defined.
3.2. Đối với dân tộc ................................................... Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 4 ..................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................8
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp về cơ bản đã hoàn thành công cuộc bình định

Việt Nam, biến Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Ngay sau khi hoàn tất cuộc
xâm lược, thực dân Pháp đã khẩn trương thực hiện Chương trình khai thác thuộc địa
lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (1919 - 1929). Các cuộc khai thác này đã
gây nên những tác động lớn về mọi mặt từ kinh tế đến văn hóa, xã hội Việt Nam.
Điểm đáng lưu ý trong giai đoạn này là chính quyền thực dân đã thực hiện các cuộc
cải cách giáo dục, hướng tới xây dựng một nền giáo dục Pháp - Việt, loại bỏ dần
nền giáo dục Hán học. Mặc dù nhằm phục vụ công cuộc bóc lột và thống trị của
thực dân Pháp nhưng các hoạt động khai thác thuộc địa cũng đã góp phần tạo nên
sự chuyển biến trong tư tưởng, nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đội
ngũ trí thức Nho học. Nhiều người cảm thấy chán nản, đau buồn trước nỗi nhục mất
nước, lạc lõng giữa buổi giao thời của hai chế độ, nhưng lựa chọn những cách ứng
xử khác nhau: Có người đỗ đạt ra làm quan phục vụ triều đình, có người từ quan về
quê ở ẩn, gửi gắm những trăn trở thời cuộc qua văn thơ, lại có người tập hợp lực
lượng chuẩn bị cho các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Và cũng có người khước từ làm
quan để rồi suốt đời gắn bó với nền giáo dục, nền văn học nước nhà như một định
mệnh. Bùi Kỷ là một người như thế. Ông là một trong số ít những nhà nho sống,
làm việc dưới cả 3 chế độ: Phong kiến, Pháp thuộc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đó là kết quả của một quá trình chuyển biến sâu sắc về mặt tư tưởng của ông, từ
yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản.
Với các hoạt động giảng dạy, biên khảo, sáng tác thơ văn, cách mạng... Bùi Kỷ
đã có những đóng góp to lớn đối với nền văn hóa - giáo dục và cách mạng Việt
Nam. Vì vậy, thân thế, sự nghiệp của Bùi Kỷ đã được nhiều nhà nghiên cứu trong
nước quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào
nghiên cứu toàn diện và khách quan về sự nghiệp cũng như những đóng góp của
ông.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Bùi Kỷ với sự nghiệp văn hóa giáo dục và cách mạng Việt Nam thế kỉ XX” làm đề tài luận văn thạc sĩ với mong


muốn góp phần làm sáng tỏ thêm về thân thế, hoạt động và những cống hiến của
ông đối với quê hương, đất nước.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bùi Kỷ là một phó bảng, một nhà sư phạm, một nhà văn, một nhà nghiên cứu
văn hóa có ảnh hưởng, đóng góp lớn vào việc hình thành tri thức về ngữ văn Việt và
Hán Việt, tri thức về lịch sử văn học Việt Nam. Vì vậy, thân thế và hoạt động của
ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, giới thiệu.
Tiểu sử, sự nghiệp của Bùi Kỷ đã được một số nhà nghiên cứu biên soạn trong
các bộ từ điển và các bộ sách mang tính chất từ điển về lịch sử, văn học, khoa cử.
Tiêu biểu là cuốn Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng và
Nguyễn Bá Thế (Nxb. Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh, 1991). Trong cuốn này, tác giả
giới thiệu khái quát tiểu sử và các tác phẩm chính của Bùi Kỷ, đồng thời khẳng
định: “Bùi Kỷ là một trí thức yêu nước, một học giả uyên thâm, có công với văn học
nước nhà đầu thế kỉ XX, nhất là thời chữ Quốc ngữ có tư thế trên văn đàn”. Bên
cạnh đó, cuốn Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 2 của Trần Văn Giáp chủ biên
(Nxb. Khoa học xã hội, 1971), đã giới thiệu qua tiểu sử, hoạt động và một số tác
phẩm của Bùi Kỷ. Ngoài ra, các cuốn như Khoa cử và các nhà khoa bảng triều
Nguyễn do Phạm Đức Thành Dũng - Vĩnh Cao chủ biên (Nxb. Thuận Hóa, 2000),
cuốn Nhân vật lịch sử văn hóa Hà Nam của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam
(2000), Từ điển văn học (bộ mới) của Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Các nhà khoa bảng
Việt Nam 1075 - 1919 của tác giả Ngô Đức Thọ (Nxb. Văn học, 2006)... đã cung
cấp nguồn thông tin khái quát về tiểu sử, hoạt động và một số tác phẩm của danh
nhân Bùi Kỷ. Tuy vậy, một số sự kiện liên quan đến ông vẫn chưa có sự thống nhất
và chưa chính xác, cần phải được nhìn nhận, xem xét lại.
Các công trình nghiên cứu trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục, có thể kể tới cuốn
Thầy giáo Việt Nam mười thế kỉ của tác giả Vũ Ngọc Khánh (Nxb. Thanh niên,
2000). Trong cuốn này, tác giả đã trình bày về nhân cách, tư tưởng của Bùi Kỷ qua
những kỷ niệm hồi tác giả còn học ở Trường tư thục Thăng Long. Bên cạnh đó,
luận án tiến sĩ của Lê Tâm Đắc với đề tài “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc


Kỳ” năm 2008, khẳng định Bùi Kỷ là một trong số 11 vị có ảnh hưởng và đóng góp

lớn nhất cho hoạt động chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ trước năm 1953. Hoạt động
truyền bá Quốc ngữ của Bùi Kỷ cũng được đề cập trong cuốn Hội Truyền bá Quốc
ngữ trong sự nghiệp chống nạn thất học của Nxb. Giáo dục năm 1988... Ngoài ra là
một số bài viết đăng trên Thông báo Hán Nôm học (Viện Nghiên cứu Hán Nôm)
như: “Bút tích của Phó bảng Bùi Kỷ và bản dịch thơ của nhà văn Nguyễn Tử Siêu
tại nhà thờ Hoàng giáp Lê Huy Trâm” (năm 2004) của hai tác giả Đặng Bằng - Lê
Liêm, “Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của nhà biên khảo Bùi Kỷ (1887 - 2007)”
của tác giả Thế Anh (năm 2007).
Không chỉ là một nhà sư phạm, Bùi Kỷ còn là một nhà văn, nhà thơ. Bởi thế,
giới nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm đến việc sưu tầm, giới thiệu, phân tích, phê
bình các công trình biên khảo, hiệu khảo, sáng tác thơ văn của ông. Tiêu biểu là
cuốn Văn thơ của Ưu thiên Bùi Kỷ của Lê Tư Lành xuất bản năm 1982, trong đó,
tác giả đã thu thập, dịch thuật tổng cộng 77 bài của Bùi Kỷ, gồm: 14 bài thơ chữ
Hán, 63 bài thơ Quốc ngữ, và được chia thành 4 nhóm: Thơ tức cảnh, thơ tự sự, các
loại văn, thơ ngắn trong cuốn Quốc văn cụ thể. Tuy nhiên, công trình được đánh giá
là đầy đủ nhất về sự nghiệp văn chương của Bùi Kỷ đến nay là Thơ văn Bùi Kỷ của
Nguyễn Văn Huyền do Nxb. Khoa học xã hội (Hà Nội) ấn hành năm 1994. Trong
cuốn này, tác giả đã nêu khái quát thông tin về tiểu sử Bùi Kỷ, tuyển tập 102 trước
tác của ông trên các lĩnh vực hiệu khảo, dịch, sáng tác; đồng thời, phân tích tư
tưởng của Bùi Kỷ thể hiện qua các trước tác văn học đó. Ngoài ra còn một số công
trình mang tính chất tuyển chọn, giới thiệu thơ văn của Bùi Kỷ như: Tuyển tập thơ
Hà Nam do Nguyễn Thế Vinh chủ biên (Nxb. Hội Nhà văn & Hội Văn học nghệ
thuật Hà Nam, 2000), Tuyển tập văn Hà Nam của Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam
(Nxb Hội Nhà văn, 2000), Nhà văn hiện đại, tập 1 của Vũ Ngọc Phan (Nxb. Văn
học, 1994), Danh nhân họ Bùi của Bùi Xuân Ngật (Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội,
2013), Phủ Lí thơ của nhóm tác giả Vũ Ngọc Phác - Phạm Vĩnh - Nguyên Xuân
Vân (Nxb. Văn học, Hà Nội, 1995)...
Qua những công trình nghiên cứu kể trên, chúng ta thấy việc nghiên cứu về thân
thế, sự nghiệp của Bùi Kỷ trước nay mới chỉ được tiến hành ở mức độ khái lược,



chưa toàn diện. Riêng trong cuốn Thơ văn Bùi Kỷ, tác giả Nguyễn Văn Huyền đã
dành nhiều công sức giới thiệu về tiểu sử, trình bày tư tưởng của Bùi Kỷ qua một số
sáng tác thơ văn của ông. Tuy nhiên, hành trạng và hoạt động của Bùi Kỷ cả trước
và sau năm 1945 chưa được tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng. Vì vậy, thiết nghĩ, việc
nghiên cứu một cách toàn diện về thân thế, hoạt động và đóng góp của Bùi Kỷ dưới
góc độ sử học là điều vô cùng cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm phác họa một cách toàn diện, chân thực về các hoạt động của danh
nhân Bùi Kỷ và những đóng góp của ông trong lịch sử dân tộc thế kỷ XX, đặc biệt
là trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục và cách mạng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập các nguồn thông tin khác nhau về danh nhân Bùi Kỷ. Trên cơ sở đó,
tiến hành phân loại, sắp xếp, phân tích và xử lý các nguồn tư liệu để có được những
thông tin, dữ liệu đúng đắn về hành trạng, hoạt động của ông. Đồng thời, khái quát
những đóng góp và đánh giá vai trò của Bùi Kỷ đối với quê hương, đất nước.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của Bùi Kỷ trên các lĩnh vực văn hóa giáo dục, cách mạng cũng như những đóng góp của ông đối với lịch sử Việt Nam
trong thế kỷ XX.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu của đề tài là những nơi có liên quan đến cuộc đời và
hoạt động của Bùi Kỷ, trước hết là Hà Nam, Hà Nội… là những nơi ông sinh sống
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Thế Anh (2008), Kinh tế xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn,
Nxb. Văn học, Hà Nội.
2. Thế Anh (2007), “Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của nhà biên khảo Bùi Kỷ

(1887 - 2007), Thông báo Hán Nôm học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang (1988), Bác Tôn (1888 - 1980) - Cuộc
đời và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
4. Ban Liên lạc họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu - Phủ Lý - Hà Nam (2002), Tộc phả
họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu, Hà Nội.
5. Ban Liên lạc học sinh Trường THTT Thăng Long (2003), Trường trung học tư
thục Thăng Long (1935 – 1945), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
6. Đỗ Bang (1997), Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn, Nxb.
Thuận Hóa, Huế.
7. Đặng Bằng - Lê Liêm (2004), “Bút tích của Phó bảng Bùi Kỷ và bản dịch thơ
của nhà văn Nguyễn Tử Siêu tại nhà thờ Hoàng giáp Lê Huy Trâm”, Thông báo
Hán Nôm học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội.
8. Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
9. Nguyễn Công Bình (1963), Mặt trận Dân tộc thống nhất trong cách mạng Việt
Nam, Nxb. Khoa học, Hà Nội.
10. Hàm Châu – Hoàng Vĩnh Hạnh (2013), Hoàng Minh Giám con người của thế
hệ vàng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Chiển - Trịnh Tất Đạt (2011), Từ điển bách khoa đất nước con
người Việt Nam, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.
12. Cao Xuân Dục (2011), Quốc triều hương khoa lục, Nxb. Lao động, Trung tâm
Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
13. Cao Xuân Dục (1962), Quốc triều đăng khoa lục, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất
bản.
14. Phạm Đức Thành Dũng - Vĩnh Cao (cb) (2000), Khoa cử và các nhà khoa
bảng triều Nguyễn, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, Nxb. Thuận Hóa,
Huế.


15. Lê Tâm Đắc (2008), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ, Luận án tiến

sĩ triết học, Viện nghiên cứu Tôn giáo.
16. Nguyễn Đại Đồng (2008), Biên niên sử Phật giáo miền Bắc (1920 - 1953),
Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
17. Vũ Minh Giang (cb) (2006), Đại học Quốc gia Hà Nội - Một thế kỉ phát triển
và trưởng thành, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
18. Trần Văn Giàu (1997), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX
đến cách mạng tháng Tám, Tập 1: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó
trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đỗ Đức Hiểu (cb) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, Hà Nội.
20. Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1884 - 1945),
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
21. Bùi Cộng Hòa (2014), “Hậu duệ chi họ Bùi Mễ Tràng - Châu Cầu với việc phát
huy truyền thống dòng tộc”, Hội thảo Danh nhân Bùi Văn Dị trong lịch sử - văn
hóa Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX, Viện Chính sách và Quản lý (Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.
22. Lê Thị Thanh Hòa (2001), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các
đại khoa học vị tiến sĩ (1075 - 1919), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
23. Thái Nhân Hòa (2007), Nhân vật và sự kiện lịch sử cận - hiện đại, Nxb. Văn
hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh.
24. Hội Khai Trí Tiến Đức (1931), Việt Nam từ điển, Trung Bắc Tân Văn.
25. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh (1981), Văn học yêu nước và cách mạng
Hà Nam Ninh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam (2000), Nhân vật lịch sử văn hóa Hà Nam,
Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
27. Hội Việt - Trung hữu nghị (1959), Tình hữu nghị Việt - Trung, in tại xưởng in
Tiến Bộ, Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Huyền (1994), Thơ văn Bùi Kỷ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Vũ Minh Hương - Nguyễn Văn Nguyên - Philippe papin (2000), Địa danh và
tư liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội.



30. Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa
(1858 - 1945), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Hội, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Khánh (2013), Ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
thời kỳ cận - hiện đại, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
32. Vũ Ngọc Khánh (2000), Thầy giáo Việt Nam mười thế kỉ, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội.
33. Vũ Ngọc Khánh (2011), Nhà giáo Việt Nam (Tiểu sử và giai thoại), Nxb. Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
34. Lê Thị Kinh (2011), Phan Châu Trinh (1872 - 1926) qua những tài liệu mới,
Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
35. Bùi Kỷ (1932), Quốc văn cụ thể, Tân Việt Nam thư xã, Hà Nội.
36. Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim - Phạm Duy Khiêm (1941), Việt Nam văn phạm bậc
trung học, Nxb. Lê Thăng.
37. Bùi Kỷ - Trần Trọng Kim - Nguyễn Quang Oánh (1942), Tiểu học Việt Nam
văn phạm, Nxb. Lê Thăng.
38. Bùi Kỷ (1960), Kỷ nguyên mới, Nxb. Phổ thông, Hà Nội.
39. Bùi Kỷ (1935), “Giải nghĩa chữ Tuệ ở trong Phật học”, Đuốc Tuệ, số 2.
40. Bùi Kỷ (1936), “Tôn chỉ đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 7.
41. Bùi Kỷ (1936), “Tôn chỉ đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 8.
42. Bùi Kỷ (1936), “Tôn chỉ đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 10.
43. Bùi Kỷ (1936), “Tôn chỉ đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 12.
44. Bùi Kỷ (1936), “Học Tiểu thặng và Đại thặng”, Đuốc Tuệ, số 16.
45. Bùi Kỷ (1936), “Học Tiểu thặng và Đại thặng”, Đuốc Tuệ, số 17.
46. Bùi Kỷ (1936), “Học Tiểu thặng và Đại thặng”, Đuốc Tuệ, số 19.
47. Bùi Kỷ (1936), “Học Tiểu thặng và Đại thặng”, Đuốc Tuệ, số 31.
48. Bùi Kỷ (1937), “Nghĩa chữ Không trong đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 47.
49. Bùi Kỷ (1937), “Nghĩa chữ Không trong đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 49.
50. Bùi Kỷ (1937), “Nghĩa chữ Không trong đạo Phật”, Đuốc Tuệ, số 52.
51. Bùi Kỷ (1937), “Bài trướng của Hội Phật giáo viếng cụ Tổ Vĩnh Nghiêm”,

Đuốc Tuệ, số 56.


52. Bùi Kỷ - Phan Võ - Nguyễn Khắc Hanh (1959), Thơ chữ Hán Nguyễn Du,
Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
53. Lê Tư Lành (1982), Văn thơ của Ưu Thiên Bùi Kỷ, H. Knxb.
54. Nguyễn Lân (1998), Hồi ký giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
55. Đinh Xuân Lâm (cb) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
56. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nxb. Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
57. Trần Huy Liệu (1959), Hồi ký, Nxb. Văn sử địa, Hà Nội.
58. Trần Huy Liệu (1960), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (Hồi ký), Nxb. Sử học,
Hà Nội.
59. Nguyễn Công Lý (2011), Giáo dục khoa cử và quan chế ở Việt Nam thời
phong kiến và thời Pháp thuộc, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp.
Hồ Chí Minh.
60. Đặng Thai Mai (2001), Hồi ký, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí
Minh.
61. Bắc Môn (2008), Nét văn hóa dân gian của Phủ Lý xưa, Nxb. Thế giới, Hà
Nội.
62. Nam phong tạp chí, Quyển XXI, số 120, tài liệu số hóa (do Trần Thị Hằng,
K57 Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
cung cấp).
63. Nam Phong tạp chí, Quyển XXI, số 121, tài liệu số hóa (do Trần Thị Hằng,
K57 Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
cung cấp).
64. Nam Phong tạp chí, Quyển XXI, số 123, tài liệu số hóa (do Trần Thị Hằng,
K57 Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội
cung cấp).

65. Nguyễn Thúy Nga (2010), Địa danh Hà Nội thời Nguyễn: Khảo cứu từ nguồn
tư liệu Hán Nôm, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
66. Bùi Xuân Ngật (cb) (2013), Danh nhân họ Bùi, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.


67. Ngô Linh Ngọc – Ngô Văn Phú (1987), Tuyển tập thơ ca trù, Nxb. Văn học,
Hà Nội.
68. Nguyễn Văn Ngọc (2013), Danh nhân Bùi Văn Dị trong lịch sử Việt Nam nửa
cuối thế kỉ XIX, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam,
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc
gia Hà Nội).
69. Trần Thanh Nhàn (2013), Quan hệ giữa các tổ chức yêu nước và cách mạng
Việt Nam với nước ngoài (1904 - 1923), Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh.
70. Lãng Nhân (2002), Giai thoại làng Nho: Toàn tập, Nxb. Văn học, Hà Nội.
71. Nhiều tác giả (1988), Hội Truyền bá Quốc ngữ trong sự nghiệp chống nạn thất
học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
72. Nhiều tác giả (2006), Lễ tang chí sĩ Phan Chu Trinh, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
73. Nhiều tác giả (2011), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb. Đại học
Sư phạm, Trung tâm Văn hóa Tràng An, Hà Nội.
74. Đỗ Văn Ninh (2002), Từ điển chức quan Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
75. Vũ Ngọc Phác - Phạm Vĩnh - Nguyên Xuân Vân (1995), Phủ Lí thơ, Nxb. Văn
học, Hà Nội.
76. Vũ Ngọc Phan (1994), Nhà văn hiện đại, Tập 1, Nxb. Văn học, Tp. Hồ Chí
Minh.
77. Vũ Ngọc Phan (1987), Những năm tháng ấy (Hồi ký), Nxb. Văn học, Hà Nội.
78. Bùi Phụng - Bùi Vũ Minh (2001), Bùi Ý - Cuộc đời một nhà giáo, Nxb. Văn
nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
79. Lê Văn Quán (2013), Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ Lê Nguyễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
80. Nguyễn Ngọc Quỳnh (2011), Hệ thống giáo dục và khoa cử nho giáo triều

Nguyễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
81. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 2, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội.
82. Nguyễn Quang Thắng - Nguyễn Bá Thế (1991), Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.


83. Ngô Đức Thọ (2006), Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919), Nxb. Văn
học, Hà Nội.
84. Nguyễn Thị Thưởng (1995), Hoàng Minh Giám – Con người và lịch sử, Nxb.
Lao động, Hà Nội.
85. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam (2005), Địa chí
Hà Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
86. Lại Văn Toàn - Trần Thị Đăng Thanh (cb) (2004), Thần tích thần sắc Hà Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
87. Vương Kiêm Toàn - Vũ Lân (1980), Hội Truyền bá Quốc ngữ 1938 - 1945:
Một tổ chức công khai của Đảng chống nạn mù chữ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
88. Thu Trang (2000), Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp (1911 1925), Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu Quốc học,
Tp. Hồ Chí Minh.
89. Nguyễn Văn Trân (2011), Cách mạng và cuộc đời tôi (Hồi ký), Nxb. Hà Nội,
Hà Nội.
90. La Quán Trung (1959), Tam quốc diễn nghĩa, Phan Kế Bính dịch, Bùi Kỷ hiệu
đính, Nxb. Phổ thông, Hà Nội.
91. Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Địa bạ xã Châu Cầu, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ
Nhân, Phông Địa bạ Sơn Nam Thượng, Hồ sơ số 4479.
92. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tập các bài viết của Ttg, Nha Bình dân học vụ,
Chống nạn thất học năm 1946-1954, Phông Bộ giáo dục, Quyển 2, Hồ sơ 3455.
93. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tập lưu sắc lệnh năm 1945 của Chủ tịch
nước, Sắc lệnh 45, Phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 01, Hồ sơ 01.
94. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tập lưu sắc lệnh từ ngày 01.1.1948 đến

15.4.1948 của Chủ tịch nước, Sắc lệnh 135, Phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 01,
Hồ sơ 06.
95. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tập lưu sắc lệnh, quyết định năm 1949 của
Chủ tịch nước, Sắc lệnh 102, Phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 01, Hồ sơ 08.
96. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Tập lưu sắc lệnh, quyết định năm 1956 của
Chủ tịch nước, Sắc lệnh 262, Phông Phủ Thủ tướng, Mục lục 01, Hồ sơ 16.


97. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Thông tư, quyết định, tờ trình năm 1948 của
UBKCHC Liên khu 3, Phông Uỷ ban hành chính Liên khu 3, Quyển 1, Hồ sơ 2.
98. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Danh sách các vị giám đốc, thân sĩ trí thức
của UBKCHC Liên khu 3 năm 1948, Phông Uỷ ban hành chính Liên khu 3,
Quyển 1, Hồ sơ 185.
99. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Báo cáo 6 tháng đầu năm 1952 của Mặt trận
Liên Việt Liên khu 3, Phông Uỷ ban hành chính Liên khu 3, Quyển 1, Hồ sơ
653.
100. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Thông tri, nghị quyết, báo cáo về hoạt động
của Ủy ban Liên Việt Liên khu 3 năm 1952, Phông Uỷ ban hành chính Liên khu
3, Quyển 1, Hồ sơ 680.
101. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Thông tri, Nghị quyết, Báo cáo về mọi mặt
hoạt động của Ủy ban Liên Việt Liên khu 3 năm 1952, Phông Uỷ ban hành
chính Liên khu 3, Quyển 1, Hồ sơ 680.
102. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, Báo cáo 6 tháng đầu năm 1952 của Mặt trận Liên
Việt Liên khu 3, Phông Uỷ ban hành chính Liên khu 3, Quyển 1, Hồ sơ 653.
103. Vũ Tuấn Sán (2007), Hà Nội xưa và nay, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.
104. Chu Văn - Đào Đình Tửu - Thái Minh Hải (1982), Danh nhân văn học Hà
Nam Ninh, Nxb. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh.
105. Trọng Văn (1993), Kép Trà - Nhà thơ trào phúng xuất sắc, Nxb. Lao động, Hà Nội.
106. Phan Vịnh (2008), Phan Thanh – Anh là ai?, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
107. Viện Nghiên cứu Hán Nôm (2012), Địa danh làng xã Việt Nam thế kỷ XIX,

Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2012.
108. Viện Sử học (2004), Việt Nam - Những sự kiện lịch sử (1945 - 1975), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
109. Viện Thông tin khoa học xã hội (1942), Hương ước xã Châu Cầu, tổng Châu
Cầu, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
110. Viện Thông tin khoa học xã hội (1938), Thần tích - thần sắc thị xã Châu Cầu,
tổng Mễ Tràng, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Hà Nam.
111. Lê Quốc Việt (2006), Tuyển tập bia văn từ - văn chỉ Hà Nam, Nxb. Thế giới,
Hà Nội.


112. Nguyễn Thế Vinh (cb) (2000), Tuyển tập thơ Hà Nam, Nxb. Hội Nhà văn, Hà
Nội.
113. Thành Thế Vỹ (1959), Lịch sử bình dân học vụ, Thư viện Trung ương.
114. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2014), Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam - Những hình ảnh lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia.
115. Nguyễn Như Ý (cb) (2013), Từ điển địa danh văn hóa lịch sử Việt Nam, Nxb.
Giáo dục sư phạm.
116. 20 năm thanh toán nạn mù chữ và bổ túc văn hóa (8.9.1945 - 8.9.1965), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
117. />118. />119. />120. />121. />122. />


×