Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Vấn đề di cư quốc tế của người HMông ở tây bắc việt nam từ năm 1991 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.82 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------

ĐINH VĂN NHẠC

VẤN ĐỀ DI CƯ QUỐC TẾ
CỦA NGƯỜI HMÔNG Ở TÂY BẮC VIỆT NAM
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 4
3. Mục đích nghiên cứu .............................. Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......... Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu ........................ Error! Bookmark not defined.
6. Kết cấu của luận văn ............................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: QUÁ TRÌNH DI CƯ QUỐC TẾ CỦA NGƯỜI HMÔNG VÀ
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ............... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2. Quá trình di cư của người Hmông trong lịch sử... Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Lịch sử tộc người và quá trình di cư của người HmôngError! Bookmark
not defined.
1.2.2. Quá trình di cư của người Hmông đến Việt Nam và phân bố dân cưError!


Bookmark not defined.
1.3. Các nhân tố tác động đến di cư quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc Việt
Nam................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Ở cấp độ quốc tế và khu vực ............. Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Ở cấp độ trong nước.......................... Error! Bookmark not defined.
1.3.3. Các nhân tố từ đời sống văn hoá - xã hội tộc ngườiError! Bookmark not
defined.
1.3. Tiểu kết chương 1 ................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 2: TÌNH HÌNH DI CƯ QUỐC TẾ CỦA NGƯỜI HMÔNG Ở TÂY
BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAYError! Bookmark not defined.
2.1. Khái quát tình hình di cư ở Việt Nam . Error! Bookmark not defined.


2.2. Tình hình di cư quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc từ 1991 đến nayError!
Bookmark not defined.
2.2.1. Tình hình xuất cư .............................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình nhập cư ............................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Tiểu kết chương 2 ................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 3: NHỮNG TÁC ĐỘNG VÀ KHUYẾN NGHỊError! Bookmark not
defined.
3.1. Những tác động từ di cư quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc từ 1991 đến
nay................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Đối với nơi nhập cư .......................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Đối với nơi xuất cư ........................... Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Đối với người Hmông di cư .............. Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Đối với quan hệ quốc tế giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư ......... Error!
Bookmark not defined.
3.2. Một số khuyến nghị giải pháp quản lý vấn đề di cư quốc tế của người
Hmông ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Một số dự báo ................................... Error! Bookmark not defined.

3.2.2. Một số khuyến nghị giải pháp về chính sách của Việt Nam đối với vấn đề
di cư............................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Tiểu kết chương 3 ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 9


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Bắc là vùng lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với các tỉnh Bắc Lào và Nam
Trung Quốc. Vùng đất này có trên 20 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, trong đó có
những tộc người có mặt ở cả 2, thậm chí 3 quốc gia. Do đó, trong lịch sử, vùng đất
này vẫn thường diễn ra hoạt động xuất, nhập cư qua biên giới của các tộc người
thiểu số như: Thái, Khơ mú, Hmông, Hà Nhì... Trong đó nổi lên hoạt động di cư đa
chiều, phức tạp của người Hmông cả trong lịch sử cũng như hiện nay. Vấn đề di cư
của người Hmông không chỉ diễn ra với các quốc gia láng giềng có chung đường
biên giới, mà còn xuyên/liên biên giới với nhiều quốc gia, không chỉ ở khu vực
Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Campuchia, Mianmar...) mà cả với nhiều quốc gia
khác trên thế giới (Mỹ, Pháp, Australia...).
Hoạt động di cư quốc tế của người Hmông không những tác động tới đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội tộc người, mà còn tác động đến các mối quan hệ quốc
tế, hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các quốc gia.... Như vậy, có thể nói di cư
quốc tế của người Hmông ở Tây Bắc Việt Nam là vấn đề khá nhạy cảm cần được
nghiên cứu, nhằm làm rõ thực trạng và những tác động của nó đối với cả nơi xuất
cư và nhập cư, nguyên nhân của di cư xuyên biên giới; trên cơ sở đó gợi ý giải
pháp khả thi cho công tác quản lý đối với vấn đề di cư quốc tế của người Hmông,
hạn chế đến mức thấp nhất tác động của di cư phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế,
xóa đói, giảm nghèo, đoàn kết và hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc
trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Xuất phát từ nhận thức trên cho thấy nghiên cứu “Vấn đề di cư quốc tế của

người Hmông ở Tây Bắc Việt Nam từ năm 1991 đến nay” là một yêu cầu cấp thiết,
có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Di cư quốc tế là vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành khoa
học: kinh tế học lao động, nhân học, quốc tế học, khu vực học, quan hệ quốc tế...
Tuy nhiên, mỗi khoa học tiếp cận và giải quyết vấn đề di cư quốc tế theo quan
điểm chuyên ngành và tuỳ thuộc vào bối cảnh của từng quốc gia, hay phạm vi quốc
tế.
2.1. Các nghiên cứu của nước ngoài
Một là, những công trình bàn về lý thuyết di cư với ý nghĩa tạo khung lý
thuyết cho nghiên cứu di cư nói chung và di cư quốc tế nói riêng. Người mở đầu
cho xây dựng lý thuyết xã hội học di dân là Ravenstein E.G (1985), The Laws of
Migration (Quy luật của di cư), công trình này đã rút ra 6 quy luật của di cư. Tiếp
đến là Evertt S. Lee (1966), A Theory of Migration (Lý thuyết di cư) đã xây dựng
lý thuyết lực hút, lực đẩy khi giải thích nguyên nhân di cư cũng như phân loại các
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển dân cư.
Hai là, những nghiên cứu về lịch sử di cư. Qua đó cho thấy các hình thái di
cư quốc tế (cả di cư giữa các lãnh địa tộc người thời kỳ tiền nhà nước và di cư
xuyên biên giới thời kỳ có nhà nước) diễn tiến cùng quá trình sinh tồn và phát triển
của con người, chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như áp lực tăng
trưởng dân số trước giới hạn của không gian sinh tồn, tình trạng khan hiếm lương
thực - thực phẩm, bất ổn sinh kế, biến đổi môi trường hoặc xung đột xã hội…
Trong nhóm này, trước hết phải kể đến các nghiên cứu về di cư của người Hmông,
ở nhóm này có François Marie Savina (1924), Histoire des Miao (Lịch sử người
Mèo). Nhất là nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc gồm có: Dương Phúc
Tuyền, Đoàn Ngọc Minh, Quá Tịnh (1999), Vân Nam thiểu số dân tộc khái lãm;
Hùng Ngọc Hữu (2003), Miêu tộc văn hóa sử; Vương Văn Quang (2001), Trung
Quốc nam phương dân tộc sử; Hà Bình (2004), Nguồn gốc các dân tộc Miêu –

Dao, sự thiên di và phát tiển đến khu vực bán đảo Trung Nam, Luận văn tập; Vưu


Trung (1998), Miêu, Dao tộc cổ đại sử tự lược, Tây Nam dân tộc nghiên cứu. Các
nghiên cứu này bàn về nguồn gốc người Hmông, quá trình lịch sử di cư của người
Hmông qua các thời kỳ, mà ở đó, nó gắn với các triều đại phong kiến phương Bắc.
Ba là, các nghiên cứu về toàn cầu hóa, trong đó có nêu vấn đề di cư quốc tế,
quản lý xuất cư và nhập cư trên bình diện quốc tế, hợp tác giữa các nước về quản
lý di cư quốc tế, tác động thuận và nghịch của di cư quốc tế đối với phát triển.
Thuộc nhóm này có các nghiên cứu về quan hệ quốc tế nảy sinh từ quá trình di cư
quốc tế, chính sách của các chính phủ trong việc can thiệp vào di cư để phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực. Các nghiên cứu của Manolo Abella (2004),
Cooperation in managing labour migration in a globalizing world (Hợp tác quản
lý di cư lao động trong một thế giới toàn cầu hóa); International Organization for
Migration (2003), Labour migration in Asia: Trends, challenges and policy
responses in countries of origin (Di cư lao động châu Á: Những xu hướng, thách
thức và phản ứng chính sách của các quốc gia có người xuất cư) đã chỉ ra nhu cầu
quản trị toàn cầu, đặc biệt vai trò của các định chế quốc tế như Tổ chức Di cư
quốc tế (IOM) hoặc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)…. Ngoài vai trò của các
định chế quốc tế, các nghiên cứu này còn nhấn mạnh đến sự cần thiết hợp tác giữa
các nước trong quản lý người xuất cư và nhập cư, đặc biệt là kiểm soát tình trạng
buôn bán người xuyên biên giới... Những nội dung này gợi mở nhiều điều bổ ích
cho quản lý di cư ở Việt Nam, nhất là phối hợp giữa các nước, giữa Việt Nam với
các tổ chức quốc tế về vấn đề di cư, không ngừng hoàn thiện năng lực hoạch định
và thực thi các chính sách can thiệp vào di cư quốc tế.
Bốn là, các nghiên cứu đề cập trực tiếp về di cư từ Việt Nam ra nước ngoài
trong lịch sử, di cư hôn nhân của các tộc người thiểu số vùng biên giới. Trước hết
là những nghiên cứu chung về lịch sử di dân Việt Nam, tình trạng hôn nhân liên
tộc người… Điển hình là công trình của M. Giovanna Merli (1997), Estimation of
International Migration for Vietnam, 1979-1989 (Ước lượng về di cư quốc tế ở



Việt Nam, 1979-1989); The Human Rights Solidarity for Women and Migration
(2001), Migrant Women and Inter-ethnic Marriage (Phụ nữ di cư và hôn nhân liên
tộc người) bàn về vai trò của di cư với phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa hoặc
hình thành quan hệ tộc người mới thông qua hôn nhân.
Năm là, các nghiên cứu về tình hình nhập cư từ nước ngoài vào Việt Nam,
bao gồm cả nhập cư lao động, nhập cư truyền giáo… và di cư xuyên biên giới của
những người đồng tộc sống giáp ranh giữa Việt Nam với Lào, Campuchia, Trung
Quốc. Có thể nói, giai đoạn từ 1991 đến nay, người nước ngoài nhập cư Việt Nam
ít hơn người Việt Nam xuất cư ra nước ngoài, nên cũng ít thu hút được sự quan
tâm của giới nghiên cứu nước ngoài. Chiếm số lượng nhiều nhất là các bài báo,
chuyên khảo đề cập đến quá trình di cư xuyên biên giới của các nhóm cư dân thiểu
số sống dọc biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Trung
Quốc.
Di cư tự do xuyên biên giới của những người đồng tộc là vấn đề rất phức tạp
trong quản lý dân cư ở vùng biên giới hiện nay. Về tình hình di dân tự do xuyên
biên giới giữa Việt Nam với Lào, Campuchia có nghiên cứu của Skeldon Ronald
(2010), Di cư bất hợp pháp trong tiểu vùng Mê Kông. Một trong những tộc người
di dân với số lượng lớn là người Hmông…
2.2. Nghiên cứu ở trong nước
Trong phạm vi này, vấn đề di cư quốc tế chỉ được đề cập khiêm tốn, song có
thể tìm thấy ở những nhóm sau:
Một là, các nghiên cứu về toàn cầu hóa, trong đó có đề cập đến di cư lao
động quốc tế, di cư hôn nhân quốc tế, di cư học tập quốc tế gắn với quá trình dịch
chuyển tư bản, lao động, hàng hóa – dịch vụ, chuyển giao công nghệ trên phạm vi
toàn cầu. Ở phần này, điển hình là chuyên khảo của Ủy ban Dân tộc (2008), Cơ hội
và thách thức đối với vùng dân tộc thiểu số khi Việt Nam gia nhập WTO đã cảnh
báo những khó khăn thách thức đối với các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, nếu



không được khắc phục sẽ có nguy cơ tạo lực đẩy tiếp tục di cư nội địa và di cư
xuyên biên giới, đặc biệt đối với các tộc người sống ở biên giới, rẻo cao.
Hai là, các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ dân số học, lịch sử và lý thuyết di
dân, trong đó có đề cập đến tác động của di dân quốc tế đối với phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội nước ta thời kỳ hội nhập. Phần này có nghiên cứu của
Ngọc Thời Giai (2008), Di cư của người Dao xuống biên giới Tây Nam Trung
Quốc và một số nước Đông Nam Á trong thời kỳ Minh. Đối với công trình của
Vương Duy Quang (2005), Văn hóa tâm linh của người Hmông ở Việt Nam –
Truyền thống và hiện đại, dù cắt nghĩa dưới chiều cạnh văn hóa, nhưng nó cho
thấy những hình dung nhất định về nguồn gốc, quá trình di cư của người Hmông
vào Việt Nam, tình trạng di cư xuyên biên giới của tộc người này hiện nay với cả
nguyên nhân kinh tế, xã hội và lịch sử. Luận văn thạc sỹ của Nghiêm Tuấn Hùng
(2010), Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, trong khi đề cập
trên bình diện chung về di cư trong quan hệ quốc tế cũng có điểm qua tình hình
Việt Nam và tác động của nó đối với hoạt động đối ngoại.
Ba là, các nghiên cứu về tình hình di cư tự do xuyên biên giới của một số nhóm tộc
người thiểu số; sự can thiệp của Chính phủ đối với các loại hình di cư quốc tế. Di
cư tự do xuyên biên giới là vấn đề được đề cập trong các công trình nghiên cứu về
phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, các


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1. Đặng Nguyên Anh (2006), Chính sách di dân trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Nxb Thế giới, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương (6-2010), Tổng
điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội.
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), Dự án khảo sát thực trạng một bộ
phận đồng bào Hmông di cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào

Tây Nguyên – Nguyên nhân, kiến nghị giải pháp, Hà Nội.
4. Hà Binh (2004), Nguồn gốc các dân tộc Miêu – Dao, sự thiên di và
phát triển đến khu vự bán đảo Trung Nam, Luận văn tập (bản tiếng
Trung), Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về “Trống đồng và lịch sử
văn hóa dân tộc” tổ chức tại Văn Sơn, Vân Nam, Trung Quốc, tháng
8-2004.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Báo cáo sơ kết tình
hình thực hiện Chỉ thị 660/CT-TTg ngày 17/10/1995 của Thủ tướng
Chính phủ về việc giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và
một số tỉnh khác, Hà Nội.
6. Bunthat LATHIPANYA - Đinh Văn Nhạc (2014), Hợp tác Việt Nam Lào về an sinh xã hội, Chính sách an sinh xã hội trong bối cảnh khủng
hoảng hoảng kinh tế (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế), Nxb Thế giới, Hà Nội.
7. Cục Định canh định cư và Vùng kinh tế mới, Dự án VIE/95/004, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Kiến nghị đổi mới chính
sách di dân giai đoạn 1999-2010, Hà Nội.
8. Cục Định canh định cư và Vùng kinh tế mới, Dự án VIE/95/004, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999), Hệ thống các văn bản


chính sách về công tác Định canh định cư, di dân, phát triển vùng kinh
tế mới, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Cục Định canh định cư và Vùng kinh tế mới, Dự án VIE/95/004, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2001), Di dân, kinh tế mới, định
canh định cư – lịch sử và truyền thống, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Phan Hữu Dật (Cb) (2001): Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách
liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
11. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội
12. Khổng Diễn (1999), Di dân tự phát của các dân tộc thiểu số từ miền

núi phía Bắc vào Tây Nguyên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Dân tộc
học.
13. Bế Viết Đẳng (1994), Dân tộc Mèo, Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
(các tỉnh miền núi phía Bắc), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
14. François Marie Savina (1924), Lịch sử người Mèo (bản dịch của
Trương Thị Thọ và Đỗ Trọng Quang), Phòng Tư liệu - Thư viện, Viện
Dân tộc học.
15. GaryLee-Nick Tapp (2002), Các vấn đề về dân tộc Hmông hiện nay:
10 điểm chính, Dân tộc học, (4).
16. Đỗ Văn Hòa (Chủ biên) (1998), Chính sách di cư ở Châu Á, Nxb.
Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Đỗ Văn Hòa, Trịnh Khắc Thẩm (Chủ biên) (1999): Nghiên cứu di dân
ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Nguyễn Thế Huệ (2000), Dân số các dân tộc miền núi và trung du Bắc
Bộ từ sau đổi mới, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.


19. Hùng Ngọc Hữu (2003), Miêu tộc văn hóa sử (bản Trung văn), Vân
Nam dân tộc xuất bản xã.
20. Vũ Quốc Khánh (Chủ biên) (2004), Người Hmông ở Việt Nam, Nxb.
Thông tấn, Hà Nội.
21. Lê Ngọc Lân (2015), Nhận diện một số đặc điểm hôn nhân ở vùng
biên giới, Nghiên cứu gia đình và giới, quyển 25 (số 5), tr.40-54.
22. Hoàng Xuân Lương (2000), Văn hóa người Hmông ở Nghệ An, Nxb.
Văn hóa dân tộc, Hà Nội
23. Hồ Chí Minh I2011), Toàn tập, Tập 7. Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
24. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
25. Nguyễn Hữu Minh, Đặng Thị Hoa, Trần Thị Hồng (2015), Quản lý

vấn đề hôn nhân xuyên biên giới ở Việt Nam hiện nay: Chính sách và
thực tiễn, Nghiên cứu gia đình và giới, quyển 25 (số 5), tr.15-27.
26. Đậu Tuấn Nam (2013), Di cư của người Hmông từ đổi mới đến nay,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Nicholas Tapp (1989), Chủ quyền và nổi loạn của người Hmông trắng
ở miền Bắc Thái Lan, Bản dịch của Trần Minh Thảo, Hà Nội.
28. Vương Duy Quang (2004), Người Hmông và những hiện tượng tôn
giáo liên quan đến sự phản ứng của họ ở Đông Nam Á: Quá khứ và
hiện tại, Dân tộc học, (6).
29. Ronald Skeldon (1998), Di dân và phát triển: góc độ khái niệm và
không gian, Di dân trong nước: Những khuyến nghị về chính sách di
dân ở Việt Nam, Hội đồng Dân số - UNDP – Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội.


30. Lâm Tâm (1961), Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo, Nghiên cứu
lịch sử, (30).
31. Lê Thần Tuấn2002, Phát triển bền vững miền núi Việt Nam 10 năm
nhìn lại và những vấn đề đặt ra.
32. Đặng Thu và cộng sự (1994), Di cư của người Việt từ thế kỷ thứ X
đến giữa thế kỷ XIX, Phụ san Nghiên cứu lịch sử, Hà Nội.
33. Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày
31/7/1998.
34. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày
20/7/2004.
35. Nguyễn Bá Thủy (2004), Di dân tự do của đồng bào Tày, Nùng,
Hmông, Dao từ Cao Bằng, Lạng Sơn vào Đắk Lắk (1986-2000), Nxb
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
36. Tổng cục Thống kê (2001), Báo cáo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà
ở Việt Nam ngày 01/4/2009.

37. Tổng cục Thống kê (2005), Điều tra di cư Việt Nam năm 2004: Những
kết quả chủ yếu, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
38. Vưu Trung (1998), Miêu - Dao tộc cổ đại sử tự lược, Tây Nam dân tộc
nghiên cứu (bản Trung văn), Quý Châu dân tộc xuất bản xã.
39. Trung tâm Nghiên cứu dân số và nguồn lao động – Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội, Dự án VIE/93/PO2, (1993), Báo cáo tổng
quan di dân tự do ở Việt Nam, Hà Nội.
40. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường – Đại học Quốc gia
Hà Nội (2008), Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt
Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
41. Dương Phúc Tuyền - Đoàn Ngọc Minh - Quá Tịnh (1999), Vân Nam


thiểu số dân tộc khái lãm (bản Trung Văn), Vân Nam dân tộc xuất bản
xã.
42. Ủy ban Dân tộc (2006), Đề án Một số giải pháp giải quyết tình trạng
di dân tự do, du canh du cư ở các tỉnh Tây Bắc, Hà Nội.
43. Ủy ban Biên giới quốc gia (2014), Tài liệu phục vụ Hội nghị Ban Chỉ
đạo thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di
cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước, Hà
Nội.
44. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Báo cáo kết quả rà soát quy
hoạch ba loại rừng giai đoạn 2006-2010, Thanh Hóa.
45. Cư Hòa Vần, Hoàng Nam (1994), Dân tộc Mông ở Việt Nam, Nxb.
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
46. Vongphachanh VILAYHOM – Đinh Văn Nhạc (2013), Hợp tác Việt
Nam – Lào về quản trị biến đổi xã hội, Quản trị biến đổi xã hội trong
bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
2. Tài liệu tiếng Anh

47. Brau Juan (1993), Essays on Economic Growth and Migration,
Harvard University.
48. Everetts Lee (1996), A theory of migration, Demography, 3 (1) pp.47-57
49. Halliday, Fred (2001), "Cold War", The Oxford Companion to the
Politics of the World, Oxford University Press Inc.
50. The Human Rights Solidarity for Women and Migration (2001),
Migrant Women and Inter-ethnic Marriage.
51. M. Giovanna Merli (Center for Studies in Demography and Ecology,
Department of Sociology University of Washington) (1997), Essay


Estimation of International Migration for Vietnam, 1979-1989.
52. International Organization for Migration (2003), Labour migration in
Asia: Trends, challenges and policy responses in countries of origin.
53. Keith Quincy (1998), Hmong - History of a people, Eastern
Washington University Press.
54. Manolo Abella (2004), Cooperation in managing labour migration in
a globalizing world.
55. Torado M.P (1976), Internal Migration in Developing Countries – A
Review of Theory, Evidence, and Methodology and Research
Priorities, International Labour Office, Geneva.
56. Ravenstein E.G (1985), The Laws of Migration



×