TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------
BÙI THỊ DIỆU LINH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƯỜNG
BỘ QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY OVERLAND TOTAL
LOGISTICS VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ CÔNG HOA
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Công ty Cổ Phần Giao Nhận Vận Tải Đường Bộ
Việt Nam (Việt Nam Overland Total Logistics) nơi tôi đang công tác và những
thành viên đã và đang làm việc tại đó đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành
Luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nơi tôi đang được
hưởng một chế độ giáo dục hàng đầu Việt Nam và cũng là nơi cho tôi được trình
bày luận văn này đến mọi người.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người luôn ủng hộ tôi và
là chỗ dựa tinh thần cho tôi không những trong quá trình thực hiện luận văn này mà
cả trong cuộc sống.
Cuối cùng và cũng là người tôi luôn muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất là giáo
viên hướng dẫn đáng kính của tôi: PGS.TS Lê Công Hoa. Xin chân thành cảm ơn
Thầy vì những lời khuyên, sự chỉ bảo cũng như sự động viên dành cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi khẳng định đây là công trình nghiên cứu khoa học do tác giả xây
dựng, dựa trên những yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành
hướng nghiên cứu, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó.
Các số liệu đảm bảo tính xác thực, khách quan, rõ ràng, tuân thủ đúng
nguyên tắc do tác giả nghiên cứu và trích dẫn từ các nguồn thứ cấp cụ thể.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học về tính xác thực và
nguyên bản của tài liệu này.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2015
Tác giả
Bùi Thị Diệu Linh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
LIÊN QUAN..............................................................................................................5
1.1. Các công trình nghiên cứu đã thực hiện có liên quan.................................5
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước.........................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước.........................................................................7
1.2. Hướng nghiên cứu của đề tài.........................................................................8
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC
TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS.....................................................10
2.1. Tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế...................10
2.1.1. Khái niệm..................................................................................................10
2.1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa..................................................11
2.1.3. Trách nhiệm của người giao nhận.............................................................13
2.1.4. Các phương thức vận tải hàng hóa quốc tế chủ yếu..................................15
2.2. Tính đặc thù và các phương thức gửi hàng trong giao nhận vận tải đường
bộ quốc tế.............................................................................................................17
2.2.1. Đặc thù của loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế.........17
2.2.2. Các phương thức gửi hàng bằng đường bộ...............................................19
2.2.3. Bộ chứng từ giao nhận vận tải đường bộ Quốc tế.....................................20
2.3. Quy trình hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại các doanh
nghiệp logistics.......................................................................................................23
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận
vận tải đường bộ quốc tế.......................................................................25
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI
ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY OVERLAND TOTAL LOGISTICS
VIỆT NAM............................................................................................................... 26
3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Giao nhận Vận tải Đường bộ Việt Nam
(Overland Việt Nam).............................................................................................26
3.1.1. Tổng quan về Overland Total Logistics quốc tế........................................26
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Overland Việt Nam......................26
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Overland Việt Nam....................................................28
3.1.4. Tình hình nguồn lực của Overland Việt Nam............................................29
3.1.5. Kết quả hoạt động kinh tại Công ty Overland Việt Nam trong thời gian qua.....31
3.2. Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa đường bộ quốc tế tại
công ty Overland Việt Nam...................................................................................35
3.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại
Overland Việt Nam.............................................................................................35
3.2.2. Thực trạng vận hành quy trình giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại
Overland Việt Nam.............................................................................................39
3.2.3. Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin quản lý và điều hành giao nhận vận
tải đường bộ quốc tế...........................................................................................58
3.3. Kết quả đánh giá từ phía khách hàng về hoạt động giao nhận vận tải
đường bộ Quốc tế của Overland Việt Nam........................................................61
3.3.1. Công ty Hanes Brand................................................................................61
3.3.2. Công ty DB Schenker...............................................................................65
3.4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động giao nhận vận tải đường bộ
quốc tế của Công ty Overland Việt Nam............................................................71
3.4.1. Những kết quả chủ yếu.............................................................................71
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế..............................................................71
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY OVERLAND
TOTAL LOGISTICS VIỆT NAM..........................................................................77
4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Overland
Việt Nam cho đến năm 2018..................................................................77
4.1.1. Triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải trên thế giới....................77
4.1.2. Tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại
Việt Nam............................................................................................................79
4.1.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty Overland Việt Nam
đến năm 2018......................................................................................................80
4.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại
Overland Việt Nam................................................................................................81
4.2.1. Cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ..................................................81
4.2.2. Phát triển và mở rộng thị trường...............................................................84
4.2.3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực....................................86
4.2.4. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thông tin..............................................89
4.3. Kiến nghị.........................................................................................................91
4.3.1. Đối với các cơ quan Nhà nước..................................................................91
4.3.2. Đối với các Hiệp hội vận tải......................................................................93
KẾT LUẬN..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................95
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LCL
FCL
FIATA
Less than Container Load – Hàng lẻ
Full Container Load – Hàng nguyên container
Federation Internationale des Associations de Transitares et
Assimilies – Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận
Master TWB Master Truck Way Bill – Vận tải đơn đường bộ
House TWB
House Truck Way Bill – Vận đơn thứ cấp đường bộ
Lo/Lo
Cẩu container từ xe này sang một xe khác
Cross-docking Bốc dỡ hàng từ container
Hub
Trung tâm đóng ghép và phân phối hàng hóa
C/S
Customer Service (Chăm sóc khách hàng)
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 3.1:
Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:
Bảng 3.8:
Bảng 3.9:
Bảng 3.10:
Bảng 3.11:
Tình hình lao động tại Overland Việt Nam........................................29
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Overland Việt Nam năm
2011 – 2014.......................................................................................32
Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổng sản lượng 2011 - 2014...................33
Đối tác cung cấp dịch vụ vận tải nội địa cho Overland Việt Nam......35
Mô tả nhiệm vụ các bộ phận trong công tác thực hiện quy trình........40
Thời gian đóng ghép hàng vào container...........................................54
Bảng so sánh giá cước vận tải nội địa giữa Overland Việt Nam và Kart
Việt Nam đối với lô hàng Hanesbrand...............................................55
Dung tích container còn trống khi đóng hàng (tuần 30-39) năm 2015
(Đối với hàng xuất lẻ Việt Nam – Trung Quốc).................................56
Dung tích container còn trống khi đóng hàng (tuần 30-39) năm 2015
(Đối với hàng xuất lẻ Việt Nam – Thái Lan)......................................57
So sánh chất lượng cung cấp dịch vụ tuyến Trung Quốc/ Thái Lan Việt Nam giữa Overland Việt Nam và Kart Việt Nam năm 2014.......63
Đánh giá KPI của Overland Việt Nam các tháng trong năm 2014.....67
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.
Sơ đồ 2.2:
Sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.2:
Sơ đồ 3.3:
Sơ đồ 3.4:
Sơ đồ 3.5:
Sơ đồ 3.6:
Sơ đồ 3.6:
Tổ chức hoạt động vận tải hàng hóa đường bộ..................................18
Quy trình thực hiện giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại doanh
nghiệp logistics..................................................................................23
Mô hình tổ chức của Công ty Overland Việt Nam.............................27
Tuyến đường vận tải Quốc tế của Overland.......................................36
Quy trình thực hiện giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại doanh
nghiệp logistics..................................................................................38
Các bước tiến hành giao nhận vận tải đường bộ quốc tế đối với hàng FCL. . .44
Các bước tiến hành giao nhận vận tải đường bộ quốc tế đối với hàng
LCL...................................................................................................47
Hệ thống thông tin giám sát phương tiện...........................................57
Tỷ lệ lô hàng đạt/ không đạt chất lượng dịch vụ các tháng trong năm
2014 của Công ty TNHH DBS Việt Nam..........................................66
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------
BÙI THỊ DIỆU LINH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƯỜNG
BỘ QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY OVERLAND TOTAL
LOGISTICS VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2015
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đây là cơ hội
để tất cả các ngành kinh tế - trong đó có ngành logistics phát triển. Đứng trước
những thuận lợi về tiềm năng phát triển của ngành như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp
giao nhận vận tải đường bộ phải cố gắng chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp,
biện pháp quản lý điều hành, chuẩn hóa quy trình giao nhận theo hướng chuyên môn
hóa để đưa chất lượng dịch vụ khách hàng lên tầm cao mới. Với ưu thế là một trong
những doanh nghiệp có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức các hoạt động
giao nhận vận tải đường bộ liên quốc gia cùng với mạng lưới chi nhánh và hệ thống
kho bãi rộng khắp, Công ty Overland Total Logistics đã và đang từng bước hoàn
thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của mình tại Việt. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng song hoạt động giao nhận vận tải đường bộ Quốc tế ở Công ty Overland Total
Logistics Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu, quy trình nghiệp vụ thực
hiện giữa các bộ phận, các chi nhánh chưa thực sự đồng nhất, dòng chảy thông tin
chưa thông suốt.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên lý luận về logistics và hoạt động
giao nhận vận tải quốc tế, cụ thể là phương thức giao nhận vận tải đường bộ để
đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế của
và đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc
tế của Công ty Overland Total Logistics Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc
tế tại Công ty Overland Total Logistics Việt Nam, bao gồm các hoạt động chính yếu
như: vận tải hàng hóa nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL) bằng đường bộ
Quốc tế qua các nước Malaysia – Thái Lan - Lào – Việt Nam – Trung Quốc.
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những tài liệu,
báo cáo, công văn của các cơ quan quản lý có liên kết hợp với quan sát từ những quy
trình thực tế, thủ tục Hải Quan trên hệ thống Hải quan điện tử cũng như tại các cửa
khẩu Quốc tế và Cảng nội địa để đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp hoàn
ii
thiện hoạt động, bên cạnh đó là phương pháp so sánh đối với các doanh nghiệp cùng
ngành từ số thu thập thực tế và từ những thông tin được cung cấp từ phòng logistics
của khách hàng.
Căn cứ vào các mục tiêu đề ra; ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham
khảo, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, mục lục, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Lý luận về giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
Chương 3: Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại
Công ty Overland Total Logistics Việt Nam
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hoạt động giao nhận vận tải
đường bộ quốc tế tại Công ty Overland Total Logistics Việt Nam
iv
Trong chương 1, của luận văn, tác giả giới thiệu các nghiên cứu trong nước
và ngoài nước có liên quan đến hoạt động logistics và giao nhận vận tải hàng hóa
quốc tế tiêu biểu có thể kể đến như các Luận án Tiến sỹ và Luận văn Thạc sĩ cũng
như các báo, tạp chí và các diễn đàn internet, xuất hiện một số bài viết, tham luận.
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả xác định được điểm mới của Luận
văn này chính là việc nghiên cứu hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế
tuyến Malaysia – Thailand – Lào – Việt Nam – Trung Quốc của Công ty đa quốc
gia có hoạt động xuyên suốt tuyến trên mà Công ty cổ phần giao nhận vận tải đường
bộ Việt Nam là một công ty thành viên tham gia vào tuyến vận tải này với nhiệm vụ
chính phụ trách cung đường trong Việt Nam. Các nội dung nghiên cứu sẽ tập trung
vào việc hoàn thiện các hoạt động, cách thức tổ chức vận tải cũng như chuẩn bị
nguồn lực để xây dựng hệ thống logistics tích hợp một cách hiệu quả.
Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động giao
nhận vận tải tại các doanh nghiệp logistics. Ở chương này, tác giả tập trung trình
bày các vấn đề:
Thứ nhất, tác giả đã nêu tổng quan về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa
quốc tế trên các góc độ về phạm vi của dịch vụ giao nhận, trách nhiệm của người
giao nhận và các phương thức vận tải hàng hóa quốc tế chủ yếu.
Thứ hai, tác giả trình bày tính đặc thù và các phương thức gửi hàng trong
giao nhận vận tải đường bộ quốc tế như ưu thế của loại hình vận tải đường bộ quốc
tế, hai phương thức gửi hàng hóa là nguyên container FCL và phương thức gửi hàng
lẻ LCL, đồng thời đề cập một số chứng từ quan trọng trong giao nhận vận tải đường
bộ Quốc tế.
Thứ 3, tác giả mô tả quy trình hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế
tại các doanh nghiệp logistics.
v
Tiếp nhận yêu cầu của
khách hàng
Từ chối
Đồng ý
Kí kết hợp đồng
Tổ chức vận tải và giao nhận
hàng hóa
Giải quyết khiếu nại
(nếu có)
Thanh lý Hợp đồng
Thứ 4, tác giả đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động giao nhận
vận tải đường bộ quốc tế
Trong chương 3, tác giả giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, tổ chức bộ
máy tại công ty cổ phần giao nhận vận tải đường bộ Việt Nam, đồng thời tác giả
trình bày khá cụ thể thực trạng về công tác tổ chức hoạt động, thực trạng vận hành
quy trình cũng như thực trạng tổ chức hệ thống thông tin quản lý và điều hành giao
nhận vận tải đường bộ quốc tế tại Overland Việt Nam. Trong đó có lồng ghép những
đánh giá về hiệu quả hoạt động của tổ chức đối với từng nội dung của hoạt động. Sau
đó, tác giả đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động giao nhận vận tải
hàng hóa đường bộ tại công ty dựa trên quy trình làm việc thực tế và những đánh
giá từ phòng logistics của hai khách hàng lớn nhất của Overland là Công ty Hanes
Brand và Công ty DB Schenker. Trong đó Hanes Brand là một khách hàng chỉ định
trực tiếp có lượng hàng lẻ lớn nhất hàng tháng, còn DB Schenker là đại lý vận tải.
Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí: Thời gian vận tải, tốc độ kết nối và xử lý thông
tin, phương tiện vận tải và hiệu quả của quy trình nghiệp vụ.
Trong chương 4, tác giả đã trình bày các phương hướng phát triển của
Overland Việt Nam cho đến năm 2018. Đồng thời, trên cơ sở thực trạng hoạt động
vi
đã phân tích ở chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt
động giao nhận vận tải đường bộ tại Overland Việt Nam như: cải tiến chất lượng
dịch vụ nhằm nâng cao và hoàn thiện các dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của khách hàng, tiến hành điều tra, nghiên cứu thị trường và phát triển kênh phân
phối cũng như xây dung, duy trì các mối quan hệ ngoại giao, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên, bổ sung nguồn lực hiện nay đang còn thiếu
và đưa ra những phương án cụ thể giữ chân nhân tài, hoàn thiện website với các
chức năng mới, áp dụng một số hệ thống để nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận
vận tải quốc tế. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan
Nhà nước và các Hiệp hội vận tải để có những chương trình và chính sách hỗ trợ để
tạo điều kiện cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng hoạt động kinh doanh.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------------
BÙI THỊ DIỆU LINH
HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI ĐƯỜNG
BỘ QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY OVERLAND TOTAL
LOGISTICS VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ CÔNG HOA
Hà Nội - 2015
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong một thế giới mà hầu hết các nước đều đã gia nhập WTO và thực hiện
chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu, gia tăng giao thương quốc tế thì logistics
đóng vai trò ngày càng quan trọng. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền
kinh tế thế giới, đây là cơ hội để tất cả các ngành kinh tế - trong đó có logistics phát
triển. Logistics đóng góp quan trọng vào quá trình phân phối hàng hoá từ nơi sản
xuất đến người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu.
Thực hiện kế hoạch thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm
2015, kết nối vận tải và logistics đã được các nước ASEAN xác định là một trong
những lĩnh vực trọng tâm. Nhiều chính sách tạo thuận lợi cho dịch vụ vận tải và
logistics trong nội khối được các nước thành viên thống nhất và triển khai thực hiện
đã thu được những kết quả bước đầu thuận lợi như việc triển khai kế hoạch hội nhập
ASEAN về logistics, ký kết Hiệp dịnh Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình
Dương (TPP), đàm phán mở cửa các phân ngành dịch vụ vận tải và logistics trong
khuôn khổ các gói cam kết của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS).
Bên cạnh đó, sự đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ tại Việt Nam tạo điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của các doanh
nghiệp dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ. Đặt trong mối quan hệ tương quan so
sánh với các loại hình vận tải hàng hóa thông dụng hiện nay thì vận tải đường bộ
chiếm nhiều lợi thế so sánh về thời gian (so với loại hình vận tải đường biển) và giá
cước (so với loại hình vận tải hàng không).
Đứng trước những thuận lợi về tiềm năng phát triển của ngành như vậy, đòi hỏi
các doanh nghiệp giao nhận vận tải đường bộ phải cố gắng chủ động triển khai hàng
loạt các giải pháp, biện pháp quản lý điều hành, chuẩn hóa quy trình giao nhận theo
hướng chuyên môn hóa để đưa chất lượng dịch vụ khách hàng lên tầm cao mới.
Với ưu thế là một trong những doanh nghiệp có uy tín và kinh nghiệm trong
lĩnh vực tổ chức các hoạt động giao nhận vận tải đường bộ liên quốc gia cùng với
2
mạng lưới chi nhánh và hệ thống kho bãi tại các nước Malaysia, Thái Lan, Việt
Nam, Trung Quốc… Công ty Overland Total Logistics đã và đang từng bước hoàn
thiện và phát triển hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam để có thể đáp ứng
tốt nhất những yêu cầu của khách hàng, cạnh tranh để tồn tại và đứng vững trong
nền kinh tế thị trường và góp phần phục vụ cho hoạt động logistics quốc gia.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song hoạt động giao nhận vận tải đường bộ Quốc
tế ở Công ty Overland Total Logistics Việt Nam vẫn chưa đạt được hiệu quả tối ưu,
quy trình nghiệp vụ thực hiện giữa các bộ phận, các chi nhánh chưa thực sự đồng
nhất, dòng chảy thông tin chưa thông suốt. Do vậy công ty cần có những giải pháp
để phát triển và hoàn thiện hơn hoạt động giao nhận hàng hóa của mình.
Từ những vấn đề nêu trên cũng như thực tế hiện trạng thấy được trong quá
trình làm việc tại Công ty Overland Total Logistics Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Hoàn thiện hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế của
Công ty Overland Total Logistics Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luận về logistics và hoạt động giao nhận vận tải quốc tế,
cụ thể là phương thức giao nhận vận tải đường bộ.
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc
tế của Công ty Overland Total Logistics Việt Nam trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận vận tải đường bộ
quốc tế của Công ty Overland Total Logistics Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại
Công ty Overland Total Logistics Việt Nam, bao gồm các hoạt động chính yếu như:
- Vận tải hàng hóa nguyên container (FCL) và hàng lẻ (LCL) bằng đường bộ
Quốc tế qua các nước Malaysia – Thái Lan - Lào – Việt Nam – Trung Quốc.
- Thông quan tại các cửa khẩu Quốc tế và các cảng nội địa.
3
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Công ty Overland Total Logistics Việt Nam, phạm vi hoạt động
giao nhận vận tải quốc tế tuyến từ các nước Malaysia – Thái Lan – Lào – Việt Nam
– Trung Quốc.
- Thời gian: Nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về hoạt động giao nhận vận tải và
các dịch vụ giao nhận vận tải đường bộ tại Công ty Overland Total Logistics Việt
Nam qua các năm từ 2010–2015 và giải pháp được đề xuất tập trung cho đến năm
2018.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập những tài liệu, báo cáo, công
văn của các cơ quan quản lý có liên quan như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công
Thương, Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải Quan đồng thời sử dụng các tài liệu điều tra,
khảo sát, thu thập số liệu thống kế và phân tích của các đề tài, dự án, các công trình
nghiên cứu đã được công bố về vấn đề liên quan kết hợp với quan sát từ những quy
trình thực tế, thủ tục Hải Quan trên hệ thống Hải quan điện tử cũng như tại các cửa
khẩu Quốc tế và Cảng nội địa để đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp hoàn
thiện hoạt động cung cấp dịch vụ tại Công ty Overland Total Logistics Việt Nam.
Phương pháp so sánh đối với các doanh nghiệp cùng ngành từ số liệu thu
thập thực tế và từ những thông tin được cung cấp từ phòng logistics của khách
hàng.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: Cho đến nay chưa có một văn bản pháp lý nào của Nhà
nước quy định cụ thể về quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa trong vận tải giao
nhận đường bộ nói riêng và giao nhận vận tải nói chung. Hiện chỉ có một số giáo
trình với nội dung quy trình hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển và
đườnghàng không tuy nhiên các nội dung về giao nhận hàng hóa bằng đường bộ thì
chưa được đề cập tới. Trên thực tế, một số công ty giao nhận đã lập nên hệ thống
quy trình thủ tục áp dụng cho hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
ISO 9001: 2000 như VIJACO, Viconship … nhưng cũng chỉ đề cập đến thủ tục giao
nhận hàng hóa trong vận tải đường biển. Như vậy, việc nghiên cứu các quy trình
hoạt động về thủ tục giao nhận hàng hóa đường bộ ở một công ty đa quốc gia sẽ
4
giúp mở ra một hướng nghiên cứu đáp ứng với xu thế phát triển mạnh mẽ các loại
hình giao nhận vận tải hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các nội dung trong luận văn sẽ giúp Công ty Overland
Total Logistics Việt Nam hoàn thiện hơn các quy trình hoạt động giao nhận vận tải
đường bộ từ đó góp phần giảm thiểu những rủi ro, tối ưu hóa hệ thống và tăng khả
năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngoài ra luận văn còn đưa ra một số kiến nghị
cho định hướng phát triển của Công ty cho giai đoạn 2015-2018.
6. Cấu trúc nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được chia thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan
Chương 2: Lý luận về giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế
Chương 3: Thực trạng hoạt động giao nhận vận tải đường bộ quốc tế tại
Công ty Overland Total Logistics Việt Nam
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện hoạt động giao nhận vận tải
đường bộ quốc tế tại Công ty Overland Total Logistics Việt Nam
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN
1.1. Các công trình nghiên cứu đã thực hiện có liên quan
1.1.1. Các nghiên cứu trong nước
Hoạt động Logistics nói chung và hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa xuất
nhập khẩu nói riêng đã được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ khá lâu nên cũng đã
xuất hiện một số lượng đáng kể các công trình có liên quan được công bố. Các
nghiên cứu trong nước có liên quan đến hoạt động logistics và giao nhận vận tải
hàng hóa quốc tế tiêu biểu có thể kể đến như sau:
- Vũ Thị Thanh Nhàn (2011), Luận văn thạc sỹ: “Phát triển hoạt động kinh
doanh dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên thị
trường miền Nam Việt Nam”, bảo vệ tại Đại học Ngoại thương.
Nội dung: Luận văn phân tích thực trang phát triển hoạt động kinh doanh dịch
vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt nam trên thị trường miền
Nam Việt Nam những năm gần đây và giới hạn tập trung nghiên cứu tại 4 tỉnh,
thành phố trọng điểm: TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận
văn trên cơ sở tập trung vào phân tích những ưu điểm cũng như hạn chế của các
doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong thương mại quốc tế để từ đó kiến nghị các
biện pháp sắp xếp tổ chức lại các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này một
cách hợp lý hơn và có sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Đinh Thị Kiều Nhung (2013), Luận văn thạc sỹ: “Một số giải pháp đẩy
mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại TP. Hồ Chí Minh”, bảo vệ
tại Đại học Hùng Vương TP. HCM.
Nội dung: Luận văn lý luận về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu và thực trạng các doanh nghiệp đang hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó bài luận văn nêu lên tình hình cạnh
tranh của các doanh nghiệp đồng thời nêu ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh các
hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, kiến nghị một số ý kiến tới cơ quan
6
chức năng hoàn thiện khung pháp lý và cải thiện môi trường kinh doanh giúp doanh
nghiệp được thuận lợi trong quá trình kinh doanh sản xuất.
- Nguyễn Thị Phương Dung, Luận văn thạc sĩ “Giải pháp hoàn thiện hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container đường biển của công ty
cổ phần vận tải và đại lý tàu biển Vietsing”, bảo vệ tại Đại học Kinh tế TP. HCM.
Nội dung: Luận văn nói về hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu nói chung và kinh doanh vận tải tàu biển nói riêng, và đề cập thực
trạng hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container của công ty vận
tải và đại lý tàu biển Vietsing. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp khi
tham gia vào lĩnh vực này và đưa ra các giả pháp hoàn thiện những hạn chế còn tồn
tại. Bên cạnh đó đề xuất với cơ quan chức năng những kiến nghị để tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
- Nguyễn Thị Tuyết Hân (2008), Luận văn thạc sỹ: “Đo lường mức độ hài
lòng của khách hàng về dịch vụ giao nhận hàng không tại công ty cổ phần giao
nhận vận tải và thương mại Vinalink”, bảo vệ tại Đại học Kinh tế TP.HCM.
Nội dung: Luận văn tập trung đo lường sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ
giao nhận hàng không tại công ty Vinalink. Từ kết quả của việc đo lường như vậy,
công ty sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khách
hàng về dịch vụ giao nhận hàng không, điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của
công ty, từ đó tập trung tốt hơn cho việc hoạch định cải thiện dịch vụ và phân phối
nguồn lực, cũng như có các biện pháp khuyến khích nhân viên cải thiện chất lượng
dịch vụ hướng đến mục đích làm hài lòng khách hàng. Trên cơ sở đó, công ty sẽ
từng bước tạo đường lòng trung thành với khách hàng và đó chính là nền tảng cho
lợi thế cạnh tranh.
- Tăng Thị Hằng (2010), Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả hoạt động
logistics trong doanh nghiệp vận tải giao nhận Việt Nam”, bảo vệ tại trường Đại học
Hải Phòng.
Nội dung: Luận văn đi sâu vào trình bày thực trạng áp dụng logistics, định
hướng và giải pháp phát triển logistics trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
7
vận tải giao nhận ở Việt Nam. Đứng trước những cơ hội và thách thức của ngành
logistics nói chung và dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng như vậy, bài báo đã
đưa một số giải pháp cụ thể như: đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp với tình
hình mới, mở rộng thị trường theo chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng
dịch vụ cũng như tiến đổi mới hình thức quản lý và mô hình tổ chức phù hợp với
điều kiện kinh doanh.
Bên cạnh đó, trên các báo, tạp chí và các diễn đàn internet, xuất hiện một số
bài viết, tham luận … đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến thực tiễn phát triển
của logistics ở Việt Nam, nhưng nhìn chung mới dừng lại ở những nhận xét mang
tính chất khái quát, định tính, trong khuôn khổ thời gian và dung lượng hạn hẹp,
chưa phải là nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu. Tiêu biểu có thể kể đến tác giả
Đỗ Xuân Quang, Phó Tổng giám đốc của VINAFREIGH, đã có một số bài viết
phân tích về thực trạng, cơ hội và thách thức đối với ngành logistics ở Việt nam,
thực trạng và định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics ở
Việt Nam và đề xuất một số giải pháp từ quan điểm của Hiệp hội Giao nhận Kho
vận Việt Nam (VIFFAS).
1.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Thực tế cho thấy không có nhiều nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về
logistics nói chung cũng chưa giao nhận vận tải nói riêng ở Việt Nam. Một trong
những nghiên cứu được biết đến rộng rãi là:
- Viện Nghiên cứu Nomura (2002), Nghiên cứu “Vietnam logistics
development, trade facilitation and the impact on poverty reduction”, Nhật Bản
Nội dung: Nghiên cứu này phân tích thực trạng phát triển logistics của Việt
Nam, chủ yếu tập trung vào khía cạnh logistics và chi phí logistics của sản xuất và
xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam, cũng như tác động của
Logistics đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
- Sullivivan (2006), Nghiên cứu “Vietnam transportation and logistics:
opportunities and challenges”
Nội dung: Nghiên cứu này cho thấy một đánh giá khái quát về thực trạng, các
cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực vận tải và logistics ở Việt Nam. Nghiên cứu
này tập trung vào phân tích các cơ hội và thách thức của Việt nam đối với các