Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Báo chí hải phòng với vấn đề phản biện xã hội đối với quyết sách của thành phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.11 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ ANH THƢ

BÁO CHÍ HẢI PHÒNG VỚI VẤN ĐỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
ĐỐI VỚI QUYẾT SÁCH CỦA THÀNH PHỐ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

VŨ ANH THƢ

BÁO CHÍ HẢI PHÒNG VỚI VẤN ĐỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
ĐỐI VỚI QUYẾT SÁCH CỦA THÀNH PHỐ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Dững

Hà Nội - 2015



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHẢN BIỆN
XÃ HỘI VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ

12

1.1. Khái niệm PBXH, bản chất PBXH

12

1.1.1. Phản biện

12

1.1.2. Khái niệm PBXH

13

1.1.3. Vai trò của báo chí trong PBXH

17

1.2. Nguyên tắc và cách thức PBXH của báo chí

20

1.2.1. Nguyên tắc PBXH của báo chí


20

1.2.2. Cách thức báo chí PBXH

22

1.2.3. Điều kiện để báo chí làm tốt chức năng PBXH

24

1.3. Nội dung chính của báo chí Hải Phòng PBXH

26

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PBXH CỦA BÁO CHÍ
HẢI PHÒNG

30

2.1. Khái quát về các cơ quan báo chí Hải Phòng

30

2.2. Kết quả khảo sát hoạt động PBXH của 4 cơ quan báo chí đối với các quyết
sách của thành phố từ 2010- 2014

32

2.2.1. Hoạt động PBXH đối với Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ
thành phố lần thứ XIV


32

2.2.2. Hoạt động PBXH đối với một số quyết sách của chính quyền thành phố ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân được báo chí tập trung phản biện

38

2.2.2.1. Đề án chỉnh trang khu vực dải trung tâm thành phố

38

2.2.2.2. Về xây dựng nông thôn mới tại Hải Phòng

40

2.2.2.3. Về thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố về xã hội hóa giáo dục- đào

47


tạo
2.3. Về kết quả khảo sát sáu điều tra XHH

51

2.4. Đánh giá kết quả phản biện của 4 cơ quan báo chí

53


2.4.1. Về nội dung phản biện

53

2.4.2. Về cách thức tổ chức phản biện

57

2.5. Đánh giá thành công và hạn chế của PBXH trên báo chí Hải Phòng

59

2.5.1. Thành công của PBXH trên báo chí Hải Phòng

59

2.5.2. Hạn chế

60

CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ 63
KHOA HỌC NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC PBXH CỦA BÁO CHÍ
HẢI PHÒNG
3.1. Những yêu cầu bức thiết đặt ra

63

3.1.1. Báo chí tiếp tục PBXH phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy,
chính quyền thành phố


63

3.1.2. PBXH đối với các vấn đè về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của thành phố,
hội nhập quốc tế

65

3.1.3. PBXH về các vấn đề dân sinh, văn hóa xã hội

65

3.1.4. Mở rộng đối tượng PBXH

66

3.2. Những khó khăn, thách thức của báo chí Hải Phòng trong PBXH

68

3.3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động PBXH của báo chí Hải Phòng

70

3.3.1. Nâng cao nhận thức về PBXH của báo chí

70

3.3.2. Nâng cao trách nhiệm của cơ quan báo chí và người đứng đầu

71


3.3.3. Nâng cao kiến thức, trình độ, trách nhiệm, đạo đức, phẩn chất chính trị của
đội ngũ người làm báo

73

3.3.4. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong PBXH của báo chí

76


3.4. Một số khuyến nghị khoa học để phát triển PBXH của báo chí

77

3.4.1. Ban hành một số cơ chế cần thiết để báo chí thành phố thực hiện tốt hoạt
động PBXH

77

3.4.1.1. Cơ chế pháp lý

77

3.4.1.2. Có cơ chế thông tin, nhất là đối với các dự án, công trình trọng điểm

79

3.4.2. Tạo điều kiện cho MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội và nhân dân thực
hiện PBXH


80

3.4.3. Thực hiện đặt hàng một số đề tài PBXH cho báo chí, củng cố, nâng cao hoạt
động PBXH của báo chí thành phố

83

3.4.4. Nâng cao chất lượng PBXH của báo chí từ vai trò của Hội nhà báo Hải
Phòng và các cơ quan báo chí

84

KẾT LUẬN

88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển, xây dựng nền kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính
quyền từ Trung ương tới địa phương phải ban hành nhiều chủ trương, chính
sách mới nhằm quản lý xã hội ngày một tốt hơn, đáp ứng và hòa nhập với xu
thế của thế giới. Tuy nhiên, không phải chủ trương, chính sách nào khi ra đời
cũng đi vào cuộc sống, cũng xuất phát từ hơi thở cuộc sống. Trong quá trình
ban hành chủ trương, chính sách mới, các cơ quan chức năng cần nắm bắt

phản hồi từ nhiều phía (đặc biệt là các đối tượng chịu sự tác động, các đối
tượng thực thi, thực hiện chính sách), để từ đó có những điều chỉnh, sửa đổi
để chủ trương, chính sách đảm bảo tính khoa học có tính khả thi cao.
Với chức năng của mình, báo chí có vai trò quan trọng trong việc phản
biện những chủ trương, chính sách mới. Bằng chức năng thông tin, báo chí
đóng vai trò là cầu nối thông tin giữa các cơ quan, ban, ngành (chủ thể xã hội)
với các tổ chức, cá nhân chịu sự điều chỉnh, tác động của chính sách (khách
thể xã hội). Thông qua báo chí, các cơ quan chức năng cần nắm bắt thông tin
về chính sách của mình ban hành có phù hợp thực tiễn không? Có đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân không? Đồng thời, báo chí
có trách nhiệm truyền tải, thông tin những chủ trương, chính sách mới của
Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành…Quá trình thông tin hai chiều sẽ có sự tác
động tích cực đến cả khách thể và chủ thể xã hội, nhằm mục tiêu phản biện,
hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách vì một mục tiêu
chung là phát triển, và tiến bộ xã hội.
Phản biện xã hội (PBXH) là một vấn đề chính trị- xã hội được quan tâm
nghiên cứu nhiều trong thời gian gần đây, đặc biệt, khi xã hội ngày một phát
triển, trình độ dân trí ngày một được nâng cao thì người dân ngày càng có xu
hướng quan tâm đến vấn đề chính trị, đến những quyết sách của Đảng và Nhà

1


nước, đồng thời muốn lên tiếng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nhiều
hơn. Vì thế, hoạt động phản biện xã hội đang phát triển ở nước ta và đã có rất
nhiều nghiên cứu, bài viết đi sâu vào tìm hiểu tình hình cũng như hiệu quả của
hoạt động này.
Phản biện xã hội là một hiện tượng của đời sống xã hội, là hoạt động
phản ánh tư duy, quá trình nhận thức của những con người trong xã hội. Tuy
nhiên, phản biện xã hội không phải là “phản bác”. Sự khác nhau giữa phản

biện xã hội và tham gia góp ý kiến là việc bên tham gia gửi những ý kiến theo
nhận thức của mình để bên nhận ý kiến đóng góp tham khảo trước khi ra
quyết định. Phản biện xã hội nằm ở mức độ cao hơn. Mục đích của phản biện
xã hội là bằng những căn cứ khoa học và thực tiễn để làm sáng tỏ bản chất
của vấn đề, những ưu điểm, hạn chế, chưa hợp lý của sự việc, để đảm bảo tính
khả thi của chủ trương, chính sách, quyết định khi được ban hành. Yêu cầu
của phản biện xã hội là thông qua phản biện xã hội phải đưa ra được những
căn cứ khoa học xác đáng chứng minh được tính đúng đắn của một quyết
định, để quyết định đó khi đi vào cuộc sống mang tính hợp lý. Kết quả của
phản biện xã hội là một cơ sở để bên được phản biện ra quyết định. Phạm vi
của phản biện xã hội là tất cả các vấn đề có liên quan đến quốc kế dân sinh,
của số đông một tập thể, một giai tầng xã hội đều phải được đưa ra để phản
biện tính khoa học, hợp lý và tính khả thi.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới… Mọi đường
lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đều phải phản ánh tới lợi
ích của đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm
tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của nhà nước”. [14, tr 193]
Phản biện xã hội là một hoạt động rộng rãi mang tính nhân dân và có tổ
chức, là việc một tổ chức đưa ra những chứng lý, lý lẽ, căn cứ khoa học để

2


làm rõ bản chất của một vấn đề, một sự kiện nào đó, là cơ sở để đưa ra một
chủ trương, chính sách, quyết định hợp lý, hợp pháp.
Đánh giá cao vai trò của phản biện xã hội, văn kiện Đại hội lần thứ XI
của Đảng ghi rõ: “Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ hoạt động tự nguyện,
tích cực sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn

thể. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản
biện xã hội”. [14, tr 135]. Về phía Nhà nước, để phát huy quyền phản biện xã
hội của các tầng lớp nhân dân, Nhà nước đã ban hành nhiều đạo luật như:
Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn và các văn bản hướng dẫn thi hành
luật…trong đó quy định quyền tự do ngôn luận của nhân dân; quyền tham gia
quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền tham gia góp ý kiến của các tổ chức,
cá nhân.
Để có một xã hội dân sự ổn định và phát triển, báo chí ngày càng phải
tích cực, mạnh mẽ hơn trong việc góp phần vào hoạt động phản biện xã hội,
bởi vì mọi chủ trương, chính sách, mọi chương trình, kế hoạch không thể luôn
luôn đúng. Nế u không thường xuyên bám sát cuô ̣c số ng , nương theo sự vâ ̣n
đô ̣ng, biế n đổ i và phát triể n của cuô ̣c số ng để kịp thời điề u chỉnh , sửa sai thì
không thể tránh khỏi những thấ t bại.
Những thông tin phản hồ i t ừ nhiề u nguồ n , chủ yế u là từ dưới lên , sẽ là
tiề n đề không thay thế được của sự điề u chỉnh , sửa sai ấ y. Báo chí, với chức
năng giám sát và phản biện xã hội của mình sẽ phải đối diện với công việc
đầy thách thức này.
Đã có rất nhiều tờ báo, nhà báo thực hiện được chức năng này, góp
phần thông tin về dư luận nhân dân, về những ý kiến của nhân dân đối với các
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các dự án lớn của Chính Phủ, các

3


bộ, ngành, địa phương như dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án Boxite ở
Tây Nguyên, gần đây là sân golf Long Thành…
Nói đến phản biện xã hội trong báo chí tức là nói đến vai trò của báo
chí trong đời sống. Báo chí vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước,

vừa là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có vai trò tư vấn, giám sát và quản lý
xã hội thông qua hình thức “nói chuyên nghiệp” của mình nhằm định hướng
dư luận.
Bên cạnh việc tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, báo chí còn bảo vệ quyền lợi chính đáng cho công chúng
thông qua phản biện xã hội. Hoạt động phản biện xã hội của báo chí nhằm tạo
ra một xã hội dân chủ cao, người dân được đối thoại và góp ý thẳng thắn
những vấn đề liên quan của chính bản thân và cộng đồng, vận mệnh quốc gia
dân tộc với các nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên, báo chí địa phương, trên thực tế đã thực hiện chức năng phản
biện xã hội thông qua phản biện các quyết sách lớn của đảng bộ và chính
quyền địa phương ra sao và có góp phần vào quá trình phát triển bền vững của
địa phương như thế nào, thì đang là vấn đề chưa ai nghiên cứu, đánh giá và
nhìn nhận vấn đề thực tế này, nhất là những khó khăn, những rào cản trong
quá trình đó là gì.
Nghiên cứu phản biện xã hội của báo chí địa phương với các quyết sách
của lãnh đạo địa phương là vấn đề không dễ dàng, vì những khó khăn, rào cản
lại nằm ngay chính trong quá trình nghiên cứu. Nhưng với quyết tâm tìm hiểu
vấn đề thực tế này, chúng tôi vẫn thực hiện đề tài này mà vẫn chưa hết băn
khoăn, lo lắng.
Với các lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Báo chí Hải Phòng với vấn đề
phản biện xã hội đối với các quyết sách của thành phố”, với mong muốn
nghiên cứu thực trạng hoạt động phản biện xã hội của báo chí Hải Phòng qua
khảo sát trên Báo Hải Phòng, Đài PT-TH Hải Phòng, Báo An ninh Hải Phòng,

4


Tạp chí Cửa biển từ năm 2010 đến 2014, đồng thời chỉ ra những thành công,
hạn chế của hoạt động này, nhất là những khó khăn, rào cản của vấn đề, qua

đó, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả phản biện xã hội đối với
các quyết sách của cấp ủy, chính quyền thành phố của báo chí Hải Phòng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phản biện xã hội trên báo chí, đặc biệt là phản biện các dự thảo quyết
sách của địa phương trên các tờ báo địa phương là vấn đề còn khá mới mẻ,
các tác giả còn khá e dè trong hoạt động này, mặc dù, đây là hướng tất yếu
trong sự phát triển của truyền thông đại chúng.
Về vấn đề phản biện xã hội trên báo chí đã nhiều tác giả đề cập tới như:
“Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” (nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh
Văn Hường, Trần Quang – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội); cuốn “PBXH và
phát huy dân chủ pháp quyền” (TS. Hồ Bá Thâm và CN. Nguyễn Tôn Thị
Tường Vân đồng chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia); cuốn “PBXH – Câu hỏi
đặt ra từ cuộc sống” (Trần Đăng Tuấn, Nxb Đà Nẵng); cuốn “Cơ sở lý luận
báo chí” (Học viện Báo chí và tuyên truyền, Nxb Lý luận chính trị)… Những
nội dung về phản biện xã hội trong những cuốn sách kể trên thường mang tính
khái quát, lý luận cao, ít có dẫn chứng, bình luận cụ thể.
Tác giả cũng sưu tầm, nghiên cứu một số bài viết về phản biện xã hội
và phản biện xã hội trên báo chí: Báo chí và Phản biện xã hội (Nguyễn Quang
A, Tạp chí Người làm báo, tháng 6/2008); Phản biện xã hội (Nguyễn Quang
A, Lao động cuối tuần số 28 (tháng 7/2008); Phản biện xã hội (Nguyễn Trần
Bạt, Tạp chí The Jounal of Global Issues & Solutions, Nxb Biblitheque Word
Wide International Publishers); Phản biện xã hội là có đồng tình, có phản đối,
có chấp nhận và có bổ sung (Nguyễn Mạnh Cầm, Báo Đại đoàn kết); Phản
biện xã hội – nhân tố quan trọng của phát triển (Kiên Định, Hà Nội ngàn
năm, 31/3/2007); Vai trò của PBXH ở Việt Nam hiện nay (Đỗ Văn Quân, Tạp
chí Lý luận chính trị); PBXH những vấn đề chung (Trần Đăng Tuấn, Tạp chí

5



- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Quang A, Báo chí và phản biện, báo Tiền Phong, ngày 22-6-2010
2. Việt Anh, Báo chí thể hiện bản lĩnh trong phản biện xã hội, VnExpresss,
21-6-2009
3. Nguyễn Trọng Bình, Về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và tác dụng đối với hoạt động của hệ thông chính trị nước ta hiện nay, Tạp
chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số tháng 8 -2009
4. Nguyễn Mạnh Bình, Vai trò của báo chí trong phản biện, giám sát thực
thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị &
Truyền thông, số tháng 7 -2009
5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Một số văn bản chỉ đạo và quản
lý của Đảng, Nhà nước về hoạt động báo chí, Nxb Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội
6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010), Báo chí với công tác tuyên truyền,
đấu tranh, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội
7. Nhiều tác giả (2008), Cẩm nang nghiệp vụ Tuyên giáo, Nxb Lý luận
Chính trị, Hà Nội
8. TS Hoàng Cúc – TS Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện
đại, Nxb Lý luận chính trị
9. PGS,TS Nguyễn Văn Dững, Nâng cao năng lực giám sát xã hội của báo
chí, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số Xuân Đinh Hợi 2007
10. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh biên dịch (1998), Nhà báo – Bí quyết kỹ
năng nghề nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2001), Báo chí – Những điểm nhìn từ thực
tiễn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

6



13. Nguyễn Văn Dững (2013), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản toàn
quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản toàn
quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
16. Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội
17. PGS. TS Vũ Hiền (2000), Chống “diễn biến hòa bình” trên các phương
tiện thông
tin đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
18. Vũ Thị Như Hoa, Cơ sở triết học của phản biện xã hội, Tạp chí Sinh
hoạt lý luận số 2, 2010
19. Văn Hoài, Không nên có vùng cấm trong phản biện, báo Nông thôn ngày
nay, 21-6-2011
20. Đặng Thị Thu Hương (2013),Về vai trò giám sát xã hội và phản biện xã
hội của báo chí Việt Nam, Tạp chí Cộng sản.
21. Mai Thị Thúy Hường (2009), luận văn thạc sĩ Báo chí với vấn đề kiểm
soát quyền lực và phản biện xã hội
22. Đoàn Minh Huấn (2010), Vai trò của giám sát và phản biện đối với việc
xây dựng Nhà nước và pháp quyền, www hanhchinh.com
23.

GS, TS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên (2011), Đảng Cộng sản cầm

quyền, nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị Quốc
gia
24. Phan Văn Kiền (2008), khóa luận cử nhân Tính phản biện xã hội của
báo chí qua loạt bài “Đêm trước đổi mới” trên báo Tuổi Trẻ năm 2005
25. Thăng Long, Chất vấn có phải là phản biện không?, báo Người Đại biểu

nhân dân ngày 26-8-2010
26. Đàm Văn Lợi, Phản biện xã hội về thực chất là phản biện của nhân dân,
Tạp chí Mặt trận, số 47 (9-2007)

7


27. Đỗ Chí Nghĩa, Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong định hướng
dư luận xã hội của báo chí, Tạp chí Lý luận chính trị & Truyền thông, số
tháng 10 – 2009
28. Vũ Văn Nhiêm, Một số vấn đề về phản biện xã hội, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 11 – 2007
29. Phân viện Báo chí tuyên truyền, Khoa báo chí, (2001), Báo chí những
điểm nhìn thực tiễn - tập 2, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
30.

Phan Quang (2001), Về diện mạo báo chí Việt Nam - Tiểu luận và

chân dung, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
31.

Dương Xuân Sơn (2004), Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật,

Nxb Đại học Quốc gia
32. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2003), Cơ sở lý luận
báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
33. TS Phạm Minh Sơn – TS Nguyễn Thị Quế đồng chủ biên (2009), Truyền
thông đại chúng trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay,
Nxb Chính trị -Hành chính, Hà Nội
34. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb CTQG, Hà Nội

35.

Lê Đức Tiết, Phản biện xã hội từ khái niệm đến thực tiễn, Tạp chí Mặt

trận, số 67,
tháng 5 – 2009
36.

TS Nguyễn Thị Minh Thái (2006), Phê bình tác phẩm văn học nghệ

thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
37. Hồ Bá Thâm, Nguyễn Tôn Thị Tường Vân (2009), Phản biện xã hội và
phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia
38. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2011) Tìm hiểu một số thuật
ngữ trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính
trị quốc gia

8


39. TS Vũ Minh Thông chủ biên (2004), Mác – Ăngghen, Lênin, Hồ Chí
Minh bàn vềbáo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia
40. Trần Đăng Tuấn, Phản biện xã hội, báo Thanh niên, ngày 09-8-2006
41. Trần Đăng Tuấn, Phản biện xã hội: những vấn đề chung, Tạp chí Cộng
sản điện tử, số 114-2006
42. Trần Đăng Tuấn, Câu hỏi đặt ra từ cuộc sống, Nxb Đà Nẵng, 2006
43. Trung tâm Từ điển học (2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
44. Thiện Văn, Nhận thức đúng về phản biện xã hội trên báo chí, báo Quân
đội Nhân dân ngày 21-6-2010
45. GS Tương Lai, Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính,

Tuần Việt Nam, ngày 21/06/2014.
Trang web
46. www.saigongiaiphong
47. www.tuoitre.vn
48. www.nguoilaodong.com
49. www.phapluattp.vn
50. www.thanhtra.com
51. vi.wikipedia.org
52. www.chungta.com
Tài liệu dịch
53. The Missouri Group (2007), Nhà báo hiện đại, (Trần Đức Tài, Lê Thanh
Nhàn, Từ Lê Tâm, Phạm Duy Phúc, Triệu Thanh Lê dịch), Nxb Trẻ
54. Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh biên dịch (1998), Nhà báo – Bí quyết kỹ
năng nghề nghiệp, Nxb Lao Động, Hà Nội

9



×